15+ Mẫu Nghe Và Tóm Tắt Nội Dung Thuyết Trình Của Người Khác

Top 15+ bài nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác hay nhất dưới đây giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo.

NỘI DUNG CHÍNH

Cách Nghe Và Tóm Tắt Nội Dung Thuyết Trình Của Người Khác

Hướng dẫn chi tiết cho bạn đọc về cách nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác với các bước cụ thể sau đây:

  • Bước 1: Chuẩn bị trước khi nghe

– Tìm hiểu trước đề tài của bài thuyết trình, liệt kê những gì em đã biết, đang quan tâm và muốn tìm hiểu thêm về đề tài của bài thuyết trình.

– Xác định mục đích nghe.

– Chuẩn bị giấy, bút… để ghi chép và đánh dấu hoặc gạch chân những thông tin quan trọng trong khi nghe.

  • Bước 2: Nghe và ghi chép

– Theo dõi và ghi lại những nội dung chính.

– Theo dõi các lập luận, bằng chứng mà người nói sử dụng để làm rõ các ý chính của bài thuyết trình; ghi tóm tắt các nội dung đó bằng từ/ cụm từ…

– Chú ý điệu bộ, cử chỉ, tốc độ của giọng người nói và những nội dung được lặp đi lặp lại, nhấn mạnh để xác định ý chính của bài thuyết trình.

– Ghi chú hoặc nêu câu hỏi về những điểm em chưa hiểu rõ hoặc chưa nghe kịp.

  • Bước 3: Đọc lại, chỉnh sửa và phản hồi

– Đọc lại và trao đổi nội dung

– Đối với những chỗ chưa rõ, nêu câu hỏi hoặc đề nghị người thuyết trình giải thích/ trình bày lại để bảm đảm bảo em hiểu đúng ý người nói.

Tham khảo mẫu 👉 Nghe Và Tóm Tắt Nội Dung Thuyết Trình Về Một Tác Phẩm Thơ

Nội Dung Nghe Và Tóm Tắt Nội Dung Thuyết Trình Của Người Khác Lớp 8 Tập 2 Trang 15

Nội dung bài học trang 15, SGK Ngữ văn 8, tập 2: Em được tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng. Hãy lắng nghe và ghi tóm tắt nội dung của các bài thuyết trình.

11h trưa, trước cổng nhà số 26 Hàng Trống, chị Nguyễn Phương Bảo Ngọc (32 tuổi) lựa từng xuất thực phẩm gồm gạo, mì gói trao cho chú công an và bạn trẻ mặc áo xanh thanh niên.

Nhiều năm gắn bó với hoạt động từ thiện, nhưng chưa lần nào chị thấy cuộc sống bà con lao động nghèo lại khốn khó như lúc này. Suốt 2 năm trời chiến đấu với dịch bệnh, cuộc sống của họ càng kiệt quệ hơn

Để đảm bảo giãn cách, các phường đều chủ động đến tận địa chỉ các nhà hảo tâm để nhận lương thực thực phẩm và chuyển đến tận tay cho bà con tại địa phương mình

Chị mua khoảng 2 – 3 tấn gạo, dự định phát 1.500 suất ở Hàng Trống, chỉ trong 2 ngày đã phát sạch trơn. Trên mạng xã hội chia sẻ, người nọ truyền tai người kia, người kéo đến xin nhận quà ngày một đông.

Lo sợ không đảm bảo giãn cách, chị Ngọc quyết định chuyển đổi cách thức, kết hợp với chính quyền địa phương để phát nhu yếu phẩm đến cho bà con nghèo tại địa phương đó. Mỗi ngày điện thoại, Facebook có rất nhiều trường hợp lao động tự do gọi đến xin giúp đỡ, với các trường hợp này chị Ngọc cho biết có thể phối hợp với chính quyền, đoàn thể tại địa phương đó xác minh hoàn cảnh cụ thể.

“Kho lương” của chị chứa được hơn 45 tấn gạo, hàng ngàn thùng mì. Chị cho biết các phường sẽ chủ động đưa xe đến nhận gạo, mì tại Hàng Trống và trao tận tay cho bà con để vừa đảm bảo giãn cách, vừa đúng người đúng đối tượng.

Bản thân chị và những người tham gia hỗ trợ phân chia lương thực thực phẩm cứ cách 2 – 3 ngày đi xét nghiệm COVID-19 một lần để đảm bảo an toàn cho mình cũng như những người xung quanh.

“Mong muốn những hoàn cảnh khó khăn vượt qua được đại dịch, đó là niềm vui nhất. Cho đi mà không cần nhận lại, chỉ muốn san sẻ giúp đỡ mọi người, chỉ mong bà con biết rằng trong khó khăn vẫn có người sẵn sàng đưa tay ra”, chị Ngọc tâm niệm.

Hướng dẫn 👉 Viết Bài Văn Phân Tích Một Tác Phẩm Văn Học

Soạn Bài Nghe Và Tóm Tắt Nội Dung Thuyết Trình Của Người Khác Lớp 8

Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác với đề bài (trang 42 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Nghe và tóm tắt bài thuyết trình về một tác phẩm văn học do người khác trình bày trong buổi sinh hoạt Câu lạc bộ đọc sách.

  • Bước 1: Chuẩn bị trước khi nghe

– Xác định mục đích nghe để hiểu thêm về tác phẩm văn học đã đọc hoặc thu nhận thông tin về những tác phẩm chưa đọc.

– Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm sẽ được thuyết trình.

– Chuẩn bị giấy, bút (bút màu, bút dạ quang…) để ghi chép và đánh dấu hoặc gạch chân những thông tin quan trọng.

  • Bước 2: Nghe và ghi chép

– Lắng nghe các thông tin về tên tác giả, tác phẩm, cốt truyện, nhân vật chính, chủ đề, một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật…

– Theo dõi và ghi tóm tắt các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng mà người nói sử dụng trong bài thuyết trình.

– Ghi những câu hỏi mà em muốn trao đổi với người thuyết trình.

  • Bước 3: Đọc lại, chỉnh sửa và chia sẻ

– Đọc lại và trao đổi nội dung tóm tắt với các bạn khác và chỉnh sửa (nếu cần).

– Nêu câu hỏi về những điểm em chưa rõ hoặc không đồng tình với người thuyết trình.

– Trao đổi với các bạn về ba vấn đề sau:

– Cách lắng nghe và nắm bắt nội dung thuyết trình.

– Cách ghi tóm tắt nội dung đã nghe.

– Cách nêu câu hỏi cho người thuyết trình.

-> Bài tham khảo chi tiết:

Truyện “Thần Trụ trời” thuộc nhóm thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ, muôn loài hay còn gọi là thần thoại suy nguyên được tác giả Nguyễn Đổng Chi sưu tầm. Truyện được coi là tác phẩm có nét đặc sắc trong chủ đề và hình thức nghệ thuật.

“Thần Trụ trời” kể về thần Thần Trụ trời với sức mạnh phi thường đã phân chia bầu trời và mặt đất, dùng đất đá tạo nên núi, đảo… Qua đó, câu chuyện đã giải thích nguồn gốc của sự hình thành các sự vật trong tự nhiên một cách sáng tạo.

Mở đầu câu chuyện, tác giả dân gian mở ra không gian vũ trụ hoang sơ “một vùng hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo” và thời gian chưa được xác định rõ ràng “Chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người”. Trong khoảnh khắc tối tăm mù mịt ấy, Thần Trụ trời đã xuất hiện với thân hình khổng lồ “Chân thần dài không thể tả xiết”. Mỗi bước chân của thần “có thể qua từ vùng này đến vùng nọ, hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác”.

Nhờ sức mạnh phi thường ấy, thần đã tự mình đào đất, đập đá, tạo nên cái cột đá cao và to để chống trời. Cột càng đắp cao, tấm trời lại càng thêm rộng mở. Chẳng bao lâu sau, thần Trụ trời đã đẩy vòm trời lên phía mây xanh, khoảng cách giữa đất trời được phân chia rõ ràng. Sau khi trụ trời xong, thần lại phá cột đá và dùng đất đá ném ra mọi nơi, tạo thành hòn núi, dải đồi cao… Mượn các hình ảnh thiên nhiên, tác giả dân gian đã giải thích quá trình tạo lập thế giới một cách sáng tạo. Từ đây, chủ đề của truyện trở nên gần gũi và hấp dẫn với bạn đọc.

Chủ đề và nghệ thuật của tác phẩm văn học luôn song hành và bổ sung cho nhau. Truyện “Thần Trụ trời” cũng vậy, những sáng tạo hình thức nghệ thuật về cốt truyện, nhân vật đã đóng góp vào thành công trong việc làm nổi bật chủ đề truyện. Là truyện thần thoại, cốt truyện “Thần Trụ trời” được xây dựng hết sức đơn giản và gần gũi, xoay quanh việc thần Trụ trời làm công việc phân chia đất, trời và tạo nên những dạng địa hình tự nhiên khác nhau.

Dựa vào trí tưởng tượng của con người cùng những yếu tố kì ảo, truyện đã giải thích quá trình tạo lập vũ trụ và thế giới tự nhiên. Qua đó, ta cũng thấy được khát khao tìm hiểu và khám phá của con người trong buổi đầu sơ khai. Đặc sắc nghệ thuật còn được thể hiện trong việc xây dựng nhân vật kết hợp sử dụng thủ pháp cường điệu, phóng đại kết hợp với các chi tiết hư cấu. Hình ảnh Thần Trụ trời có kích thước “khổng lồ” với những bước chân rộng lớn, sở hữu sức mạnh phi thường, đã giúp cho người đọc hình dung rõ ràng, sắc nét về một vị thần trong thần thoại.

“Thần Trụ trời” với những đặc sắc trong chủ đề và hình thức nghệ thuật đã mang đến cho bạn đọc câu chuyện thú vị lí giải về nguồn gốc các sự vật trong tự nhiên. Đồng thời truyện cũng phản ánh mong muốn, khát khao được tìm tòi, khám phá của con người trong buổi đầu sơ khai. Mong rằng tác phẩm sẽ mãi để lại dấu ấn trong lòng bạn đọc yêu thích văn học dân gian của dân tộc.

Tham khảo thêm 👉 Viết Bài Văn Kể Lại Một Chuyến Đi Đáng Nhớ Của Em 

15+ Mẫu Nghe Và Tóm Tắt Nội Dung Thuyết Trình Của Người Khác Lớp 8 Hay Nhất

Thohay.vn chia sẻ đến bạn những bài nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác với nhiều chủ đề khác nhau dưới đây, hãy cùng đón đọc ngay nhé.

Nghe Và Tóm Tắt Nội Dung Thuyết Trình Của Người Khác Ngắn Nhất

Trong cuộc sống có rất nhiều những khó khăn, trở ngại, vậy những lúc đó, các bạn sẽ làm thế nào để vượt lên số phận của mình? Còn tôi, tôi nghĩ rằng ý chí và nghị lực có thể giúp con người đối mặt, đương đầu với mọi thử thách.

Ý chí chính là sự quyết tâm, kiên trì theo đuổi đến cùng những mục tiêu đã đề ra. Vậy tại sao, ý chí lại có thể giúp con người vượt lên số phận của cuộc sống? Đối với tôi, ý chí có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân và là yếu tố quyết định thành công của một người nào đó. Ý chí giúp ta có một thái độ sống đúng đắn và tích cực. Hơn thế, nó còn giúp ta vượt qua được thử thách, mạnh mẽ đứng lên sau thất bại.

Chúng ta không thể ngăn cản khó khăn, thử thách xuất hiện trong cuộc đời của mình nhưng chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi thái độ đối mặt với nó bằng cách xây dựng một ý chí vững vàng để vượt qua. Và khi chúng ta thay đổi chính mình, đồng thời chúng ta thay đổi cuộc đời. Như thầy Nguyễn Ngọc Ký, dù bị liệt cả hai tay nhưng bằng ý chí và nghị lực phi thường của mình, thầy đã tập viết bằng chân và trở thành nhà giáo ưu tú.

Nếu không có ý chí, con người sẽ sống một cuộc sống buồn tẻ, vô nghĩa, thậm chí rơi vào tiêu cực, chỉ biết đổ lỗi cho số phận. Sự khác biệt giữa những người thành công và những người thất bại không phải ở sức mạnh, kiến thức hay sự hiểu biết mà chính ở ý chí. Chỉ cần có ước mơ đủ lớn, ý chí sẽ giúp bạn vượt qua được những giới hạn của bản thân.

Gợi ý ❣️ Viết Văn Bản Kiến Nghị Về Một Vấn Đề Của Đời Sống ❣️

Nghe Và Tóm Tắt Nội Dung Thuyết Trình Của Người Khác Hay Nhất

Các bạn thân mến! Học tập là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà mỗi người cần phải xác định, đặc biệt là với mỗi học sinh. Để học tập hiệu quả, mỗi người cần xác định động lực học tập đúng đắn. Vậy động lực học tập là gì? Động lực học tập có vai trò quan trọng như thế nào với mỗi người?

Chúng ta hiểu động lực học tập là việc xác định nhiệm vụ, mục tiêu học tập đúng đắn. Dựa trên mục tiêu đó, mỗi người sẽ phấn đấu để hoàn thành và đạt kết quả cao trong học tập. Mặc dù động lực học tập khác nhau nhưng đều hướng tới mục tiêu và kết quả là thành công trong học tập.

Động lực học tập bắt nguồn từ khi nào? Không thể ép buộc trẻ mầm non, tiểu học mới bắt đầu đi học đã có động lực học tập ngay. Động lực học tập hình thành dần trong quá trình lâu dài, tích lũy từng bước và chỉ rõ ràng khi học sinh nhận thức đúng về việc học của mình. Mỗi người có cách hình thành động lực học tập khác nhau. Có người từ rất sớm đã có động lực học tập trong khi có người phải trải qua nhiều biến động, khó khăn mới có động lực học tập.

Động lực học tập đóng vai trò quan trọng với mỗi người. Nhờ động lực học tập, người học có hướng đi, mục tiêu để thực hiện giấc mơ của mình. Ví dụ, người có động lực học tập là đạt học bổng để du học nước ngoài sẽ nỗ lực để đạt được mục tiêu đó. Nếu có động lực học tập phù hợp, việc học không còn là gánh nặng, mà trở thành thách thức thú vị cần vượt qua. Kết quả học tập sẽ được cải thiện đáng kể từ đó.

Để có động lực học tập, mỗi người cần nhận biết tầm quan trọng của việc học, xác định mục tiêu ngay từ khi bắt đầu học. Sự hỗ trợ từ gia đình, thầy cô và bạn bè cũng rất quan trọng để người học nhận thức đúng về nhiệm vụ của mình. Gia đình không nên gây áp lực, so sánh để thúc đẩy con em học, mà cần kiên nhẫn, từ từ giải thích để con em hiểu được tầm quan trọng của việc học.

Với mỗi học sinh, động lực học tập là yếu tố quan trọng giúp họ xác định hướng đi trong học tập và hoàn thành mục tiêu của mình.

Xem thêm 👉 Giới Thiệu Về Một Cuốn Sách (Truyện) Lớp 8

Nghe Và Tóm Tắt Nội Dung Thuyết Trình Của Người Khác Về Một Tác Phẩm Ngắn – Bức Thư Của Thủ Lĩnh Da Đỏ

Chúng ta đã cùng trải nghiệm bài thuyết trình của bạn A về tác phẩm Bức thư của thủ lĩnh da đỏ trong giáo trình Ngữ văn lớp 8. Dưới đây là bản tóm tắt những điểm quan trọng nhất:

Trước hết, tác giả của bức thư này là thủ lĩnh Seattle, người dẫn đầu bộ tộc Duwamish tại vùng Tây Bắc Hoa Kì. Trong quá trình gặp gỡ giữa người da trắng và người da đỏ tại đây, xảy ra những mâu thuẫn mà thủ lĩnh Seattle đã thành công trong việc thương lượng và chuyển nhượng mảnh đất giữa hai bên. Điều này giúp giảm bớt xung đột và tạo ra một diện tích sống mới cho cả hai cộng đồng.

Về nội dung, ‘Bức thư của thủ lĩnh da đỏ’ là bức tranh tình cảm, kí ức của người da đỏ với thiên nhiên. Họ coi trọng và tôn trọng từng phần nhỏ của đất đai, thể hiện tình anh em với mọi sinh linh. Tác phẩm còn là một lời nhắc nhở về sự sống hòa thuận, yêu thương và bảo vệ môi trường. Vấn đề này vẫn còn rất hiện đại và đang thu hút sự quan tâm của nhiều người.

Về khía cạnh nghệ thuật, bức thư này thể hiện sự linh hoạt trong ngôn từ, từ nhẹ nhàng đến mạnh mẽ. Tác giả khéo léo sử dụng nhiều kỹ thuật nghệ thuật như nhân hóa, so sánh, điệp ngữ và tương phản để tạo ra một bức tranh sống động. Lập luận trong bài thể hiện sự logic và thuyết phục.

Tóm lại, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ là một tác phẩm đáng đọc và trải nghiệm. Đây là những điểm mình tóm tắt được. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe!

Xem thêm tác phẩm👉 Bức Thư Của Thủ Lĩnh Da Đỏ

Nghe Và Tóm Tắt Nội Dung Thuyết Trình Của Người Khác Về Một Cuốn Sách Ấn Tượng – Hạt Giống Cho Tâm Hồn

“Hạt giống tâm hồn” một cuốn sách nổi tiếng về các câu chuyện nghệ thuật sống và giá trị đạo đức được công ty First News Trí Việt góp nhặt, sưu tầm. Bộ sách là nguồn cảm hứng và sự thúc đẩy con người vươn lên trong mọi nghịch cảnh, chiến thắng chính mình và sống xứng đáng với phẩm chất của mình.

Cuốn “Hạt giống tâm hồn” có một câu nói của Oprah Winfey rằng: “Cuộc sống luôn chứa đựng những nổi đau mà ta không thể nào đoán trước được. Thế nhưng hãy tin rằng mọi chuyện buồn điều lướt qua chúng ta rất nhanh như một đoạn phim ngắn”. Cuốn sách đem lại nhiều cảm xúc cho người đọc, mỗi người sẽ có những cảm nhận riêng về cuốn sách. Riêng em, sự kiên cường ý chí vươn lên chống lại chông gai của từng nhân vật trong cuốn sách là cảm nhận em từ họ.

“Hạt giống tâm hồn” là cuốn sách viết lên những bài học quý giá dành tặng những người đang phải đối đầu với những thử thách mà cuộc sống đem lại, là người bạn tâm sự sát cánh bên ta khi nỗi buồn ập đến, cũng là cuốn sách lấy đi những giọt nước mắt đầy cảm xúc trong trái tim người đọc.

Em dường như đã hiểu thêm về cuộc sống này. Có những người bất hạnh và đau khổ hơn ta, nhưng vì họ tin và họ đang thấy những điều kì diệu và tiếp tục cố gắng.

“Hạt giống tâm hồn” như một phép màu kì diệu mách chúng ta khi gặp phải thử thách, những khó khăn tưởng chừng như không vượt qua nhưng chỉ cần có ý chí và niềm tin bạn sẽ vượt qua những khó khăn đó và chạm đến đích thành công.

Trong bất cứ hoàn cảnh nào, nếu chúng ta mang một sức mạnh ý chí, gạt đi những giọt nước mắt đau khổ để đứng dậy, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn đó thì ta sẽ nhận ra: Đằng sau những giọt nước mắt đó vẫn còn một niềm vui và hạnh phúc và trái lại nếu dễ dàng vứt kiếm buông xuôi thì ta chỉ nhận được thất bại song song với những nỗi buồn ám mãi không buông.

“Hạt giống tâm hồn” cuốn sách mang lại niềm tin cho mọi người và đem lại phần nào thành công cho ta, giúp ta thấy được giá trị của cuộc sống. Cảm ơn “Hạt giống tâm hồn” cuốn sách giúp em nhận thức đúng về giá trị bản thân và làm nguồn động lực khi em vấp ngã, thất bại trong cuộc sống.

Gợi ý 👉 Viết Bài Văn Giới Thiệu Một Cuốn Sách Yêu Thích

Nghe Và Tóm Tắt Nội Dung Thuyết Trình Của Người Khác Về Một Hoạt Động Xã Hội – Từ Thiện

Chắc chắn chúng ta đã quen thuộc với bài ca dao quen thuộc:

‘Bầu ơi thương lấy bí cùng
Mặc dù khác biệt nhưng ta cùng chung một bản nền’

Bài ca dao trên nói lên tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của nhân dân Việt Nam. Tinh thần này đã trở thành truyền thống quý báu của chúng ta suốt hàng nghìn năm. Ngày nay, chúng ta tiếp tục nối lại truyền thống ấy thông qua nhiều hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng. Những hoạt động này đóng góp vào việc lan tỏa những giá trị nhân văn, tốt đẹp đến mọi người trong xã hội.

Mỗi năm, đất nước phải đối mặt với nhiều trận bão lũ. Những cơn bão này làm hủy hoại nhiều ngôi làng, nhà cửa và gây thiệt hại lớn cho tài sản và tính mạng của người dân. Để hỗ trợ bà con khắc phục hậu quả, nhiều cá nhân và tổ chức đã kêu gọi lòng hảo tâm của mọi người trên khắp cả nước.

Trước những thiệt hại do mưa lũ, thanh niên Nghệ An đã nhanh chóng hành động, hợp tác với chính quyền và lực lượng chức năng để giúp đỡ người dân vượt qua khó khăn. Những người trẻ không ngần ngại khó khăn, họ làm việc trong mưa, giúp dọn dẹp cây cỏ đổ, làm sạch đường phố, nhà cửa và thu gom rác. Họ là minh chứng rõ ràng cho lòng yêu thương và sẻ chia của người dân Việt Nam.

Có thể nói, hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện đại. Nó không chỉ giúp đỡ những người gặp khó khăn, kém may mắn có cuộc sống tốt đẹp hơn, mà còn đóng góp vào việc giảm bớt thiệt hại và hạn chế tác động của thiên tai, bão lụt. Đồng thời, nó còn lan tỏa những giá trị tích cực, nhân văn trong cộng đồng và duy trì, kế thừa tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái truyền thống của chúng ta.

Mong rằng mọi người ở đây sẽ cùng nhau đóng góp một phần nhỏ sức lực của mình cho những hoạt động thiện nguyện. Phần thuyết trình của tôi kết thúc ở đây. Xin cảm ơn cô và các bạn đã dành thời gian lắng nghe!

Tham khảo gợi ý 👉 Viết Bài Văn Nghị Luận Về Một Vấn Đề Đời Sống 

Nghe Và Tóm Tắt Nội Dung Thuyết Trình Của Người Khác Về Bài Thơ Trong Lời Mẹ Hát Ngắn

Tình mẫu tử, từ xưa đến nay vẫn luôn là điều thiêng liêng nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Bởi đó là một tình cảm nuôi lớn chúng ta từng ngày, đem đến cho chúng ta những cái ôm ấm áp mỗi đêm, những làn gió mát rượi giữa buổi trưa hè nóng nực từ cái quạt của mẹ và tiếng hát ru du dương vang lên mỗi đêm khuya tĩnh lặng. Có lẽ vì vậy mà tình mẫu tử vẫn luôn luôn là đề tài xuyên suốt trong văn học, được các nhà thơ khai thác và thể hiện rất thành công, bài thơ “Trong lời mẹ hát” của Trương Nam Hương chính là một minh chứng xuất sắc cho điều đó.

Đến với bài thơ Trong lời mẹ hát, một bài thơ tuy không quá dài nhưng lại chứa rất nhiều hàm ý sâu sắc khiến mỗi bản thân chúng ta phải suy ngẫm lại bản thân mình:

“Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến xôn xao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.”

Thật vậy, thời gian vô tình lắm, cứ thế trôi qua mà không bao giờ ngoái lại nhìn dù chỉ một lần. Thời gian đã làm cho những mái tóc của mẹ trở nên bạc trắng, những lo âu và vất vả khiến cho người mẹ yếu đi khiến phận làm con trông mà xót lòng.

Có thể thấy rằng, mẹ vẫn yêu thương con bằng cả trái tim của mình, không quản ngại bao khó khăn, gian nan, vất vả chỉ để cho con có một cuộc sống đầy đủ nhất. Sự hi sinh cao cả đó, quả thực chúng ta không thể nói hết bằng lời. Phép nhân hóa và nghệ thuật dùng từ láy điêu luyện của tác giả đã đưa hồn vào hai câu đầu của bài thơ thật khéo léo và cẩn thận tới từng chi tiết, làm rung động trái tim bao đứa con xa mẹ mà nhớ mà thương, …

Đứa con cứ như ngọn trúc xanh của mùa xuân vụt lên phơi phới còn tấm lưng của mẹ thì ngày một không còn được thẳng nữa. Con đâu có biết là có quá nhiều khó khăn đè nặng trĩu trên tấm lưng gầy yếu ấy. Nghệ thuật đối lập trong 2 câu thơ “còng – cao” đã làm nổi bật rõ hơn về hình ảnh người mẹ “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” để tương lai con có thể trưởng thành cả về mặt nhận thức lẫn đạo đức, thực sự là một người có ích cho xã hội.

Nhưng dù ngoài kia có biến động như thế nào, thì tình yêu của con dành cho mẹ vẫn là bất tận, những tình yêu mẹ ấp ủ, xây dựng, bồi đắp thêm mà bao thời gian qua đã trao cho con một cách âu yếm, nhẹ nhàng mà thầm kín.

Một người con chỉ biết để ý đến công việc và tìm kiếm nửa kia cho bản thân mình, mà quên đi mất ở quê hương vẫn còn một bóng dáng gầy còm ngày ngày tựa cửa trông con về thăm. Còn chi nữa, ngoài tình yêu ấy mẹ dành cho con? Còn chi nữa, ngoài đôi mắt nheo đuôi của mẹ dành cho con? Tất cả những thứ gọi là tình cảm mà ta đa đang tìm kiếm chân thật nhất chỉ có trong lòng mẹ, tình yêu luôn được cất giấu trong trái tim và lòng vị tha cao cả của mẹ.

Đứa con khi đang mải mê với những nơi xa lạ, thì cũng đã chợt quên đi tình mẹ cha ấm êm ở quê nhà. Khi chợt tỉnh giấc mộng nồng say, thì đứa con đó mới chợt nhớ ra tình yêu vĩnh hằng, bất biến từ thuở còn non. Quả là một tình cảm thực sự rất thiêng liêng và cao quý.

Lời thơ của tác giả như lắng xuống trong những câu thơ cuối, trong hình ảnh “Thời gian chạy qua tóc mẹ/ Một màu trắng đến nôn nao/ Lưng mẹ cứ còng dần xuống/ Cho con ngày một thêm cao”. Hình ảnh mái tóc bạc trắng cùng tấm lưng ngày một còng đi đã khiến biết bao quý bạn đọc xót xa, ngậm ngùi, đánh thức tình cảm và ý thức trách nhiệm của con với đấng sinh thành:

“Mẹ ơi trong lời mẹ hát

..

Lớn rồi con sẽ bay xa …”

Khổ thơ cuối trên đã bộc lộ rõ tình cảm của con dành cho mẹ. Trong những lời hát ru tràn đầy yêu thương của mẹ, pha trong những giấc mơ là cả một cuộc đời trước mắt. Phép nhân hóa chính là biện pháp nghệ thuật hết sức đặc sắc khi cho rằng lời ru đã “chắp con đôi cánh”.

Đó chính là đôi cánh của sự động viên, một sự khích lệ to lớn như để khích lệ tinh thần con chiến đấu với dòng đời tràn đầy những khó khăn, luôn đứng sau hỗ trợ khi con có vấp ngã trên đường đời. Nó như một câu nói nhẹ nhàng của mẹ bên con: “Đi đi con, hãy mang theo đôi cánh này cùng với những ước mơ to lớn nhất mà con từng mơ thấy những đêm say giấc, hãy sử dụng nó làm cho con trở nên mạnh mẽ và tự tin hơn”.

Khi có được đôi cánh ấy, con có thể bay xa tới những nơi tuyệt nhất của cuộc đời để xây nên một cơ nghiệp thật to lớn. Và hãy đừng quên, lời ru của mẹ năm xưa đã giúp cho đạt được ước mơ ấy. Thật cảm ơn biết bao những câu hát mẹ tặng cho con.

Có thể khẳng định rằng, tình mẫu tử chính là thứ tình cảm thiêng liêng nhất, không một điều gì khác có thể sánh bằng mà bất cứ một con người nào cũng không thể thiếu đi được. Và bài thơ Trong lời mẹ hát của Trương Nam Hương như một dòng suối nguồn trong trẻo về tình mẫu tử thiêng liêng, và tin chắc rằng vẫn sẽ tiếp tục chảy mãi trong lòng người đọc cho đến tận mai sau.

Xem thêm về tác phẩm👉 Trong Lời Mẹ Hát

Nghe Và Tóm Tắt Nội Dung Thuyết Trình Của Người Khác Về Tình Yêu Thương Cực Hay

Các bạn ạ, người Việt Nam có truyền thống yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Vì vậy, nhiều sự kiện xã hội quan trọng được tổ chức hàng năm. Em cũng có cơ hội tham gia một số hoạt động này.

Miền Trung là vùng đất phải hứng chịu nhiều thiên tai. Mặc dù người dân đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa như gia cố nhà cửa, tích trữ lương thực ở nơi cao hay sơ tán khỏi tâm bão. Tuy nhiên, bão lũ vẫn tiếp tục gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như cuốn trôi nhà cửa, tài sản hoặc khiến nhiều người thiệt mạng, mất tích. Kết quả là nhiều sự kiện xã hội đã được tổ chức cho mảnh đất miền Trung thân yêu.

Một hoạt động vô cùng ý nghĩa dành cho “Miền Trung” cũng đã được bắt đầu ở trường em.Cuối tuần trước, hiệu trưởng đã gặp các giáo viên chủ nhiệm của các lớp. Sau đó, giáo viên chủ nhiệm quay lại gặp các bạn trong lớp. Các thầy cô và học sinh của trường thấy hoạt động này có ý nghĩa nên đã hưởng ứng nhiệt tình. Chúng em có thể quyên góp thực phẩm, quần áo, sách hoặc tiền. Mỗi người góp một phần nhỏ để tạo nên một lực lượng lớn.

Khi nghe cô giáo chủ nhiệm kể lại chuyện đó, em rất xúc động. Về đến nhà, em kể lại chuyện đó cho bố mẹ. Sau khi lắng nghe, tất cả các bậc phụ huynh đều hưởng ứng về hoạt động đầy ý nghĩa này. Mẹ đưa em đến hiệu sách mua đồ dùng học tập. Cha em cũng cho em một số tiền nhỏ để ủng hộ. Em đã đóng gói quần áo mới và sách mới mà không dùng đến để mang đến trường ủng hộ.

Sáng hôm sau em vui vẻ mang các đồ dùng đã chuẩn bị đến trường. Điều tương tự cũng xảy ra với các bạn cùng lớp của bạn. Nhiều đồ dùng học tập và quần áo mới đã được mang đến. Hoạt động diễn ra trong tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp có trách nhiệm thu thập số liệu thống kê và gửi cho giáo viên phụ trách. Cuối tuần này chuyến xe từ thiện rời trường mang quà đến cho người dân ở các tỉnh miền Trung, đặc biệt là các em học sinh. Em tin rằng người dân vùng miền Trung sẽ rất vui và ấm áp khi nhận được những món quà này.

Em rất hạnh phúc khi làm được một việc tốt. Em cũng hy vọng rằng nhiều hoạt động như thế này sẽ được tổ chức để chia sẻ và hỗ trợ những người khó khăn.

Nghe Và Tóm Tắt Nội Dung Thuyết Trình Của Người Khác Về Lòng Yêu Nước Ngắn Gọn

Các bạn thân mến! Nhắc đến các vẻ đẹp truyền thống của những người con đất Việt, ta không thể không kể đến lòng yêu nước nồng nàn. Yêu nước không phải một khái niệm xa xôi, trừu tượng. Đó là tình cảm giản dị, gần gũi nhưng vô cùng thiêng liêng bắt nguồn từ sự trân trọng, nâng niu mà ta dành cho những sự vật quanh mình, cho những con người ta yêu thương, gắn bó.

Biểu hiện của lòng yêu nước cũng nằm ngay trong ý thức, hành động hàng ngày của mỗi chúng ta. Trong thời chiến, nó sục sôi và cuộn trào cùng các cuộc khởi nghĩa, cùng lớp lớp thanh niên sẵn sàng hi sinh tính mạng khi lên đường nhập ngũ. Trong thời bình, mỗi người thể hiện tình yêu nước bằng cách chăm chỉ trau dồi tri thức, cần cù lao động và rèn luyện đạo đức với ước mong đem đến cuộc sống tươi đẹp hơn cho bản thân, gia đình và dân tộc mình.

Cứ như vậy, lòng yêu nước đã truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành nguồn sức mạnh vô giá, thành sợi dây nối kết trái tim của những “con Lạc cháu Hồng”, giúp ta có thể lập nên những chiến công “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Sống có lòng yêu nước sẽ làm giàu đẹp thêm cho tâm hồn của mỗi người. Người có lòng yêu nước sẽ được mọi người xung quanh trân trọng, nể phục. Chính tình yêu nước là yếu tố khơi bừng lý tưởng sống, khát vọng sống và cống hiến của con người.

Bảo vệ đất nước, làm cho đất nước giàu đẹp trở thành niềm tự hào của con người, nhất là đối với tuổi trẻ, những con người giàu nhiệt huyết, năng động, sáng tạo. người sống vì đất nước, vì lợi ích chung của cộng đồng, xã hội luôn được người khác yêu quý, ca ngợi và tôn vinh.

Mỗi người đều yêu nước, góp một phần dù nhỏ bé để xây dựng đất nước, đem lại lợi ích cho đất nước, cho cộng đồng, làm quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp, lớn mạnh. Đất nước là một ngôi nhà chung. Đất nước có bình yên và lớn mạnh hay không chính là do mỗi cá nhân biết xây dựng.

Nếu cá nhân không có lòng yêu nước, nghĩa là không tiếp nối truyền thống của dân tộc, sống ngoài dòng chảy chung của muôn người, tâm hồn người đó sẽ trở nên khô khan. Người không có lòng yêu nước sẽ trở nên lạc lõng với những người xung quanh. Đó là những người ích kỷ, không muốn góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Những người như thế thật đáng lên án.

Chính tình yêu nước của thế hệ đi trước đã tạo dựng niềm tin cho thế hệ mai sau. Dù thế hệ trẻ có lập nghiệp nơi đâu trên địa cầu rộng lớn, những con người Việt Nam ta vẫn luôn giữ trong trái tim mình tình yêu nước nồng nàn, để nhớ, để ngưỡng vọng và cũng để khao khát được làm điều gì đó cho mảnh đất hình chữ S thân thương Việt Nam.

Mời bạn xem thêm cách 🌻  Viết Đoạn Văn Ghi Lại Cảm Nghĩ Về Một Bài Thơ Tự Do Lớp 8 🌻

Nghe Và Tóm Tắt Nội Dung Thuyết Trình Về Bối Cảnh Lịch Sử Trong Vịnh Khoa Thi Hương

Vịnh Khoa thi Hương thể hiện tấm lòng tha thiết tình đời của nhà thơ trào phúng Tú Xương.

Nhà nước ba năm mở một khoa,
Trường Nam thi lẫn với trường Hà.

Hai câu 1 và 2 tả không khí, bối cảnh chung của kì thi hương năm Đinh Dậu 1897. Người ta vẫn duy trì lệ ba năm mở một khoa thi nhưng chủ nhân các kì thi bây giờ đã thuộc về nhà nước, tức là thực dân Pháp xâm lược.

Nhức nhối tâm trạng thì trong cảnh mất nước, nô lệ. Cảnh thi nhốn nháo: Trường Hà Nội thi chung với trường Nam Định. Không có gì hứa hẹn sự trang nghiêm cần có của những kì thi như thế này. Hai câu thể hiên thái độ mỉa mai, châm biếm kín đáo và cùng bộc lộ nỗi buồn sâu lắng của tác giả trước cảnh đất nước bị mất quyền độc lập, tự chủ. Chuyện thi cử thực ra là một phần của chuyện đất nước.

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm ọe quan trường miệng thét loa

Hai câu 3, 4 tả thực sĩ tử và quan trường Việt Nam. Cái nhìn thi cử được lọc qua tâm trạng chán nản, đau buồn của tác giả đã chuyển thành những hình ảnh hài hước mà chua chát. Việc đảo ngữ có hiệu quả đánh kể: Nhà thơ chủ yếu không quan sát sĩ tử mà đập vào mắt là dáng vẻ lôi thôi của họ.

Sự sa sút Nho phong sĩ khí là ấn tượng nổi bật. Nhà thơ không nghe nội dung lời nói của quan trường mà nghe thấy âm thanh méo mó, kì dị của tiếng loa phát ra – Ậm oẹ quan trường miệng thét loa. Thét làm ra vẻ hách dịch, ra vẻ ta đây đang là chú nhưng vị trí thực của quan trường cũng như quan lại nói chung lúc đó ra sao thì hai câu thơ 5, 6 sẽ nói rõ.

Lọng cắm rợp trời quan sứ đến
Váy lê quét đất mụ đầm ra

Hai câu thơ 5 và 6 tả đại diện của thực dân xâm lược. Cờ cầm rợp trời trong truyền thống là đón các quan lại Việt Nam thường đến thăm các trường thi, nếu là kì thi Tiến sĩ thì đích thân nhà vua đến ra đề và chấm. Hóa ra lễ nghi ấy là đón tên quan Tây (quan sứ tên đầy đủ là quan công sứ).

Đối giữa câu trên với câu dưới cũng tạo nên sắc thái trào lộng, mỉa mai, đả kích mạnh mẽ. Cờ đối với váy, rợp trời đối với quét đất. Cái trang trọng của tên quan sứ bị hạ bệ ngay bằng chiếc váy của mụ đầm. Nhưng hai câu thơ cũng hàm chứa kín đáo tâm trạng đau đớn, nhục nhã, uất ức của tác giả, hắn cùng là một sĩ từ trong đó. Còn chi nói đến chữ nghĩa thánh hiên, luân thường đạo lí cao siêu khi mà kẻ làm chủ kì thi là những kẻ ngoại bang xa lạ.

Câu cuối cùng “Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà”, là lời kêu gọi, nhắn nhủ của một nhà nho hướng đến những sĩ tử, những tri thức đất Bắc và tất cả người Việt Nam một lần nữa nhìn lại thực trạng đất nước bị mất độc lập, cảm nhận thấm thía hết nỗi đau, nỗi nhục mất nước, từ đó có những suy nghĩ và hành động cần thiết. Lời thơ chất, chứa tâm sự dưới hình thức trào phúng nhưng mang nặng nỗi lòng ưu tư của người trí thức, một thoáng buồn và uất ức.

Đừng bỏ lỡ tác phẩm👉 Vịnh Khoa Thi Hương

Nghe Và Tóm Tắt Nội Dung Thuyết Trình Của Người Khác Về Vấn Đề Xã Hội Hiện Nay

Giáo dục luôn là lĩnh vực được quan tâm hàng đầu, từ xưa đến nay. Từ các triều đại phong kiến cho đến thời đại ngày nay, việc giáo dục con người luôn được coi là tiêu chí hàng đầu của sự phát triển đất nước và nó luôn gắn liền với việc học. Bởi vậy, lời khuyên của Lê-nin “Học, học nữa, học mãi” vẫn còn nguyên giá trị ngay cả trong cuộc sống ngày nay.

Học ở đây có thể hiểu là sự tiếp thu kiến thức được truyền đạt lại từ các phương tiện khác nhau và thường nó được dùng để chỉ những kiến thức tốt đẹp, mang ý nghĩa nhân văn và đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Chúng ta có thể học từ những bài học của thầy cô giảng trên lớp, từ bạn bè, những người đi trước rồi đến sách vở, báo chí, video…

Kiến thức luôn hiện diện ở khắp mọi nơi và đòi hỏi chúng ta phải biết học tập một cách đúng cách và hiệu quả. “Học nữa, học mãi” ở đây có thể hiểu là việc học diễn ra lâu dài, kiên trì, bền bỉ hay nói cách khác là diễn ra suốt đời. Không chỉ những em nhỏ cần phải học mà ngay cả những người lớn tuổi, họ cũng hoàn toàn có thể học để mở rộng kiến thức của mình.

Kiến thức luôn là một cái gì đó rộng mở và chúng ta phải chiếm lĩnh nó. Ẩn sâu trong đó là lời khuyên chân thành rằng chúng ta hãy luôn học hỏi, trau dồi bản thân mình để trở lên tốt đẹp hơn dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Vậy việc học như vậy sẽ đem lại cho chúng ta những lợi ích gì? Trước hết là đối với bản thân chúng ta. Như chúng ta đều biết, trình độ văn hóa luôn là thước đo để đánh giá phẩm chất của con người trong xã hội, hay như từ chúng ta thường thất là “có học” và “không có học”.

Có học ở đây là để chỉ những người học cao cấp đại học, có thể là thạc sĩ, tiến sĩ và đây được cho là phần tinh túy của xã hội. “Không có học” ở đây là để chỉ những người học thấp, hết chương hình Trung học cơ sở hoặc phổ thông, sau đó họ đi làm và không tiếp tục học nữa. Và hiển nhiên, những người “có học” sẽ được xã hội trọng dụng và coi trọng hơn.

Trình độ văn hóa của bạn không chỉ nói lên con người của bạn mà nó còn giúp bạn đạt được những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết để tìm kiếm cơ hội việc làm tốt, nhận được sự tôn trọng của mọi người xung quanh và luôn được ưu tiên trong một số trường hợp như điều kiện làm việc, đối xử… Đối với xã hội, sự phát triển của nó tùy thuộc vào nó.

Một xã hội bao gồm những người có trình độ học tập, làm việc, cư xử… sẽ không chỉ thúc đẩy sự phát triển của xã hội ngày càng cao mà nó còn giúp tạo một môi trường lành mạnh để con người có thể bộc lộ hết tài năng của mình, cống hiến hết mình vì sự phát triển của xã hội. Đó chính là lợi ích to lớn nhất của việc học.

Dù vậy, trong cuộc sống ta vẫn luôn bắt gặp những trường hợp không chịu học hỏi, nâng cao nhận thức và hoàn thiện bản thân mà luôn áp đặt suy nghĩ của mình vào người khác, luôn cho mình là đúng. Những người như vậy thật đáng phê phán. Hay một bộ phận khác, họ không muốn học, hay làm mà chỉ muốn ăn chơi và dần sa đọa vào tệ nạn xã hội và dẫn đến những hậu quả thương tâm.

Bởi vậy, mỗi người chúng ta phải luôn học hỏi, trau dồi để hoàn thiện bản thân mình, điều đó không chỉ nâng cao hiểu biết của bản thân chúng ta mà nó còn giúp chúng ta luôn giữ được bản tính và lý tưởng của mình, tỉnh táo trước sự cám dỗ và những thói tiêu cực. Đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh chúng ta, cần phải luôn luôn học tập, rèn luyện bản thân mình ngày càng trở lên tốt đẹp hơn, phải có trách nhiệm với gia đình, xã hội và đất nước. Phải luôn phấn đấu phát triển bản thân trở thành một người có ích cho xã hội, để xứng đáng với lời răn dạy của Lê-nin.

Mời bạn tham khảo thêm 👉 Trình Bày Ý Kiến Về Một Vấn Đề Xã Hội Lớp 8

Nghe Và Tóm Tắt Nội Dung Thuyết Trình Của Người Khác Về Một Vấn Đề Trong Xã Hội Ngắn

Ai đó từng nói rằng “Để sống hạnh phúc cần có một tấm lòng rộng lượng”. Đúng thế, có tấm lòng vị tha, sẻ chia, yêu thương giúp cuộc sống trở nên êm đềm và ấm áp hơn. Lòng vị tha là phẩm chất quý giá và là tiêu chuẩn đánh giá nhân cách của con người.

Đầu tiên, chúng ta cần hiểu lòng vị tha là gì và biểu hiện của nó như thế nào? Đơn giản, vị tha là sống vì người khác, không ích kỷ, không vì lợi ích cá nhân, là lòng rộng lượng, sẵn lòng tha thứ, bỏ qua lỗi lầm của người khác. Biểu hiện phổ biến của lòng vị tha là sẵn lòng tha thứ lỗi lầm của người khác.

Cha mẹ luôn dung hòa trước những sai lầm của chúng ta như làm vỡ cốc chén, quên nấu cơm vì mải chơi, bỏ học để đi chơi; bạn bè tha thứ cho chúng ta khi chúng ta nói xấu họ, góp ý với cô giáo… Người có lòng vị tha thường được mọi người yêu quý và tôn trọng. Họ cũng hy sinh cho người khác mà không mong nhận lại sự công bằng hay đền đáp.

Thứ hai là ý nghĩa của lòng vị tha. Lòng vị tha thể hiện cao đẹp nhất phẩm chất nhân hậu của con người. Người có lòng vị tha luôn hướng mục tiêu của mình về việc giúp đỡ người khác, xã hội. Hành động vị tha, tha thứ giúp cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, mối quan hệ duy trì được lâu dài. Vị tha với người khác mang lại cảm giác bình yên, thoải mái và được yêu quý, tôn trọng hơn.

Thứ ba là những trường hợp thiếu lòng vị tha. Quanh ta vẫn có những người sống ích kỷ, hẹp hòi; chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân mà không suy nghĩ cho người khác, thậm chí làm những việc xấu để đạt được mục tiêu của mình; hoặc quá vị tha, không biết giữa đúng và sai mà tha thứ cho những sai lầm không đáng tha thứ, khiến bản thân họ luôn chịu đau khổ lần này đến lần khác.

Nếu mọi người trong xã hội không có lòng vị tha, xã hội sẽ thiếu đi tình thương, làm cho con người cách xa nhau, tạo ra một xã hội tự kỷ. Vì vậy, mỗi người cần rèn luyện lòng vị tha, sống rộng lượng, tha thứ cho người khác khi họ xứng đáng. Hãy sống hoà thuận với mọi người, sẵn lòng chia sẻ yêu thương, san sẻ với người khác để thấy bản thân mình trở nên tốt hơn.

Mỗi người chỉ cần tích cực suy nghĩ, san sẻ và vị tha một chút thì cuộc sống này sẽ tươi đẹp hơn rất nhiều. Hãy rèn luyện lòng vị tha, để được sống trong tình yêu thương chân thành nhất.

Lòng vị tha vô cùng quan trọng và là một đức tính tốt đẹp trong cuộc sống mà mỗi người cần có. Hãy rèn luyện và sống vị tha hàng ngày để bản thân và xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

Xem thêm bài 👉 Thảo Luận Ý Kiến Về Một Vấn Đề Trong Đời Sống Lớp 8

Nghe Và Tóm Tắt Bài Thuyết Trình Về Một Tác Phẩm Văn Học Tiêu Biểu – Bánh Trôi Nước

Hồ Xuân Hương là một hiện tượng hiếm hoi “nhà thơ nữ viết về phụ nữ”, người manh nha cho việc đòi nữ quyền. Vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến được phản ánh qua thơ Hồ Xuân Hương, tiêu biểu phải kể đến bài thơ “Bánh trôi nước”

Hồ Xuân Hương sinh ra vào khoảng cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, hiện nay lai lịch của bà vẫn còn là một điều bí ẩn. Nức tiếng là người có tài, thông minh, xinh đẹp lại giỏi thơ Nôm. Thế nhưng cuộc đời của Hồ Xuân Hương năm lần bảy lượt đều gắn với phận “làm lẽ” nhưng không được hưởng hạnh phúc

Bà được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”, sáng tác bao gồm cả chữ Nôm và chữ Hán. “Bánh trôi nước” là bài thơ tiêu biểu viết về vẻ đẹp và số phận bi thương của người phụ nữ trong xã hội xưa khi không được quyết định cuộc sống của chính bản thân mình đồng thời là tiếng nói đòi bình đẳng cho người phụ nữ

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”

“Bánh trôi nước” được viết bằng chữ Nôm, theo thể thất ngôn tứ tuyệt, tức là bài thơ gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ. Thể thơ này có nguồn gốc từ thơ Đường ở Trung Quốc, tuân theo những niêm luật chặt chẽ.

Thể thất ngôn tứ tuyệt súc tích, ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị, mang nhiều tầng ý nghĩa đã làm nên giá trị quý báu của “Bánh trôi nước” về cả mặt nội dung và nghệ thuật.

Về nội dung, bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa: tả thực chiếc bánh trôi nước, ẩn dụ hình ảnh người phụ nữ. Câu đầu miêu tả chiếc bánh trôi với hình dáng thật đẹp “vừa trắng lại vừa tròn”, qua đó ca ngợi vẻ đẹp trong trắng, dịu dàng, điềm đạm của người phụ nữ. Nhưng “bảy nổi ba chìm” cũng là số phận lênh đênh, lận đận.

Câu thơ thứ ba, hình dáng của chiếc bánh đẹp hay xấu, tròn hay méo đều phụ thuộc vào bàn tay người nhào nặn. Mượn hình ảnh ấy, Hồ Xuân Hương thể hiện niềm thương cảm cho số phận vô định của nữ nhi thời bấy giờ : phải phó mặc cuộc đời mình vào tay người đàn ông, hạnh phúc hay khổ đau đều do người chồng quyết định. Qua đó, bà khẳng định vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất truyền thống cao quý của phụ nữ Việt Nam.

Về giá trị hiện thực, “Bánh trôi nước” đã thành công phản ánh, đả kích chế độ phụ quyền và tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã đối xử bất công với người phụ nữ.

Về mặt nghệ thuật, Hồ Xuân Hương mượn hình ảnh chiếc bánh trôi gần gũi với đời thường để ẩn dụ hình ảnh người phụ nữ, nhận thấy qua các từ ngữ đặc tả chiếc bánh (“trắng”, “tròn”, “bảy nổi ba chìm”, “rắn nát”, “lòng son”), thành ngữ “bảy nổi ba chìm” để thể hiện số phận long đong của người con gái, điệp từ “vừa” để nhấn mạnh vẻ đẹp của họ. Ngôn ngữ trong bài thơ giản dị, đậm chất dân gian (“mặc dầu”), mở đầu bằng hai từ “Thân em” giống với cách mở đầu quen thuộc của ca dao than thân. Giọng thơ nhịp nhàng cũng là yếu tố làm nên giá trị của “Bánh trôi nước”

Qua đó, “Bánh trôi nước” thể hiện tài quan sát, liên tưởng, tưởng tượng của bà. Bên cạnh đó, điểm mới của bài thơ này so với các sáng tác đương thời là lời bênh vực, tiếng nói đấu tranh của chính một nhà thơ nữ như Hồ Xuân Hương, đại diện cho phụ nữ – những con người thấp cổ bé họng, không được tôn trọng trong chế độ phong kiến.

Cập nhật thêm tác phẩm 👉 Bánh Trôi Nước (Hồ Xuân Hương)

Nghe Và Tóm Tắt Nội Dung Thuyết Trình Của Người Khác Về Một Nhân Vật Lịch Sử Nổi Tiếng – Lý Thường Kiệt

Trong lịch sử triều Lý, có lẽ Lý Thường Kiệt là một trong những cái tên nổi danh nhất khi ông phò Vua phá Tống bình Chiêm công danh hiển hách. Tuy nhiên, ít người biết ông vốn không thuộc hoàng tộc nhà Lý và lại càng ít người biết ông xuất thân từ quan thái giám.

Lý Thường Kiệt vốn tên Ngô Tuấn, là con trai của tướng Ngô An Ngữ với phu nhân họ Hàn. Ông sinh năm 1019 dưới triều vua Lý Thái Tổ. Tương truyền, từ khi sinh ra, số mệnh Lý Thường Kiệt đã được báo trước là sẽ công danh hiển hách song lại phiền là không có con nối dõi.

Tên tuổi Lý Thường Kiệt nổi như cồn, trở thành 1 nhân vật lớn trong thời đại nhà Lý. Trang sử vẻ vang nhất trong cuộc đời Lý Thường Kiệt và cũng là trong triều đại nhà Lý là cuộc kháng chiến chống Tống năm 1075-1077.

Lý Thường Kiệt sinh năm 1019 là con trai đầu lòng của Ngô An Ngừ – một võ quan ở phường Thái Hòa và bà họ Hàn, được đặt tên là Ngô Tuấn.

Dưới thời Lý Thánh Tông, ông An Ngừ mất, chồng của cô ruột là Tạ Đức đưa Lý Thường Kiệt về nuôi dạy văn, võ. Năm 18 tuổi (1036), khi mẹ mất Ngô Tuấn được vua tin yêu thăng thưởng dần lên chức Đô Tri và được đổi sang họ vua gọi là Lý Thường Kiệt.

Năm 1061, được vua cử vào trấn giữ vùng núi Thanh – Nghệ hiểm trở. Dưới sự cai quản của ông, dân no ấm, biên cương được bảo vệ vững vàng.

Năm 1075, nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta. Lý Thường Kiệt tâu với Thái hậu Ỷ Lan rằng: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước”. Thái hậu đồng ý cho Lý Thường Kiệt và Tông Đản mang quân đánh Châu Ung, Châu Khâm và Châu Liêm, hạ được thành. Sau đó Lý Thường Kiệt cho xây dựng tuyến phòng thủ ở sông Như Nguyệt.

Năm 1077, nhà Tống mang quân đến sông Như Nguyệt bị Lý Thường Kiệt bao vây đánh tơi bời. Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi vẻ vang.

Năm 1105, Lý Thường Kiệt mất, được tặng chức Nhập nội điện đô tri kiểm hiệu thái úy bình chương quân quốc trọng sự, tước Việt quốc công, tặng thực ấp 1 vạn hộ. Trong lịch sử Việt Nam, Lý Thường Kiệt là thái giám đầu tiên nêu gương sáng về tấm lòng phò vua báo quốc. Trong lịch sử chiến tranh Đại Việt – Trung Quốc, ông là tướng Việt duy nhất chủ động đánh sang Trung Quốc để bẻ gãy mũi nhọn xâm lược của địch.

Tìm hiểu thêm tập 👉 Thơ Lý Thường Kiệt 👉nổi tiếng

Nghe Và Tóm Tắt Nội Dung Thuyết Trình Của Người Khác Trang 15 Ngắn Hay

“Thương người như thể thương thân” – đạo lý đó luôn nhắc nhở chúng ta hãy yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Vào sáng thứ bảy tuần trước, lớp em đã có buổi từ thiện đến trường tiểu học Hùng Sơn thuộc xã Hùng Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.

Khi nghe thầy cô phổ biến về điều kiện khó khăn trong học tập cũng như trong kinh tế của gia đình các em học sinh trường tiểu học Hùng Sơn. Lớp em đã có kế hoạch quyên góp các vật dụng sinh hoạt hằng ngày như quần áo, đồ dùng học tập như bút, thước, sách vở… Tuy là những món đồ cũ nhưng chúng em luôn hi vọng rằng sẽ giúp một phần nào đó cho cuộc sống của các bạn nơi vùng cao.

Đúng sáu giờ sáng có mặt và tập trung tại trường, chúng em với niềm hăm hở và háo hức hơn so với ngày thường khi ngồi trên xe đi đến một miền đất mới, được gặp các bạn mới. Ngồi ở trên xe, cả lớp hát những bài hát vui nhộn và quen thuộc như “Lớp chúng mình”, “Em là búp măng non” tạo nên không khí thật náo nhiệt và “độ nóng” cho chuyến đi. Sau gần hai tiếng ngồi trên xe, tuy có hơi mệt một chút vì đường gồ ghề và nhiều ổ gà nhưng nụ cười luôn nở trên môi các bạn.

Được thông báo trước, các thầy cô và các bạn ở đây đã chuẩn bị rất chu đáo và đón tiếp đoàn chúng em rất nhiệt tình và niềm nở. Các bạn mặc bộ quần áo đẹp hơn. Sân trường, lớp học được quét dọn sạch sẽ, bảng đen được lau chùi kĩ càng, bàn ghế được sắp xếp ngay ngắn.

Mọi thứ thật tươm tất và sẵn sàng để đón những vị khách từ xa đến. Ngoài kia, những vườn rau xanh tươi tốt của những lớp học bán trú được chăm sóc và làm cỏ sạch sẽ. Luống rau sạch sẽ mang lại những bữa ăn đạm bạc nhưng giàu tình đoàn kết và sự che chở lẫn nhau của các bạn ở vùng cao phải sống xa cha mẹ.

Trước khi đến đây, chúng em được biết gia đình các bạn rất khó khăn, đồng thời điều kiện đi lại rất nguy hiểm. Những lúc trời mưa thì lũ quét, bùn lầy, trời nắng thì đất nứt nẻ, khô cằn. Và có thể, chính những điều đó đã tôi luyện cho các bạn học sinh nơi đây sự chăm chỉ, chịu khó.

Sau khi gửi lời chào và lời hỏi thăm tới các thầy cô và các bạn, đoàn chúng em mang những thùng mì tôm, những bao gạo, tập sách vở… từ trên ô tô xuống. Các thầy cô rất vui và xúc động, gửi lời cảm ơn sâu sắc. Các bạn học sinh thì rất hăm hở, cẩn thận nhận món quà từ chúng em.

Khi phát quà xong, trời cũng đã trưa. Mọi người chia nhau đi hái rau và nấu cơm. Mọi người đều vui vẻ trò chuyện và sẻ chia công việc với nhau giúp chúng em cảm thấy rất thân thiết và gần gũi. Bữa cơm tuy rất đơn giản, nhưng mọi người ăn rất ngon miệng với tiếng cười rôm rả.

Những việc nhỏ nhoi mà bản thân có thể làm nhưng có thể đem đến niềm vui cho người khác làm bản thân mình cảm thấy có ích hơn đối với xã hội, với cuộc sống. Ở cuộc sống này có những con người đang cần lắm những tấm lòng như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết: “Sống trên đời sống, cần có một tấm lòng”.

Khi đã thu dọn xong mọi thứ, chúng em chuẩn bị ra về cho buổi học ngày mai. Trước khi ra về, mọi người đều lưu luyến, bịn rịn chẳng muốn rời. Buổi từ thiện đã để lại cho em những kỉ niệm khó quên và có những người bạn mới thật thú vị. Hy vọng rằng sau này em có thể tham gia nhiều hoạt động từ thiện hơn nữa để làm những việc có ích.

Em rất thích những cuộc từ thiện ở quê hương, hay trường học của em, những buổi tình nguyện từ thiện giúp em rất nhiều trong cuộc sống. Đó là những bài ngoại khóa, hay những bài học thực tế để em có thể hiểu cuộc sống này nhiều hơn nữa.

Xem thêm 👉 Viết Văn Bản Thuyết Minh Giải Thích Một Hiện Tượng Tự Nhiên

Nghe Và Tóm Tắt Nội Dung Thuyết Trình Của Người Khác Lớp 8 Trang 42 Chi Tiết

Xin chào thầy cô và các bạn, trong buổi học nói và nghe hôm nay, em sẽ thuyết trình về một tác phẩm văn học mà em yêu thích, đó là truyện ngắn Bến quê của nhà văn Nguyễn Minh Châu.

Trước hết chúng ta sẽ đi tìm hiểu về tác giả. Nguyễn Minh Châu là cây bút xuất sắc nhất của văn học Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Ông đã để lại cho văn học nước nhà một sự nghiệp thơ văn khá đồ sộ như : Bức tranh, Dấu chân người lính, Mảnh trăng cuối rừng…

Đây là thời kỳ nhà văn đang “đi tìm những hạt ngọc ẩn dấu trong bề sâu tâm hồn của con người” thời kỳ mà con người Việt Nam dường như chỉ sống trong lý tưởng và sống bằng lý tưởng. Nhưng khi đất nước hòa bình, nhà văn đã rất nhạy cảm và nhìn ra được những thay đổi của con người, những cuộc đời trĩu nặng đau thương nhưng nồng nàn khắc khoải với cuộc sống. Đọc “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu đã để lại cho người đọc những ấn tượng sâu đậm.

Tác phẩm được tạo nên bởi cốt truyện thật đơn giản nhưng cũng rất đặc biệt. Tác giả đặt nhân vật của mình vào một căn bệnh hiểm nghèo – đó là bị liệt toàn thân, không thể di chuyển được dù chỉ là nhích người trên giường bệnh. Và anh đã từng làm một công việc có điều kiện đi khắp nơi trên trái đất không sót một xó xỉnh nào. Một tình huống mâu thuẫn được xây dựng một cách rất tinh tế, ngay mở đầu câu chuyện đã thu hút bạn đọc phải tò mò đọc tiếp những tình huống, chi tiết của truyện.

Truyện mở đầu với hình ảnh, Nhĩ từ khung cửa sổ của căn phòng đã nhìn thấy những cảnh vật vô cùng tươi đẹp và tràn trề sức sống. Từ gần tới xa Nhĩ nhận thấy: bông hoa bằng lăng tím, con sông Hồng như rộng ra, vòm trời như cao hơn, bãi bồi bên kia sông sao mà gần gũi thế… Một sự cảm nhận bình dị nhưng qua con mắt của một người đã từng đi khắp nơi nay bị bệnh thì lại khác.

Phải chăng, có như vậy tác phẩm mới diễn tả hết được những triết lý của cuộc đời và làm hiện lên một không gian có chiều sâu và chiều rộng. Không gian vẫn như xưa mà Nhĩ cảm thấy mới mẻ và giàu đẹp vô cùng. Qua đó tác phẩm muốn rút ra một triết lý cho cuộc đời: quê hương là máu thịt, là tâm hồn của chúng ta, hãy đừng vô tình mà phải biết gắn bó và trân trọng.

Trong mỗi chúng ta ai cũng biết rằng: gia đình, người thân là chỗ dựa tinh thần quan trọng nhất của cuộc đời ta. Đặc biệt đối với nhân vật Nhĩ thì Liên vợ anh là người chăm sóc, quan tâm đến anh nhiều nhất. Nhìn vợ bước xuống cầu thang anh đã xót xa “suốt cả một đời người đàn bà trên những bậc gỗ mòn lõm” , nhớ đến vợ anh thời con gái còn mặc áo nâu chít khăn mỏ quạ nay đã là một phụ nữ thị thành mà cuộc đời nào có khấm khá gì.

Cái nghèo đã không che giấu được của cả gia đình, khi Nhĩ nhìn thấy “Liên đang mặc áo vá”, cảm nhận “những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai”. Và Nhĩ nhận ra tất cả tình yêu, sự tần tảo, đức hy sinh thầm lặng của người vợ.

Chính trong những ngày cuối đời, nhân vật mới thực sự thấu hiểu lòng biết ơn sâu sắc người vợ của mình “ cũng như cánh bãi bồi đang nằm phơi phới bên kia, tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và chịu đựng hy sinh từ bao đời nay và cũng chính nhờ có điều đó mà sau nhiều ngày tháng bôn tẩu, tìm kiếm… Nhĩ đã tìm thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này.

Sang được bờ bên kia sông với Nhĩ vừa là ước mơ vừa là suy ngẫm về cuộc đời. Hình ảnh con sông Hồng phải chăng là ranh giới giữa cái thực và cái mộng mà chiếc cầu nối là con đò qua lại mỗi ngày chỉ có một chuyến. Nhĩ đã nhờ đứa con trai – niềm hy vọng của vợ chồng anh thực hiện ước mơ ấy.

Nhưng đứa con trai đã không hiểu được khát khao của người cha, nên làm một cách miễn cưỡng và rồi lại bị thu hút vào trò chơi hấp dẫn ngay bên hè đường “ sà vào đám người chơi phá cờ thế bên hè”, để rồi làm lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày. Hình ảnh đứa con, hình ảnh của ước vọng từ “ cái mũ cói rộng vành và chiếc sơ mi màu trứng sáo” cứ chập chờn, khi là đứa con, khi là chính nhân vật.

Từ hoàn cảnh của mình, từ đứa con trai Nhĩ đã chiêm nghiệm được cái quy luật phổ biến của đời người “con người ta trên con đường đời thật khó tránh được những cái vòng vèo hoặc chùng chình”. Nên anh cũng không trách đứa con trai của mình.

Miền đất bãi bồi bên kia sông cũng gợi trong Nhĩ bao suy ngẫm về cuộc đời thực. Cuộc đời thực ấy đối lập với sự cầu kỳ mà cần đến sự giản dị. Nhưng để hiểu được ý nghĩa của cuộc đời, người ta phải có “con mắt xanh”, phải “in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia”.

Cái nghịch lý ấy không triết luận dài dòng mà nằm ngay trong tâm trạng giày vò “mà lời lẽ không bao giờ giải thích hết giữa say mê và ân hận đau đớn”. Nhưng chặng đường đến với cuộc đời mỗi người lại chọn cho mình một cách riêng, và chặng đường ấy như cuộc chạy tiếp sức từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Có thể nói truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu chứa đựng những suy ngẫm, những trải nghiệm sâu sắc của tác giả về con người và cuộc đời. Con người cần phải tự ý thức để nhận ra và trân trọng những vẻ đẹp bình dị nhưng thiêng liêng bền vững của cuộc sống, của quê hương gia đình. Bên cạnh đó tác giả rất thành công ở cách xây dựng tình huống, nhân vật đặc sắc hấp dẫn. Với di sản văn học của ông để lại cho đời, Nguyễn Minh Châu quả là một ngôi sao sáng đáng tự hào của nền văn học Việt Nam.

Trên đây là toàn bộ phần thuyết trình của em về truyện ngắn “Bến quê”. Rât cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp để bài thuyết trình được hoàn thiện hơn.

Chia sẻ đến bạn những bài văn mẫu về 👉 Phân Tích Một Tác Phẩm Truyện 

Viết một bình luận