Vắt Cổ Chày Ra Nước, May Không Đi Giày (Đọc Hiểu, Soạn Bài)

Hãy cùng Thohay.vn đọc hiểu tác phẩm Vắt cổ chày ra nước, may không đi giày được chia sẻ chi tiết dưới đây.

Vắt Cổ Chày Ra Nước Là Gì?

Vắt cổ chày ra nước là thành ngữ có hàm ý chê bai những kẻ bủn xỉn, keo kiệt quá mức, không dám chi tiền cho cả những nhu cầu hàng ngày.  

”Vắt cổ chày ra nước” có gốc ở chuyện dân gian: chủ không muốn cho người đầy tớ tiền uống nước dọc đường, bèn bảo, hai bên đường thiếu gì nước ruộng, nước ao, có khát xuống đấy mà uống. Tớ bảo với chủ, dạo này đại hạn mọi chỗ đều khô cả, chủ bèn đưa cho tớ cái khố tải dấp nước, bảo bận vào người, khi khát vắt ra mà uống. Nhưng tớ không lấy, lại đòi mượn chày giã cua. Chủ ngạc nhiên, hỏi mượn làm gì, tớ bảo khi khát vắt cổ chày ra nước.

Đón đọc ngay 👉 Chùm Ca Dao Trào Phúng Lớp 8

Xuất Xứ Truyện Cười Vắt Cổ Chày Ra Nước

Truyện cười Vắt cổ chày ra nước được in trong Kho tàng truyện tiếu lâm Việt Nam, Nguyễn Cừ, Phan Trọng Thưởng sưu tầm, tuyển chọn, NXB Văn học, 2009.

Nội Dung Truyện Vắt Cổ Chày Ra Nước, May Không Đi Giày

Trước hết hãy cùng Thohay.vn đón đọc toàn bộ nội dung truyện Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày dưới đây.

Vắt cổ chày ra nước

Một hôm, chủ nhà sai đầy tớ về quê có việc, người đầy tớ xin mấy đồng tiền để uống nước dọc đường.

Chủ nhà ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:

– Thằng này đến là ngốc, hai bên đường thiếu gì ruộng ao, có khát thì xuống đấy tha hồ uống, tìm vào quán làm gì cho phiền phức.

– Thưa ông, độ này trời hạn, cạn khô cả.

– Thế thì tao cho mượn cái này!

Nói rồi, hắn đưa cho người đầy tớ cái khố tải.

Người này chưa hiểu ý ra làm sao, thì chủ nhà đã bảo:

– Vận vào người khi khát vặn ra mà uống.

Người đầy tớ liền nói:

– Trời nóng vận khố tải ngốt lắm! Hay là ông cho tôi mượn cái chày giã cua vậy!

– Để mày làm gì?

– Dạ, vắt cổ chày cũng ra nước!

May không đi giày

Có ông tính hà tiện, một hôm đi chân không ra chợ. Giữa đường vấp phải hòn đá, ngón chân chảy máu ròng ròng, thế mà ông không phàn nàn gì lại còn nói:

– May cho mình thật!

Có người qua đường lấy làm lạ, hỏi:

– Ông vấp toạc chân chảy máu ra như thế, mà còn bảo may là thế nào?

– Anh không rõ, may là vì tôi không đi giày! Chớ mà đi giày thì rách mất mũi giày rồi còn gì!

Xem thêm👉 Bài Thơ Quê Người 👉của nhà thơ Vũ Quần Phương

Tóm Tắt Truyện Cười Vắt Cổ Chày Ra Nước

Tóm tắt Vắt cổ chày ra nước ngắn gọn dưới đây giúp học sinh nắm được trọng tâm bài từ đó học tốt môn ngữ văn 8. Mời các em tham khảo:

Một chủ nhà vốn tính ki bo, khi sai một người đầy tớ về quê, người này xin mấy đồng đi đường nhưng không cho. Hắn chỉ đưa cho đầy tớ cái khố tải dặn vận vào người rồi khi khát vặn ra mà uống. Người đầy tớ liền vặn lại, bảo chủ nhà cho mượn cái chày giã cua. Từ đó ra đời câu thành ngữ “vắt cổ chày ra nước”.

Về Tác Giả Tác Phẩm Vắt Cổ Chày Ra Nước, May Không Đi Giày

Tác giả của hai câu chuyện Vắt cổ chày ra nước, may không đi giày được tác giả dân gian sáng tạo nhằm mục  đích giải trí và phê phán, châm biếm.

Tác phẩm vắt cổ chày ra nước, may không đi giày phê phán tính keo kiệt, bủn xỉn và ích kỷ của người chủ nhà, cũng như của biết bao người khác, tận dụng tối đa để không phải bỏ tiền ra. Đồng thời thấy được sự khổ sở, bị bóc lột tận cùng của những người lao động nghèo khó.

Cập nhật thêm tác phẩm 👉 Bức Thư Của Thủ Lĩnh Da Đỏ Lớp 8

Ý Nghĩa Câu Chuyện Vắt Cổ Chày Ra Nước

Ý nghĩa truyện Vắt cổ chày ra nước giúp ta có thể thấy được sự keo kiệt đến phi lý của người chủ. Đồng thời sự kẹt xỉ của lão không dừng lại ở đó mà còn có xu hướng tăng lên khiến người đối diện cũng cảm thấy cạn lời.

Bố Cục Văn Bản Vắt Cổ Chày Ra Nước

Truyện cười Vắt cổ chày ra nước có bố cục gồm 2 phần chính đó là:

  • Phần 1: Từ đầu đến “uống nước dọc đường”: Người đầy tớ xin chủ nhà mấy đồng để uống nước dọc đường.
  • Phần 2: Phần còn lại: Câu trả lời của chủ nhà và cách đối đáp của người đầy tớ.

Đọc thêm tác phẩm 👉 Nếu Mai Em Về Chiêm Hóa

Đọc Hiểu Vắt Cổ Chày Ra Nước

Xem thêm phần đọc hiểu Vắt cổ chày ra nước được Thohay.vn biên soạn chi tiết dưới đây:

👉 Câu 1: Xác định nghĩa hàm ẩn trong câu nói: “Thế thì tao cho mượn cái này!” của người chủ nhà. Nghĩa hàm ẩn này được thể hiện trong câu nói nào sau đó?

Đáp án: Nghĩa hàm ẩn: Tao không cho mày tiền uống nước đâu, mày tự lo lấy đi. Nghĩa hàm ẩn này được thể hiện trong câu: Vận vào người khi khát vặn ra mà uống.

👉 Câu 2: Người đầy tớ thực sự muốn nói gì qua câu: “Hay là ông cho tôi mượn cái chày giã cua vậy!?

Đáp án: Người đầy tớ muốn nói ông chủ thật keo kiệt bủn xỉn

👉 Câu 3: Sau khi đọc xong truyện cười này, em hiểu thế nào về thành ngữ Vắt cổ chảy ra nước? Đặt câu có sử dụng thành ngữ này.

Đáp án:

– Thành ngữ “Vắt cổ chày ra nước” để chỉ sự bủn xỉn, hà tiện, keo kiệt đến quá đáng.

– Câu thành ngữ ” Vắt cổ chày ra nước ” người ta thường dùng để ám chỉ kẻ keo kiệt thông thường chứ ít người hiều chính xác là chỉ mấy tên chủ và loại trọc phú chuyên bóc lột sức lao động của người làm công.

Mời bạn tham khảo thêm tác phẩm 👉 Những Chiếc Lá Thơm Tho Lớp 8

Giá Trị Tác Phẩm Vắt Cổ Chày Ra Nước, May Không Đi Giày

Chia sẻ đến bạn giá trị tác phẩm Vắt cổ chày ra nước, may không đi giày dựa trên 2 khía cạnh cụ để đó là nội dung và nghệ thuật.

Giá Trị Nội Dung

Hai văn bản phê phán thói hư tật xấu của một số người, đó là thói keo kiệt, tính toán chi li với người khác hoặc với chính bản thân mình.

Giá Trị Nghệ Thuật

– Cốt truyện bất ngờ, lật tẩy sự thật, tạo ra tiếng cười

– Bối cảnh gần gũi, thân thuộc về thời phong kiến

– Truyện mang dụng ý châm biếm, đả kích những thói hư tật xấu trong cuộc sống

Gợi ý bài 👉 Trình Bày Ý Kiến Về Một Vấn Đề Xã Hội Lớp 8

Soạn Bài Vắt Cổ Chày Ra Nước Lớp 8

Gợi ý phần soạn bài Vắt cổ chày ra nước trang 81, 82 SGK Ngữ văn 8 Tập 1 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách SGK giúp học sinh chuẩn bị bài dễ dàng hơn.

👉 Câu 1 (trang 81 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):  Xác định đề tài của hai truyện trên. Theo em, nhan đề Vắt cổ chày ra nước và May không đi giày có thể hiện được nội dung của mỗi truyện hay không? Vì sao?

Trả lời:

– Đề tài của hai truyện là thói keo kiệt, hà tiện.

– Cả 2 nhan đề có khả năng thâu tóm nội dung của mỗi văn bản. Hai nhan đề đều khái quát được sự keo kiệt, hà tiện của các nhân vật.

👉 Câu 2 (trang 81 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Em có nhận xét gì về bối cảnh của hai truyện cười trên?

Trả lời: Bối cảnh của hai truyện không được miêu tả cụ thể, tỉ mỉ, bối cảnh được miêu tả gần gũi, thân thuộc.

👉 Câu 3 (trang 81 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Các nhân vật trong hai truyện trên thuộc loại nhân vật nào của truyện cười?

Trả lời: Các nhân vật trong hai truyện trên thuộc loại nhân vật mang thói xấu phổ biến trong xã hội: keo kiệt của truyện cười.

👉 Câu 4 (trang 81 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):

Dựa vào bảng dưới đây, hãy chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau trong thủ pháp gây cười ở hai truyện Vắt cổ chày ra nước và May không đi giày (làm vào vở).

Trả lời:

 Thủ phápĐiểm giống nhau  Điểm khác nhau
 Vắt cổ chảy ra nước May không đi giày
 1. Tạo các tình huống trào phúng Đề tạo ra tình huống gây vười từ sự keo kiệt, bủn xỉnSự keo kiệt đối với người khác  Sự keo kiệt đối với bản thân
 2. Sử dụng các biện pháp tu từ Lối nói chơi chữ Lối nói chơi chữ đến từ người khác Lối nói chơi chữ từ bản thân người gây cười

👉 Câu 5 (trang 82 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Câu nói: “Dạ, vắt cổ chày cũng ra nước!” của nhân vật người đầy tớ trong truyện Vắt cổ chày ra nước và câu nói: “… may là vì tôi không đi giày! Chớ mà đi giày thì rách mất mũi giày rồi còn gì!” của nhân vật ông hà tiện trong truyện hay không đi giày có vai trò như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của truyện?

Trả lời: Câu nói “Dạ, vắt cổ chày cũng ra nước!” của nhân vật “người đầy tớ” trong truyện Vắt cổ chày ra nước và câu nói:” … may là vì tôi không đi giày! Chớ mà đi giày thì rách mất mũi giày rồi còn gì!” của nhân vật ” ông hà tiện” trong truyện May không đi giày có vai trò tạo tình huống trào phúng, gây cười và thể hiện rõ nét chủ đề trong thể hiện chủ đề của chuyện.

👉 Câu 6 (trang 82 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Theo em, tác giả dân gian sáng tạo các câu chuyện trên với mục đích gì? Nhận xét về cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả dân gian thông qua các truyện cười này.

Trả lời: Theo em, các câu chuyện trên được sáng tạo với mục đích giải trí và phê phán, châm biếm, đả kích thói keo kiệt tỏng cuộc sống. Qua các câu chuyện cười trên, có thể thấy tác giả nhìn đời vằng con mắt tích cực, dùng những mẩu chuyện cười để châm biếm chứ không nói xấu người khác.

Hướng dẫn 👉 Viết Bài Văn Nghị Luận Về Một Vấn Đề Đời Sống

Giáo Án Vắt Cổ Chày Ra Nước, May Không Đi Giày Lớp 8

Dưới đây là giáo án bài Vắt cổ chày ra nước, may không đi giày. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Với mẫu giáo án này giáo viên có thể tham khảo và dùng để ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh.

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

  • Nhận biết được một số yếu tố của truyện cười như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ.
  • Nêu được nội dung bao quát của văn bản; nhận biết được đề tài; câu chuyện, nhân vật chính trong chỉnh thể tác phẩm; nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản văn học.
  • Nêu được những thay đổi, suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc tác phẩm văn học

2. Năng lực

a. Năng lực chung

  • Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ; Biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm.

b. Năng lực đặc thù

  • Nhận biết được một số yếu tố của truyện cười như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ.
  • Nêu được nội dung bao quát của văn bản; nhận biết được đề tài; câu chuyện, nhân vật chính trong chỉnh thể tác phẩm; nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản văn học.
  • Nêu được những thay đổi, suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc tác phẩm văn học

c. Phẩm chất

  • Nhân ái, trung thực, trách nhiệm

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên

  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động khởi động

  • Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học.
  • Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi mở
  • Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.

2. Tổ chức thực hiện

  • Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu học sinh chia sẻ: Theo em thế nào là keo kiệt?

  • Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập

– GV quan sát và hỗ trợ HS nếu cần thiết.

  • Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận.

– GV mời 1-2 HS đại diện các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị

– GV quan sát và hỗ trợ (nếu cần thiết)

  • Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, gợi mở: Keo kiệt là hà tiện tới mức bủn xỉn, chỉ biết bo bo giữ của

– GV dẫn dắt vào nội dung mới: Keo kiệt là tật xấu xuất hiện trong xã hội mà chúng ta cần phải phê phán, Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một câu chuyện cười phê phán tật xấu đó Vắt cổ chày ra nước và May không đi giày.

IV. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản.

  • Mục tiêu: Nhận diện và hiểu được một số yếu tố đặc điểm của văn bản.
  • Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
  • Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh và chuẩn kiến thức GV.
  • Tổ chức dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Tri thức ngữ văn
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân trả lời những câu hỏi sau: Em hãy nêu khái niệm truyện cười và đặc trưng của thể loại truyện cười?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– Hs tiếp nhân nhiệm vụ học tập
– Gv quan sát, gợi mở: Các em chú ý đọc phần Tri thức ngữ văn trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ và trao đổi
– GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi
– GV yêu cầu các HS khác lắng nghe và bổ sung (nếu có)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
– GV đánh giá và chốt kiến thức- GV dẫn dắt vào nhiệm vụ mới                             
Nhiệm vụ 2: Đọc văn bản
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:·   
Nhan đề của bài Vắt cổ chày ra nước có ý nghĩa gì?·        
Phương thức biểu đạt của bài Vắt cổ chày ra nước?·        
Tìm những từ khó và giải nghĩa các từ đó?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– Hs tiếp nhân nhiệm vụ học tập
– Gv quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ và trao đổi
– GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi
– GV yêu cầu các HS khác lắng nghe và bổ sung (nếu có)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
– GV đánh giá và chốt kiến thức
– GV dẫn dắt vào nhiệm vụ mới
I. Tri thức ngữ văn
1. Truyện cười
a) Khái niệm
– Truyện cười là thể loại tự sự dân gian chứa đựng yếu tố gây cười, nhằm mục đích giải trí, hoặc phê phán, châm biếm, đả kích những thói hư, tật xấu trong cuộc sống. Truyện cười là một trong những biểu hiện sinh động cho tính lạc quan, trí thông minh sắc sảo của tác giả dân gian.
b) Cốt truyện
Cốt truyện thường xoay quanh những tình huống, hành động có tác dụng gây cười. Cốt truyện thường có sự việc bất ngờ, đầy mâu thuẫn đến đỉnh điểm, lật tẩy sự thật, từ đó tạo ra tiếng cười.
c) Bối cảnh
Bối cảnh thường không được miêu tả cụ thể, tỉ mỉ, có thể là bối cảnh không xác định, cũng có thể là bối cảnh gần gũi, thân thuộc thể hiện đặc điểm thiên nhiên, văn hóa, phong tục gắn với từng truyện.
d) Nhân vật
Nhân vật thường có hai loại:
– Loại thứ nhất thường là những nhân vật mang thói xấu phổ biến trong xã hội như: lười biếng, tham ăn, keo kiệt,…hoặc mang thói xấu gắn với bản chất của một tầng lớp cụ thể. Đây chính là những đối tượng mà tiếng cười hướng đến. Bằng các thủ pháp trào phúng, tác giả dân gian biến các kiểu nhân vật này thành những bức chân dung hài hước, lạ đời, tạo nên tiếng cười vừa mang ý nghĩa xã hội vừa có giá trị thẩm mĩ.
– Loại thứ hai thường là những nhân vật tích cực, dùng trí thông minh, sự sắc sảo, khôn ngoan để vạch trần, chế giễu, đả kích những hiện tượng và những con người xấu xa của xã hội phong kiến (truyện Trạng Quỳnh, Xiển Bột,…) hoặc dùng khiếu hài hước để thể hiện niềm vui sống, tinh thần lạc quan trước sự trù phú của môi trường thiên nhiên hay những thách thức do chính môi trường sống mang lại (truyện Bác Ba Phi…)
e) Ngôn ngữ
– Ngôn ngữ thường ngắn gọn súc tích, hài hước, mang nhiều nét nghĩa hàm ẩn,…
– Các thủ pháp gây cười khá đa dạng, linh hoạt. Dưới đây là một số thủ pháp thường gặp
1. Tạo tình huống trào phúng bằng một trong hai cách sau hoặc kết hợp cả hai cách:
a. Tô đậm mâu thuẫn giữa bên trong và bên ngoài, giữa thật và giả, giữa lời nói và hành động,…
b. Kết hợp khéo léo lời người kể chuyện và lời nhân vật hoặc lời của các nhân vật, tạo nên những liên tưởng, đối sánh bất ngờ, hài hước, thú vị.
2. Sử dụng các biện pháp tu từ giàu tính trào phúng (lối nói khoa trương, phóng đại, chơi chữ….)
2. Đọc văn bản
– Nhan đề: Vắt cổ chày ra nước là câu thành ngữ chỉ những người keo kiệt đến mức bủn xỉn. Nhan đề thể hiện chủ đề tác phẩm.
– Phương thức biểu đạt: Tự sự
– Giải nghĩa từ khó:
+ Cổ chày: Phần eo lại ở giữa cái chày, dùng để cầm, nắm khi giã.
+ Khố tải: còn gọi là bao tải, bao dệt bằng sợ đay hay dứa gai, thường dùng để đựng lương thực
+ Vận (từ địa phương): mặc.
+ Ngốt: cảm thấy ngột ngạt, bức bối, khó chịu vì nóng bức.

Xem thêm bài 🔽 Nghe Và Tóm Tắt Nội Dung Thuyết Trình Của Người Khác 🔽

Viết một bình luận