Nỗi Niềm Tương Tư: Nội Dung, Tóm Tắt, Soạn Bài, Phân Tích

Thohay.vn chia sẻ mẫu tóm tắt, phân tích và trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Nỗi niềm tương tư.

Hoàn Cảnh Sáng Tác Truyện Thơ Nỗi Niềm Tương Tư

Nỗi niềm tương tư trích trong tác phẩm truyện thơ Bích cầu kì ngộ diễn tả tâm trạng Tú Uyên sau khi gặp người đẹp ở hội chùa Ngọc Hồ. Bích Câu kì ngộ (Cuộc gặp gỡ kì lạ ở Bích Câu) là truyện thơ Nôm, viết theo thể thơ lục bát, gồm 678 câu. Đây là câu chuyện tình yêu giữa Tú Uyên và Giáng Kiều. 

Đọc thêm đoạn trích 👉 Tú Uyên Gặp Giáng Kiều

Nội Dung Bài Thơ Nỗi Niềm Tương Tư

Thohay.vn chia sẻ cho bạn đọc nội dung chính bài thơ Nỗi niềm tương tư của tác giả Vũ Quốc Trân.

Lần trăng ngơ ngẩn ra về,
Đèn thông khêu cạn, giấc hoè chưa nên.
Nỗi nàng canh cánh nào quên,
Vẫn còn quanh quẩn người tiên khéo là!
Bướm kia vương lấy sầu hoa,
Đoạn tương tư ấy nghĩ mà buồn tênh!
Có khi gây khúc dàn tranh,
Nước non ngao ngán ra tỉnh hoài nhân”,
Cầu hoàng tay lựa nên vẫn,
Tương Như lòng ấy, Văn Quân lỏng nào!
Có khi chuốc chén rượu đảo,
Tiệc mời chưa cạn, ngọc giao” đã đầy.
Hơi men không nhắp mà say,
Vui xuân chung cảnh một trời,
Sầu xuân riêng nặng một người tương tư.
Như xông mùi nhớ, lại gây giọng tỉnh.
Có khi ngồi suốt năm canh,
Mô quyền điểm nguyệt, chuông kinh nện sương,
Lặng nghe những tiếng đoạn trưởng,
Lửa tỉnh dễ đốt, sông Tương khôn hàn.
Có đêm ngắm bóng trắng tin.
Tiếng chim hót sớm, trận nhân bay khuya.
Ngổn ngang cảnh nọ tình kia,
Nỗi riêng, riêng biết, đã dề với ai!

Xem thêm tác phẩm 👉 Lời Tiễn Dặn

Ý Nghĩa Bài Thơ Nỗi Niềm Tương Tư

Bài thơ Nỗi niềm tương tư là tiếng lòng về một tình yêu trong sáng, đơn phương, mạnh mẽ. Đồng thời thể hiện tình cảm chân thành, thấm đượm hồn quê Việt với nhiều nét đẹp văn hóa dân gian.

Đọc Hiểu Bài Thơ Nỗi Niềm Tương Tư

Hãy tham khảo các câu hỏi trong phần đọc hiểu dưới đây để có thể tìm hiểu kĩ hơn về bài thơ Nỗi niềm tương tư.

👉 Câu 1: Tác giả của tác phẩm Nỗi niềm tương tư là?

A. Nguyễn Bính
B. Vũ Quốc Trân
C. Tản Đà
D. Xuân Diệu

Đáp án: B

👉 Câu 2: Thể loại của văn bản Nỗi niềm tương tư là?

A. Truyện thơ Nôm
B. Thơ năm chữ
C. Thất ngôn bát cú
D. Thơ tự do

Đáp án: A

👉 Câu 3: Phương thức biểu đạt của văn bản Nỗi niềm tương tư là?

A. Biểu cảm
B. Miêu tả
C. Tự sự
D. Nghị luận

Đáp án: C

👉 Câu 4: Văn bản được trích trong:

A. Tác phẩm truyện thơ Nôm Đoạn trường tân thanh
B. Tác phẩm truyện thơ Bích cầu kì ngộ
C. Tác phẩm truyện thơ Bích cầu duyên ngộ
D. Tác phẩm truyện thơ Bích cầu kì duyên

Đáp án: B

👉 Câu 5: Tâm trạng của chàng trai qua lời đối thoại là gì?

A. Xót xa, tuyệt vọng
B. Lưu luyến
C. Chấp nhận thực tại
D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

👉 Câu 6: Tâm trạng của cô gái qua lời đối thoại là gì?

A. Níu kéo chàng trai
B. Nhớ thương
C. Đau khổ, đắng cay
D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

👉 Câu 7: Quyết tâm đoàn tụ của hai người được thể hiện qua câu thơ nào?

A. Sao Khun Lú trên trời còn đợi / Áng mây kia vương vấn còn chờ
B. Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông. /Không lấy được nhau thời trẻ ta sẽ lấy nhau lúc góa bụa về già.|
C. Chỉ cá liền với nước / Chỉ lúa liền với ruộng
D. Anh yêu em, lẽ tiễn đưa em đến tận nhà chồng

Đáp án: B

👉 Câu 8: Điều gì đã xảy ra với cô gái khi ở nhà chồng?

A. Bị xa lánh, xua đuổi
B. Được yêu thương, chiều chuộng
C. Bị đánh đập
D. Được tôn trọng

Đáp án: C

👉 Câu 9: Trong phần 1 của đoạn trích, chàng trai và cô gái đã nói với nhau về điều gì?

A. Lời từ biệt
B. Lời yêu thương
C. Lời trách móc
D. Lời thề nguyền

Đáp án: A

👉 Câu 10: Trong phần hai của đoạn trích, tác giả sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật nào?

A. So sánh
B. Lặp cấu trúc
C. Ẩn dụ
D. Tả cảnh ngụ tình

Đáp án: B

👉 Câu 11: Qua lời chàng trai căn dặn người yêu, em thấy nhân vật này là người như thế nào?

A. Chung thủy
B. Luôn là chỗ dựa vững chắc cho người yêu
C. Tình nghĩa
D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

👉 Câu 12: Giá trị nội dung của tác phẩm Nỗi niềm tương tư là gì?

A. Thể hiện rõ nét tâm trạng của chàng Tú Uyên đem lòng thương nhớ, tương tư nàng Giáng Kiều
B. Mang thông điệp về sự thủy chung trong tình yêu
C. Thể hiện tình cảm gia đình gắn bó
D. A và B đúng

Đáp án: D

👉 Câu 13: Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm Nỗi niềm tương tư là gì?

A. Xây dựng hình tượng nhân vật độc đáo
B. Kết hợp yếu tố tự sự và trữ tình đặc sắc
C. Sử dụng nhiều điển tích điển cố
D. A và B đúng

Đáp án: D

Đón đọc phân tích tác phẩm 🔽 Dương Phụ Hành 🔽

Giá Trị Bài Thơ Nỗi Niềm Tương Tư

Cập nhật thêm một số thông tin về giá trị bài thơ Nỗi niềm tương tư chi tiết sau đây:

👉 Giá trị nội dung: “Nỗi niềm tương tư” là đoạn trích trong Bích cầu kì ngộ thể hiện rõ nét tâm trạng của chàng Tú Uyên đem lòng thương nhớ, tương tư nàng Giáng Kiều thiếu nữ bất kể ngày lẫn đêm. Nỗi nhớ người trong mộng đó không chỉ được thể hiện ở suy tư của chàng thư sinh mà còn được bộc lộ, thể hiện bằng cử chỉ. Nỗi nhớ đó dù đã được bộc lộ nhưng vẫn “ngổn ngang” không nguôi thể hiện một tình yêu đẹp, mạnh liệt của tâm hồn khi yêu.

👉 Giá trị nghệ thuật: Sử dụng thể thơ lục bát, kết hợp viết chữ Nôm, yếu tố tự sự, miêu tả đã tạo nên sự thành công của một tác phẩm truyện thơ:

  • Tự sự: Câu chuyện về những ngày tháng tương tư của một chàng trai.
  • Trữ tình: Thể hiện tâm tư, tình cảm, nỗi nhớ da diết.

Bố Cục Truyện Thơ Nôm Nỗi Niềm Tương Tư

Bài thơ Nỗi niềm tương tư có bố cục gồm 2 phần: 

  • Phần 1 (Từ đầu đến …buồn tênh): Tú Uyên khi tan hội chùa Ngọc Hồ trở về.
  • Phần 2 (Còn lại): Tâm trạng tương tư của Tú Uyên.

Đọc thêm tác phẩm 👉 Chí Khí Anh Hùng

Dàn Ý Bài Thơ Nỗi Niềm Tương Tư

Tiếp theo sau đây là mẫu dàn ý bài thơ Nỗi niềm tương tư ngắn gọn nhất, các em học sinh hãy cùng tham khảo để có thể triển khai bài văn nhanh nhất.

I. Mở bài: Khái quát về tác giả và đôi nét về nhan đề tác phẩm.

II. Thân bài

  • Tâm trạng của chàng Tú Uyên đem lòng thương nhớ, tương tư nàng thiếu nữ bất kể ngày lẫn đêm.
  • Nỗi nhớ người trong mộng không chỉ được thể hiện ở suy tư của chàng thư sinh mà còn được bộc lộ, thể hiện bằng cử chỉ.
  • Nỗi nhớ đó dù đã được bộc lộ nhưng vẫn “ngổn ngang” không ngơi.

III. Kết bài

  • Khẳng định giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
  • Cảm nghĩ của em về tấm chân tình của chàng thư sinh nghèo Tú Uyên

Cập nhật cho bạn đọc bài 🌿 Thúy Kiều Báo Ân Báo Oán 🌿

Sơ Đồ Tư Duy Nỗi Niềm Tương Tư

Sơ đồ tư duy bài Nỗi niềm tương tư dễ hiểu, trực quan nhất bám sát nội dung giúp học sinh hệ thống kiến thức về tác giả tác phẩm, nội dung chính nhanh nhất.

Mẫu Sơ Đồ Tư Duy Nỗi Niềm Tương Tư
Sơ Đồ Tư Duy Nỗi Niềm Tương Tư Chi Tiết
Sơ Đồ Tư Duy Nỗi Niềm Tương Tư Chi Tiết
Sơ Đồ Tư Duy Nỗi Niềm Tương Tư
Sơ Đồ Tư Duy Nỗi Niềm Tương Tư

Soạn Bài Nỗi Niềm Tương Tư Lớp 11

Xem thêm phần gợi ý soạn bài Nỗi niềm tương tư được Thohay.vn biên soạn ngắn gọn nhưng vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 11.

👉 Câu 1 (trang 24 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Nêu cách hiểu của em về nhan đề Nỗi niềm tương tư.

Trả lời: Nhan đề đoạn trích là Nỗi niềm tương cho thấy hành động, cử chỉ của Tú Uyên nhằm thể hiện nỗi tương tư, nhớ nhung Giáng Kiều một cách mòn mỏi, da diết.

👉 Câu 2 (trang 24 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Tâm trạng tương tư của Tú Uyên được tác giả thể hiện như thế nào?

Trả lời: Tâm trạng tương tư của Tú Uyên: Gảy khúc đàn tranh…ra tình hoài nhân, chuốc chén rượu đào, ngồi suốt năm canh, nghe những tiếng đoạn trường, ngắm bóng trăng tàn.

👉 Câu 3 (trang 24 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Biện pháp nghệ thuật nào nổi bật trong đoạn trích? Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó trong việc diễn tả tâm trạng nhân vật.

Trả lời:

  • Biện pháp nghệ thuật nổi bật trong đoạn trích: điệp cấu trúc “Có khi…”.
  • Việc sử dụng liên tiếp cấu trúc đó giúp đoạn trích bộc lộ rõ nét được tâm trạng tương tư, thầm thương, trộm nhớ của Tú Uyên.

👉 Câu 4 (trang 24 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Đặc điểm nổi bật của truyện thơ Nôm là sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình. Điều đó được thể hiện như thế nào qua đoạn trích Nỗi niềm tương tư?

Trả lời: Yếu tố tự sự và trữ tình trong đoạn trích Nỗi niềm tương tư:

  • Về yếu tố tự sự: đoạn trích xoay quanh câu chuyện của chàng Tú Uyên sau khi gặp thiếu nữ xinh đẹp đã về nhà tương tư, thầm nhớ nhung.
  • Về yếu tố trữ tình, truyện tập trung bộc lộ yếu tố đó thông qua tâm trạng của nhân vật Tú Uyên. Ngoài ra, chất trữ tình còn được bộc lộ qua khung cảnh thiên nhiên. Việc xuất hiện của thiên trong trong truyện thơ được gắn chặt với việc thể hiện tâm tình nhân vật.

👉 Câu 5 (trang 24 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): So sánh hai đoạn thơ nói về tâm trạng tương tư của Tú Uyên trong Bích Câu kỳ ngộ và của Kim Trọng trong Truyện Kiều:

– Lần trăng ngơ ngẩn ra về,
Đèn thông khêu cạn, giấc hòe chưa nên.
Nỗi nàng canh cánh nào quên,
Vẫn còn quanh quẩn người tiên khéo là?
(Bích Câu kỳ ngộ)

– Chàng Kim từ lại thư song
Nỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây.
Sầu đong càng lắc càng đầy,
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê.
(Truyện Kiều)

Trả lời:

– Tâm trạng của Tú Uyên trong Bích Câu kỳ ngộ: thể hiện nỗi tương tư đến “ngẩn ngơ” nhưng không thể gặp lại được nên càng khiến Tú Uyên càng thêm nhớ mong.

– Tâm trạng của Kim Trọng trong Truyện Kiều: sự tương tư, mong nhớ khôn nguôi. Nỗi tương tư ấy bộc lộ trực diện, không một chút e dè, giấu giếm.

Xem thêm tác phẩm 👉 Cải Ơi (Nguyễn Ngọc Tư)

Giáo Án Nỗi Niềm Tương Tư Lớp 11

Tiếp theo sau đây là mẫu giáo án tác phẩm Nổi niềm tương tư chuẩn nhất, các quý thầy cô giáo hãy tham khảo để có thể chuẩn bị tốt cho tiết dạy của mình.

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt:

– HS nhận biết, vận dụng những hiểu biết về thơ trữ tình (giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố như ngôn từ, hình thức bài thơ thể hiện trong văn bản; ý nghĩa, tác dụng của yếu tố tự sự trong thơ,…) để đọc hiểu bài truyện thơ.

– Cảm nhận được tâm trạng tương tư của chàng trai về cô gái.

– Nhận ra vẻ đẹp bài thơ thông qua nội dung, nghệ thuật của bài.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

– Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm.

– Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.

– Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.

b. Năng lực đặc thù

– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Nỗi niềm tương tư.

– Năng lực nhận diện các yếu tố hình thức và nội dung của văn bản.

3. Về phẩm chất

– Giúp giáo dục HS về văn hóa tình yêu.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

– Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

– Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

– Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

– SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

– GV cho HS trả lời câu hỏi: Dựa vào phần chuẩn bị bài ở nhà, em hãy sắp xếp các tranh dưới đây theo đúng thứ tự câu chuyện được nêu trong phần nội dung giới thiệu bối cảnh đoạn trích.

– HS trả lời, GV chốt kiến thức.

Đáp án: 1 – 4 – 2 – 3.

– GV dẫn dắt vào bài học: Tình yêu là một trong những đề tài quen thuộc trong thơ ca, bởi có lẽ sức mạnh của tình yêu, niềm say mê và nỗi lòng cuồng nhiệt đã cuốn con người vào thế giới thần tiên, mơ mộng. Mỗi bài thơ, mỗi nhà thơ là một thế giới riêng, một nhu cầu, một khao khát riêng không ai giống ai. Và đoạn trích Nỗi niềm tương tư thuộc tác phẩm Bích Câu kì ngộ cũng không ngoại lệ.  Đây là một câu chuyện tình mang màu sắc hoang đường nhưng phía sau đó là chuyện tình về một vấn đề xã hội. Tác phẩm bộc lộ một quan niệm nhân sinh muốn thoát ly thế giới thực tại. Để khám phá chi tiết về đoạn trích, chúng ta hãy cùng nhau bắt đầu bài học hôm nay.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung

a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản, hướng dẫn đọc và rèn luyện các chiến thuật đọc.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thể loại thơ bảy chữ và văn bản Nỗi niềm tương tư.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– GV tổ chức cho HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm và đọc văn bản.
+ Nêu những thông tin quan trọng về nhà thơ mà em biết qua việc tìm hiểu thông tin trong SGK và các nguồn tài liệu.
+ Nêu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác truyện thơ.
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– HS trả lời câu hỏi.
Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm
– HS trình bày sản phẩm thảo luận.
– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
– GV nhận xét, bổ sung.
NV2:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– GV yêu cầu HS đọc bài và trả lời câu hỏi:
+ Theo em, đặt nhan đề đoạn trích là Nỗi niềm tương tư có hợp lí không? Vì sao?
+ Xác định vị trí của đoạn trích trong tác phẩm.
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– HS trả lời câu hỏi.
Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm
– HS trình bày sản phẩm thảo luận.
– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
– GV nhận xét, bổ sung.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
– Chưa rõ năm sinh, năm mất, nguyên quán Hải Dương, sinh sống tại Hà Nội vào khoảng giữa thế kỉ XIX.
2. Tác phẩm
– Thể loại: thơ Nôm, viết theo thể thơ lục bát, gồm 678 câu.
– Đoạn trích Nỗi niềm tương tư diễn tả tâm trạng Tú Uyên sau khi gặp người đẹp ở hội chùa Ngọc Hồ.          
3. Đọc văn bản
– Vị trí: đoạn nói về nỗi niềm tương tư, thương nhớ của Tú Uyên sau khi gặp người đẹp trong một lần du xuân ở chùa Ngọc Hồ.
– Nhan đề đoạn trích: tập trung xoay quanh hành động, cử chỉ của Tú Uyên nhằm thể hiện nỗi tương tư, nhớ nhung Giáng Kiều một cách mòn mỏi, da diết. 

Cập nhật thêm tác phẩm 👉 Mộng Đắc Thái Liên

5+ Mẫu Tóm Tắt Nỗi Niềm Tương Tư Ngắn Hay

Với những mẫu tóm tắt hay, ngắn gọn dưới đây sẽ giúp học sinh nắm được trọng tâm tác phẩm Nỗi niềm tương tự từ đó học tốt môn Ngữ văn 11.

Tóm Tắt Bài Thơ Nỗi Niềm Tương Tư Ngắn Gọn

Tác phẩm “Nỗi niềm tương tư” trích trong tập thơ “Bích câu kì ngộ” là nỗi niềm mộng mị mong nhớ về cố nhân của chàng Tú Uyên với nàng tiên nữ giáng trần. Mở đầu đoạn trích là tâm trạng tương tư của chàng với nàng sau khi gặp được nàng ở hội chùa Ngọc Hồi. Để lạc mất dấu nàng, chàng Tú Uyên buồn bã, “Lần trăng ngơ ngẩn ra về”. Tú Uyên nghĩ về người con gái đó mất ăn mất ngủ “giấc hòe chưa nên”. Để rồi nỗi nhớ đó bộc lộ ra ngoài qua cử chỉ, hành động.

Chàng “gảy khúc đàn tranh” ngao ngán, tự nâng “chén rượu đào” tâm giao mong một ngày có thể cùng nàng uống chén còn lại. Chàng “ngồi suốt năm canh” để nghe “tiếng đoạn trường”, ngồi “ngắm bóng trăng tàn” hy vọng một ngày có thể gặp lại người trong mộng. Dù đã được bộc lộ nhưng không có nàng ở đây thì lòng chàng vẫn “ngổn ngang” không nguôi. Nỗi nhớ về nàng da diết, buồn tủi đã khiến bầu trời xuân tươi mới nay cũng trở nên “sầu”. Đoạn trích sử dụng thành công bút pháp nghệ thuật gợi hình, gợi cảm thể hiện tấm chân tình của những con người hết lòng hết dạ vì tình yêu, phải chăng đó là tấm chân tình mà bao người hằng mong ước.

Tóm Tắt Truyện Thơ Nỗi Niềm Tương Tư Đầy Đủ Ý

“Bích Câu kì ngộ” là tập thơ Nôm viết về sự tích chuyện tình của chàng thư sinh Tú Uyên gặp tiên nữ Giáng Kiều ở Bích Câu rồi ùng nên duyên vợ chồng. Đoạn trích “Nỗi niềm tương tư” chính là khởi đầu cho câu chuyện tình viên mãn đó. Mở đầu đoạn trích là gia cảnh của chàng Tú Uyên cha mẹ mất sớm, một mình sống ở Bích Câu ngày đêm đèn sách làm bạn.

Một lần thấy thời tiết Xuân quá đẹp, chàng đi hội chùa Ngọc Hồ thì bỗng dưng trông thấy nàng thiếu nữ xinh đẹp, cứ thế chàng bị cuốn theo bởi dung mạo tuyệt trần đó. Theo được một đoạn thì người thiếu nữ biến mất, chàng ôm tương tư “lần trăng ngơ ngẩn” trở về nhà. Chàng nhớ về nàng cả ngày lẫn đêm, nhớ đến “giấc hòe chưa nên”.

Chàng còn mượn cả “khúc đàn tranh”, “chén rượu đào”, mượn cả ánh trăng để tỏ lòng mong nhớ, nỗi nhớ đó da diết như “tiếng đoạn trường”, không biết bao giờ mới được gặp lại cố nhân. Nỗi nhớ về nàng tiếp tục được khắc họa ngày càng ngổn ngang dù đã được tỏ lòng. Dù có thổ lộ nhưng nàng chẳng được nghe thấy thì cũng bằng không. Dù ngày Xuân có vui tươi nhộn nhịp đến đâu nhưng để lỡ nàng là để lỡ cả một đời: “Sầu xuân riêng nặng một người tương tư”. Lời thơ nhẹ nhàng, đậm chất trữ tình đã thể hiện trọn vẹn nỗi niềm mong nhớ của tình yêu đôi lứa.

Đọc thêm cách 👉 Viết Văn Bản Nghị Luận Phân Tích, Đánh Giá Một Tác Phẩm Thơ

Tóm Tắt Nỗi Niềm Tương Tư Ngắn Nhất

“Bích Câu kì ngộ” là một tác phẩm thơ Nôm, kể về tình yêu của Tú Uyên và tiên nữ Giáng Kiều ở Bích Câu. Trong đó, đoạn trích “Nỗi niềm tương tư” là khởi đầu cho câu chuyện tình lãng mạn đó. Tú Uyên, một chàng trai sống cô độc ở Bích Câu, đã bị cuốn hút bởi nhan sắc tuyệt trần của Giáng Kiều khi gặp được nàng tại chùa Ngọc Hồ.

Sau đó, anh ta đã tỏ ra đắm đuối trong tình yêu, suy nghĩ về nàng cả ngày lẫn đêm và không thể quên được vẻ đẹp của nàng. Dù đã thổ lộ nhưng Tú Uyên không được nghe nàng đáp lại, khiến cho nỗi niềm mong nhớ của anh ta càng thêm ngổn ngang. Lời thơ tràn đầy cảm xúc và nhẹ nhàng đã thể hiện rõ nỗi niềm tương tư của Tú Uyên, khiến người đọc cảm nhận được tình yêu đôi lứa trong trái tim anh ta.

Tóm Tắt Nỗi Niềm Tương Tư Ngắn Hay

Kể từ lần đi chơi hội chùa Ngọc Hồ, vô tình gặp nàng tiên nữ Giáng Kiều mà chẳng kịp hỏi tên, chàng thư sinh Trần Tú Uyên đã đem lòng tương tư. Chàng mua một bức chân dung giống hệt Giáng Kiều về treo trong nhà để thỏa lòng thương nhớ.

Đoạn trích “Nỗi niềm tương tư” khắc họa những cung bậc cảm xúc phong phú của Tú Uyên, cho thấy nỗi nhớ da diết vô cùng. Tú Uyên nhớ Giáng Kiều đến mức đèn dầu cạn mà không buồn thắp, nhìn cảnh vật cũng đượm buồn. Chàng trò chuyện với bức tranh như với người thương. Không biết chia sẻ cùng ai, Tú Uyên chỉ có thể giữ nỗi tương tư đó cho mình. Từ đó, ta thấy được khát khao hạnh phúc chân thành, tình yêu tha thiết của con người được thể hiện qua đoạn trích.

Tóm Tắt Nỗi Niềm Tương Tư Lớp 11 Hay Nhất

“Nỗi niềm tương tư” trong tập thơ “Bích câu kì ngộ” là một trang thơ trữ tình đầy cảm xúc, mô tả nỗi niềm tương tư của chàng Tú Uyên với tiên nữ Giáng Kiều. Sau khi gặp nàng tại hội chùa Ngọc Hồi, Tú Uyên không thể quên được vẻ đẹp tuyệt trần của nàng và những lời nói ngọt ngào của nàng. Từ đó, nỗi niềm tương tư của chàng dần trỗi dậy, chàng thường nhớ về nàng đến nỗi mất ngủ, ngồi đàn, uống rượu và ngắm trăng cùng mong chờ một ngày gặp lại nàng.

Tuy nhiên, chàng Tú Uyên cũng cảm thấy đau khổ vì không thể được gặp nàng, những cảm xúc đó càng khiến chàng thêm tương tư và buồn bã. Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng những hình ảnh, từ ngữ mộc mạc, dễ hiểu, giúp cho người đọc dễ dàng tiếp cận, hiểu được tâm trạng và suy nghĩ của chàng Tú Uyên.

Dành tặng bạn những mẫu văn 👉 Phân Tích Một Tác Phẩm Thơ 👉 hay nhất

5+ Mẫu Phân Tích Nỗi Niềm Tương Tư Hay Nhất

Dưới đây là tuyển tập những mẫu văn phân tích Nỗi niềm tương tư hay, mới nhất do Thohay.vn biên soạn nhằm giúp các học sinh ôn tập tốt.

Phân Tích Bài Thơ Nỗi Niềm Tương Tư Siêu Hay

“Bích câu kì ngộ” là câu chuyện thơ Nôm nổi tiếng với thể thơ lục bát uyển chuyển, nói về chuyện tình yêu giữa chàng Tú Uyên và nàng tiên nữ Giáng Kiều. Trong đó nổi bật là đoạn trích “Nỗi niềm tương tư” kể về khởi nguồn thứ tình yêu đầy mộng mị đó, đoạn trích diễn tả tâm trạng tương tư của tú Uyên sau khi gặp được người đẹp ở chùa Ngọc Hồ.

Tú Uyên là một thư sinh nghèo, mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Có dịp chàng đến chơi Bích Câu, thấy phong cảnh đẹp quá mà quyết định làm nhà ở đấy ngày đêm đèn sách học hành. Một hôm nhân dịp trời Xuân lay động, Tú Uyên đi chơi hội chùa Ngọc Hồ. Chàng nhặt được một chiếc “lá hồng” có đề câu thơ. Ngay lúc chàng định họa lại thì bỗng dưng xuất hiện một người thiếu nữ đẹp tuyệt trần trước cửa tam quan, chàng cứ thế mà đi theo bóng người thiếu nữ cho đến Quảng Văn thì không thấy tung tích thiếu nữ đó đâu nữa. Khi trở về nhà, chàng đem lòng thương nhớ, tương tư bất kể ngày lẫn đêm:

Lần trăng ngơ ngẩn ra về,

Đoạn tương tư ấy nghĩ mà buồn tênh!

Ta có thể thấy được nét si tình ở chàng Tú Uyên, chỉ vì một giây trông thấy, mà giường như chàng đã cả một đời nhớ thương. Chàng si mê nàng đến nỗi “ngơ ngẩn”, đến nỗi đèn thông cháy đã cạn mà chàng vẫn thao thức chưa ngủ được “giấc hòe chưa nên”. Chàng nghĩ về người con gái xinh đẹp đó phải chăng là tiên nữ, biết bao giờ mới được gặp lại. Nỗi nhớ người trong mộng không chỉ được thể hiện ở suy tư của chàng thư sinh mà còn được bộc lộ, thể hiện bằng cử chỉ:

Có khi gảy khúc đàn tranh,

Tiếng chiêm hót sớm, trận nhàn bay khuya.

Từ “có” lặp đi lặp lại 4 lần thể hiện những hành động của Tú Uyên khi không thể không nghĩ về người thiếu nữ đó. Chàng nhớ nàng chỉ nghĩ thôi chưa đủ, phải “gảy nên khúc đàn tranh” mong nàng nghe được tấm chân tình này, giống như cô gái Văn Quân khi nghe được tiếng đàn “Cầu hoàng” của Tương Như nên phải lòng đi theo. Phải mượn men say của “chén rượu đào” để thổ lộ tâm tư thầm kín hay chính là “mượn rượu để tỏ tình”. Tú uyên mong được uống với nàng chén “ngọc giao” để kết duyên đôi lứa.

Lúc này chàng say nhưng lại không phải say rượu, cơn say này được ví như “mùi nhớ” hay chính là say ân tình với nàng tiên nữ. Chàng còn phải “ngồi suốt năm canh” để nghe những “tiếng đoạn trường”, vì không biết bao giờ mới có thể gặp được người thương nên chàng nhớ mong, đau đớn như đứt từng khúc ruột. Bởi vậy mới thấy tình cảm của Tú Uyên dành cho người thiếu nữ đó nhiều đến nỗi nào, chỉ cần một ánh mắt mà đã làm con người chàng đắm say như “lửa tình dễ đốt”.

Đặc biệt, tác giả dựa vào tuyền thuyết hai người vợ Nga Hoàn và Nữ Anh cùng khóc thảm thiết trên sông Tương Giang khi Vua Thuần mất để dùng từ “sông Tương” ví với nước mắt, nước mắt ở đây là nước mắt của Tú Uyên khi để lạc mất người mình hằng mong nhớ, lạc mất đi cả cuộc đời. Chàng còn ngồi “ngắm bóng trăng tàn”, hy vọng về một chút tin tức của nàng.

Nỗi nhớ đó dù đã được bộc lộ nhưng vẫn “ngổn ngang” không ngơi:

Ngổn ngang cảnh nọ tình kia,
Nỗi riêng, riêng biết, dã đề với ai!
Vui xuân chung cảnh một trời,
Sầu xuân riêng nặng một người tương tư

Dù đã mượn “khúc đàn tranh”, mượn “chén rượu đào” nhưng tình nồng đâu biết “đã đề với ai? Dù cảnh Xuân có vui nhưng không gặp được nàng thì vơi Tú Uyên vẫn chỉ có một “Sầu xuân riêng nặng một người tương tư. Tình cảm của Tú Uyên dạt dào, mãnh liệt và thủy chung giống như Xuân Diệu đã từng viết trong bài thơ “Tình thứ nhất”:

“Thôi thôi nhé, hoa đã sầu dưới đất
Cười trên cành sao được nữa em ơi!
Anh chỉ có một tình yêu thứ nhất
Đem cho em là đã mất đi rồi!”

Với lời thơ kết hợp giữa tự sự và trữ tình, đoạn trích “Nỗi niềm tương tư” cho ta thấy được nỗi niềm tương tư và khát vọng tình yêu đôi lứa cháy bỏng của chàng thư sinh Tú Uyên. Có phải chăng một tình yêu cuồng nhiệt, hết lòng hết dạ là đáp số chung cho những ai đang chìm đắm trong mộng tình, có phải chăng từng lời thơ như muốn nói hộ tấm chân tình đó!

Tham khảo mẫu 👉 Nghe Và Tóm Tắt Nội Dung Thuyết Trình Về Một Tác Phẩm Thơ

Phân Tích Nỗi Niềm Tương Tư Ngắn Gọn

Trong văn học Việt Nam, truyện thơ Nôm đã có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển ngôn ngữ và văn hóa dân tộc. Vũ Quốc Trân, một nhà văn và nhà thơ nổi tiếng trong thời kỳ phát triển văn học Nôm, đã để lại nhiều tác phẩm quan trọng, góp phần trong việc phát triển nền văn học truyền thống. Trong số đó, tác phẩm Bích Câu kỳ ngộ đáng chú ý với sự xuất hiện của đoạn trích Nỗi niềm tương tư, tạo nên một hình ảnh đẹp và sâu sắc về tình yêu và nhớ mong.

Trong đoạn trích này, tác giả đã sử dụng những từ ngữ tinh tế để miêu tả nỗi nhớ trong tâm hồn của nhân vật chính là Tú Uyên. Anh chàng không thể quên được cảnh tượng của người con gái tuyệt mỹ mà anh gặp ở chùa Ngọc Hồ. Tác giả mô tả tâm trạng của Tú Uyên như sau: “Ngơ ngẩn ra về”, đèn thông đã cháy cạn nhưng anh vẫn thao thức, không thể ngủ được.

Nỗi nhớ của Tú Uyên không chỉ là một ý nghĩ mà nó còn hiện hữu trong từng cử chỉ và hành động của anh. Đoạn trích Nỗi niềm tương tư cho thấy sự rõ ràng của Tú Uyên khi đối diện với nỗi nhớ. Tác giả sử dụng điệp ngữ “Có khi” để mô tả những hành động mà Tú Uyên thực hiện khi nghĩ về người con gái đó. Anh ta gảy khúc đàn tranh và chuốc chén rượu đào để thể hiện tình cảm của mình. Những hình ảnh này mang ý nghĩa biểu trưng, tượng trưng cho nỗi nhớ và khát vọng tương tư của Tú Uyên.

“Có khi gảy khúc đàn tranh,

Tiếng chiêm hót sớm, trận nhàn bay khuya.”

Tuy nhiên, Tú Uyên không biết chia sẻ, không biết nói cho ai nghe về những tâm tư của mình. Tác giả sử dụng từ “Ngổn ngang” để miêu tả trạng thái của Tú Uyên khi đối diện với nỗi nhớ. Anh cảm thấy cô đơn trong nỗi nhớ của mình. Dù có những cảnh vui xuân chung, nhưng nỗi nhớ trong lòng anh vẫn nặng. Tú Uyên trong đoạn trích này. Điều đó thể hiện rằng tình cảm tương tư của Tú Uyên không được đáp lại và anh cảm thấy một cách cô đơn trong nỗi nhớ.

Tác phẩm Bích Câu kỳ ngộ của Vũ Quốc Trân là một trong những tác phẩm quan trọng trong văn học Nôm và đã góp phần quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ và văn hóa dân tộc.

Phân Tích Nhan Đề Nỗi Niềm Tương Tư Hay Nhất

Nỗi niềm tương tư là một nhan đề biểu hiện tâm trạng sâu sắc của nhân vật chính, Tú Uyên. Cụm từ “nỗi niềm” cho thấy rằng Tú Uyên đang trải qua những tâm tư, tình cảm riêng tư sâu thẳm. Từ “tương tư” thể hiện rằng Tú Uyên đang trong trạng thái nhớ nhung, mong muốn được gặp mặt người mình yêu. Người trong tâm trạng tương tư thường gợi lên những kỷ niệm, nỗi buồn sâu lắng. Như nhà thơ Nguyễn Bính đã nói, “Tương tư là bệnh của trời”. Bệnh tương tư thường âm thầm, khó nói ra với ai, và “thuốc” chữa “bệnh” tương tư là được gặp mặt người mình yêu.

Khi Tú Uyên rời khỏi hội chùa Ngọc Hồ để trở về, đoạn thơ truyền đạt rõ ràng sự si tình của anh ta, chỉ vì một lần nhìn thấy một người con gái xinh đẹp, anh ta đã rơi vào một cuộc tương tư suốt đời:

“Khi trăng lên ngơ ngẩn rời đi: chàng trai đắm chìm trong tình yêu đối tác đến mức mơ màng.”

“Đèn thông đã tắt, giấc mộng chưa thành hiện thực: dùng biểu tượng của giấc mộng hòe (như câu chuyện về Thuần Vu Phần uống say rồi nằm ngủ dưới gốc cây hòe, sau đó mơ thấy mình trở thành một người giàu có, khi tỉnh giấc phát hiện đó chỉ là giấc mộng). Đèn đã tắt nhưng anh ta vẫn thức suốt đêm, lúc nghĩ về cô gái, anh ta cảm thấy mơ màng và ngỡ rằng cuộc gặp gỡ đó như một giấc mộng vẫn ám ảnh tâm trí anh ta. Chừng nào giấc mơ chưa thành hiện thực, anh ta vẫn chưa thể ngủ yên.”

“Không thể quên đi nỗi niềm nhớ thương/ Vẫn còn mơ màng về người tiên nữ mới: tâm trí của chàng trai vào thời điểm này chỉ có hình bóng của cô gái, nỗi nhớ ấy vẫn quấn quanh và anh ta sợ rằng đó có thể là một tiên nữ mới khiến anh ta không thể yên tĩnh.”

Những biện pháp ngôn ngữ như ẩn dụ, điển cố và điển tích đã làm cho đoạn thơ trở nên sống động hơn, mô tả rõ ràng nỗi nhớ thương cay đắng trong lòng chàng trai si tình.

Tú Uyên luôn mang theo nỗi buồn, sầu thương trong trái tim khi nhớ về Giáng Kiều, ngay cả nhìn những vật thể tự nhiên cũng mang đầy nỗi nhớ thương

Xem thêm 👉 Viết Bài Văn Phân Tích Một Tác Phẩm Văn Học 

Phân Tích Đoạn Trích Nỗi Niềm Tương Tư Đặc Sắc

“Bích câu kì ngộ” là một câu chuyện thơ Nôm nổi tiếng, được viết theo thể thơ lục bát uyển chuyển, kể về một câu chuyện tình yêu đầy mộng mị giữa chàng Tú Uyên và nàng tiên nữ Giáng Kiều. Trong câu chuyện này, đoạn trích “Nỗi niềm tương tư” đặc biệt nổi bật, mô tả về tâm trạng tương tư của Tú Uyên sau khi gặp gỡ người đẹp tại chùa Ngọc Hồ.

Tú Uyên là một thư sinh nghèo, mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Một lần, chàng đến thăm Bích Câu và bị cuốn hút bởi vẻ đẹp tuyệt vời của nơi đó, vì vậy anh quyết định ở lại đó để học hành suốt ngày đêm. Một ngày, khi trời chuyển sang mùa Xuân, Tú Uyên đi tham gia hội chùa Ngọc Hồ.

Anh tình cờ nhặt được một chiếc “lá hồng” có ghi câu thơ trên đó. Khi anh chuẩn bị ghi lại câu thơ, bất ngờ một người thiếu nữ đẹp tuyệt vời xuất hiện trước cửa tam quan. Tú Uyên theo sau người thiếu nữ đó cho đến nơi gọi là Quảng Văn, nhưng sau đó không thấy bóng dáng của cô nàng đó nữa. Khi trở về nhà, Tú Uyên nhớ thương và tương tư mãi không ngừng.

Lần trăng ngơ ngẩn ra về,
Đèn thông khêu cạn, giấc hòe chưa nên.
Nỗi nàng canh cánh nào quên,
Vẫn còn quanh quẩn người tiên khéo là!
Bướm kia vương lấy sầu hoa,
Đoạn tương tư ấy nghĩ mà buồn tênh!

Trong đoạn trích trên, ta có thể nhận thấy sự si tình của Tú Uyên. Chỉ với một lần nhìn, anh nhớ mãi và yêu sâu đậm. Tú Uyên si mê đến mức “ngơ ngẩn”, thậm chí khi đèn đã cạn cháy, anh vẫn thao thức không thể ngủ được. Anh nghĩ về người phụ nữ đẹp đó có thể là một tiên nữ, và không biết khi nào mới có thể gặp lại cô ấy. Tình yêu trong mơ không chỉ hiện diện trong suy nghĩ của chàng thư sinh, mà còn được biểu đạt qua những cử chỉ:

Có khi gảy khúc đàn tranh,

Mõ quyên điểm nguyệt, chuông kình nện sương.

Lặng nghe những âm thanh vang vọng trong đêm, Tú Uyên tưởng tượng và tưởng niệm về tình yêu tuyệt vời mà anh mong muốn chia sẻ với người đẹp ấy.

Tú Uyên không chỉ tưởng tượng về những khoảnh khắc lãng mạn với người yêu trong tương lai, mà còn đau đớn vì không thể gặp lại người đó. Anh nhắc đến việc “gảy khúc đàn tranh” và “chuốc chén rượu đào”, nhưng cả hai đều chỉ là ảo ảnh trong tâm trí anh. Tú Uyên cảm thấy như mơ màng, như say trong hương thơm của kỷ niệm, nhưng thực tế là anh cảm nhận được sự cô đơn và đau khổ của tình yêu không thể đạt được.

Đoạn thơ này thể hiện rõ nỗi niềm tương tư sâu sắc và tình yêu không thể thành danh của Tú Uyên. Anh khao khát được ở bên người đẹp ấy, nhưng cũng đau khổ vì không thể thực hiện ước mơ đó. Những cảm xúc này làm cho Tú Uyên trở nên tương tư, buồn bã và đau khổ.

“Bích câu kì ngộ” là một tác phẩm văn học lãng mạn, nơi tình yêu và tương tư được mô phỏng một cách tinh tế. Từ những trạng thái tình cảm phức tạp của nhân vật chính, đoạn trích “Nỗi niềm tương tư” đã thành công trong việc tạo ra một hình ảnh cảm xúc sâu lắng và đồng thời kết hợp với văn chương tinh tế để diễn đạt nổi niềm tương tư của Tú Uyên.

Tham khảo thêm mẫu 👉 Thuyết Minh Về Một Tác Phẩm Văn Học 

Bài Văn Phân Tích Đoạn Trích Nỗi Niềm Tương Tư Đạt Điểm Cao

Truyện thơ Nôm đóng một vai trò quan trọng trong nền văn học Việt Nam, thể hiện tinh hoa của ngôn ngữ dân tộc. Bên cạnh những tác phẩm như “Truyện Kiều” (Nguyễn Du), “Truyện Lục Vân Tiên” (Nguyễn Đình Chiểu) thì “Bích Câu kì ngộ” cũng là một tác phẩm truyện thơ Nôm đặc sắc, kể về mối tình giữa chàng Tú Uyên và tiên nữ Giáng Kiều. Đoạn trích “Nỗi niềm tương tư” cho thấy tâm trạng của Tú Uyên sau khi gặp được tiên nữ ở hội chùa Ngọc Hồ.

Khác với một số truyện thơ Nôm lấy chủ đề/bối cảnh Trung Hoa, “Bích Câu kì ngộ” là một truyện thơ Nôm thuần Việt. Cái tên “Bích Câu” trong nhan đề chính là một địa chỉ văn hóa nổi tiếng ở kinh thành Thăng Long xưa. Nơi đây thường được các vua chúa ghé thăm, tập trung nhiều văn nhân sĩ tử. Đọc tác phẩm, ta có thể bắt gặp những câu thơ miêu tả thành Thăng Long đẹp như thơ như họa:

“Xanh xanh dãy liễu, ngàn thông
..,.
Có Trần công tử tên là Tú Uyên”

Khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp bao giờ cũng là phông nền hoàn hảo để các nhân vật xuất hiện. Chàng Tú Uyên thực chất là một thư sinh nghèo, mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Nhờ siêng năng đèn sách mà chàng cũng trở thành một văn nhân có tiếng ở Bích Câu. Khi đi chơi hội xuân ở chùa Ngọc Hồ, chàng gặp được người thiếu nữ đẹp tuyệt trần nhưng chưa kịp ngỏ lời làm quen thì cô gái đã biến mất. Từ đó, Tú Uyên đem lòng tương tư người đẹp. Đây là khởi nguồn cho mối tình đẹp giữa Tú Uyên – Giáng Kiều về sau.

“Lần trăng ngơ ngẩn ra về
Đèn thông khêu cạn, giấc hòe chưa nên
Nỗi nàng canh cánh nào quên
Vẫn còn quanh quẩn người tiên khéo là!”

Câu thơ đầu của đoạn trích miêu tả cảnh tượng Tú Uyên ra về khỏi hội chùa. Ánh trăng sáng chiếu rọi từng bước chân chàng thư sinh si tình. Cách nói “ngơ ngẩn ra về” cho thấy Tú Uyên vừa bước đi vừa không ngừng nhớ nhung cô gái. Chàng choáng ngợp bởi vẻ kiều diễm của nàng đến mức như thẫn thờ như một kẻ mất hồn. Ca dao dân gian xưa cũng từng dùng từ “ngơ ngẩn” để diễn tả nỗi nhớ người yêu:

“Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ,
Nhớ ai ai nhớ, bây giờ nhớ ai?”

Nỗi nhớ người yêu, người tình trong mộng bao giờ cũng là nỗi nhớ da diết, cháy bỏng nhất. Có biết bao tác phẩm văn học từ văn học dân gian đến văn học viết đã diễn tả nỗi nhớ ấy nhưng nỗi nhớ của chàng Tú Uyên vẫn mang màu sắc riêng ấn tượng. Sự nhớ nhung ấy không chỉ theo bước chàng trên đường về mà còn trở thành một nỗi ám ảnh trong tâm trí, ảnh hưởng đến những sinh hoạt thường ngày của chàng. Nếu “Truyện Kiều” có chàng Kim Trọng “Bút se ngọn thỏ, tơ trùng phím loan” thì “Bích Câu kì ngộ” cũng có một Tú Uyên “Đèn thông khêu cạn, giấc hòe chưa nên”.

Tú Uyên si mê Giáng Kiều đến mức đèn dầu đã cạn mà không buồn thắp lên, trằn trọc đêm khuya không thể ngủ. Hai từ láy “canh cánh” và “quanh quẩn” gợi liên tưởng nỗi nhớ bao trùm khắp không gian, lúc nào cũng thường trực bên cạnh con người. Nỗi nhớ bỗng trở thành một vật hữu hình, khiến cõi lòng Tú Uyên nặng trĩu. Từ chỗ không thể yên giấc, Tú Uyên còn tưởng tượng ra dường như Giáng Kiều vẫn đang quanh quẩn đâu đây. Hình bóng nàng tiên vừa gần vừa xa, biết khi nào mới được gặp lại?

Câu thơ “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” của đại thi hào Nguyễn Du rất thích hợp trong hoàn cảnh của Tú Uyên. Nỗi nhớ được đẩy lên một mức độ cao hơn khi Tú Uyên nhìn đâu cũng thấy mênh mang nỗi nhớ:

“Bướm kia vương lấy sầu hoa
Đoạn tương tư ấy nghĩ mà buồn tênh”

Cánh bướm lượn, bông hoa thắm trong vườn sao mà buồn bã, u sầu đến thế? Cảnh vật nhuốm màu tâm trạng. Những hình ảnh hoa, bướm giàu tính ước lệ tượng trưng diễn tả một tình yêu, nỗi nhớ vừa đẹp đẽ, xốn xang lại vừa man mác buồn. Từ “buồn tênh” bộc lộ một cách trực tiếp tâm trạng của Tú Uyên, cho thấy sự trào dâng của niềm nhớ thương.

Dường như ý thức được sự xâm chiếm của nỗi nhớ trong tâm hồn, Tú Uyên bèn tìm đến những hoạt động khác để xua tan nỗi nhớ. Điệp từ có được lặp lại bốn lần, tạo hành điệp khúc nhớ nhung dâng lên tầng tầng lớp lớp, đồng thời diễn tả sự cố gắng, loay hoay của Tú Uyên khi đối diện với nỗi nhớ:

“Có khi gảy khúc đàn tranh

Tương Như lòng ấy, Văn Quân lòng nào”

Chàng gửi gắm nỗi lòng mình vào tiếng đàn tranh tha thiết, mong ước nàng sẽ nghe thấy tiếng đàn mà hiểu được tấm chân tình. Thế nhưng, nghịch lí thay, càng chơi đàn thì Tú Uyên lại càng thấy nhung nhớ. Từ láy “ngao ngán” thể hiện rõ tâm trạng chán chường, ủ ê khi không có người đẹp kề bên. Tác giả sử dụng điển tích điển cố về khúc đàn cầu hôn của Tương Như – Văn Quân để diễn tả chân thực, sâu sắc tình cảm của Tú Uyên dành cho Giáng Kiều.

Dù chỉ mới gặp nàng thoáng chốc nhưng tình yêu dành cho nàng có thể sánh với tình yêu đi vào sử sách thời Hán. Tiếng đàn của ta cũng giống như tiếng đàn Tương Như gảy thời xưa, liệu nàng có thấu tỏ lòng này như nàng Văn Quân đã làm?

Hết gảy đàn, Tú Uyên lại tìm đến men rượu cho khuây khỏa:

“Có khi chuốc chén rượu đào

Như xông mùi nhớ, lại gây giọng tình”

Động từ “chuốc” cho thấy Tú Uyên không chỉ nhấp môi một, hai chén rượu mà đã uống rất nhiều. Bữa tiệc chưa tàn mà chén rượu kết giao đã đầy. Tú Uyên muốn uống chén rượu kết giao với Giáng Kiều. Hóa ra chàng thư sinh không say rượu mà là say tình, say đắm người con gái đẹp. Câu thơ “Hơi men không nhấp mà say/Như xông mùi nhớ, lại gây giọng tình” đã biểu lộ một cách thật độc đáo niềm tương tư này. Nỗi nhớ da diết, đằm sâu, biến thành hương dâng lên ngào ngạt. Càng uống rượu chàng lại càng nhớ nhung hơn. Là chàng nghe thấy trong hơi men có cả tiếng của nàng hay chàng muốn mượn rượu để ngỏ lời tỏ tình với nàng? Dù ta hiểu theo nghĩa nào thì nỗi nhớ trong câu thơ vẫn thật nồng nàn!

“Có khi ngồi suốt năm canh

Lửa tình dễ đốt, sông Tương khôn hàn”

Nỗi nhớ mới xuất hiện gần đây mà đã khiến toàn bộ không gian, thời gian của chàng. “năm canh” là khoảng thời gian dài đằng đẵng, Tú Uyên đã ngồi ngóng đợi tình yêu của mình lâu đến mức tiếng mõ quyên đã điểm, chuông kình đã vang lên mà chẳng hay. Trong khung cảnh ấy, chàng bỗng nghe thấy “những tiếng đoạn trường”. “tiếng đoạn trường” ở đây chính là tiếng khóc của ai đó vang lên thê thiết, tưởng như đau đến đứt từng khúc ruột. Tú Uyên nghe âm thanh ấy mà nhớ đến điển tích sông Thương. Khi Vua Thuần mất, hai người vợ Nga Hoàn và Nữ Anh cùng khóc thảm thiết trên sông Tương. Người xưa còn lấy sông Tương để đo lòng nỗi nhớ:

“Sông Tương ai gọi rằng sâu

Nào hay thiếp đợi hững hờ cuối sông”

Có thể thấy, không chỉ những người phụ nữ mà cả nam nhân cũng bị nỗi nhớ dày vò. Tú Uyên đã lấy hình ảnh sông Tương – một biểu tượng của nước mắt, nỗi nhớ, sự chia ly, chờ đợi để diễn đạt tình cảm của mình dành cho Giáng Kiều. Căn bệnh tương tư chẳng chừa một ai chính là như thế! Ngọn lửa tình “dễ đốt” nhưng khi bùng lên mạnh mẽ thì khó lòng dập tắt!

“Có đêm ngắm bóng trăn tàn
Tiếng chim hót sớm, trận nhàn bay khuya”

Tú Uyên ngồi ngắm trăng, hy vọng tìm được chút tin tức của Giáng Kiều trong nỗi nhớ bủa vây, giam hãm. Trăng của chàng không phải là “Vầng trăng vằng vặc giữa trời” của lời thề nguyền chung thủy, biểu tượng cho hạnh phúc lứa đôi tròn đầy mà là “bóng trăng tàn” đơn chiếc, lẻ loi. Điệp ngữ “Có khi” kết hợp với cặp từ đối lập “sớm” – “khuya”gợi khoảng thời gian tuần hoàn, đóng kín và tâm trạng bí bách, tù túng của con người.

Cuối cùng, sau khi đã hướng ra bên ngoài cảnh vật, Tú Uyên quay trở lại đối diện với chính mình:

“Ngổn ngang cảnh nọ tình kia
Nỗi riêng, riêng biết, dã đề với ai!
Vui xuân chung cảnh một trời
Sầu xuân riêng nặng một người tương tư”

“Ngổn ngang” tức là tâm trạng bẽ bàng, buồn bã vì nhìn đâu cũng thấy nhớ thương. Nhớ nhung, yêu thương là thế nhưng hiện thực lại là “Nỗi riêng, riêng biết, dã đề với ai!”. Vì không có người để giãi bày nên nỗi nhớ thành một khối đóng lại trong tâm hồn Tú Uyên. Chàng hồi tưởng lại khung cảnh vui xuân và thấm thía tình cảnh cô đơn, sầu bi hiện tại. Câu thơ cuối vừa thể hiện tình cảm cháy bỏng vừa hư lời trách móc yêu. Cùng chung niềm vui nô nức ngày hội xuân, cớ sao giờ đây chỉ một người ôm tương tư?

Như vậy, đoạn thơ đã diễn tả nỗi nhớ đa tầng, nhiều cung bậc của chàng thư sinh Tú Uyên sau khi gặp Giáng Kiều. Nỗi nhớ ấy là biểu hiện cho khát khao hạnh phúc lứa đôi. niềm hy vọng vào tình yêu mãnh liệt. Để diễn tả chân thực, tinh tế cảm xúc thiêng liêng ấy, tác giả đã sử dụng thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc, hệ thống các từ láy giàu tính biểu đạt, các điển tích điển cố, những hình ảnh thiên nhiên ước lệ tượng trưng.

Viết về tình yêu, nỗi nhớ giữa những các văn nhân tài tử với những bậc quốc sắc thiên hương không phải là điều hiếm trong văn học trung đại nhưng “Nỗi niềm tương tư” vẫn mang màu sắc riêng độc đáo. Quả thực, “Mối tình Tú Uyên – Giáng kiều tuy diễm tình nhưng trong sáng lại đậm tình nghĩa gia đình. Truyện tiên mà lại thực, góp phần giáo dục và làm tươi mát tâm hồn niên thiếu.”

Gợi ý 👉 Viết Văn Bản Nghị Luận Về Một Tác Phẩm Thơ

Viết một bình luận