Sự Tích Núi Bà Đen (Nội Dung, Tóm Tắt, Ý Nghĩa, Kể Chuyện)

Thohay.vn chia sẻ cho những bạn nào chưa biết về nội dung, ý nghĩa về sự tích núi Bà Đen tại bài viết sau đây nhé. Mời bạn tham khảo.

Tiểu Sử Núi Bà Đen

Thohay.vn chia sẻ cho những bạn nào chưa biết về tiểu sử núi Bà Đen tại bài viết dưới đây nhé.

Núi Bà Đen là ngọn núi lửa đã tắt nằm ở trung tâm tỉnh Tây Ninh, Việt Nam. Với độ cao 986 m, đây là ngọn núi cao nhất miền Nam Việt Nam hiện nay, được mệnh danh “Đệ nhất thiên sơn”.

Theo Gia Định thành thông chí, tên gốc của núi Bà Đen là Bà Dinh. Những bậc kỳ lão địa phương thì cho rằng tên gốc là núi Một. Đến khoảng nửa thế kỷ XVIII mới xuất hiện tên gọi núi Bà Đênh, sau gọi trại dần thành núi Bà Đen. Cũng có người gọi là núi Điện Bà. Trong Chiến tranh Việt Nam, khu vực xung quanh núi là một điểm nóng khi là nơi đường mòn Hồ Chí Minh kết thúc và cách biên giới Campuchia vài km về phía Tây.

Khu vực này thực chất là một cụm gồm ba núi nằm liền kề nhau là Núi Bà Đen (còn được gọi tắt là Núi Bà), Núi Heo và Núi Phụng trên tổng diện tích 24 km². Quần thể Núi Bà Đen được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử và danh thắng cấp quốc gia vào ngày 21 tháng 1 năm 1989.

Tổng hợp cho bạn những bài 💛 Thơ Về Núi Bà Đen 💛 Hay Nhất

Nguồn Gốc Sự Tích Núi Bà Đen

Sau đây là nguồn gốc sự tích núi Bà Đen mà có thể bạn sẽ quan tâm. Mời bạn tham khảo.

Núi Bà Đen là ngọn núi thuộc quần thể Núi Bà Đen được nhà nước công nhận. Đây là một địa điểm du lịch được rất nhiều du khách ghé thăm. Nhưng họ tới đây không phải vì sự hùng vĩ bạt ngàn của núi lớn.

Mà phần lớn những người tới đây đều là do sự hiếu kì đối với sự tích núi Bà Đen. Người xưa kể rằng, Bà Đen là một cô gái chết trong oan khuất. Nhưng dù vậy, nàng vẫn cứu nhân độ thế, được nhiều người kính vọng. Từ đó họ lập đền thờ cho nàng với danh nghĩa Bà Đen.

Núi Bà Đen là một ngọn núi nằm trong quần thể di tích văn hóa lịch sử núi Bà Đen, được biết đến bởi phong cảnh hữu tình và nhiều huyền thoại tại Tây Ninh.

Theo Gia Định thành thông chí, tên gốc của núi Bà Đen là Bà Dinh. Những bậc kỳ lão địa phương thì cho rằng tên gốc là núi Một. Đến khoảng nửa thế kỷ XVIII mới xuất hiện tên gọi núi Bà Đênh, sau gọi trại dần thành núi Bà Đen. Cũng có người gọi là núi Điện Bà.

Núi Bà Đen (986m), ngọn núi cao nhất miền nam Việt Nam, xứng danh “Đệ nhất thiên sơn”, là biểu tượng cho mảnh đất và con người Tây Ninh (Đệ nhị thiên sơn là núi Gia Lào).

Từ bao đời nay, người dân xã Thạnh Tân, TP. Tây Ninh vẫn truyền tai nhau về sự tích kỳ bí nhuốm màu sắc huyền thoại xung quanh ngọn núi Bà Đen về người con gái c.h.ế.t oan, 3 lần quay về báo mộng, hiển linh.

Xem thêm chùm🌊 Thơ Về Hạ Long Hay 🌊35+ Bài Về Vịnh Hạ Long Nổi Tiếng

Nội Dung Sự Tích Núi Bà Đen

Bài viết dưới đây thohay.vn chia sẻ cho bạn về nội dung sự tích núi Bà Đen mà bạn không nên bỏ qua nhé.

Truyền thuyết kể rằng, núi Bà Đen xưa kia có tên gọi là núi Một, trên đỉnh núi có tượng Phật bằng đá rất linh thiêng. Dân làng rủ nhau dọn đường lên núi để cúng Phật. Dòng người lên núi chiêm bái thường phải đi thành từng đoàn vì khi xưa dọc đường có rất nhiều thú dữ.

Thuở ấy, nàng Thiên Hương vốn là người con gái xinh đẹp, hiền lương và là con của một nhà gia giáo, nên được rất nhiều người để ý. Vào mỗi ngày rằm trăng sáng, cô thường lên núi để lễ Phật. Trong làng có chàng tên Lê Sĩ Triệt, mồ côi cả cha lẫn mẹ, được nhà sư Trí Tân nuôi dưỡng nên văn hay võ giỏi và cũng tỏ lòng cảm mến nàng.

Thấy cô có nhan sắc, một ông quan nọ định dùng võ lực bắt cô đem về làm thiếp. Ông ra lệnh cho một thầy võ thi hành kế gian. Trong một lần nọ Thiên Hương lên núi cúng Phật liền bị vây bắt. Giữa lúc nguy khốn, chàng Lê Sĩ Triệt đã xông gia đánh đuổi và cứu được nàng thoát khỏi bàn tay độc ác của tên quan nọ.

Về nhà, cô thuật lại sự việc, để đáp ơn chàng, cha mẹ nàng Thiên Hương hứa gả nàng cho Lê Sĩ Triệt. Nhưng giữa buổi loạn ly, hai người chưa kịp lấy nhau, chành trai Lê Sĩ Triệt đã phải tòng quân ra trận, đánh đuổi Tây Sơn. Nàng hứa sẽ ở nhà, giữ trọn danh tiết chờ chồng.

Khi Lê Sĩ Triệt tòng quân, ở nhà trong một lần lên núi lạy phật và thăm dưỡng nhà sư Trí Tân, thì lại bị nhóm kẻ xấu trước đó vây bắt, toan làm nhục. Để giữ lòng trung trinh, nàng đã nhảy xuống khe núi tử tiết.

Trong lần báo mộng thứ nhất: nàng hiện về gặp nhà sư Trí Tân, trong hình dạng một người phụ nữ đen đúa và kể lại hết sự tình: “Ta đây họ Lý, khi 18 tuổi bị bọn gian tà đuổi bắt đến đây chẳng may té xuống hố chết.

Nay ta đã trọn kiếp tu, xin Hoà Thượng xuống triền núi phía Đông Nam tìm xác ta đem chôn cất dùm”. Sau khi nghe hết câu chuyện, nhà sư bèn tỉnh dậy và cho người đi tìm thi thể nàng, đem về mai táng. Vì vậy nhà sư gọi nàng là nàng Đen và người đời sau gọi nàng là Bà Đen để bày tỏ lòng tôn kính của mình.

Lần báo mộng thứ hai, là khi chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh đuổi, chạy đến núi Bà Đen lẩn tránh. Thiếu lương thực, từ chúa đến lính đều đói lả.

Nghe nhân dân nơi đây, đồn về sự linh thiêng của bà Đen, trong cơn tuyệt vọng, chúa Nguyễn Ánh đã cầu khẩn xin phò trợ. Đêm đó, bà Đen xuất hiện trong mộng, chỉ đường thoát thân để chờ thời cơ khôi phục cơ đồ, thống nhất giang sơn.

Lần nhập xác hiển linh khi gặp gỡ Thượng Quốc công – Lê Văn Duyệt. Chuyện chẳng là vị quan này có nghe đến sự linh thiêng của bà Đen nên đã quyết tâm tìm hiểu và hứa rằng, sẽ dâng sớ vua và phong chức cho cô nàng họ Lý này nếu cô hiển linh.

Vào một ngày nọ nàng Lý Thị Thiên Hương quả thực đã nhập vào xác của một cô gái để trò chuyện với Quốc công về tương lai của vị quan tài giỏi này và nỗi oan khuất của mình, chưa được gặp lại và chung sống với chồng, đã được trở thành tiên thánh và được cử xuống phàm trần để cứu nhân độ thế.

Ngay sau đó, Quốc công Lê Văn Duyệt đã thay mặt vua phong cho nàng Thiên Hương làm “Linh Sơn Thánh Mẫu”, tạc tượng để thờ và ngụ ở núi Một, nay đổi tên thành núi Bà Đen.

Gợi ý bài viết liên quan 🌟Thơ Phong Cảnh Hữu Tình🌟 ấn tượng nhất

Ý Nghĩa Sự Tích Về Núi Bà Đen

Theo quan niệm tâm linh của người Việt, những người phụ nữ chết oan thường rất thiêng. Sự tích núi Bà Đen với 3 lần báo mộng hiển linh như tiếng lành đồn xa, đã thu hút dân chúng thập phương về Tây Ninh cúng bái, cầu tài cầu lộc.

3+ Mẫu Tóm Tắt Sự Tích Núi Bà Đen Ngắn Hay

Thohay.vn đã tổng hợp cho các bạn đọc 3+ mẫu tóm tắt sự tích núi Bà Đen ngắn hay mà chúng tôi đã chọn lọc tại bài viết sau đây.

Kể Chuyện Sự Tích Núi Bà Đen Hay

Ngày xưa, núi Bà Đen có tên gọi là núi Một. Trên núi có tượng Phật đá rất linh thiêng. Người Việt Nam, Cao Miên, Chàm,… đều cùng nhau dọn đường để lên cúng Phật. Họ phải đi từng đoàn vì dọc đường thường có rất nhiều thú dữ cũng như bọn cướp hay qua lại.

Gần đấy, ở Trảng Bàng, có một người con gái văn hay, võ giỏi tên là Lý Thị Thiên Hương. Thủa nhỏ, nàng có nước da đen đúa, nhưng khi lớn lên, khuôn trăng xinh đẹp, dáng người thanh tú, nên được rất nhiều chàng trai trong vùng để ý. Trong đó, có chàng trai tên là Lê Sĩ Triệt thầm đem lòng yêu mến Thiên Hương.

Vào các ngày rằm, nàng đều lên núi thắp hương. Nhưng vào một ngày nọ, có một vị quan Cao Miên qua đấy, thấy nhan sắc nàng xinh đẹp, muốn bắt nàng đem về làm thiếp. Hắn ra lệnh cho quân lính bắt Thiên Hương về, nhưng Thiên Hương may mắn được chàng trai Lê Sĩ Triệt xông ra cứu kịp. Từ đó, hai người thề non hẹn biển với nhau.

Về tới nhà, nàng thuật lại câu chuyện cho cha mẹ hay. Cha mẹ cô đồng ý cho cả hai lên duyên chồng vợ.

Giữa lúc ấy, Võ Tánh chiêu binh giúp vua Gia Long (Nguyễn Ánh) đánh lại nhà Tây Sơn. Hưởng ứng lời kêu gọi, chàng trai Lê Sĩ Triệt lập tức lên đường tòng quân.

Từ đó, Thiên Hương ở nhà ngóng chờ ngày Lê Sĩ Triệt khải hoàn trở về. Nhưng không may, vào một ngày nọ, trên đường lên núi dâng hương, đúng lúc bọn cướp Cao Miên tràn qua cướp phá. Nàng cùng mọi người hoảng sợ, chạy vào rừng lẩn trốn. Kể từ đó, không có tin tức gì nữa.

Qua đời Minh Mạng, có một vị hòa thượng trụ trì trên núi Tây Ninh. Một hôm, đang nằm ngủ, vị hòa thượng ấy mơ thấy có một cô gái nọ, mặt đen nhưng xinh đẹp hiện ra, nói văng vẳng bên tai:

– Tôi là Lý Thị Thiên Hương. Khi mười tám tuổi, đang trên đường lên núi dâng hương thì bị bọn cướp Cao Miên rượt đuổi. Trong lúc chạy trốn, không may bị ngã xuống hố chết. Cảm phiền sư cụ xuống triền núi phía Đông Nam tìm thi hài của tôi, đem về chôn cất giùm…

Tỉnh dậy, vị hòa thượng bán tín bán nghi, nhưng vẫn làm theo lời của cô gái báo mộng, xuống triền núi phía Đông Nam tìm. Quả nhiên, thấy di hài của một cô gái đã chết từ lâu, liền làm lễ đem về chôn cất.

Một ngày nọ, Quan Thượng Quốc Công Lê Văn Duyệt có lên núi, nghe được câu chuyện về nàng Thiên Hương, ngài hứa dâng sớ về triều để truy phong cho nàng, nếu nàng làm thế nào cho ngài thấy tận mắt sự hiển hách. Vừa dứt lời, thì thấy nàng Thiên Hương nhập vào một người con gái trẻ ở đấy, mà nói:

– Hồn của Thượng quan nay mai được chức Thần kỳ linh hiển, nhưng xác của Thượng quan phải bị hành hạ.

Quan Thượng Quốc Công Lê Văn Duyệt nói:

– Bổn chức không cầu xin biết tương lai của mình. Bổn chức muốn biết rõ căn do của nàng.

Cô gái trẻ rơi hai hàng nước mắt, thuật lại nguyên nhân cái chết của mình và nhắc lại duyên tiền định với Lê Sĩ Triệt.

Theo lời kể lại thì sau khi thành Bình Định thất thủ, Lê Sĩ Triệt tử tiết theo Võ Tánh, đã được phong chức Thần tướng coi sóc hai tỉnh Khánh Hòa, Bình Thuận. Còn nàng Thiên Hương thì ở lại trần gian, cứu dân độ thế.

Quan Thượng Quốc Công Lê Văn Duyệt thay mặt nhà vua mà phong cho Lý Thị Thiên Hương chức vị “Linh Sơn Thánh Mẫu”, ngự ở núi Một, tức là núi Bà Đen bây giờ. Và câu chuyện sự tích núi Bà Đen – Tây Ninh được bắt nguồn từ đó.

Có thể bạn quan tâm 🌷Thơ Về Hà Tĩnh 🌷 hay và ý nghĩa nhất

Tóm Tắt Sự Tích Núi Bà Đen Ngắn

Ngày xưa, núi Bà Đen có tên gọi là núi Một, trên đỉnh núi có tượng Phật bằng đá rất linh thiêng. Dân chúng rủ nhau chặt cây tìm và dọn đường lên núi để cúng Phật. Dòng người lên núi chiêm bái thường phải đi thành từng đoàn vì khi xưa dọc đường có rất nhiều thú dữ.

Thuở ấy, nơi đây có người con gái xinh đẹp tên Lý Thị Thiên Hương, văn hay võ giỏi, gốc ở Trảng Bàng. Vào mỗi ngày rằm trăng sáng, cô thường lên núi để lễ Phật. Trong làng, có chàng trai tên là Lê Sĩ Triệt để ý cô, đem lòng thương mến. 

Thấy cô có nhan sắc, một ông quan nọ định dùng võ lực bắt cô đem về làm thiếp. Ông ra lệnh cho một thầy võ thi hành kế gian. Ngay lúc cô Thiên Hương gặp nạn thì Lê Sĩ Triệt bất ngờ xuất hiện cứu thoát khỏi bàn tay độc ác của tên quan nọ. Về nhà, cô thuật truyện lại, được cha mẹ đồng ý gả cô cho chàng trai cứu mạng.

Vào lúc ấy, Võ Tánh đang chiêu binh giúp Gia Long đánh nhà Tây Sơn, Lê Sĩ Triệt ra tòng quân. Một hôm, giữa lúc đang chờ chồng trở về đoàn tụ, cô cầu khẩn trên núi thì có một bọn cướp đến vây bắt, cô chạy thoát vào rừng trốn, rồi mất tích luôn kể từ đó.

Sang đời vua Minh Mạng, có một vị hoà thượng sống tu trên núi Tây Ninh ngày kia đang niệm Phật, bỗng thấy một người con gái mặt đen nhưng xinh đẹp hiện ra nói rằng: “Ta đây họ Lý, khi 18 tuổi bị bọn gian tà đuổi bắt đến đây chẳng may té xuống hố chết. Nay ta đã trọn kiếp tu, xin hoà thượng xuống triền núi phía Đông Nam tìm xác ta đem chôn cất dùm”.

Vị hoà thượng này y lời, đi tìm xác cô, đem về chôn cất. Câu chuyện đồn đãi ra tới tai Thượng quốc công Lê Văn Duyệt. Ông bèn lên núi tìm hiểu hư thực và hứa dâng sớ về triều phong chức cho cô gái họ Lý này nếu cô hiển linh cho ông thấy tận mắt sự thật.

Cô bèn nhập vào xác một đứa con gái, nói rằng: “Hồn của thượng quan sau này sẽ được chức thần kỳ vinh hiển, nhưng xác của thượng quan sẽ bị hành hạ”. Lê Văn Duyệt nói: “Bổn chức không cầu xin cho biết tương lai mình, mà chỉ muốn biết rõ căn nguyên của nàng”. Xác cô gái rơi nước mắt, kể lại câu chuyện chết oan ức của mình, và nhắc lại duyên nợ tiền định với chàng Lê Sĩ Triệt.

Theo lời kể, sau khi Võ Tánh tự hoả thiêu ngày thành Bình Định thất thủ, Lê Sĩ Triệt được phong chức chỉ huy 2 tỉnh Khánh Hoà và Bình Thuận. Hai người vì chưa sống chung chạ với nhau, nên được trường sinh bất tử.

Nhờ vậy, nàng trở thành tiên thánh, xuống cõi trần thế để cứu nhân độ thế. Kể dứt lời, cô gái nọ té nhào, bất tỉnh hồi lâu mới dậy. Lê Văn Duyệt đã thay mặt vua, phong cho cô Lý thị Thiên Hương chức vị “Linh Sơn Thánh Mẫu”, ngự ở Núi Một, tức là núi Bà Đen ngày nay ở Tây Ninh.

Nhất định đừng bỏ qua 🌱 Thơ Về Hà Tây🌱 30+ Bài Thơ, Ca Dao Tục Ngữ Hay Nhất 

Tóm Tắt Sự Tích Núi Bà Đen Ngắn Gọn

Truyền thuyết về núi Bà Đen được gắn liền với câu chuyện tình của một đôi trai gái. Trong đó, nhân vật nữ (tức Bà Đen) được lưu truyền cho đến ngày nay, là nhân vật Lý Thị Thiên Hương, cũng có truyền thuyết gọi là Lý Thị Lan Hương.

Tương truyền, tại khu vực núi Một (Trảng Bàng, Tây Ninh), ngày xưa có nàng Lý Thị Thiên Hương tài sắc vẹn toàn, dung mạo mặn mà với nước da ngăm đen khác biệt. Trong làng có chàng Lê Sĩ Triệt mang lòng yêu mến. Nhưng nổi tiếng là văn thao võ lược nên sự hấp dẫn của nàng Thiên Hương cũng đã đến tai của con trai quan huyện. Con trai quan huyện bày mưu bắt cóc Thiên Hương mang về làm vợ. Lúc đó, chính Lê Sĩ Triệt đã nhiều lần giải cứu cho Thiên Hương. Từ đó, tình cảm của đôi trai gái này càng nồng thắm.

Những tưởng hai người sẽ hạnh phúc bên nhau, nhưng bấy giờ Lê Sĩ Triệt phải tòng quân đi giết giặc. Thiên Hương đành để người yêu ra đi làm nhiệm vụ của một đấng trượng phu. Thừa dịp, con trai quan huyện lại lập mưu bắt cóc nàng lần nữa. Giữa lúc thế cô, không ai giúp đỡ, Thiên Hương quyết chọn cái chết để giữ trọn lời thế với người yêu. Nàng gieo mình xuống vực sâu.

Ba ngày sau, tại núi Một, xuất hiện một người con gái làn da ngăm đen. Cô gái đi đến tìm một sư trụ trì trên núi và báo mộng rằng mình là Thiên Hương, tuy chết nhưng xác còn nguyên vẹn, cậy nhờ sư trụ trì mang về chôn cất. Tỉnh mộng, sư trụ trì liền làm theo lời báo mộng của Thiên Hương.

Lạ thay, từ đó về sau, phật tử đến viếng mộ nàng đều cầu được ước thấy. Sau này, sự linh hiển của nàng còn được công nhận qua lời của Thượng quốc công Lê Văn Duyệt, và chính vua Gia Long cũng đã sắc phong cho nàng là Linh Sơn Thánh Mẫu.

Khám phá thêm chùm 🌿 Thơ Lục Bát Về Ẩm Thực 🌿 với nhiều bài thơ đặc sắc

Viết một bình luận