Những Chiếc Lá Thơm Tho Lớp 8 (Soạn Bài, Tóm Tắt, Phân Tích)

Thohay.vn chia sẻ cho các em học sinh lớp 8 những mẫu văn tóm tắt, phân tích hay nhất về tác phẩm Những chiếc lá thơm tho của tác giả Trương Gia Hòa.

Xuất Xứ Và Hoàn Cảnh Sáng Tác Những Chiếc Lá Thơm Tho

Bài Những chiếc lá thơm tho được in trong Sài Gòn thềm xưa nắng rụng, NXB Văn hóa – Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2017. Tác giả viết tác phẩm nhằm kể lại những kỉ niệm với bà thời thơ ấu để thể hiện sự biết ơn và tình cảm của mình.

Đọc thêm tác phẩm 👉 Mắt Sói Lớp 8

Nội Dung Văn Bản Những Chiếc Lá Thơm Tho

Chia sẻ đến bạn nội dung văn bản Những chiếc lá thơm tho dưới đây:

Bà hay bày cho tôi cách chơi với những chiếc lá. Những con cào cào, con chim sẻ, con rết thắt bằng lá dừa. Những cái lồng đèn bằng lá cau kiểng. Hay là lá chuối, xé ra cho đều rồi trở mặt đan nong mốt, nong hai. À, bà còn chỉ tôi cách làm đầu trâu bằng lá xoài, làm cái làn xách đi hái hoa, bắt bướm bằng lá dừa nước nữa…

Những chiếc lá của bà, đã từng kì diệu hơn cả thuốc tiên khi tôi còn nhỏ. Sau này, sống một mình nơi phố thị, mỗi khi bị cảm, tôi mua ở tiệm thuốc tây vài viên thuốc xông. Nấu một nồi nước rồi cho dung dịch trong viên thuốc ấy vào nồi, hơi nóng bốc lên cũng thơm hương sả, hương lá bưởi, lá chanh, cũng vã mồ hôi, cũng thông mũi sảng khoái, rồi thôi, tôi vẫn phải uống thuốc, vẫn phải bẹp dí ở nhà hai ba bữa mới ngóc đầu dậy nổi.

Những ngày như thế, tôi thèm được ở gần bà, để nhõng nhẽo, để sụt sịt, rồi bà sẽ thương mình “đứt ruột” mà đi nhanh ra sau nhà, hái bảy tám loại lá vào nấu cho tôi một nồi xông. Tôi thường tuyên bố mình hết bệnh sau khi chui ra khỏi chăn, mồ hôi nhễ nhại, ngồi quay lưng cho bà lật áo lau mồ hôi khắp người. Đôi khi tôi nghĩ, hay là nồi lá xông ngày xưa nhờ có mồ hôi của bà mà tôi nhanh hết bệnh? Còn bây giờ, tìm được người đổ mồ hôi cho mình sao mà khó quá, nên tôi bệnh hoài, nên tôi uống thuốc hoài.

[…] Những chiếc lá của bà thơm. Thơm ngọt ngào suốt hành trình tuổi thơ tôi. Thơm bâng khuâng cho đến tận bây giờ và thơm dịu dàng cho cả những ngày mai. Những chiếc lá của bà, còn thơm ở một hành trình thiên thu khác, hành trình ông tôi trở về cát bụi.

Tôi nhớ ngày đó, dường như biết trước được sự ra đi của ông, bà sai anh rể tôi ra ngoài bưng hái lá tràm khuynh điệp. Anh tôi chèo ghe dọc sông Vàm Cỏ, hái được đầy xuồng thứ lá thơm nồng ấy, chở về cho bà ba bao to, bà đổ hết chúng ra phơi trước sân nhà.

Ba buổi chiều liên tục, khi trời hết nắng thì bà gom chúng lại trên một chiếc đệm bàng to. Bà im lặng làm, không sai bảo cháu con, mà dáng bà ngồi gom lá nhìn sao buồn quá. Khi ấy tôi còn nhỏ, tôi không biết bà nghĩ gì trong lòng, cũng không biết mình sắp sửa mất đi một người thân, rất thân. Tôi không biết bà phơi lá làm gì, nhưng sự tỉ mẩn, sự toàn tâm và nét u sầu của bà khiến tôi ngại ngần không dám hỏi.

Nhà tôi những ngày ấy thơm mùi khuynh diệp mà ai nấy cũng xao xác, thất thần, nhất là ba tôi và bà. Vài ngày sau thì ông tôi đi. Người ta dùng toàn bộ số lá ấy lót dưới đáy hòm, rồi phù lên một tấm vải trắng… Ông tôi nằm trên ấy, chắc chắn êm lắm. Lúc đó tôi mới biết, bà tôi cầu mong gì cho hành trình thăm thẳm của ông. Tôi tin là ông nghe được hương tràm thơm, hương tràm thơm mùi hạnh phúc, hạnh phúc được người bạn đời của mình chăm lo ân cần như thế. Kể cả khi ông đã nhắm mắt, buông bỏ hết mọi thứ.

[…]

Vậy đó, tuổi thơ tôi thơm tho và rực rỡ với bà và với những chiếc lá thần thánh. Những chiếc lá diệu kì cho đến tận hôm nay. Mỗi khi cầm chiếc lá bồ đề để ngước nhìn mặt trời, tôi thấy mình như bé lại, bé tí như hạt đậu, nằm ngoan ngoãn trong lòng tay bà chờ một ngày được nảy mầm, bật lên những chiếc lá xanh. Có bao giờ bạn cầm một chiếc lá ngắm nhìn thật kĩ, thấy trời xanh thiên thu, thấy nồng nàn từng tế bào lá úa, hay chỉ có một mình tôi, để rồi suột một quãng đời dài thấy mình cứ loanh quanh giữa những đường gân lá.

Chia sẻ đến bạn tác phẩm 🌻 Túp Lều Bác Tom 🌻 nổi tiếng

Về Tác Giả Tác Phẩm Những Chiếc Lá Thơm Tho

Tham khảo một số thông tin về tác giả tác phẩm Những chiếc lá thơm thơ sau đây:

Tác Giả

  • Nhà thơ Trương Gia Hòa (1975/0, quê quán ở Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
  • Tác giả xuất hiện trên văn đàn từ giữa những năm 1990 khi còn là sinh viên khoa Ngữ văn – Báo chí Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh.
  • Ra trường, Trương Gia Hòa làm Biên tập viên Nhà xuất bản Văn nghệ, Biên tập viên báo Sài Gòn Tiếp Thị, báo Pháp luật.
  • Sau vì lí do sức khỏe, chị làm việc tự do.
  • Nhà thơ Trương Gia Hòa có nhiều thơ, tản văn và truyện ngắn in trên các báo và tạp chí, Hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh.
  • Giải thưởng: Giải thưởng Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh 2007 tác phẩm Đêm nay con có mơ không?

Tác Phẩm

  • Ý nghĩa nhan đề Những chiếc lá thơm tho: Kỉ niệm của cháu khi được bà bày cách làm đồ chơi bằng những chiếc lá, kỉ niệm về những lần bị ốm với nồi thuốc lá xong và cả những kỉ niệm buồn vui cuộc đời. Văn bản nói về kỉ niệm tuổi thơ của cháu cùng câu chuyện về những chiếc lá bên bà.
  • Phương thức biểu đạt của bài Những chiếc lá thơm tho: Tự sự
  • Tác phẩm được kể theo ngôi thứ nhất

Đón đọc 👉 Bài Thơ Mưa Của Trần Đăng Khoa

Ý Nghĩa, Thông Điệp Tác Phẩm Những Chiếc Lá Thơm Tho

Văn bản nêu cao tình yêu của người cháu đối với bà, bà là cả bầu trời tuổi thơ của cháu, dù cháu có lớn đến nơi đầy đủ phát triển thì bà vẫn luôn ở đó với sự ân cần, chu đáo. Đồng thời cũng thể hiện sự biết ơn của người cháu đối với bà của mình, là chỗ dựa tinh thần của tác giả.

Bố Cục Của Bài Những Chiếc Lá Thơm Tho Lớp 8

Bố cục của bài Những chiếc lá thơm tho lớp 8 được chia thành 2 đoạn, cụ thể như sau:

  • Đoạn 1. Từ đầu đến “trở về cát bụi”: Tuổi thơ trong tâm trí của nhân vật tôi.
  • Đoạn 2: Tiếp đến “những đường gân lá”: Hình ảnh người bà trong quá khứ gắn liền với tuổi thơ của nhân vật tôi.

Đọc thêm tác phẩm ✅ Trong Lời Mẹ Hát ✅ nội dung + nghệ thuật

Đọc Hiểu Tác Phẩm Những Chiếc Lá Thơm Tho

Đón đọc phần đọc hiểu tác phẩm Những chiếc lá thơm tho được biên soạn chi tiết sau đây:

👉 Câu 1: Văn bản Những chiếc lá thơm tho do ai sáng tác?

  1. Thạch Lam.
  2. Trương Gia Hòa.
  3. Nguyễn Nhật Ánh.
  4. Tô Hoài.

Đáp án: 2

👉 Câu 2: Văn bản Những chiếc lá thơm tho thuộc thể loại nào?

  1. Truyện ngắn.
  2. Tiểu thuyết.
  3. Tùy bút.
  4. Tản văn.

Đáp án: 1

👉 Câu 3: Văn bản Những chiếc lá thơm tho có xuất xứ từ đâu?

  1. Cuốn “Đêm nay con có mơ không?”.
  2. Cuốn “Sóng sánh mẹ và anh”.
  3. Cuốn “Sài Gòn thềm xưa nắng rụng”.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Đáp án: 3

👉 Câu 4: Văn bản Những chiếc lá thơm tho kể về những kỉ niệm của nhân vật “tôi” với ai?

  1. Người bà của mình.
  2. Người cha của mình.
  3. Người chị của mình.
  4. Người mẹ của mình.

Đáp án: 1

👉 Câu 5: Những kỉ niệm của nhân vật “tôi” với bà của mình liên quan đến cái gì?

  1. Những cái cây trong vườn nhà.
  2. Cách chơi với những chiếc lá.
  3. Những trò chơi dân gian.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Đáp án: 4

Xem thêm 👉 Ta Đi Tới (Tố Hữu)

Giá Trị Văn Bản Những Chiếc Lá Thơm Tho

Dưới đây là thông tin về giá trị văn bản Những chiếc lá thơm tho, đón đọc ngay nhé.

  • Giá trị nội dung: Văn bản kể về kỉ niệm tuổi thơ của cháu cùng câu chuyện về những chiếc lá bên bà. Và tình yêu thương sâu sắc của cháu dành cho người bà yêu quý của mình. Bài Những chiếc lá thơm để lại dấu ấn trong lòng độc giả những cảm xúc khó quên về tình cảm gia đình.
  • Giá trị nghệ thuật: Tác giả sử dụng ngôn từ trong sáng, ấm áp thể hiện nỗi nhớ gắn liền với kỉ niệm tuổi thơ. Đồng thời cũng thể hiện sự biết ơn và tình cảm yêu thương dành cho người bà của mình.

Sơ Đồ Tư Duy Những Chiếc Lá Thơm Tho

Một số mẫu sơ đồ tư duy bài Những chiếc lá thơm tho dưới đây để các em học sinh có thể nắm bắt các ý chính của bài nhanh nhất.

Mẫu Sơ Đồ Tư Duy Những Chiếc Lá Thơm Tho
Mẫu Sơ Đồ Tư Duy Những Chiếc Lá Thơm Tho
Sơ Đồ Tư Duy Những Chiếc Lá Thơm Tho
Sơ Đồ Tư Duy Những Chiếc Lá Thơm Tho
Sơ Đồ Tư Duy Những Chiếc Lá Thơm Tho Ngắn
Sơ Đồ Tư Duy Những Chiếc Lá Thơm Tho Ngắn

Soạn Bài Những Chiếc Lá Thơm Tho Lớp 8

Gợi ý soạn bài Những chiếc lá thơm tho lớp 8 dưới đây, hãy cùng tham khảo để chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp.

👉 Câu 1 (trang 19 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Tình cảm giữa nhân vật “tôi” với bà được thể hiện như thế nào qua những kỉ niệm ấu thơ?

Trả lời: Qua những kỉ niệm ấu thơ, tình cảm của nhân vật “tôi” với bà sự chan chứa yêu thương, sự nhớ nhung và gắn kết.

👉 Câu 2 (trang 19 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Hãy nêu một vài điểm giống và khác nhau trong cách thể hiện hình ảnh người bà của văn bản này với văn bản khác mà em đã đọc (ví dụ Hương khúc của Nguyễn Quang Thiều).

Trả lời:

– Điểm giống nhau: hình ảnh người bà đều hiện lên cùng những tình yêu thương qua kỉ niệm thời thơ ấu của người cháu.

– Điểm khác nhau:

+ Văn bản Những chiếc lá thơm tho nói về kỉ niệm của cháu khi được bà bày cách làm đồ chơi, làm thuốc khi ốm và hành trình ông trở về cát bụi.

+ Văn bản Hương khúc chỉ xoay quanh, gắn liền với chi tiết người cháu cùng bà bên chõ bánh khúc.

👉 Câu 3 (trang 19 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Em hiểu thế nào về ý nghĩa của từ “thơm” trong những câu sau: “Những chiếc lá của bà thơm. Thơm ngọt ngào suốt hành trình tuổi thơ tôi. Thơm bâng khuâng cho đến tận bây giờ và thơm dịu dàng cho cả những ngày mai”?

Trả lời: Từ “thơm” trong câu văn đó là những tình cảm yêu thương, là kỉ niệm gắn bó tươi đẹp nhất của người cháu với bà của mình. Có lẽ, tình cảm ấy cũng chính là điều đẹp đẽ, ngọt ngào nhất trong chặng đường lớn lên của người cháu mà không có gì đánh đổi được, mà cho đến sau này, sự dịu dàng và tươi đẹp ấy, người cháu vẫn mãi luôn nhớ về.

👉 Câu 4 (trang 19 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Hãy chia sẻ với bạn một câu chuyện về tình cảm của cháu đối với ông bà mà em biết hoặc em đã trải qua?

Trả lời: Ngày tôi còn nhỏ, bố đi làm xa, mẹ lại luôn bận rộn, nên phần lớn thời gian tôi đều ở với bà. Bà luôn chăm sóc tôi từng li từng tí, bà hay nấu nhiều món ngon, dạy tôi chơi những trò chơi dân gian thú vị, bổ ích. Rồi mỗi tối đến, trước khi đi ngủ, bà thường đóng vai các nhân vật trong nhưng câu chuyện cổ tích như Thạch Sanh, Sọ Dừa, Tấm, cô gái quàng khăn đỏ,..để kể cho tôi nghe.

Chia sẻ 👉 Bài Thơ Quê Hương Của Giang Nam

Giáo Án Những Chiếc Lá Thơm Tho Lớp 8

Đừng vội bỏ qua mẫu giáo án Những chiếc lá thơm tho lớp 8 chuẩn nhất dưới đây.

I. Mục tiêu

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

– Nhận diện được thể loại truyện ngắn. 

– Xác định được bố cục của tác phẩm Những chiếc lá thơm tho.   

– Nhận biết và phân tích được các nét đặc sắc về nghệ thuật được tác giả sử dụng trong tác phẩm.  

– Xác định và phân tích được những kỉ niệm, tình yêu thương với bà thời thơ ấu của tác giả.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

b. Năng lực riêng biệt:

– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Những chiếc lá thơm tho.  

– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Những chiếc lá thơm tho. 

– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện;

– Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.

3. Phẩm chất:

– Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Yêu thương con người, yêu thiên nhiên…

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên: 

– Giáo án;

– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

– Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh;

– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. Tiến trình dạy học

A. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

– GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Chia sẻ với các bạn về một kỉ niệm đáng nhớ của em với bà của mình.

– HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ suy nghĩ.

– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới:  Tuổi thơ của những đứa trẻ làng quê có lẽ luôn gắn liền với những thứ mộc mạc, giản dị. Đối với nhiều người con/ cháu xa quê thì đó là được ở bên bà, được chơi cùng những chiếc lá với đủ mọi màu sắc. Ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu bài Những chiếc lá thơm tho của tác giả Trương Gia Hòa.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, nêu hiểu biết về tác giả, tác phẩm.
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS đọc thông tin và chuẩn bị trình bày.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
– GV mời 1 – 2 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết)
.Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
– Trương Gia Hòa quê quán ở Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh
– Trương Gia Hòa xuất hiện trên văn đàn từ giữa những năm 1990 khi còn là sinh viên Khoa Ngữ văn – Báo chí Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh
2. Tác phẩm: In trong tập “Sài Gòn thềm xưa nắng rụng”, NXB Văn hóa – Văn nghệ TPHCM 2017

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

c. Mục tiêu:

– HS nhận biết và phân tích được tình cảm giữa nhân vật “tôi” với bà được thể hiện trong những kỉ niệm thời ấu thơ

– HS nêu được một vài điểm giống nhau và khác nhau trong cách thể hiện hình ảnh người bà của văn bản này với văn bản khác mà em đã đọc

– HS phân tích được từ ngữ, chi tiết đặc sắc trong văn bản

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Những chiếc lá thơm tho

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài Những chiếc lá thơm tho

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
* NV1: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
– GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi:
 + Xác định thể loại của văn bản.
+ Tóm tắt tác phẩm Những chiếc lá thơm tho.
+ Xác định bố cục của văn bản.
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
– HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
– HS trình bày sản phẩm.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– HS trình bày sản phẩm thảo luận
– GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng
* NV2:
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ- GV đặt câu hỏi:
– GV yêu cầu HS thảo luận:
+ Những chiếc lá được tác giả nhắc đến trong đoạn văn là những loại lá nào?
+ Những loại lá được tác giả nhắc đến có ý nghĩa như thế nào với nhân vật tôi?
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
– HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
– HS trình bày sản phẩm.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– HS trình bày sản phẩm thảo luận
– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng
GV chốt lại kiến thức* NV3: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
– GV yêu cầu học sinh trả lời một số câu hỏi:
+ Những chiếc lá được tác giả nhắc đến giúp tác giả liên tưởng đến hình ảnh nào?
+ Hình ảnh người bà xuyên suốt trong tác phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với nhân vật tôi.
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
– HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi;
– HS trình bày sản phẩm.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– HS trình bày sản phẩm thảo luận
– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng
* NV4:  
3. Đọc – kể tóm tắt
 -Thể loại: truyện ngắn.
– Tóm tắt
– Bố cục: 2 phần
+ Đoạn 1. Từ đầu đến “trở về cát bụi”: Tuổi thơ trong tâm trí của nhân vật tôi
+ Đoạn 2: Tiếp đến “những đường gân lá”: Hình ảnh người bà trong quá khứ gắn liền với tuổi thơ của nhân vật tôi.
 II. Tìm hiểu chi tiết
1. Tuổi thơ trong tâm trí của nhân vật tôi.
– Tuổi thơ của những đứa trẻ làng quê có lẽ luôn gắn liền với những thứ mộc mạc, giản dị – được ở bên bà:
+ Chơi cùng những chiếc lá với đủ màu sắc.
+ Những con cào cào, con chim sẻ, con rết thắt bằng lá dừa.
+ Những cái đèn lồng bằng lá cau kiểng.+ …
= > Người bà với bàn tay khéo léo của mình, chỉ cho nhân vật tôi cách làm con cào cào bằng lá dứa, lồng đèn bằng lá cau kiểng, lá xoài thì làm đầu trâu. Mỗi lá thì đều làm được những thứ đồ chơi thú vị.
2. Hình ảnh người bà trong quá khứ gắn liền với tuổi thơ của nhân vật tôi.
–  Tác giả liệt kê rất nhiều loại lá, những loại lá đó cũng gắn liền với nhân vật tôi mỗi lúc bị ốm.
+ […] Nấu một nồi nước rồi cho dung dịch trong viên thuốc ấy vào nồi, hơi bốc lên cũng thơm hương sả, hương lá bưởi, lá chanh, cũng vã mồ hôi […]
+ Những ngày như thế, tôi thèm được ở gần bà, để nhõng nhẽo, để sụt sịt, rồi bà sẽ thương mình “đứt ruột” mà đi nhanh ra sau nhà, hái bảy, tám loại lá vào nấu cho tôi một nồi xông”.
= > Nhân vật tôi thì được làm nũng với bà, được lau mồ hôi lên người bà. Chính nhờ tình yêu, sự quan tâm chăm sóc của bà mà cháu đã khỏi ốm. Để rồi tận khi đã lớn, cũng bị ốm nhưng lại không nhanh khỏi như khi ở bên cạnh bà. Không chỉ do những nồi lá xông của bà mà có lẽ, chính sự hiện hữu của bà lúc đó, sự ỷ lại vào bà cũng là một liều thuốc tinh thần giúp cháu nhanh khỏi ốm.

Đón đọc 👉 Bài Thơ Đợi Mẹ 👉 của Vũ Quần Phương

4+ Mẫu Tóm Tắt Văn Bản Những Chiếc Lá Thơm Tho

Tổng hơp 4+ mẫu tóm tắt văn bản Những chiếc lá thơm tho giúp các em ôn tập thật tốt.

Tóm Tắt Những Chiếc Lá Thơm Tho Ngắn Gọn

Câu chuyện kể lại những kỉ niệm với bà thời thơ ấu, tác giả đã cho thấy tình yêu của người cháu đối với bà, bà là cả bầu trời tuổi thơ của cháu, dù cháu có lớn đến nơi đầy đủ phát triển thì bà vẫn luôn ở đó với sự ân cần, chu đáo. Đó cũng là sự biết ơn của người cháu đối với bà của mình.

Nhân vật “tôi” kể về những kỷ niệm với bà và những chiếc lá đa dạng về loại, màu sắc và công dụng, bà đã chỉ cho nhân vật cách làm những đồ chơi từ lá và cả làm nồi xông từ lá để chữa bệnh cho nhân vật. Các kí ức đó gắn liền với tình cảm thân thiết của nhân vật với bà và mang lại cho nhân vật những kỷ niệm đẹp về tuổi thơ. 

Tóm Tắt Bài Những Chiếc Lá Thơm Tho Đầy Đủ Ý

Trong câu chuyện, tác giả kể về những kỷ niệm đáng nhớ với bà từ thời thơ ấu, thể hiện sự mến yêu và biết ơn của người cháu đối với bà. Bà là một phần không thể thiếu trong kí ức tuổi thơ của người cháu, luôn hiện diện với tình thương và quan tâm, dù người cháu đã trưởng thành và phát triển. Những chiếc lá đa dạng về loại, màu sắc và công dụng là điểm nhấn trong kỉ niệm, bởi bà đã dạy cho người cháu cách làm đồ chơi từ lá và cả cách sử dụng lá để chữa bệnh. Những kỷ niệm này đánh dấu tình cảm đặc biệt và gắn kết sâu sắc giữa người cháu và bà, mang lại cho người cháu những kỷ niệm đẹp về thời thơ ấu.

Cập nhật cho bạn bài thơ 👉 Một Con Mèo Nằm Ngủ Trên Ngực Tôi

Tóm Tắt Văn Bản Những Chiếc Lá Thơm Tho Chi Tiết

“Những chiếc lá thơm tho” gắn liền với quãng thời gian tuổi thơ loanh quanh trong sân vườn của tác giả. Tác giả nhớ về bà về những chiếc lá về những kỉ niệm tuổi thơ. Tác giả nhớ cả về khoảng thời gian khi mình bị ốm, chính những chiếc lá này được bà nấu ra những nồi lá xông giúp cháu nhanh hết bệnh hơn.

Sau này khi lớn lên có rất nhiều thứ thuốc tốt hơn rất nhiều và có các loại tinh dầu chữa khỏi ốm, nhưng vẫn không tốt bằng những loại lá mà được bà nấu khi xưa. Đôi khi không chỉ là nồi nước xông mà ở đó còn có cả sự chăm sóc, yêu thương của bà khi mà tác giả bị ốm. Những chiếc lá qua bàn tay của bà tạo nên những hương thơm, nó quanh quẩn trong tâm trí của tác giả và đi theo tác giả từ lúc còn nhỏ đến tận khi tác giả lớn lên.

Người bà không chỉ đem những chiếc lá vào tuổi thơ êm đẹp của cháu mà còn mà còn dành nó đến cho người bạn đời của bà. Bà coi những chiếc lá như là thứ kỷ vật thơm tho, được bà trân trọng mang đến cho ông. Để khi ông mất, ông có thể được nằm trên những hương thơm, được thấy tình cảm sâu sắc của bà đang ở cạnh bên. Bà lặng lẽ phơi lá, lặng lẽ chuẩn bị tất cả mọi thứ tốt nhất cho ông.

Tóm Tắt Những Chiếc Lá Thơm Tho Lớp 8 Hay Nhất

Tác phẩm kể về hình ảnh về người bà hiền dịu và những chiếc lá thơm tho đã gắn liền với tuổi thơ của tác giả. Từ những chiếc lá, có thể làm ra đủ mọi con vật ngộ nghĩnh với nhiều hình thù khác nhau và còn có những thứ đồ vật thân thuộc.

Tác giả nhớ về khoảng thời gian khi mình bị ốm, chính những chiếc lá này được bà nấu ra những nồi lá xông giúp cháu nhanh hết bệnh hơn. Sau này khi lớn lên có rất nhiều thứ thuốc tốt hơn rất nhiều và có các loại tinh dầu chữa khỏi ốm, nhưng vẫn không tốt bằng những loại lá mà được bà nấu khi xưa.

Đôi khi không chỉ là nồi nước xông mà ở đó còn có cả sự chăm sóc, yêu thương của bà khi mà tác giả bị ốm. Những chiếc lá qua bàn tay của bà tạo nên những hương thơm, nó quanh quẩn trong tâm trí của tác giả và đi theo tác giả từ lúc còn nhỏ đến tận khi tác giả lớn lên. Người bà không chỉ đưa những chiếc lá vào ký ức tuổi thơ của người cháu mà còn trong cả ký ức của người chồng, của ông tác giả.

Trước khi ông mất, bà như dự đoán được điều gì đó nên đã lặng lẽ phơi những mẻ lá tràm. Bà không khóc lóc hay quá đau buồn mà bà muốn làm một cái gì đó, để khi ông mất đi có thể nằm lên những hương thơm êm dịu. Tình cảm của ông bà dành cho nhau đầy sự hạnh phúc và yêu thương. Bây giờ, khi cầm những chiếc lá trên tay, những ký ức về bà và về những chiếc lá thơm tho vẫn còn in đậm trong tâm trí của tác giả.

Tham khảo tác phẩm 👉 Gặp Lá Cơm Nếp 👉 của Thanh Thảo

4+ Mẫu Phân Tích Những Chiếc Lá Thơm Tho Hay Nhất

Thohay.vn chia sẻ cho bạn 4+ mẫu phân tích bài Những chiếc lá thơm thơ hay nhất sau đây.

Phân Tích Những Chiếc Lá Thơm Tho Đầy Đủ Ý

Những truyện ngắn của Trương Gia Hoà gây ấn tượng với độc giả bởi một cốt truyện rất nhẹ nhàng và đậm chất thơ. Trong đó là những tình cảm ngọt ngào, nồng ấm của tác giả với những người thân yêu của mình. Truyện ngắn Những chiếc lá thơm tho là một câu chuyện như thế. Với những kỷ niệm ngọt ngào của tuổi ấu thơ bên bà, tác phẩm đã gieo vào lòng người đọc những tình cảm thật tốt đẹp.

Cốt truyện rất nhẹ nhàng, đơn giản, đó là những kỷ niệm tuổi thơ êm đẹp của tác giả với người bà thân yêu của mình. Tác giả nhớ về những ngày còn nhỏ thường được bà bày cho những trò chơi với chiếc lá, rồi những kỷ niệm vui buồn của cuộc đời với người bà thân yêu.

Những chiếc lá thơm tho sẽ là hành trang nâng bước trưởng thành của nhân vật. Qua câu chuyện tác phẩm ca ngợi tình cảm bà cháu khăng khít, gắn bó, ca ngợi tình cảm gia đình thiêng liêng. Những kỷ niệm tuổi ấu thơ ngọt ngào vừa là miền ký ức giá trị, lại vừa là hành trang quý giá nâng bước con người trên cuộc đời.

Trước hết truyện ngắn Những chiếc lá thơm tho ca ngợi tình bà cháu đặc biệt là ca ngợi hình ảnh người bà tảo tần, ấm áp với tình yêu thương con cháu tha thiết. Người bà hiện lên quá những hồi ức của đứa cháu là một người phụ nữ giản dị, luôn gần gũi với con cháu, bày cho cháu những trò chơi thú vị “Bà hay bày cho tôi cách chơi với những chiếc lá.

Những con cào cào, con chim sẻ, con rết thắt bằng lá dừa. Những cái lồng đèn bằng lá cau kiểng”. Những trò chơi đã gắn kết tình bà cháu lại thật khăng khít đồng thời cũng giúp cháu hiểu thêm về những sự vật xung quanh cuộc sống. Những thứ giản dị như chiếc lá, một nụ hoa nếu chúng ta biết trân trọng nó cũng mang đến những giá trị quý giá.

Người cháu nhớ lại những ngày ốm còn được bà xông cảm bằng những loại lá quý như lá bưởi, lá sả, lá ngải cứu… không biết nhờ có mùi của chiếc lá hay là nhờ những giọt mồ hôi của bà mà cháu nhanh khỏi thế. Để bây giờ khi lớn lên rồi, chẳng thể tìm được những nồi nước xông cảm quý giá như vậy… Những kỷ niệm mờ nhoè trong ký ức cứ hiện ra theo dòng hồi tưởng của nhân vật tôi.

Điều đó giúp người đọc cảm nhận được tình cảm gắn bó tha thiết của hai bà cháu. Chắc hẳn rằng bà đã quan tâm, chăm chút và yêu thương cháu nhiều như thế nào thì mới đọng lại trong tâm hồn nhân vật tôi nhiều ký ức đẹp đến thế. Kỷ niệm bên bà là những kỷ niệm đẹp đẽ nhất khiến tác giả không thể nào quên.

Từ tình cảm bà cháu, truyện ngắn Những chiếc lá thơm tho là một bài ca ý nghĩa về tình cảm gia đình. Nhân vật tôi luôn trân trọng những ký ức đẹp bên bà cùng những người thân trong gia đình. Những ngày ông bệnh nặng, cả gia đình đều buồn rầu, rồi khi ông ra đi tuy rất hụt hẫng nhưng bà và gia đình đã lo chu toàn để ông được yên nghỉ nơi chín suối.

Những kỷ niệm được ghép nối một cách rất tùy hứng nhưng lại rất có dụng ý, tất cả đều xoay quanh tuổi thơ, gia đình. Vì thế có thể nói truyện ngắn còn là một bài ca về tình cảm gia đình, giá trị của tình thân ruột thịt. Nhà văn cũng như muốn nhắc nhở chúng ta hãy trân trọng những ký ức đẹp đẽ của quá khứ, bởi đó là quãng thời gian sẽ không bao giờ trở lại.

Truyện ngắn Những chiếc lá thơm tho được viết bằng người kể chuyện ngôi thứ nhất, nhân vật tôi — đồng thời là tác giả. Điều này giúp mạch truyện được kể một cách tự nhiên hơn, chân thực hơn. Ngôn ngữ kể chuyện giản dị, mộc mạc, mốc thời gian quá khứ, hiện tại đồng hiện trong nhau. Có thể nói đây là một trong những truyện ngắn ý nghĩa về tình cảm gia đình.

Xem thêm các mẫu 👉 Viết Bài Văn Nghị Luận Về Một Vấn Đề Đời Sốn

Phân Tích Những Chiếc Lá Thơm Tho Đơn Giản

Đang cầm chiếc lá bồ đề trên tay, nhìn ngắm nó thật kỹ tác giả lại nhớ về cả quãng thời gian tuổi thơ loanh quanh trong sân vườn và chơi cùng những chiếc lá. Cả miền tuổi thơ của tác giả chỉ bé lại bằng những chiếc lá, cùng với bàn tay ấm áp yêu thương của bà. Ở đó, có hình ảnh của bà chỉ cho cháu gấp những chiếc lá thành các con vật ngộ nghĩnh cho cháu chơi.

Mỗi khi cháu ốm, lại được nhõng nhẽo bên bà, được bà chăm sóc yêu thương. Chính tình yêu của bà cùng với những nồi lá bà đun đã giúp cháu khỏi ốm. Những nồi lá không chỉ chữa lành thể xác mà còn xoa dịu cả tâm hồn. Những chiếc lá như là thứ thuốc kì diệu không bao giờ mất đi mà theo tác giả đến tận khi lớn lên. Người bà không chỉ đem những chiếc lá vào tuổi thơ êm đẹp của cháu mà còn mà còn dành nó đến cho người bạn đời của bà.

Bà coi những chiếc lá như là thứ kỷ vật thơm tho, được bà trân trọng mang đến cho ông. Để khi ông mất, ông có thể được nằm trên những hương thơm, được thấy tình cảm sâu sắc của bà đang ở cạnh bên. Bà lặng lẽ phơi lá, lặng lẽ chuẩn bị tất cả mọi thứ tốt nhất cho ông.

Con cháu và cả tác giả đều ngưỡng mộ những cái tình cảm mà ông bà dành cho nhau, nó không ngạt mà dịu nhẹ như hương thơm của những chiếc lá trong vườn của bà. Sau này khi lớn lên, mọi thứ thuốc nhưng không đâu sánh bằng những nồi lá xông của bà cho cháu lúc ốm và không hương thơm nào êm dịu hơn thứ lá thơm của bà.

Bài Phân Tích Những Chiếc Lá Thơm Tho Hay Nhất

Trên hành trình trưởng thành của mỗi con người, tuổi thơ luôn có những hình dáng khác nhau. Nó có thể là bóng dáng con đò, dòng sông, là bóng trẻ đuổi nhau những buổi trưa cháy nắng ngoài đồng, là những ngày chơi chắt, chơi bi tới tối mịt,… Còn đối với Trương Gia Hòa, hình dáng tuổi thơ được gói gọn trong Những chiếc lá thơm tho, đượm vị tình thân, nồng ấm tình cảm gia đình, đặc biệt là tình yêu của người bà.

Hành trình của những chiếc lá trong tuổi thơ tác giả bắt đầu kỷ niệm sân vườn tuổi nhỏ, từ khi cô biết thắt “những con cào cào, con chim sẻ, con rết thắt bằng lá dừa”, biết cách “làm đầu trâu bằng lá xoài, làm cái làn xách đi bán hoa”. Niềm vui con trẻ bắt đầu từ những thứ đơn sơ, tưởng chừng như giản dị như vậy, nhưng lại là khởi nguồn của tình yêu nhà, yêu gia đình, yêu những thứ giản dị quanh mình.

Hình dáng những chiếc lá lớn dần cùng bàn tay người bà, săn sóc tác giả những ngày ốm. Bà sẽ “hái bảy tám loại lá vào nấu trong một nồi xông”, như một liều thuốc thần, cô tuyên bố hết bệnh sau khi chui ra khỏi chăn, mồ hôi nhễ nhại, ngồi yên cho bà lau mồ hôi khắp người. Có lẽ chăng, nồi nước nấu từ tay bà không chỉ có những chiếc lá thảo dược chữa bệnh, mà còn là tình thương, là sự ân cần chăm sóc, lẫn trong từng giọt mồ hôi tí tách, hòa vào không khí đầm ấm gia đình, mới là liều thuốc hữu hiệu nhất?

Hành trình của những chiếc lá không chỉ là chiếc lá tuổi thơ, còn là chiếc lá son sắt của tình vợ chồng thuỷ chung, đồng hành trọn vẹn tới cuối đời. Bà mang những chiếc lá này trong hành trình của mình, như khi bà tìm đến cát bụi để gặp ông nội của tác giả- một đời của bà. Bà tự tay làm tất cả, từ việc tự tay phơi lá, xếp lá vào nơi an nghỉ của ông, như chính mình đang cùng ông đi nốt chặng đường cuối. Điều đó đã thể hiện tình cảm sâu sắc mà giản dị của thế hệ trước, thời “ông bà anh yêu nhau giản dị mà nồng thắm”.

Những kỉ niệm về người và và những chiếc lá thơm đã tạo nên một không gian văn hoá gia đình ấm áp và tràn đầy tình yêu. Đó là nền tảng vun đắp nên tình yêu gia đình của mỗi người con lớn lên từ nếp nhà này. Cuộc sống với bà luôn là những ký ức đẹp không bao giờ quên, là khoảng thời gian hạnh phúc và đáng nhớ nhất trong suốt hành trình tuổi thơ của nhân vật tôi.

Sự đồng hành giản dị nhưng có ấn tượng bền bỉ sâu sắc đến suốt cuộc đời tác giả, đi suốt hành trình tuổi trẻ và là minh chứng rõ ràng cho tình yêu, sự trân trọng, nâng niu mà Trương Gia Hoà dành cho người bà của mình.

Tác phẩm “Những chiếc lá thơm tho” không chỉ là bài ca về tình cảm chân thành, kính yêu của Trương Gia Hoà cho bà, mà còn là lời cảnh tỉnh, gợi nhắc chúng ta về cội nguồn tuổi thơ, nơi nuôi dưỡng tâm hồn ta khôn lớn. Đó là bức tranh tình yêu thương đẹp đẽ và sâu lắng, khắc sâu vào tâm trí mỗi con người. Dòng suối này sẽ chảy mãi theo dòng chảy nhân sinh con người, tưới mát những tâm hồn bằng những kỉ niệm ngọt ngào của tuổi thơ, bằng tình yêu của gia đình.

Gợi ý mẫu 👉 Trình Bày Ý Kiến Về Một Vấn Đề Xã Hội Lớp 8

Mẫu Phân Tích Những Chiếc Lá Thơm Tho Đặc Sắc

Tuổi thơ ai cũng từng được đắm chìm trong vô vàn những trò chơi tinh nghịch thuở nhỏ, những lần ham chơi với chúng bạn quên cả về, là những lần trốn học ra bờ sông bắt cá. Nhưng với tác giả Trương Gia Hòa với tác phẩm “Những chiếc lá thơm tho” thì hình ảnh về người bà, về những chiếc lá thơm tho của mà vẫn mãi là những ký ức tuyệt đẹp nhất in sâu trong tâm trí của tác giả. Đó là tình cảm yêu mến dành cho người bà kính yêu của mình, cũng vừa là những hồi ức không bao giờ quên.

Tuổi thơ của những đứa trẻ làng quê có lẽ luôn gắn liền với những thứ mộc mạc, giản dị. Đối với nhân vật tôi là được ở bên bà, được chơi cùng những chiếc lá với đủ mọi màu sắc. Cây cối luôn hiện hữu rất nhiều trong các làng quê ở Việt Nam, mỗi bộ phận đều có công dụng riêng và đặc biệt nhất chính là những chiếc lá.

Người bà với bàn tay khéo léo của mình, chỉ cho nhân vật tôi cách làm con cào cào bằng lá dứa, lồng đèn bằng lá cau kiểng, lá xoài thì làm đầu trâu. Mỗi lá thì đều là được những thứ đồ chơi thú vị. Những thứ ngộ nghĩnh đó, giúp cho tuổi thơ của tôi thật nhiều màu sắc. Trong tâm hồn của một đứa trẻ, được chỉ cách làm những thứ đồ chơi này, được tận mắt nhìn thấy thì thật thích biết bao.

Người bà vẫn luôn bên cạnh cháu mình, chỉ cho cháu làm những thứ đồ chơi tuổi thơ mà tuổi thơ của chính bà cũng đã từng làm những thứ đó. Tác giả liệt kê ra rất nhiều những loại lá, những loại lá đó cũng gắn liền với nhân vật tôi mỗi lúc bị ốm. Khi ốm lúc nào cũng ở bên cạnh bà, được bà thương, để được nhõng nhẽo.

Câu văn “bà sẽ thương mình “đứt ruột” cho thấy tình cảm thắm thiết mà bà dành cho đứa cháu thân yêu của mình. Ngoài chỉ cháu chơi những thứ đồ chơi từ lá, bà còn lấy lá làm nồi xông cho cháu khỏi ốm. Nhân vật tôi thì được làm nũng với bà, được lau mồ hôi lên người bà.

Chính nhờ tình yêu, sự quan tâm chăm sóc của bà mà cháu đã khỏi ốm. Để rồi tận khi đã lớn, cũng bị ốm nhưng lại không nhanh khỏi như khi ở bên cạnh bà. Không chỉ do những nồi lá xông của bà mà có lẽ, chính sự hiện hữu của bà lúc đó, sự ỷ lại vào bà cũng là một liều thuốc tinh thần giúp cháu nhanh khỏi ốm.

Những chiếc lá thơm của bà như là thứ kỉ niệm ngọt ngào xuyên suốt hành trình tuổi thơ của nhân vật tôi. Nó gắn với những kỉ niệm đẹp không chỉ giữa bà và cháu, mà bà còn mang những chiếc lá thơm với hành trình về cát bụi của ông nội. Thế là cháu lại có thêm những kí ức tươi đẹp về tình cảm của ông bà của mình. Ngay lúc ông sắp ra đi, bà đã dùng những cái lá tràm phơi khô.

Bà tự tay làm tất cả, như là tình cảm giản dị mà sâu sắc bà muốn dành cho ông. Chắc khi ông ra đi cũng sẽ vui lắm, hạnh phúc vì có người bạn đời chăm lo ân cần cho mình. Nhân vật tôi ngưỡng mộ tình cảm ông bà dành cho ông.

Đọc tác phẩm “Những chiếc lá thơm tho” của tác giả Trương Gia Hòa ta như được chìm đắm trong những kí ức tuổi thơ tươi đẹp. Sống với bà là những kỉ niệm không bao giờ quên, đó có lẽ là khoảng kí ức hạnh phúc và vui vẻ nhất. Hình bóng của bà sẽ đi theo trong suốt hành trình tuổi thơ của nhân vật tôi và để thấy rằng nhân vật yêu bà rất nhiều. Như một nhà văn từng nói rằng “ Đối với tôi đó là những tháng ngày hạnh phúc và vui vẻ nhất”.

Tham khảo thêm 👉 Viết Bài Văn Phân Tích Một Tác Phẩm Văn Học 

Viết một bình luận