Bạn đã biết về nội dung, ý nghĩa, những giai thoại của sự tích Bà Chúa Xứ chưa? Nếu chưa biết thì hãy xem ngay bài viết sau đây ngay nhé.
NỘI DUNG CHÍNH
Bà Chúa Xứ là ai ?
Bà Chúa Xứ, còn được gọi là Chúa Xứ Thánh Mẫu, là một vị thần nữ rất nổi tiếng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam, đặc biệt phổ biến ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Miếu Bà Chúa Xứ nằm ở chân núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, là một địa điểm hành hương quan trọng và thu hút hàng triệu lượt khách mỗi năm.
Truyền thuyết về Bà Chúa Xứ
Theo truyền thuyết, tượng Bà Chúa Xứ được phát hiện trên đỉnh núi Sam và được dân làng khiêng xuống để thờ cúng. Có nhiều câu chuyện khác nhau về nguồn gốc của Bà, nhưng phổ biến nhất là câu chuyện về việc Bà giúp bảo vệ dân làng khỏi giặc ngoại xâm
Ý nghĩa và tín ngưỡng
- Bà Chúa Xứ được coi là vị thần bảo hộ, mang lại bình an và may mắn cho người dân. Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ, diễn ra từ ngày 23 đến 27 tháng 4 âm lịch hàng năm, là một trong những lễ hội lớn nhất ở miền Tây Nam Bộ, thu hút rất nhiều người đến tham gia cầu nguyện và cúng bái
Lịch Sử Hình Thành Miếu Bà Chúa Xứ
Theo ghi chép, miếu Bà được xây dựng vào những năm khoảng đầu thế kỷ XVIII bằng nguyên vật liệu đơn sơ. Về sau năm 1870, ngôi miếu được xây dựng lại bằng gạch hồ ô dước.
Đến năm 1962 thì tiếp tục được được tu sửa khang trang bằng đá miểng và lợp ngói âm dương. Ba năm sau đó (1965), miếu Bà được Hội quý tế cho xây nới rộng nhà khách và làm hàng rào nhà chính điện của ngôi miếu.
Tiếp tục đến năm 1972, hai kiến trúc sư nổi tiếng là Huỳnh Kim Mãng và Nguyễn Bá Lăng đã tái thiết lớn ngôi miếu trên bảng vẽ của mình trong khoảng thời gian 4 năm trên một dáng vẻ mới rất uy nghi đầy lộng lẫy.
Từ năm 1976 trở đi, Miếu Bà được nhiều lần mở rộng, trùng tu và xây dựng. Đến nay, sau bao kiến thiết, ngôi miếu có tổng thể kiến trúc dạng chữ “quốc”, hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, góc mái vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng.
Bên trong miếu có võ ca, chánh điện, phòng khách, phòng của Ban quý tế và nhiều phòng khác. Nổi bật trong phong cách kiến trúc này là các hạng mục đều mang đậm nét nghệ thuật Ấn Độ khi được thiết kế và trang trí nhiều hoa văn nguy nga trên cổ lâu chính điện, phía trên cao là các tượng thần khỏe mạnh, đẹp đẽ giang tay đỡ những đầu kèo.
Và đặc biệt là các khung bao, cánh cửa đều được chạm trổ, khắc, lộng tinh xảo, nhất là có nhiều liễn đối, hoành phi được họa tiết rực màu vàng son.
Chính từ điều này mà sau được Bộ Văn Hóa Thể Thao & Du Lịch được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1980.
Trung tâm sách kỷ luật Việt Nam đã công nhận là công trình có kiến trúc kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ và kiến trúc cổ dân tộc đầu tiên tại Việt Nam. Gần 30 sau (2009), thì sách Kỷ lục An Giang tiếp tục ghi nhận, tượng Bà Chúa Xứ là “pho tượng bằng đá sa thạch xưa nhất Việt Nam”, và “có áo phụng cúng nhiều nhất” trong những tượng thờ ở miền Tây.
Xem ngay chi tiết 💛 Sự Tích Núi Bà Đen 💛 Nội Dung, Tóm Tắt, Ý Nghĩa, Kể Chuyện
Nguồn Gốc Sự Tích Miếu Bà Chúa Xứ
Bạn đã biết nguồn gốc sự tích miếu Bà Chúa Xứ là gì chưa? Nếu chưa thì hãy xem ngay bài viết dưới đây để biết rõ hơn nhé.
Trước thế kỷ XVIII, tượng Bà được dân địa phương phát hiện và khiêng xuống từ đỉnh núi Sam bởi 9 cô gái đồng trinh, theo như lời dạy của Bà qua miệng “cô đồng”, nên người dân đã lập miếu để tôn thờ.
Có ý kiến cho rằng Thoại Ngọc Hầu hoặc vợ là bà Châu Thị Tế là người đã ban lệnh và hỗ trợ việc xây dựng miếu. Tuy khó xác minh, nhưng biết chắc là miếu ra đời sau khi vị quan này về đây trấn nhậm và kênh Vĩnh Tế đã hoàn tất (1824) mang lại lợi ích rõ rệt cho lưu dân và dân bản địa.
Gửi đến bạn ❤️️ Sự Tích Hoa Bồ Công Anh ❤️️ Nội Dung Câu Chuyện + Ý Nghĩa
Nội Dung Sự Tích Bà Chúa Xứ
Thohay.vn chia sẻ nội dung sự tích Bà Chúa Xứ cho những bạn nào chưa biết. Mời bạn xem thêm.
Truyện xưa kể lại rằng: Những năm 1820 – 1825, Quân Xiêm thường sang nước ta quấy nhiễu, cướp bóc. Mỗi khi giặc đến, người dân quanh vùng lại phải bồng bế nhau chốn chạy lên núi lánh nạn. Có lần quân giặc đuổi theo lên đến đỉnh núi Sam thì gặp tượng Bà.
Chúng hì hục cậy ra, lấy dây buộc lại dùng đòn khiêng xuống núi để mang về xứ. Nhưng khi bọn chúng mới khiêng đi được một đoạn đường ngắn, lạ thay tượng Bà bỗng dưng nặng trĩu không thể nào nhấc lên được nữa. Khi đó, một tên trong bọn tức giận đập vào cốt tượng làm gãy một phần cánh tay bên trái và ngay tức khắc hắn bị Bà trừng phạt.
Thời gian sau, Bà thường hiện về xưng là Bà Chúa Xứ, dạy dân làng khiêng xuống núi lập miếu thờ cúng. Bà sẽ phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, tránh được giặc cướp quấy phá, thoát khỏi dịch bệnh hoành hành. Thấy vậy, dân làng họp nhau lên núi khiêng tượng về thờ cúng.
Nhưng lạ thay, dù mấy chục thanh niên trai tráng hò nhau gắng sức vẫn không lay chuyến nổi tượng Bà. Trong lúc mọi người đang rất thất vọng, có ý định bỏ dở thì một cô gái trong làng bỗng dưng lên đồng cho biết : “Bà chỉ cần 9 cô gái đồng trinh lên khiêng”. Dân làng làm theo lời dạy ấy và qủa đúng thật 9 cô gái đồng trinh khiêng tượng Bà đi xuống một cách nhẹ nhàng.
Bỗng nhiên khi đi đến chân núi thì tượng Bà trở nên nặng, không thể khiêng nổi thêm một bước nào nữa. Khi đó mọi người đã hiểu rằng, Bà đã chọn nơi đây để an vị nên đã không cố gắng di chuyển đi nữa mà lập miếu thờ cúng chỗ đó.
Bạn xem thêm 💛 Sự Tích Trung Thu Cho Bé 💛
Ý Nghĩa Sự Tích Bà Chúa Xứ
Miếu Bà Chúa Xứ không chỉ là có ý nghĩa tâm linh to lớn đối với người dân An Giang mà còn là chỗ dựa tâm linh vững chắc cho nhân dân trong khắp cả nước. Người hành hương đến viếng Bà bằng tất cả sự tôn kính để cầu mong cuộc sống được an yên, ấm no, hạnh phúc.
Tóm Tắt Truyền Thuyết Bà Chúa Xứ
Thohay.vn tóm tắt truyền thuyết Bà Chúa Xứ cho những bạn nào cần tại bài viết sau đây nhé.
Truyền thuyết kể rằng, xa xưa, khi giặc đến quẫy nhiễu, một lần lên Núi Sam, gặp tượng Bà ngự gần đỉnh, chúng ra sức khiêng tượng xuống núi. Nhưng đến một đoạn thì lạ thay tượng Bà nặng trĩu không nhấc lên được.
Một tên trong đó tức giận làm gãy một phần cánh tay trái của Bà, ngay lập tức hắn bị Bà trừng phạt. Từ đó Bà thường hiện về tự xưng là Bà Chúa Xứ dạy dân cách lập miếu thờ để Bà phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, tránh được giặc cướp bóc, khỏi dịch bệnh.
Thấy được sự linh ứng, người dân quyết định khiêng tượng Bà về thờ cúng. Nhưng lạ thay, mấy chục thanh niên cường tráng lại không lay chuyển được tượng Bà. Trong lúc đó thì Bà “đạp đồng” về cho biết cần 9 cô gái đồng trinh lên khiêng. Quả nhiên, sau đó tượng Bà được khiêng đi dễ dàng.
Nhưng khi khiêng đến chân núi thì tượng Bà bất ngờ nặng trịch, không thể khiêng một bước nào nữa. Người dân nghĩ Bà đã chọn nơi đây để an vị và lập miếu thời cúng. Nơi đó nay là Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam.
Xem ngay 👉 Sự Tích Hoa Mai
Những Giai Thoại Bí Ẩn Xung Quanh Miếu Bà Chúa Xứ
Sau đây là những giai thoại bí ẩn xung quanh miếu Bà Chúa Xứ mà bạn có thể chưa biết đến.
Giai Thoại Bí Ẩn Xung Quanh Miếu Bà Chúa Xứ Nổi Tiếng
Theo truyền thuyết kể lại, cách đây khoảng 200 năm, người dân địa phương tại Châu Đốc đã phát hiện ra tượng Bà ở trên đỉnh núi Sam và muốn đưa xuống. Tuy nhiên, mấy chục thanh niên cường tráng định khiêng tượng Bà nhưng không được. Sau đó qua miệng bà “cô Đồng” bảo chỉ cần 9 cô gái đồng trinh lên khiêng xuống. Nhưng đến chân núi thì tượng Bà bất ngờ nặng trịch không thể đi nữa. Người dân nghĩ Bà chọn nơi đây để an vị ở đây và đã lập miếu tôn thờ.
Giai Thoại Bí Ẩn Xung Quanh Miếu Bà Chúa Xứ
Một truyền thuyết khác liên quan đến ngôi miếu này, đó là nói về công lao ông Thoại Ngọc Hầu. Khi ông đi dẹp giặc ngoại xâm ở biên giới, bà Châu Thị Tế đã khấn vái Bà Chúa Xứ phù hộ ông dẹp yên giặc, gìn giữ xóm làng bình yên. Để tạ ơn những điều linh nghiệm, ông Thọai Ngọc Hầu cho thỉnh Bà từ trên đỉnh núi Sam về xây một ngôi miếu khang trang dưới chân núi và chọn ngày 24.4 là ngày cúng lễ Bà.
Gửi đến bạn 💛 Truyện Bánh Chưng Bánh Dày 💛 Nội Dung Sự Tích + Ý Nghĩa + Giá Trị