Thơ Về Hà Tây: 30+ Bài Thơ, Ca Dao Tục Ngữ Hay Nhất 

Thơ Về Hà Tây ❤️️ 30+ Bài Thơ, Ca Dao Tục Ngữ Hay Nhất ✅ Giới Thiệu Đến Bạn Đọc Tuyển Tập Những Câu Nói, Các Mẫu Thuyết Minh Ấn Tượng.

Những Bài Thơ Về Hà Tây Hay Nhất

Ngày 1/8/2008, đó là ngày mà tỉnh Hà Tây được xác nhập chính thức vào thủ đô Hà Nội. Từ đó, tỉnh Hà Tây giờ đã trở thành một địa phận quan trọng không chỉ gắn liền cùng với các tỉnh miền Bắc khác mà còn có những đặc sản của riêng và cũng có những làng nghề nổi tiếng. Cùng Thohay.vn khám phá Những Bài Thơ Về Hà Tây Hay Nhất trong bài viết sau đây nhé.

Hà Nội rồi vẫn nhớ Hà Tây
Tác giả: Nguyễn Duy Cường

Hà Nội rồi, vẫn nhớ Hà Tây!
Ba Vì trời xanh, mây trắng lắm
Dòng Yến trong, cô gái đi chùa mắt trong
Búp măng khoả cho đất trời nghiêng ngả
Ai lên đò, về bến em không?
Hà Nội rồi vẫn nhớ Hà Tây…
Sông Nhuệ, Đáy, Hồng Hà tụ hội
Bao bến bờ xưa, búp cải lên ngồng
Hoa hoe vàng, tiễn người ra trận
Bến ở lại vẫn đợi vẫn mong
Đà giang uốn khúc chân Ba Vì cuộn sóng
Hợp dòng Lô về bến Trung Hà
Để người núi Tản, đau đáu “Thề non nước”
Hồng Hà, ngàn năm, cuộn đỏ phù sa
Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc
Nhuệ khí trời Nam, “Đại cáo bình Ngô”
Dòng sông Đáy in bóng tuổi thơ xuống tắm
Mớ rong rêu, quấn quýt quanh mình
Bãi ngô non, một thời xanh thắm
Mãi là nơi ký ức trốn tìm
Sông Đáy, đôi bờ Thanh Oai
Ứng Hoà, Chương Mỹ…
Thuyền kháng chiến, chuông chiều
Văn Cao viết “Làng tôi”
Pháp nhảy dù Vân Đình, mẹ mang thai chạy giặc
Để con nhớ năm sinh mãi trong đời
Hà Nội rồi vẫn nhớ Hà Tây
Ngày đi học, bàn chân xước cỏ
Cây muỗm cao, bóng mát những trưa hè
Một ngày đi, cây cao vọng mãi
Mắt dõi nhìn, bóng khuất mờ xa
Hà Nội rồi vẫn nhớ Hà Tây
Con đường về, giữa cánh đồng xanh thắm
Bên Mỹ Đức nắng lên, núi điệp khúc vàng
Hà nội rồi, vẫn sâu lắng Hà Tây
Bà ru cháu, võng trưa hè, kẽo kẹt
Câu ca dao, guốc võng hao mòn
Hà Nội rồi vẫn nhớ Hà Tây
Tháng sáu, nước như sôi, nắng lửa
Bắt cua đồng leo ngọn lúa
Nhớ tháng mười gió bấc se se
Đi dận rạ, đuổi bắt con cà cuống
Hà Nội rồi vẫn nhớ Hà Tây
Học trò Vân Đình, tuổi mười bảy
Lên chùa Hương leo núi
Cây gậy trúc, làm cây súng hành quân
Viết nên bài ca “Chiếc gậy Trường Sơn”
Đêm gió bấc tiếng còi tàu sâu thẳm
Bao chuyến tàu ga Phú Xuyên, ga Tía rời đi
Bao lớp bạn chúng tôi vào trận
Bao người lính đã không trở về
Hà Tây có một thời để nhớ…
Gói thuốc lá Ba Vì, đồng đội chia nhau
Cây bút Ba Vì trong ba lô chiến sĩ
Nơi miền quê vẫn đợi thư về
Hà Nội, nhớ những ngày khói lửa
“Hà Tây cửa ngõ Thủ đô
Cô gái suối Hai, chàng trai cầu Giẽ”
Anh phi công Hà Tây tung cánh bầu trời
Người Hà Tây tụ hội đất Lộc Ninh
Máu, nước mắt, mồ hôi, cho vị tiêu đậm sắc
Cho hương cà phê đắng, say nồng
Cho dòng cao su dẻo dai, nhựa trắng
Níu chân người như rượu men say
Hà Nội rồi, vẫn đau đáu Hà Tây
Ngày trở về, gặp dây trầu không ôm cây cau cũ
Tàu lá cong che ngọn trầu mềm
Ríu rít, mẹ con đàn chim sẻ
Chạnh lòng một chút với cố hương
Ai lại Ba Vì, “con bò vàng gặm cỏ”
Thăm đồng xanh, bắt “châu chấu đầu bằng”
Ai xao xuyến Tản Viên mây trắng
Cây gạo suối Yến nở đỏ tháng ba
Nơi ấy “cô gái chùa Hương” vẫn đợi
Anh lên đò về bến em không!

Xa rồi, Hà Tây!
Tác giả: chưa rõ

Bóng chiếc thoi đưa ánh mắt long lanh
Trời đất Hà Tây tay em dệt lụa
Sữa trắng Ba Vì, thóc vàng Khu Cháy
Hồn thơ Nguyễn Trãi dệt thành vần
Sông Tích sông Đà giăng lụa mênh mông

Đan Phượng ơi! Quê hương người gái đảm
Đồng hợp tác xanh tươi cấy cầy thẳng tắp
Anh phi công bàng hoàng ngỡ mình bay trên gấm vóc

Hà Tây! Cửa ngõ Thủ Đô!
Áo giáp chở che ngàn năm bền vững
Ngăn bầy giặc Mỹ vẩn đục bầu trời
Hà Tây! Vọng gác Thủ Đô!
Cô gái Suối Hai chàng trai Cầu Giẽ
Giữ lấy màu xanh biếc cho tấm lụa thanh thiên
Hà Tây…

Xứ Đoài
Tác giả: Hồng Thanh Quang

Nới tay ôm núi Tản
Mây đánh rơi ráng chiều
Lá trùm cây vạn tán
Nuốt vào lòng tiếng kêu

Không là suối mà reo
Không là chim mà hót
Không là gió mà theo
Ấu thơ đi hun hút

Đã biết chẳng còn em
Xứ Đoài nay đổi khác
Chận chập chững tìm đêm
Vô cớ mình muốn khóc

Nhớ hương tóc lá chanh
Nhớ vị môi thóc nếp
Lời hứa chắc như đinh
Yêu nhau là trọn kiếp

Đời cầm bằng chiêm bao
Lối về xưa thực khép
Trăng xứ đoài lên cao
Ánh vàng tan khói bếp

Làng cổ Đường Lâm
Tác giả: Bùi Minh Trí

Về thăm Làng Cổ Đường Lâm
Văn minh lúa nước thì thầm nét duyên
Ở đời có chí thì nên
Mạch nguồn tiên tổ nối liền hôm nay

Dù cho thời thế đổi thay
Lung linh dòng chảy đêm ngày thân thương
Hai Vua dân quý dâng hương
Cành đa, ruộng mật, miếu đường quanh năm

Ngõ nghèo gợi nhớ xa xăm
Đá ong mưa nắng dãi dầm quản chi
Từ đây dấn bước ra đi
Tâm hồng náo nức, gan thi với đời

Nước trong mạch sống giếng khơi
Một vành trăng sáng cho người ngẩn ngơ
Ngắm hàng duối cổ xanh mơ
Mà như thấy cả hồn thơ đất lành…

Về Đường Lâm
Tác giả: Trần Đình Nhân

Bạn đưa tôi về Đường Lâm
Xa xa thấp thoáng bóng Ba Vì
Đêm khuya chợt giấc neo làng cổ
Chìm nổi mấy hồi những dấu xưa

Đất Đường Lâm một chốn hai vua
Qua xóm nhỏ cũng vang hồn đất Việt
Nghe chuyện kể cụ Thám hoa đi sứ
Đối mặt người không nhục mệnh vua

Đất Đường Lâm bao thế kỷ đi qua
Vẫn hơi ấm mênh mang hồn cốt Việt
Bạn cày cấy cùng hũ tương nậm rượu
Vẫn không nguôi đèn sách văn chương

Một nước cờ vườn quýt sang ngang
Nghe xa xót tháng năm cuộn chảy
Mùa lễ hội như chiều hạ cháy
Để hoàng hôn rực sáng ban mai

Về Đường Lâm sông núi lao xao
Da diết quá lời ru của mẹ
Cuối chân trời bồng như sóng bể
Bóng cha về từ gió biển khơi

Có thể bạn sẽ cần 🌻Thơ Về Hà Nội🌻 hay ý nghĩa

Thơ Về Các Địa Danh Hà Tây Nổi Bật

Nhất định đừng bỏ qua các bài Thơ Về Các Địa Danh Hà Tây Nổi Bật.

Quê tôi
Tác giả: Bùi Thị Nhung

Đan Phượng cảnh sắc tuyệt vời
Gió vờn mây trắng lả lơi bồng bềnh
Đồng xanh trải rộng mông mênh
Sông Hồng sóng vỗ rập dềnh lao xao
Đan Phượng gái đảm tự hào
Tay cày, tay súng giương cao ngọn cờ
Xuân về mở hội làm thơ
Xanh tươi cảnh đẹp bốn mùa nở hoa
Tiếng chuông vang vọng ngân xa
Hội làng nhộn nhịp dân ta thắm tình
Đình làng thờ Thánh anh linh
Thành Hoàng ngự giá nặng tình nước non
Đình Ngọc Kiệu tạc dấu son
Ngàn đời con cháu sắt son phụng thờ
Nền xưa dấu tích hoang sơ
Đây chùa Bảo Tán đến giờ nguy nga
Đạo hữu, Phật tử gần xa
Về đây làm lễ tam tòa mười phương
Tự hào biết mấy quê hương
Cái nôi cách mạng thiên đường nơi đây

Động Hương Tích
Tác giả: Hồ Xuân Hương

Bày đặt kìa ai khéo khéo phòm
Nứt ra một lỗ hỏm hòm hòm.
Người quen cõi Phật chen chân xọc,
Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòm.
Giọt nước hữu tình rơi thánh thót,
Con thuyền vô trạo cúi lom khom.
Lâm tuyền quyến cả phồn hoa lại,
Rõ khéo trời già đến dở dom.

Về lại xứ Đoài
Tác giả: Thu Bồn

Về lại xứ Đoài
Lời ca dao mẹ hát tự ngàn xưa
Mũi hài cũ rêu im ngón lạnh
Mái chùa cong qua gió mưa
Có ngọn gió thả lơi bên vườn trúc
Phượng vĩ đốt trời ùn những nõn mây
Có một người em gái mới qua đây
Lửa phượng vĩ ửng hồng đôi má
Con đường đỏ cuốn bụi về thị xã
Đá ong còn rỗ mặt với thời gian
Đường cây xanh kỷ niệm chạy hai hàng
Dẫn tôi đến Sài Sơn, Bất Bạt
Mạ mộc tuyền rễ đâm móng vạc
leo từng bật thang năm tấn ứa mùa xanh
Dòng Tích Giang ngày tháng trôi nhanh
Còn lưu lại chút bùn tươi màu mỡ
Những cánh đồng trăn trở
Tôi tìm em trong hạt giống nảy mầm
Tôi tìm em trong nỗi nhớ lặng câm
Nỗi niềm con ong nhớ mật
như hạt giống cựa mình trong đất
Tôi về đây, lòng mẹ đón tôi về

Làng em
Tác giả: Tụ Vinh

Chiều chiều ra đứng Tam Quan
Ngó lên Gò Cấm, nhìn sang Ngõ Đình
Thương về xóm nhỏ xinh xinh
Quê em đó những mái tranh dịu hiền

Làng em tục gọi Tịnh Yên
Giữa thung lũng nhỏ bên triền Trường Sơn
Non xanh nước biếc rập rờn
Hoa hồng bướm thắm đua vờn mơn man

Khói lam chiều quyện mơ màng
Tre xanh bao bọc bốn làng liền dây
Đại An dần đến Hà Tây
Quá Bàu Trai đến làng này làng em

Hà Đông sát nách bên thềm
Bên dòng Vu, sóng êm êm vỗ về
Đò ngang nối mảnh hồn quê
Lúa đồng bắp bãi đi về xôn xao

Cồn dâu xanh biếc rạt rào
Nong tằm chín đỏ lụa thao óng vàng
Trước đồng đẹp biết cơ man
Lúa non mươn mướt bóng ngàn in soi

Rẫy đồi mấy cụm loai thoai
Sắn khoai óng mượt, mít xoài rờn xanh
Củ bùi trái ngọt ngon lành
Đã căng rướm mật còn thanh lịm đường

Thơm vàng ửng mọng ngát hương
Bồ quân, bồ nhợ trái vươn sai oằn
Bình minh đẹp nắng hồng giăng
Muôn chim ríu rít tung tăng liệng vành

Nhồng kêu sáo, khứu gọi oanh
Lại cô chà chiện mời anh chào mào
Dập dìu Thung Thắng, Vườn Trao
Bay ra Gò Mậu, liệng vào Thung Mây

Thương nhau bầy chẳng rời bầy
Bốn mùa tíu tít tình ngây ngất tình
Những ngày mưa nước mông mênh
Con rô, con chép đua tranh vẫy vùng

Bấy chầy Bàu Miếu nhớ nhung
Tràu thương con giếc về chung Bàu Quyền
Đẹp mùa trăng ước tơ duyên
Tìm đôi học nói, học chuyền ví von

Say sưa dưới bóng trăng tròn
Câu hò lời hẹn sắt son mặn mà
Nhịp chày giã gạo vang xa
Giọng hò khoan ngọt lịm hòa vọng theo

Sông khuya êm ả mái chèo
Chập chờn khua bóng trăng treo mạn thuyền
Tưởng chừng lạc bước cõi tiên
Này trăng này mộng này duyên này tình

Biết rằng đẹp, biết rằng xinh
Mà sao em thấy lòng mình xốn xang
Nhờ ai nên xóm nên làng
Em thừa hưởng lại chẳng màng dựng xây

Anh ơi! cùng với em này
Chung tay ta đắp ta xây làng mình.

Các Bài Thơ Viết Về Hà Tây Ngắn

Ngay sau đây Thohay.vn xin chia sẻ đến bạn đọc Các Bài Thơ Viết Về Hà Tây Ngắn.

Dư hương
Tác giả: Hàn Quốc Sinh

Hà Tây hỡi, chùa Hương xa vời vợi!
Đã bao năm tôi mới trở về thăm
Em đi lễ áo dài bay ngày hội
Mắt ai xinh đẹp tựa trăng rằm.

Về làng lụa Hà Đông
Tác giả: Nguyễn Đình Xuân

Về làng lụa Hà Đông
Người ơi má hồng
Tay mềm gió thu
Mây bay như sương vào phố.
Đường xưa ngõ nhỏ
Thôi ngón chân bấm mưa tháng bảy mùa Ngâu.

Em bây giờ ở đâu
Tơ trời dệt nỗi nhớ người xa xứ
Áo lụa nhớ ai mắt xa xăm làng cũ
Tiếng thoi mắc vầng trăng nghiêng
Níu anh vào miền thao thức
Xao xác tiếng gà tàn đêm…

Gửi bạn xứ Đoài xa xứ
Tác giả: Nguyễn Khôi

Mình chưa trở lại đồng Bương Cấn
Ngắm núi Sài Sơn mây trắng bay
Ba Vì đèo dốc tình hoang vắng
Ai người cứ ở mãi Sơn Tây ?

Rượu rót ra rồi … mình độc ẩm
Nâng ly mời bạn tận chân trời
Sông Đáy trơ lòng … mình soi bóng
Nỗi sầu cạn chén cũng đầy vơi.

Thôi rồi còn mãi là đôi mắt
Ở miệt Phú Yên tắt ánh chiều
Thăm thẳm trông về nơi Phủ Quốc
Dập dờn mây trắng một trời yêu.

Xứ Đoài
Tác giả: Ngô Văn Phú

Xứ Đoài đem trăng treo lên đồi
Núi tím, đồng xanh, sông đầy vơi
Tỉnh Sơn còn lại tường thành cũ
Sắc đá ong xưa cứ đỏ ngời…

Đừng vội bỏ qua tuyển tập ✨Thơ Tình Về Hà Nội✨ ý nghĩa nhất

Tuyển Tập Thơ Lục Bát Về Hà Tây Ý Nghĩa

Tiếp tục bài viết là Tuyển Tập Thơ Lục Bát Về Hà Tây Ý Nghĩa.

Thôi thì chờ nữa đợi thêm
Tác giả: Nguyễn Thái Sơn

Hai năm “Tử Nhật” Hà Tây
Rồi ra, cứ đến tiết này lại đau
Hội vui “quốc khánh” nước Tầu
Lại trùng với nỗi bể dâu Xứ Đoài

Vẫn áo nhuộm, vẫn ngô khoai
Sài Sơn núi lở, Suối Hai nước tràn
Còng lưng đá đẽo, mây đan
Bối Khê mẻ tượng, Trăm Gian xiêu chùa

Lụa tằm còn có ai mua ?
Nón Chuông chắn nắng che mưa mấy người ?
Bạc năm đánh đổi vàng mười
Mẹ ta khóc khóc cười cười giữa đêm

Thôi thì đợi nữa chờ thêm
Biết đâu chân cứng đá mềm. Biết đâu…
Bể dâu ngóng đợi bể dâu
Phượng hoàng rũ lửa, cất đầu, lại bay

Thôi đành ngóng tháng mong ngày
May ra lại có Chúa ngay, Tôi hiền
Sơn Thần về lại Tản Viên
Lại vuông tròn, hết oan khiên Xứ Đoài !

Thăm Mỹ Đức
Tác giả: Trịnh Tiến Hòa

Về thăm Mỹ Đức hôm nay
Bồi hồi nhớ lại những ngày năm xưa
Kháng chiến chống Pháp bấy giờ
Cơ quan sơ tán ở nhờ nhà dân
Bom rơi, đạn nổ, giặc càn
Lòng dân là một đại ngàn chở che
Nhớ sao Yến Vỹ, Đục Khê
An Phú, Vài, Ải, Đình Lê, Cát, Trù
Chữ rằng nên nghĩa chuyến đò
Mà đây đùm bọc, chở che tháng ngày
Ăn quả nhớ người trồng cây
Nhớ dân Mỹ Đức những ngày chiến tranh
Đổi mới xin chúc tiến nhanh
Huyện nông thôn mới ghi danh bảng vàng

Gió thu tình nghĩa một nhà
Tác giả: Nguyễn Thị Phượng

Bốn phương ta đã về đây
Đồng tâm góp sức dựng xây nghĩa tình
Câu lạc bộ – tựa gia đình
Cùng chung lý tưởng chân tình đẹp tươi
Đan Phượng Hoài Đức rạng ngời
Bắt tay xây dựng sân chơi chân thành
Hán nôm thơ phú thanh danh
Xuân qua hạ tới – tuổi xanh qua rồi
Gió Thu trong sáng tuyệt vời
Cùng chung lý tưởng sáng ngời từ đây
Văn chương thơ phú xum vầy
Lời ca tiếng hát tràn đầy vấn vương
Ngân lên khúc hát lạ thường
Gió Thu chan chứa tình thương yêu đời
Bên nhau trao những nụ cười
Hán nôm – thư pháp rạng người lòng ta
Bạn bè dù ở gần xa
Về đây sum họp với nhà Gió Thu

Chùm Thơ Về Người Hà Tây Sâu Sắc

Nhất định đừng bỏ qua trọn bộ Chùm Thơ Về Người Hà Tây Sâu Sắc.

Hà Tây yêu dấu
Tác giả: Hoàng Lê Dũng Sỉ

Hà Tây nơi tôi đến hai bên bờ có xanh lá úa vàng
Ở nơi đây ngày nắng nhạt vườn thơ tôi tuổi đã già
Nỗi nhớ e anh sống sao cho vừa giong sông ki niệm
Nỗi nhớ mong xin gửi gió ngàn bay vút trời xanh
Chờ ngày nắng nhạt lại trôi đi mua tới én bay lượn
Cuộc sống thôn qua ấm áp dần
Noi đây nhiều cảnh đẹp xao xuyến lòng tôi bước chân vào

Nhớ về quê lụa
Tác giả: Nguyễn Đỗ Thuỳ Dương

Mưa giăng giăng hàng cây
Mưa miệt mài lối phố
Gió ướt lạnh vai gầy
Buồn ngập ngừng qua ngõ!

Bao năm rồi cách trở
Thương nhớ những con đường
Mưa xạc xào lá rụng
Mùa Thu vàng quê hương.

Hà Tây mình xa quá
Vời vợi hỡi xứ Đoài
Lúa xanh thì con gái
Dâu ngút ngàn Hôm, Mai?

“Suối Hai” rì rào hát
Thì thầm mãi lời thơ
“Cầu Giẽ” chiều nay vọng
Tiếng ca ngân Nhị Hà?

Gấm vóc mình quê Lụa
Qua năm tháng dãi dầu
Lúa xanh thì con gái
Óng mượt mà nương dâu…

Tạm biệt Hương Canh
Tác giả: Hoàng Tố Nguyên

Tiễn anh đến ga, em tất tả quay về
Nón nguỵ trang lá rám nắng hè
Phía Hà Tây ran từng tràng cao xạ
Đồng chống Mĩ đang mong từng dảnh mạ
Kẻng đội mình sắp sửa vang ngân
Em phải về cho kịp buổi ra quân!
Tàu chuyển bánh… Anh không ngoái lại
Mặc cánh bàng trước sân ga vẫy mãi
Anh nhìn về xanh thẳm rặng tre xa
Nơi con tàu hăm hở sắp đi qua…

Nơi ấy – làng ta trở thành chiến luỹ
Lớp mẫu giáo tập bài ca đánh Mĩ
Ngõ ba thôn nối lại một đường hào
Trên hố phòng không nhún nhảy nôi chao
Cháu ta ngủ dưới lùm ổi chín
Bên ngọn súng trường đợi giờ lên tiếng!

Nơi ấy – quê ta đỏ lửa đêm ngày
Mũi giáo búp đa chất cạnh lưỡi cày
Vại loáng màu men, gang hồng khuôn đúc
Bên hũ muối, bì ngô phòng lụt
Chum gạo miền Nam thao thức hương chiêm
Lễ cưới bắt đầu trong cảnh nhá nhem
Sau buổi làm đồng, trước giờ đến lớp
Bà móm mém nhai miếng trầu chưa giập
Chúc cô dâu chóng vững tay cày…
Em ơi
Đây riêng chúng mình đưa tiễn chiều nay!
Xin chào nhé, sông Cà Lồ đục mùa cá bột
Cái nắng trung châu thoảng mùi mít mật
Chào Hương Canh chất phác lòng người
Thắm như lạc già tách vỏ giữa sân phơi!
Tàu đi xa… Anh còn ngoái lại
Hỡi chiếc nón trên đồng xa vẫy mãi,
Em chẳng đến tháng ngày xạm khói chiến tranh
Anh ra đi giữa tít tắp màu xanh
Có phải tình em theo chân thầm nhắc:
– Phản lực Mĩ vẫn hoen trời Vĩnh Phúc
Mái đình Hương vẫn vững dáng rồng xưa
Với thế nhân dân đối mặt kẻ thù!

Mời bạn tham khảo thêm 🌻Bài Thơ 36 Phố Phường🌻 hay và ý nghĩa

Tuyển Tập Thơ Về Con Gái Hà Tây Thú Vị

Có thể các bạn sẽ yêu thích Tuyển Tập Thơ Về Con Gái Hà Tây Thú Vị.

Gái đảm quê tôi
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Qúy

Hà Tây đất mẹ quê tôi
Đan Phượng gái đảm sinh sôi anh hùng
Bao năm đánh giặc lẫy lừng
Chị em sản xuất không ngừng vươn lên
Chiến đấu hăng hái vững bền
Tay cày, tay súng ghi tên sổ vàng
Những năm vất vả gian nan
Chồng đi đánh giặc lo toan đủ đầy
Giữ cho chọn nghĩa sum vầy
Mẹ già con nhỏ đường cày thẳng thèm
Đựu con trước ngực cho êm
Sau lưng khẩu súng vai bên vác cày
Niềm vui mãi được đong đầy
Đón chồng giải phóng đến nay trở về

Nay một gia đình
Tác giả: Trần Vương Luyện

(Tặng phụ nữ Sơn La – Hà Tây)

Khi tôi còn nhỏ
Nghe lời mẹ cha
Kể về miền xuôi
Rất xa, rất xa…

Nay tôi khôn lớn
Đã nhìn nhận ra
Miền xuôi, miền ngược
Không xa, không xa

Hà Tây quê lụa
Cửa ngõ Thủ đô
Ở đâu ta cũng
Con, cháu Bác Hồ

Rất xa thuở trước
Không xa thời nay
Núi rừng kêu gọi
Chị đến đất này

Vùng kinh tế mới
Đất ngọc Sơn La
Chị lên xây dựng
Không quản ngại xa

Làm giàu, làm đẹp
Cho Tổ quốc mình
Có tôi, có chị
Thắm nghĩa, thắm tình

Tôi là người Thái
Chị là người Kinh
Ngược xuôi cách trở
Nay một gia đình

Thơ Về Con Trai Hà Tây Chọn Lọc

Xin tổng hợp cho bạn đọc thêm danh sách những bài Thơ Về Con Trai Hà Tây Chọn Lọc.

Nhớ Hà Tây!
Tác giả: Bùi Thế Đồi

Em hỏi Anh: “Anh người Hà Nội?”
Anh gật liền nhưng lại lắc đầu ngay
“Sao vậy Anh? Em không thể hiểu?”
“Hãy nghe Anh! Anh sẽ giãi bày”!
…Mười năm trước, đây không là Hà Nội
Gọi Hà Tây, mảnh đất hữu tình
Có phải cứ nhà cao thành Hà Nội?
Đường chồng phố, phố lại hóa thành sông!
Có phải cứ ồn ào là Hà Nội?
Người ngắm người, em có thích hay không?
Hay em thích ngắm bờ đê trải rộng
Những cánh đồng, dào dạt gió hát ca!
Mơ một ngày Hà Nội lại chia ra,
Phố phường kia Anh nhường cho Hà Nội
Em có theo Anh về đây sum hội
Và cùng anh ca Quê lụa Hà Tây!

Nhất định đừng bỏ qua 💚 Thơ Về Hồ Tây 💚 đầy đủ nhất

Tuyển Tập Thơ Tình Về Hà Tây Lãng Mạn

Nếu bạn đang tìm kiếm Tuyển Tập Thơ Tình Về Hà Tây Lãng Mạn thì cùng tham khảo những bài thơ sau nhé! 

Áo lụa Hà Đông
Tác giả: Nguyên Sa

Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng

Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn
Mà mùa thu dài lắm ở chung quanh
Linh hồn anh vội vã vẽ chân dung
Bày vội vã vào trong hồn mở cửa

Gặp một bữa anh đã mừng một bữa
Gặp hai hôm thành nhị hỉ của tâm hồn
Thơ học trò anh chất lại thành non
Và đôi mắt ngất ngây thành chất rượu

Em không nói đã nghe lừng giai điệu
Em chưa nhìn mà đã rộng trời xanh
Anh đã trông lên bằng đôi mắt chung tình
Với tay trắng em vào thơ diễm tuyệt

Em chợt đến, chợt đi, anh vẫn biết
Trời chợt mưa, chợt nắng chẳng vì đâu
Nhưng sao đi mà không bảo gì nhau
Để anh gọi, tiếng thơ buồn vọng lại

Để anh giận mắt anh nhìn vụng dại
Giận thơ anh đã nói chẳng nên lời
Em đi rồi, sám hối chạy trên môi
Những ngày tháng trên vai buồn bỗng nặng

Em ở đâu, hỡi mùa thu tóc ngắn
Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Giữ hộ anh bài thơ tình lụa trắng

Em áo lụa Hà Đông
Tác giả: Bùi Minh Trí

Hà Đông dấu xưa
ngàn dâu xanh ngát
Như tình thuỷ chung, màu sắc chẳng phai
Nét cong nền nã thon thả tóc dài
Em chăm con tằm, cho tằm ăn rỗi

Từ một nong tằm
thành chín nén tơ em đổi
Em ngồi đưa thoi, thu hút hồn ai
Sông Nhuệ hiền hoà chảy phía tương lai
Vạn Phúc mộng mơ,
em áo lụa dài duyên dáng

Con hẻm bình yên,
gói vào năm tháng
Mặc đời bon chen cánh cổng vô tư
Để nhớ để thương cái màu lụa trắng mượt mà
Dấu xưa xót xa nỗi niềm khung dệt

Giờ đây cao tầng,
cửa hàng mọc lên chi chít
Máy móc thay vào năng suất gấp mười
Lụa pha mất đi nét son một thời
Lòng thầm tiếc thay cái nôi mộc mạc.

Ta của xứ Đoài
Tác giả: Nguyễn Việt Chiến

Thanh thản ruộng đồng thanh thản quê
Trời nóng mây biếc rủ nhau về
Sông quê thiêm thiếp đôi bờ cỏ
Mơn mởn mùa trăng giăng gió mê

Ta của Xứ Đoài, ta của em
Đồng đang cỏ mật, hồ đang sen
Chiều đang sông Đáy mùa lên bãi
Nắng đã Ba Vì, mây Tản Viên

Ta học mùa xuân cách tặng hoa
Đến nở cùng em dưới mái nhà
Hồn quê mộc mạc trong hoa cỏ
Ta bờ bến cũ, Em – phù sa

Sông dài mưa bụi chảy trong mơ
Ta học sông quê cách yêu bờ
Mùa đi thăm thẳm bao khao khát
Lúc vỗ về em, lúc sóng xô

Ta học cô đơn cách giãi bày
Tìm lời tâm sự với heo may
Học cây cách nhớ chim tu hú
Để vắng xa kia gió lấp đầy

Thơ Về Ẩm Thực Hà Tây Đặc Sắc

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tuyển tập Thơ Về Ẩm Thực Hà Tây Đặc Sắc.

Nguồn: sưu tầm

Xuy xoa xuy xuýt
Bán quýt chợ Đông
Bán hồng chợ Tây
Bán mây chợ Huyện
Bán xuyến chợ Đoài
Ai vào mà mua

Muốn ăn cơm trắng cá trê
Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông

Cập nhật thêm cho bạn đọc 🌿 Thơ Lục Bát Về Ẩm Thực 🌿 với nhiều bài thơ đặc sắc

Thơ Lục Bát Về Học Tập

Chùm Thơ Về Đặc Sản Hà Tây Độc Đáo

Cùng thưởng thức Chùm Thơ Về Đặc Sản Hà Tây Độc Đáo.

Nguồn: sưu tầm

Đù cha cái đất xứ Đoài
Cơm ăn thì ít, ngô khoai thì nhiều

Nón này em sắm ở đâu
Dọc ngang mấy thước, móc khâu mấy lần
Em mà đáp được như thần
Thì anh trả nón đưa chân anh về
– Nón này em sắm chợ Giầu
Dọc ngang thước rưỡi, móc khâu năm đường
Nón này chính ở làng Chuông
Làng Già lợp nón, Khương Thường bán khua
Hà Nội thì tết quai tua
Có hai con bướm đậu vừa xung quanh
Tứ bề nghiêng nón chạy quanh
Ở giữa con bướm là hình ông trăng
Nón này em sắm tiền trăm
Ai trông cái nón ba tầm cũng ưa
Nón này che nắng che mưa
Nón này để đội cho vừa đôi ta
Nón này khâu những móc già
Em đi thử nón đã ba năm chầy
Muốn em chung mẹ chung thầy
Thì anh đưa cái nón này em xin.

Bài Thơ Về Hà Tây Đi Em Bất Hủ

Bên dưới là Bài Thơ Về Hà Tây Đi Em Bất Hủ mà bạn đọc không nên bỏ lỡ! 

Về Hà Tây Đi Em
Tác giả: Đoàn Bổng

Về Hà Tây đi em
Có bao con đường quen
Đường Thường Tín yêu thương
Kỷ niệm phút giận hờn.

Đường Chùa Hương xa xanh
Yến oanh đi trẩy hội
Tìm về chốn linh thiêng
Chọn ngày lành nên duyên.

Về Hà Tây đi em
Một đời ta không quên
Tiếng ru ầu ơ êm đềm
Thoáng thơm hương lúa quê mình
Sông Tích Sông Đáy lượn quanh
Con sông tắm mát đời ta.

Người Hà Tây quê ta
Nguồn tài nguyên thi ca
Đất thiêng rạng danh anh tài
Núi sông ghi nhớ muôn đời
Ai đó không có tình quê
Như cây mất rễ người ơi…

Lưu lại ngay tuyển tập 💚 Ca Dao Tục Ngữ Về Hà Nội 💚 đầy đủ nhất

Thơ Thả Thính Về Hà Tây Vui Nhộn

Dành tặng bạn đọc của Thohay.vn những bài Thơ Thả Thính Về Hà Tây Vui Nhộn.

Em về thưa với mẹ cha
Mua gỗ sông Bứa làm nhà sông Thao
Nước sông Thao biết bao giờ cạn
Núi Ba Vì biết vạn nào cây
Em hiền lấy được anh đây

Em như hòn núi Ba Vì
Rộng thì bốn biển, hẹp thì trôn kim
– Anh như con chim con con
Ngày dạo chơi bốn biển, tối về non hắn nằm
Anh thương em đứt ruột con tằm
Quyết xe săn mũi chỉ để xỏ nhằm cái trôn kim

Cô kia đi chợ Hà Đông
Để anh kết ngãi vợ chồng cùng đi
Anh đi anh chẳng mua gì
Anh mua chỉ thắm đem về xe dây

Tuyển Tập Thơ Vui Về Hà Tây Hài Hước

Chần chừ gì nữa mà không xem ngay Tuyển Tập Thơ Vui Về Hà Tây Hài Hước.

Em là con gái chợ Đơ
Hái rau lú bú ngẩn ngơ bên đường
Ví dù anh có lòng thương
Mời anh mua thử dưa hường về ăn

Bố vợ là vớ cọc chèo
Mẹ vợ là bèo trôi sông
Chàng rể là ông Ba Vì

Bên này sông anh lập cảnh chùa Tân Thiện
Bên kia sông anh lập cái huyện Hà Đông
Cái huyện Hà Đông để cho Bao Công xử kiện
Cái chùa Tân Thiện nhiều kẻ tu hành
Bạn mình ơi, chim kêu dưới suối trên nhành
Qua không bỏ bậu, sao bậu đành bỏ qua?

Mời bạn tham khảo thêm về chùm 🌷Thơ Về Mùa Thu Hà Nội 🌷 những bài hay nhất

Ca Dao Về Hà Tây Nổi Tiếng

Nhất định đừng bỏ lỡ tuyển tập Ca Dao Về Hà Tây Nổi Tiếng.

Hà Tây cửa ngõ thủ đô
Lợi dụng sương mù bắn máy bay ta

Xứ Nam nhất chợ Bằng Gồi
Xứ Bắc Vân Khám, xứ Đoài Hương Canh

– Đường về phủ Quảng thì xa
Ai về Vật Lại với ta cho gần
Hay còn sợ sỏi đau chân
Để anh mua dép chín lần em đi.
– Anh về Vật Lại làm chi?
Xung quanh những núi, tứ vi những đồi
Anh về phủ Quảng cùng tôi
Sáng thì đi học, chiều coi đánh cờ.

Nhất cao là núi Ba Vì
Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn

Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng
Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông

Em nay buôn chỉ bán tơ
Buôn ngọn sông Bờ, bán ngọn sông Thao
Nước sông Thao biết bao giờ cạn?
Núi Ba Vì biết vạn nào cây!

Ca Dao Tục Ngữ Về Hà Tây Ngắn Hay

Chia sẻ cho bạn đọc những câu Ca Dao Tục Ngữ Về Hà Tây Ngắn Hay.

Nắng Sơn Tây, mây Ba Vì

Chẳng vui cũng thể hội Thầy
Chẳng trong cũng thể hồ Tây xứ Đoài

Ra đi nhớ cháo làng Ghề
Nhớ cơm phố Mía, nhớ chè Đông Viên

Dù ai chồng rẫy, vợ chê
Bánh giầy Quán Gánh thì về với nhau
Ăn trước thì bảo người sau
Già ăn trẻ lại, gái mau đắt chồng

Gương kia nỡ để bụi nhòa
Sông có Nhị Hà núi có Tản Viên
Thề kia sao để lỡ duyên
Trăng còn soi mãi vùng sen Tây Hồ

Yêu lắm làm chi
Nhớ lắm làm chi
Khi xưa anh nói đổ núi Ba Vì
Bể Đông cạn nước anh cũng nằm kề bên em
Ai xui anh cắt đường duyên
Để em chịu nỗi đắm thuyền bên sông

Đón đọc tuyển tập 🌼Thơ Về Mùa Đông Hà Nội🌼 những bài hay và đặc sắc nhất

STT Về Hà Tây Ấn Tượng

Có thể bạn sẽ cần đến những dòng STT Về Hà Tây Ấn Tượng.

  • Gửi đến Hà Tây một tấm chân tình của người lữ khách, ngày ngày vẫn mải miết chạy theo nhịp sống hối hả ngoài kia. Để đôi lần bước chân lỗi nhịp, mệt mỏi đi tìm cho mình một giấc mộng riêng. Bất chợt gặp Hà Tây – vùng ngoại ô thanh bình của Hà Nội, lòng nao nao dâng tràn những cảm xúc yêu thương. Rất tự nhiên.
  • Hà Tây có hương vị riêng của đụn rơm ven đường, của lúa chín thoang thoảng, của dòng sông cá tôm ‘nhảy nhót’ vui đùa, của màu rêu in lên tường cổ, của giọt mồ hôi rơi trên nụ cười ấm áp như ngọn lửa nhỏ giữa trời đông. Trái tim lại thổn thức, khi những ngày lễ đang đến gần, thèm lắm được về Hà Tây, một lần nữa.
  • Trong ký ức của tôi, cái tên Hà Tây không chỉ là quê hương mà còn là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, chan chứa kỷ niệm, tình cảm, yêu thương…
  • Hà Tây xưa được biết đến với đất trăm nghề Thường Tín, với áo lụa Hà Đông, với đất hai Vua Đường Lâm, với Hát Môn lịch sử… nhưng tôi thấy nơi đây còn có một “di sản” khác, đó chính là âm nhạc.
  • Dù hiện nay tỉnh Hà Tây không còn tồn tại trên địa giới hành chính nhưng những ca khúc về vùng đất này thì hàng ngày, hàng giờ vẫn đang vang vọng trong tâm trí mỗi người, vẫn có sức sống lâu bền cùng thời gian và là niềm tự hào lớn lao của “người dân quê lụa” mỗi khi hát lên, mỗi khi kể với bạn bè về quê hương mình.
  • Với bao thăng trầm Hà Tây quê lụa vẫn sống, vẫn trường tồn và còn xanh mãi với thời gian.
  • Mảnh đất kỳ tích này, địa linh nhân kiệt, mang khí thiêng sông núi. Đất cỗi cằn đá ong nhưng sao mía nơi này lại ngọt? Nơi đó có ngô non, lạc luộc, cá kho gừng, cơm nếp, rượu gạo, nhà tre mái rạ, tường đất đá ong, giàn mướp, giếng đồi… và cả cái thổ âm không có thanh huyền của vùng Ba Vì hồn hậu.

Những Câu Nói Hay Về Hà Tây

Mời bạn đọc xem thêm Những Câu Nói Hay Về Hà Tây.

  • Dù là cái nắng hè gay gắt hay cơn mưa dầm ướt hết vôi vai ai, Hà Tây vẫn ở đó, qua bao năm tháng, giữ mãi một góc nhỏ trong lòng người du khách. Dẫu cho thế giới ngoài kia có xoay chuyển, mệt mỏi đến đâu thì mỗi lần gặp lại Hà Tây – người bạn cố hương thưở hàn vi, tự dưng lòng bỗng nhẹ tênh và ấm áp đến lạ kỳ. Bởi vi có Hà Tây, Hà Nội mới thanh bình đến vậy.
  • Câu “Hà Tây quê lụa” có lẽ khởi nguồn từ làng dệt lụa cổ truyền có tên là Vạn Phúc. Đây là một ngôi làng rất nổi tiếng với nghề dệt lụa lâu đời bậc nhất Việt Nam.
  • Làng lụa Vạn Phúc ngày nay đã trở thành một trong những địa danh thu hút khách du lịch phương xa về thăm và tìm hiểu các làng nghề truyền thống của Hà Nội.
  • Trước khi thuộc về Hà Nội, Hà Tây là một tỉnh rất giàu tiềm năng du lịch. Với địa hình bao gồm cả miền núi và đồng bằng, có nhiều hồ, sông, suối và hang động.
  • Hà Tây chỉ đứng sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh về số di tích lịch sử được công nhận. Ngoài ra, với 200 làng nghề truyền thống với những sản phẩm đặc sắc như lụa Hà Đông, nón làng Chuông, tò he Xuân La, làng Việt cổ Đường Lâm – đất “hai vua” nổi tiếng, thành cổ Sơn Tây, xứ Đoài mây trắng trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long xưa… thì Hà Tây xứng danh miền đất văn hiến đáng tự hào.
  • Hà Tây đã trải qua bao lần tách nhập, từ 1965 – 1975, 1991 – 2008. Rồi không chỉ Hà Tây, mà biết bao miền đất trên cả nước đều trải qua những lần tách – nhập, biết bao địa danh đã đổi tên, tất cả chỉ nhằm mục đích phù hợp hơn với thời đại mới, với sự phát triển của đất nước, con người.

Mời bạn xem thêm về ❤️️ Thơ Về Hà Giang ❤️️ ý nghĩa nhất

Các Mẫu Thuyết Minh Về Hà Tây Đặc Sắc

Cuối cùng là Các Mẫu Thuyết Minh Về Hà Tây Đặc Sắc.

Mẫu Thuyết Minh Về Hà Tây Hay Nhất

Hà Tây trước khi chấm dứt tồn tại bao gồm 2 thành phố là:

  • Thành phố Hà Đông (được chuyển từ “thị xã” theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12 năm 2006).
  • Thành phố Sơn Tây (được chuyển lên thành phố vào ngày 2 tháng 8 năm 2007 theo NĐ số 130/NĐ- CP của Chính phủ).

Tỉnh Hà Tây được thành lập ngày 1 tháng 7 năm 1965 theo Quyết định số 103-NQ-TVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 21 tháng 4 năm 1965 trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Sơn Tây và Hà Đông.

Ngày 27 tháng 12 năm 1975 hợp nhất với tỉnh Hòa Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình. Năm 1978 hai thị xã Sơn Tây và Hà Đông, 5 huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức của tỉnh Hà Sơn Bình cùng một số xã của các huyện Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Oai, Thường Tín được chuyển về Hà Nội. Tuy nhiên thị xã Hà Đông vẫn tạm thời là tỉnh lỵ tỉnh Hà Sơn Bình.

Theo Nghị quyết của Quốc hội khóa VIII kỳ họp thứ 9 ngày 12 tháng 8 năm 1991, tỉnh Hà Tây được tái lập và 5 huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức cùng 2 thị xã Sơn Tây và Hà Đông được trả về cho Hà Tây, tổng cộng có 2 thị xã và 12 huyện. Khi đó tỉnh có diện tích là 2.169 km², với dân số 2.086.926 người.

Hà Tây có trên 200 làng nghề với những sản phẩm đặc sắc và được nhiều người ưa chuộng như lụa Vạn Phúc, sơn mài – Duyên Thái, tiện gỗ – Nhị Khê, thêu – Quất Động, nón Chuông, quạt Vác, khảm trai Chuyên Mỹ, hàng mây tre Phú Vinh, đồ mộc Chàng Sơn, Sơn Đồng, may Trạch Xá, đàn Đào Xá v.v.

Hà Tây là tỉnh giàu tiềm năng du lịch. Với địa hình giao thoa giữa miền núi và đồng bằng, Hà Tây có nhiều hồ, suối và hang động. Hà Tây là tỉnh có 2 trong số 21 khu du lịch quốc gia đó là Chùa Hương và Khu du lịch Ba Vì. Về số di tích lịch sử được công nhận Hà Tây chỉ đứng sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Các địa chỉ du lịch có: Vườn quốc gia Ba Vì, ao Vua, Khoang xanh, suối Hai, Đồng Mô, Thiên Sơn – Suối Ngà (suối Ổi), Suối Ngọc – Vua Bà, Bằng Tạ, Đầm Long, hồ Quan Sơn, Đồng Xương, Văn Sơn, lăng Ngô Quyền, lăng Phùng Hưng, thành cổ Sơn Tây, lễ hội Chử Đồng Tử (ngày 30/3 ÷ 1/4 (âm lịch) hàng năm, tại xã Tự Nhiên, Thường Tín, Hà Tây).

Mẫu Thuyết Minh Về Hà Tây Đặc Sắc

Dẫu trên bản đồ hành chính, cái tên Hà Tây không còn tồn tại, nhưng nó vẫn in sâu trong bao thế hệ người, như một người bạn tâm tình chẳng thể buông tay. Có đôi lần, người ta nhớ nhung về hai từ Hà Tây thân thương, mà bật lên thành tiếng, trọn vẹn. Hà Tây – cửa ngõ của Thủ đô, vẽ lên bức họa sơn thủy, không quá mỹ miều, hết sức bình dị và mộc mạc, dễ dàng mang đến cảm giác thân quen, dù chỉ mới gặp lần đầu. An nhiên một góc nhỏ để tâm hồn được lắng nghe hơi thở của đất trời, tự tại.

Hà Tây có những con đường khác hẳn với dòng xe cộ nối đuôi nhau giữa lòng Hà Nội. Hà Tây lối nhỏ quanh co đất đỏ dẫn đường lên khu rừng xanh mát hay ngõ làng rì rào bóng mát của tre, tất cả đều mang lại hương vị riêng, để khi đứng trên vùng đất thanh bình, đôi môi khẽ nụ cười, hít hà luồng khí trong lành đang căng tràn lồng ngực.

Một trong những điểm khá gần và lý tưởng ở Hà Tây mà du khách có thể tham quan để hiểu thêm về vẻ đẹp truyền thống của làng quê Việt, đó chính là làng cổ Đường Lâm.

Làng Đường Lâm nay thuộc huyện Sơn Tây, cách Thủ đô Hà Nội chừng 50km, vẫn còn giữ được vẻ đẹp tự rất lâu của cha ông ngày trước. Từ cây đa, bến nước, đình làng đã nằm lòng trong thi ca giờ đây hiện lên một cách chân thực và vô cùng sống động ở Đường Lâm. Đường Lâm có đến 956 ngôi nhà truyền thống mái dốc, căn nhà có tuổi thọ lâu đời nhất tới 400 năm. Về Đường Lâm những ngày mùa, du khách sẽ cảm nhận được mùi lúa phảng phất khắp mọi nơi, thảm rơm vàng phủ lên Đường Lâm hòa cùng sắc đỏ cũ kỹ, hồn quê mộc mạc thân thiết đây rồi!

Là ngọn núi tổ của nước Việt, Ba Vì giờ đây vẫn luôn khiến người lữ hành khắc khoải những mong chờ, được khám phá và chiêm nghiệm. Khí hậu mát mẻ quanh năm, khu rừng nguyên sinh nhiều động thực vật quý hiếm và những ngôi biệt thự ‘sang chảnh’ kiểu Pháp hứa hẹn đem lại giây phút tịnh dưỡng hoàn hảo cho du khách. Từ những đỉnh đồi hay núi ở Ba Vì, du khách có thể nhìn thấy khung cảnh rộng lớn và đẹp mắt ở phía dưới tầm mắt. Miên man một thế giới riêng cho mình.

Có một khu rừng khác mà khi đến, du khách sẽ tưởng chừng như mình đang lạc bước thiên thai, chân vừa đi qua cửa ngõ của thế giới thần tiên trong huyền thoại, đó chính là rừng nguyên sinh Bằng Tạ. Nơi đây cách Hà Nội chừng 65km về phía Tây, có hồ nước rộng thơ mộng đầy sen, có khu rừng xanh ngắt từ từ chuyển vàng hết sức trữ tình vào mùa thu cùng nhiều bãi cỏ mênh mông, đi hoài không hết. Đến Bằng Tạ, du khách có thể leo lên lưng ngựa, thám hiểm trong rừng sâu để ‘biến hành’ thành nhân vật trong câu chuyện cổ tích. Gần rừng nguyên sinh Bằng Tạ không xa là hồ suối Hai và khu du lịch Ao Vua, thuận tiện để kết hợp tham quan trong ngày.

Một trong những điểm nhất định không thể bỏ qua khi nhắc đến Hà Tây, chính là thắng cảnh Hương Sơn. Dường như cái tên suối Yến, động Hương Tích gắn liền với lễ hội chùa Hương đã chẳng còn xa lạ. Dòng nước trong lành đỏ rực màu hoa gạo tháng 3 hay sắc hồng lãng mạn của súng khi thu về trên suối Yến để người lữu hành cứ thế ngẩn ngơ trước khi bước vào động Hương Tích bí ẩn và huyễn hoặc. Khỏi phải nói, bức tranh non nước mà Hương Sơn mang lại hữu tình đến nhường nào. Cứ thử một lần, chắc chắn sẽ không bao giờ hối hận.

Viết một bình luận