Thơ Tuệ Sỹ (Tuyển Tập Những Bài Thơ Hay Nhất)

Thohay.vn chia sẻ cho các bạn thông tin về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác cùng những bài thơ hay nhất của nhà thơ Tuệ Sỹ tại bài viết sau đây.

Tiểu Sử Tác Giả Tuệ Sỹ

Nội dung đầu tiên, bạn hãy cùng Thohay.vn tìm hiểu về tiểu sử tác giả Tuệ Sỹ tại bài viết dưới đây nhé.

Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, thế danh Phạm Văn Thương, sinh ngày 15 tháng 02 năm 1943 theo khai sanh, tuổi thật sinh ngày 05/04/1945 (nhằm ngày 23 tháng 02 năm Ất dậu), tại thành phố Pakse, tỉnh Champasak, Lào, nguyên quán xã Nghĩa Ninh, Đồng Hới, Quảng Bình, Việt Nam.

Năm 1952, ông được cha mẹ gởi lên chùa Trang Nghiêm, làng Tân An, thành phố Paksé, Lào. Năm 1954, khi được 9 tuổi, ông được thầy chính thức thế phát xuất gia. Đến năm 12 tuổi, vị thầy nhận thấy khả năng và thiên tư đặc biệt của người học trò, nên mong muốn đưa ông về Việt Nam để rộng đường tu học.

Năm 1960, ông trở về Việt Nam, sống tại chùa Bồ đề, một ngôi chùa nhỏ gần cầu Gia Hội, Huế. Năm 1961, 16 tuổi, ông thọ giới Sa-di với Hòa thượng Thích Hành Trụ tại Sài Gòn. Năm này, ông thọ an cư Sa-di giới đầu tiên tại chùa Phật Ân, tỉnh Tiền Giang.

Năm 1964, học tại Viện Đại Học Vạn Hạnh, Phân khoa Phật học niên khóa 1965. Năm 1973, Sa-di Tuệ Sỹ chính thức thọ Cụ túc giới tại Đại giới đàn Phước Huệ tổ chức tại Phật học viện Trung phần, do HT. Đàn đầu Thích Phúc Hộ, HT. Yết-ma Thích Giác Tánh, Giáo thọ sư HT. Thích Trí Nghiêm, Thích Huệ Hưng.

Bạn xem ngay những bài 💛 Thơ Tố Hữu 💛 Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay

Sự Nghiệp Sáng Tác Nhà Thơ Tuệ Sỹ

Mời bạn xem thêm sự nghiệp sáng tác nhà thơ Tuệ Sỹ mà chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé.

Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ được biết nổi tiếng về sự uyên bác, thành thạo nhiều loại cổ ngữ lẫn sinh ngữ như: Hán văn, Phạn văn, Tạng văn, tiếng Anh, Pháp, Đức, Nga… Trong gần trọn cuộc đời, Hòa thượng dành phần lớn thời gian và tâm huyết của mình cho việc phiên dịch và chú giải kinh điển, đặc biệt là tạng kinh A-hàm. Các dịch phẩm nổi bật của Hòa thượng đã được xuất bản chính thức, đến với độc giả trong và ngoài nước.

Trong đó, có thể kể đến: Trường A-hàm, Trung A-hàm, Tạp A-hàm – NXB Hồng Đức; A-tỳ-đạt-ma Câu Xá (5 tập) – NXB Hồng Đức; A-tỳ-đạt-ma Pháp uẩn túc luận – NXB Hồng Đức; A-tỳ-đạt-ma Tập dị môn túc luận – NXB Hồng Đức; Duy-ma-cật sở thuyết – NXB Hồng Đức; Luận thành duy thức – NXB Hồng Đức; Tinh hoa triết học Phật giáo của Junjiro Takakusu – NXB Hồng Đức, Thiền luận của Daisetsu T.Suzuki (đồng dịch giả với Trúc Thiên, 3 tập) – NXB Tổng hợp TP.HCM (1992), NXB Tri Thức tái bản; Thiền & Bát-nhã – NXB Hồng Đức…

Ngoài ra, Hòa thượng còn trước tác, biên soạn và giới thiệu nhiều tác phẩm luận giải kinh điển, lịch sử và triết học Phật giáo,… được in thành sách và xuất bản, tái bản trong nước gần đây, như:

Triết học về tánh Không – NXB Hồng Đức; Tổng quan về nghiệp – NXB Đà Nẵng; Thiền định Phật giáo – NXB Đà Nẵng; Huyền thoại Duy-ma-cật – NXB Hồng Đức; Thắng Man giảng luận – NXB Hồng Đức; Du-già Bồ-tát giới – NXB Hồng Đức; Tô Đông Pha, Những phương trời viễn mộng – NXB Hồng Đức; Pháp diệt tránh – NXB Phương Đông; Giấc mơ Trường Sơn (thơ) – NXB Đà Nẵng; Thiên lý độc hành (thơ) – NXB Đà Nẵng; Hoàng cầm tình khúc (thơ) – NXB Hồng Đức…

Hòa thượng còn hiệu chính, chú thích bản Việt dịch Luật Tứ phần của Hòa thượng Thích Đỗng Minh, bản dịch Tăng-nhất A-hàm của Hòa thượng Thích Đức Thắng và chủ trì bản dịch của Phật điển phổ thông – Dẫn vào tuệ giác Phật… cũng đã được xuất bản trong nước.

Ngài còn đích thân giảng dạy các lớp học về Luật Tứ phần và các bộ kinh, luận Đại thừa cho chư Tăng và Phật tử tại Quảng Hương Già Lam cũng như một số nơi và qua phương thức trực tuyến.

Xem chi tiết ❤️️ Nhàn Của Nguyễn Bỉnh Khiêm ❤️️ Nội Dung Bài Thơ + Phân Tích

Phong Cách Sáng Tác Của Tuệ Sỹ

Thơ Tuệ Sỹ mang phong cách phóng túng của Tô Đông Pha, nhà thơ mà Thầy đặt cho cái biệt danh “những phương trời viễn mộng”.

Tuyển Tập Các Tác Phẩm Của Nhà Thơ Thích Tuệ Sỹ

Thohay.vn tuyển tập các tác phẩm của nhà thơ thích Tuệ Sỹ mà có thể bạn sẽ quan tâm.

  • Ác mộng
  • Anh sẽ về thăm phố cũ
  • Bài ca cô gái Trường Sơn
  • Bài ca cuối cùng
  • Bếp lửa giữa rừng khuya
  • Bình minh
  • Bồi hồi
  • Buổi sáng tập viết chữ thảo
  • Cánh chim trời
  • Cây khô
  • Cho ta chép nốt bài thơ ấy
  • Cỏ dại ven bờ
  • Cuối năm
  • Dạ khúc
  • Đêm dài
  • Hạ sơn
  • Hạt cát1
  • Hận thu cao
  • Hoài niệm
  • Hương ngày cũ
  • Kết từ
  • Khung trời cũ 1
  • Loạn thị
  • Luống cải chân đồi
  • Mộng ngày
  • Mộng trường sinh
  • Một bóng trăng gầy
  • Một thoáng chiêm bao
  • Mưa cao nguyên
  • Ngồi giữa tha ma
  • Nhìn ngọn nến khuya
  • Nhớ con đường thơm ngọt môi em
  • Nhớ dương cầm1
  • Những năm anh đi
  • Phố trưa
  • Quán trọ của ngàn sao
  • Ta biết
  • Thương nhớ
  • Tiếng gà gáy trưa
  • Tiếng nhạc vọng
  • Tìm em trong giấc chiêm bao
  • Tĩnh thất
  • Tóc huyền
  • Tôi vẫn đợi 1
  • Tống biệt hành
  • Trăng
  • Trầm mặc
  • Trúc và nhện
  • Tự tình
  • Vết rạn

Khám phá thêm tác phẩm 💚 Hoàng Lê Nhất Thống Chí 💚 Nội Dung Tác Phẩm + Giá Trị + Phân Tích

Những Bài Thơ Của Thích Tuệ Sỹ Hay Nhất

Thohay.vn chia sẻ cho bạn nội dung những bài thơ của thích Tuệ Sỹ hay nhất tại bài viết sau đây nhé. Mời bạn tham khảo.

Khung Trời Cũ Tuệ Sỹ

Khung trời cũ
Tác giả: Tuệ Sỹ

Đôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ
Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn
Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng
Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
Suối rừng xa ngược nước xuôi ngàn

Một Thoáng Chiêm Bao Tuệ Sỹ

Một thoáng chiêm bao
Tác giả: Tuệ Sỹ

Người mắt biếc ngây thơ ngày hội lớn
Khóe môi cười nắng quái cũng gầy hao
Như cò trắng giữa đồng xanh bất tận
Ta yêu người vì khoảnh khắc chiêm bao

Gửi đến bạn bài thơ ❤️️ Nước Đại Việt Ta Của Nguyễn Trãi ❤️️ Nội Dung + Nghệ Thuật + Phân Tích

Những Bài Viết Của Tuệ Sỹ

Tổng hợp cho những bạn nào chưa biết về những bài viết của Tuệ Sỹ tại phía dưới bài viết này nhé.

  • Một thời truyền luật
  • Bát quan trai giới
  • Cửa Vào Tuyệt Đối
  • Chiến tranh, tình yêu, hoài niệm và truyện ngắn Võ Hồng
  • Dẫn vào Tâm Kinh Bát Nhã
  • Dẫn vào thế giới văn học Phật giáo
  • Du-già Bồ-tát giới
  • Duy-ma-cật Với Các Đại Thanh Văn
  • Duy tuệ thị nghiệp
  • Đạo Phật và thanh niên
  • Đối Biện Bồ Tát
  • Giấc mơ Trường Sơn (thơ)
  • Giới thiệu Phẩm Phương Tiện Thiện Xảo, Kinh Duy-ma-cật
  • Giới thiệu Phẩm Văn-thù thăm bịnh, Kinh Duy-ma-cật
  • Giới thiệu Trung Luận kệ tụng – Phạn Tạng Hán đối chiếu toàn dịch
  • Giá trị đối chiếu trong những tương quan văn hóa
  • Góc Tùng
  • Huyền thoại Duy-Ma-Cật
  • Kinh Hoa Nghiêm: Lý tưởng Bồ-tát và Phật
  • Khái niệm về số trong Kinh Dịch
  • Lễ Tháng Bảy Cho Những Oan Hồn Phiêu Bạt
  • Lô Sơn Chân Diện Mục
  • Mười huyền môn: trật tự của thế giới trong tương quan vô tận
  • Nguồn gốc của một thế giới quan vô tận
  • Ngục trung mị ngữ
  • Nhân đọc Triết Học Thế Thân
  • Những điệp khúc cho dương cầm (thơ)
  • Những Giá Trị Phổ Quát Của Bồ Tát Hành
  • Piano Sonata 14
  • Phát triển Tâm Từ
  • Phật Dạy Chăn Trâu
  • Reduction to the Nothingness
  • Sự hủy diệt của một trào lưu tư tưởng
  • Sư Thiện Chiếu
  • Tánh không luận là gì?
  • Tinh hoa triết học Phật giáo
  • Tư tưởng Phật giáo đối diện với hư vô
  • Từ Thiền đến Hoa Nghiêm
  • Thắng Man Giảng Luận
  • Thanh Sắc Thi Ca
  • Thiền và Bát-nhã
  • Thuyền ngược bến không
  • Tô Đông Pha: Những Phương Trời Viễn Mộng
  • Trật tự của thế giới trong tương quan vô tận
  • Trú xứ của Bồ-tát
  • Văn minh tiểu phẩm
  • Về những minh họa từ Thiền Uyển Tập Anh
  • Tổng quan về nghiệp
  • Một số vấn đế ngữ pháp trong các bản dịch Phạn Hán
  • Thời kỳ Hốt Tất Liệt và Phật giáo Trung Nguyên
  • Định hướng tương lai cho Tăng Ni trẻ
  • Tham nhũng là một quốc nạn
  • Đạo Phật với thanh niên
  • Sự Biến Lương Sơn
  • Dẫn vào thế giới văn học Phật Giáo
  • Lược sử khắc bản Đại Tạng Kinh
  • Nhân đọc triết học Thế Thân
  • Thiền định Phật Giáo – khởi nguyên và ảnh hưởngỹ
  • Triết học về tánh Không
  • Tổng quan về nghiệp
  • Thiền định Phật giáo
  • Huyền thoại Duy-ma-cật
  • Thắng Man giảng luận
  • Du-già Bồ-tát giới
  • Tô Đông Pha, Những phương trời viễn mộng
  • Pháp diệt tránh
  • Giấc mơ Trường Sơn (thơ)
  • Thiên lý độc hành
  • Hoàng cầm tình khúc (thơ)
  • Lược sử khắc bản Đại Tạng Kinh

Tổng hợp cho bạn những bài 👉 Thơ Về Hoa Dại Ven Đường

Bùi Giáng Viết Về Thơ Tuệ Sỹ

Sau đây là Bùi Giáng viết về thơ Tuệ Sỹ mà có thể bạn chưa biết đến. Mời bạn tham khảo.

Vị Thiền sư lỗi lạc nhất, thông minh nhất, uyên bác nhất, trong sạch nhất của Việt Nam hiện nay. Tôi xin gọi hai vị này [Tuệ Sỹ và Lê Mạnh Thát] là thiền sư với tất cả đắn đo thận trọng, với tất cả ý nghĩa cao đẹp và như thực của một danh xưng xung thiên chí.

Các Lời Bình Thơ Tuệ Sỹ

Sau đây là các lời bình thơ Tuệ Sỹ mà bạn không nên bỏ qua nhé.

Lời Bình Của Châu Thạch

Trong bài “Tuệ Sỹ, Thái Độ Của Nhà Sư Nhập Thể”, hòa thượng Thích Nguyên Siêu đã viết như sau:

“Từ thời lập quốc, từ thủa sơ khai của nước nhà Lạc Việt là thời thái bình, an cư lạc nghiệp, đó là buổi bình minh, là tiếng khóc đầu đời của dân tộc Việt có mặt trên dải đất dấu yêu.

Để xây dựng cho giang sơn gấm vóc, bao anh hùng liệt nữ đã tô đậm non sông bằng máu đỏ của thân mình để làm tươi thắm ruộng đồng, mà hôm nay Thầy tiếp nối dòng sông lịch sử ấy, đem nước mát, phù sa phì nhiêu cho dân sinh nhuần đượm.

Nhưng nay, thời thanh bình thịnh trị đó đã không còn để Thầy phải viết lên tâm tư qua “Bài Ca Cuối Cùng”. “Hình ảnh này là thực trạng của quê hương Việt Nam chúng ta hôm nay. Thầy đã đi từng vỉa hè, góc phố, chứng kiến cảnh trạng đau thương từ muôn người đến muôn vật, từ tình cảm đơn côi đến cái nhìn nhãn quan tổng thể.

Thái độ nhập thế không chủ quan, phiến diện mà là tâm trạng đau buồn cho quê hương, dân tộc, ngang qua những hình ảnh xót xa đau đớn. Nỗi đau của dân tộc cũng là nỗi đau của chính mỗi người trong chúng ta. Nỗi đau của người Mẹ mất con, nỗi đau của bà con ruột thịt chia lìa, của cửa mất nhà tan, của một dân tộc bị lưu đày”

Thiết nghĩ, trích đoạn lời bình của thượng tọa Thích Nguyên Siêu đã nói đủ ý nghĩa của bài thơ, nay Châu Thạch tôi chỉ xin bàn về nghệ thuật của bài thơ.

Vào khổ đầu của bài thơ, Tuệ Sỹ giới thiệu cái chết và nguyên nhân cái chết của con chim trời. Chim bị nhốt trong lồng, nó nhớ khu rừng nó sống tự do, nó nhịn ăn và chết:

Chim trời xếp cánh

Hát vu vơ mấy tiếng trong lồng

Nhớ mãi rừng cây thăm thẳm

Ủ tâm tư cho hạt thóc cay nồng

Rát bỏng với nỗi hơn khổ nhục

Nó nhịn ăn

Rồi chết gục

Đọc khổ thơ nầy, dễ cho ta nhớ đến bài thơ “Hổ Nhớ Rừng” của Thế Lữ. Con hổ của Thế Lữ cũng bị nhốt trong củi sắt, cũng nhớ rừng nhưng nó gầm nó thét, nó chịu sống trong tủi nhục để hằng ngày nhớ về quá khứ:

“Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,

Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa.

Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,

Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,”

…“Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,

Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn

Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,

– Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”

Ngược lại với hổ nhớ rừng, chim cũng nhớ rừng nhưng không chịu nhục, chim nhịn ăn để chết. So mức độ của lòng quả cảm thì con chim nhỏ nhoi hơn, yếu đuối hơn ngàn lần con hổ, nhưng lòng quả cảm, sự tự tôn của nó cao hơn hổ rất nhiều.

Thơ là người, Tuệ Sỹ lấy cái chết của con chim để bày tỏ chí khí của mình, và nhà thơ đã làm như thế khi ngài đã tuyệt thực, không chịu viết đơn xin ân xá khi nhà nước Cọng Sản buộc ngài làm như thế mới phóng thích ngài. Cũng may, trong trường hợp nầy con chim Tuệ Sỹ đã thắng mà không chết.

Khổ đầu của bài thơ viết về con chim, khổ thứ hai của bài thơ tự nhiên viết qua con người, tưởng là lạc đề nhưng không phải lạc đề:

Ta đã hát những bài ca phố chợ

Người ăn mày kêu lịch sử đi lui

Chàng tuổi trẻ cụt chân từ chiến địa

Vỗ lề đường đoán mộng tương lai

“Ta” ở đây là ai? Bài thơ của Tuệ Sỹ nên “ta” ở đây là Tuệ Sỹ rồi. Thế nhưng ta cũng có thể hiểu là chúng ta, là những con người sống cùng thời với Tuệ Sỹ, những người thấy người ăn mày xuất hiện lại giữa đời, thấy những thương binh cụt chân lê lết trên lề đường.

Tại sao nhà thơ viết “Người ăn mày kêu lịch sử đi lui”? Bời vì nhà thơ đã từng sống một thời đại không có ăn mày. Nay nhà thơ thấy ăn mày xuất hiện lại, làm ngài tưởng như hình ảnh đó đã kêu quá khứ khổ đau xa xăm quay về hiện tại.

Tại sao nhà thơ viết “Chàng tuổi trẻ cụt chân từ chiến địa/Vỗ lề đường đoán mộng tương lại”. Đó là ngài muốn nói đến người thương binh của phe thua cuộc, kéo tấm thân lê lết trên lề đường với bàn tay trắng, vỗ lề đường là cử chỉ bức xúc, đoán mộng tương lai vì hiện tại đau thương và tương lai mù mịt .

Tại sao khổ đầu Tuệ Sỹ viết về con chim mà khổ hai lại viết về con người? Tại vì nhà thơ muốn ám chỉ con chim chính là con người hay chính là mình, là Tuệ Sỹ. Tuệ Sy đã “Ta đã hát những bài thơ phố chợ” nghĩa là đã tố cáo những hình ảnh không đẹp giữa đời nên đã bị bắt nhốt vào tù như thân phận con chim kia bị nhốt vào lồng.

Qua khổ thơ thứ ba nhà thơ không viết về chim, không viết về người mà viết về huyễn mông:

Đêm qua chiêm bao ta thấy máu

Từ sông Ngân đổ xuống cõi người

Bà mẹ xoi tim con thành lỗ

Móc bên trong hạt ngọc sáng ngời

Đêm qua nhà thơ nằm mơ thấy máu, nhưng máu đó không phải do con người chém giết nhau trên đất, mà là máu “Từ sông Ngân đổ xuống cõi người”. Tại sao? Hai câu thơ nầy nhà thơ muốn nói đến nghiệp, đến nhân quả mà “cõi người” phải gánh chịu.” Cõi người” đã gieo nhân gì thì “cõi người” nhận quả ấy.

Với đức độ của một Thiền Sư, Tuệ SỸ không nói đến hận thù, không tố cáo ai gây tội ác, không khuyến khích báo oán mà ngài thức tỉnh con người bằng giáo lý cao siêu của Phật pháp. Ngài chỉ cho thấy “cõi người” gieo nhân thì gặt quả để “cõi người” tự thức tỉnh.

“Bà mẹ moi tim con thành lỗ/ Móc bên trong hạt ngọc sáng ngời” nghĩa là sao và bà mẹ là ai? Tất nhiên ta nghĩ ngay bà mẹ là mẹ Việt Nam, bà mẹ ấy không moi lồng ngực con mình mà moi ngay quả tim con mình để lấy ra hạt ngọc sáng ngời. Trong hai câu thơ nầy nhà thơ muốn nói trong mọi trái tim con của mẹ đều có hạt ngọc sáng ngời.

Đứa nào chết, mẹ lấy hạt ngọc giữ lại trên tay mình, hay đúng hơn mẹ giữ nguyên truyền thống tốt đẹp đời đời, dầu cho có một thế hệ con mẹ suy đồi nhưng viên ngọc trên tay mẹ vẫn còn thì tương lai còn hy vọng . Ý cả khổ thơ hình như nhà thơ muốn “cõi người” hãy nhận viên ngọc của mẹ Việt Nam mà thức tỉnh làm điều lành tránh điều ác.

Ở khổ thơ cuối cùng Tuê Sỹ cho con chim chết bên hạt cơm trắng, nghĩa là nó chết vì mất tự do chớ không phải vì đói. Khổ thơ muốn nói quyền tự do quý hơn sự sống. Con chim lịm tắt dần trong tiếng hát của mình, đó là tiếng hát tôn vinh quyền tự do. Cái chết của chim thật là bất công, ai oán nhưng là một cái chết quật cường để được tự do cho “Nó bay về vô tận :

Lồng son hạt cơm trắng

Cánh nhỏ run uất hận

Tiếng hát lịm tắt dần

Nó đi về vô tận

Cuối cùng, “Bài Ca Cuối Cùng” là cuối cùng của con chim bị nhốt trong lồng. Cái chết của chim là cái chết của con người bất khuất, đấu tranh cho tự do. Cái chết đó trao cho mẹ Việt Nam viên ngọc sáng ngời, viên ngọc đó nằm trên tay mẹ sẽ không chết bao giờ, là sự bắt đầu của hứa hẹn một tương lai ngọc trong tay mẹ sẽ thay đổi “cõi người” trở nên tốt đẹp hơn !

Tặng các bạn những bài 💚 Thơ Chế Về Kiếp Làm Thuê 💚 hài hước

Lời Bình Của Bùi Giáng

Tuệ Sỹ một vị sư. Ông viết văn quá nghiêm túc, những sở tri của ông về Phật học quả thật quảng bác vô cùng. Thấy ông vẻ người khắc khổ, không ai ngờ rằng linh hồn kia còn ẩn một nguồn thơ thâm viễn u u…

Một bữa ông đọc cho tôi nghe hai câu thơ chữ Hán của ông:

Thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tùy
Hiện tiền vị liễu lạc hoa phi

Ông bảo làm sao tiếp cho hai câu để nên một bài tứ tuyệt. Tôi đề nghị với ông nên nhờ Ni cô Trí Hải tiếp giùm. Ông ngượng nghịu bảo tôi đừng nên rỡn đùa như thế. Vậy tôi xin lai rai thử viết:

Thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tùy
Hiện tiền vị liễu lạc hoa phi
Phiêu bồng tâm sự tân toan lệ
Trí Hải đa tàm trúc loạn ty

Và xin ông chả nên lấy thế làm bực mình.

Nhưng ai có ngờ đâu nhà sư kín đáo e dè kia, không hề bao giờ có vướng lụy, lại còn mang một nguồn thơ Việt phi phàm? Một bài thơ “Không đề” của ông đủ khiến ta khiếp vía mất ăn mất ngủ:

Đôi mắt ướt tuổi vàng cung trời hội cũ
Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ
Thắp đèn khuya mà kể chuyện trăng tàn

Mới nghe bốn câu thôi, tôi đã cảm thấy lạnh buốt linh hồn, tê cóng cả cõi dạ.

Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng
Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
Suối nguồn xa ngược nước xuôi ngàn

Tôi hoảng vía đề nghị: Đại Sư nên gác bỏ viết sách đi. Và làm thơ tiếp nhiều cho, Nếu không thì nền thi ca Việt mất đi một thiên tài quá lớn.

Ông đáp: – Để về hỏi lại cô Trí Hải xem có đúng như lời thế chăng.

Đôi mắt ướt tuổi vàng
Cung trời
Hội cũ

Xin xuống giòng thư thả như thế. Ắt nhìn thấy chất trang trọng dị thường của hoài niệm. Hoài niệm gì? – Cung trời hội cũ.

Một hội đạp thanh? Một hội nao nức? – “Giờ nao nức của một thời trẻ dại?”.

Đôi mắt ướt tuổi vàng cung trời hội cũ…

Mở lời ra, nguồn thơ trực nhập vào trung tâm cơn mộng chiêm niệm. Đầy đủ hết mọi yếu tố bát ngát: một cung trời xán lạn bao la, một hội cũ xao xuyến, một tuổi vàng long lanh… Một đôi mắt ướt ngậm ngùi của hiện tại.

Nhưng mạch thơ đi ngầm. Tiết nhịp âm thầm nhiếp dẫn. Thi sĩ không cần tới một hình dung từ nào cả, vẫn nói được hết mọi người đều “phải nói” với mọi người “muốn nghe” với riêng mình “không thiết chi chuyện nói”.

Người thi sĩ xuất chúng xuất thần thường có phong thái khác thường đó. Họ nói tất ít mà nói rất nhiều. Họ nói rất nhiều mà chung quy hồ như chẳng thấy gì hết. Họ nói cho họ, mà như nói hết cho mọi người. Nói cho mọi người mà cơ hồ chẳng bận tâm gì tới chuyện thiên hạ nghe hay chẳng nghe. Nỗi vui, nỗi buồn của họ, dường như chẳng phi giống lối vui buồn của chúng ta. Do đó chúng ta trách móc họ một cách lệch lạc hết cả (par manque de justice interne).

Trong một cuộc vui, ta hỏi họ vài điều. Họ lơ đễnh thờ ơ, ta tưởng họ kiêu bạc. Trong lúc mọi người đang gào khóc giữa đám tang, họ phiêu nhiên đi qua, trông có vẻ như mỉm cười, niêm hoa vi tiếu. Ta tưởng họ tàn nhẫn thô bạo.

Vua Gia Long ngày xưa đã từng lấy làm quái dị về thái độ Nguyễn Du: “Trẫm dùng người, không phân biệt kẻ Nam kẻ Bắc. Ai có tài thì trẫm trọng dụng (…). Cớ sao khanh lại u sầu ít nói suốt năm như thế?”.

Ông vua kia lấy làm lạ là phải lẽ lắm, hợp với lương tri thói thường thiên hạ lắm. Ông không thể hiểu vì sao vị di thần kia cứ miên man như nằm trong cõi mộng thần di, hồn dịch!

Vua đã ban cho chan hòa mưa móc, lộc trọng quyền cao đặc ân thâm hậu như thế, cớ sao Liệp Hộ chưa vừa lòng, vẫn chưa cứ thả mộng chạy lang thang về chân trời hướng khác.

Đáp: Ấy chính bởi đôi mắt nhìn đây mà thấy những đâu đâu.

Đôi mắt ướt tuổi vàng
Cung trời hội cũ

Đôi mắt ướt? Đôi mắt của ai? Vì sao ướt? Vì lệ trào, hay là vì quá long lanh?

Thi sĩ không nói rõ. Ấy là giữ một khoảng trống vắng lặng phóng nhiệm cho thơ.

Tha hồ chúng ta tự do nghĩ hai ba lối. Hoặc là đôi mắt thi nhân ướt trong hiện tại vì nhớ nhung một trời hội cũ. Hoặc là đôi mắt giai nhân nào long lanh dịu mật như nước suối chan hòa, soi bóng một khung trời hội cũ bất tuyệt nào, mà ngày nay tại hạ đã đánh mất rồi chăng?

“Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang”

Áo nào màu xanh? Màu xanh màu chàm của cô gái Mán gái Mường, gái núi nào xưa kia băng rừng và thi nhân đã ngẫu nhiên một lần nhìn đắm đuối?

Tôi nói không sai sự thật mấy đâu. Vì Tuệ Sỹ vốn xưa kia ở Lào. Cha mẹ ông kiều cư trên đất Thượng Lào Trung Việt. Bà mẹ ông thỉnh thoảng cũng trở về Sài Gòn tới chùa viếng ông đem quà cho ông một đôi dép riêng biệt, một tấm khăn quàng riêng tây.

Đôi mắt ướt tuổi vàng
Cung trời hội cũ
Áo màu xanh
Không xanh mãi
Trên đồi hoang
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ.
Thắp đèn khuya mà kể chuyện trăng tàn
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ?

Mình là thân Bồ-tát, quanh năm kinh kệ trai chay, thế sao bỗng nhiên một phút vội vã lại dám làm thân du thủ? Dám gác bỏ kệ kinh? Dám mở cuộc thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn?

Phải có nhìn thấy khuôn mặt khắc khổ chân tu của Tuệ Sỹ, mới kinh hoàng vì lời nói thăm thẳm đơn sơ nọ. Lời nói như ngân lên từ đáy sâu linh hồn tiền kiếp, từ một quê hương trên thượng du bao la rừng núi gió sương canh chiều nguyệt rung rinh trong đêm lạnh.

Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng

Mối tình rộng thả suốt biển non im lìm lạnh lẽo. Một hạt muối vẫn chưa tan. Một nếp u ẩn của lòng mình bơ vơ không gột rửa.

Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan

Ta tưởng như nghe ra “cao cách điệu” bi hùng của một Liệp Hộ, một Nerval, một chỗ trầm thanh nhất trong cung bậc Nietzche.

Thi nhân đã mấy phen ngồi ngó trăng tàn? Ngồi trên một đỉnh đá? Bốn bề rừng thiêng giăng rộng ngút ngàn màu trăng xanh tiếp giáp tới chân trời xa xuôi đại hải?

Đỉnh đá và hạt muối là hai chốn kết tụ tinh thể của núi và biển. Đỉnh đá quy tụ về mọi hương màu trời mây rừng rú. Hạt muối chứa chất cái lượng hải hàm của trùng dương. Đó là cái bất tận của tâm tình dừng sững tại giữa tuyết nguyệt phiêu du:

Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng

Một tiếng “buồn chăng” lơ lửng nửa như chất vấn, nửa như ngậm ngùi ta thán, dìu về cả một khúc tâm thanh đoạn trường:

Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân
Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh

Tiết nhịp lời thơ lại biến đổi :

Đếm tóc bạc
Tuổi đời
Chưa
Đủ
Bụi đường dài
Gót
Mỏi
Đi
Quanh

Tiết điệu rạc rời như gót mỏi đi quanh. Một tuổi đời chưa đủ? Một tuổi xuân chưa vừa? Một tuổi vàng sớm chấm dứt? Một tuổi “đá” sớm từ giã mọi yêu thương?

Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
Suối nguồn xa
Ngược nước
Xuôi ngàn

Bài thơ dừng lại. Dư âm bất tuyệt kéo dài trong đêm lữ thứ khép mình trong bốn bức tường với nhạt nhòa ủ rũ ngục tù.

Chỉ một bài thơ, Tuệ Sỹ đã trùm lấp hết chân trời mới cũ Đường Thi Trung Hoa tới Siêu Thực Tây Phương.

Xem ngay những bài 👉 Thơ Về Thanh Xuân, Tuổi Tác Hay

Viết một bình luận