Mộng Đắc Thái Liên: Nội Dung Bài Thơ, , Phân Tích, Soạn Bài

Thohay.vn giới thiệu đến các em học sinh lớp 11 bài thơ Mộng đắc thái liên nổi tiếng của đại thi hào Nguyễn Du gồm đọc hiểu, soạn bài, phân tích, giáo án chi tiết.

Giới Thiệu Bài Thơ Mộng Đắc Thái Liên.

Bài thơ “Mộng Đắc Thái Liên” của Nguyễn Du là một tác phẩm nổi bật trong tập thơ “Nam Trung Tạp Ngâm”. Đây là một bài thơ chữ Hán, thuộc thể ngũ ngôn tứ tuyệt, thể hiện sự tinh tế và sâu sắc trong cách nhìn nhận cuộc sống và con người của tác giả.

Bài thơ Mộng đắc thái liên được Nguyễn Du sáng tác khi đang làm quan cho triều đình nhà Nguyễn, vào khoảng những năm 1802, in trong tập thơ chữ Hán Nam trung tạp ngâm.

Bài thơ miêu tả một giấc mơ hái sen, trong đó tác giả thấy mình chèo thuyền nhỏ trên hồ nước trong xanh, hái những bông sen tươi đẹp.

Ý nghĩa

  • Bài thơ không chỉ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên mà còn chứa đựng những suy tư sâu sắc về cuộc sống và con người. Hình ảnh hái sen trong giấc mơ có thể được hiểu như một biểu tượng cho sự tìm kiếm cái đẹp và sự thanh tịnh trong tâm hồn. Nước hồ trong xanh và bóng người in dưới nước gợi lên sự tĩnh lặng và thanh bình, đồng thời cũng thể hiện sự phản chiếu của tâm hồn con người.

Đặc điểm nghệ thuật

  • Ngôn ngữ tinh tế: Sử dụng từ ngữ chọn lọc, giàu hình ảnh và biểu cảm.
  • Hình ảnh mộng mơ: Tạo nên không gian trữ tình, lãng mạn và tĩnh lặng.
  • Tính triết lý: Gợi lên những suy ngẫm về cuộc sống và giá trị con người.

Trọn bộ –> Thơ Nguyễn Du: Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay Nhất

Nội Dung Bài Thơ Mộng Đắc Thái Liên

Đón đọc nội dung bài thơ Mộng đắc thái liên đầy đủ các bản phiên âm, dịch thơ, dịch nghĩa sau đây:

Phiên âm

  1. Khẩn thúc giáp điệp quân,
    Thái liên trạo tiểu đĩnh.
    Hồ thuỷ hà xung dung,
    Thuỷ trung hữu nhân ảnh.
  2. Thái thái Tây Hồ liên,
    Hoa thực câu thưởng thuyền.
    Hoa đã tặng sở uý,
    Thục đĩ tặng sở liên.
  3. Kim thần khứ thái liên,
    Nãi ước đông lân nữ.
    Bất tri lại bất lại.
    Cách hoa văn tiếu ngữ.
  4. Cộng tri liên liên hoa,
    Thuỳ giả liên liên cán.
    Kì trung hữu chân ti
    Khiên liên bất khả đoạn.
  5. Liên điệp hà thanh thanh,
    Liên hoa kiều doanh doanh.
    Thái chỉ vật thương ngẫu,
    Minh niên bất phục sinh.

Dịch nghĩa

  1. Xắn váy cánh bướm gọn gàng.
    Chèo chiếc thuyền con đi hái sen.
    Mặt hồ sóng nước gọn lăn tăn,
    Dưới nước in bóng người.
  2. Hái, hái sen Hồ Tây,
    Hoa sen, gương sen cùng bỏ lên thuyền.
    Hoa để tặng người mình giận,
    Gương để tặng kẻ mình thương.
  3. Sáng nay đi hải sen,
    Đã hẹn cô hàng xóm cùng đi.
    Chẳng biết có đến hay không nữa,
    Chợt nghe tiếng cười nói bên khóm hoa.
  4. Ai cũng chỉ thích hoa sen,
    Còn cọng hoa mấy ai thích.
    Thân sen ẩn tơ bền,
    Vấn vương không đứt được.
  5. Lá sen thì xanh xanh,
    Hoa sen đẹp nõn nà.
    Kẻo năm sau hoa không mọc.

Dịch thơ

  1. Xắn gọn quần cánh bướm,
    Chèo thuyền con hái sen.
    Nước hồ đầy lai láng,
    Dưới nước bóng người in.
  2. Tây Hồ hải hái sen,
    Hoa gương bỏ lên thuyền.
    Hoa tặng người mình sợ,
    Gương tặng người mình quen.
  3. Sáng nay đi hái sen,
    Hẹn cô kia đi với.
    Chẳng biết có đến không?
    Cách hoa nghe cười nói.
  4. Hoa sen ai cũng ưa,
    Cuống sen chẳng ai thích.
    Trong cuống có tơ mành,
    Vấn vương không thể đứt.
  5. Lá sen màu xanh xanh,
    Hoa sen dáng xinh xinh.
    Hái sen chở đụng ngó,
    Năm sau hoa chẳng sinh.

Đọc thêm truyện thơ 👉 Nàng Ờm Nhắn Nhủ

Ý Nghĩa Bài Thơ Mộng Đắc Thái Liên

Bài thơ Mộng đắc thái liên tập trung vào mô tả khung cảnh hái sen, con người và công việc hái sen, qua đó tác giả truyền đạt những triết lí về cuộc sống con người.

Đọc Hiểu Bài Thơ Mộng Đắc Thái Liên

Giúp các em học sinh tìm hiểu kĩ hơn về bài thơ Mộng đắc thái liên, hãy đón đọc những thông tin chi tiết mà Thohay.vn biên soạn sau đây:

👉 Câu 1 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Sưu tầm một số câu ca dao, câu thơ,… viết về hình ảnh cây sen, hoa sen. Nêu nhận xét về cách khai thác vẻ đẹp, phẩm chất,… của cây sen, hoa sen mà nội dung các câu ca dao, câu thơ,… đó đề cập.

Trả lời: Các câu ca dao, thơ về hình ảnh cây sen, hoa sen:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
“Ngắt bông sen, còn vương tơ óng,
Cắt dây tình, nào có dao đâu!”
“Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”
(Gương báu khuyên răn – Nguyễn Trãi)

– Cây sen, hoa sen là những hình ảnh rất gần gũi, quen thuộc. Trong văn hoá Việt Nam, hoa sen có thể coi là “quốc hoa. Những hình ảnh như ao sen, đầm sen, hương sen, hoa sen, nhuỵ sen,… xuất hiện khá nhiều trong văn chương. Tuỳ vào các trường hợp cụ thể, hình tượng cây sen, hoa sen,… được khai thác từ nhiều góc độ, cấp độ khác nhau. Trong các câu ca dao, câu thơ trên, hình ảnh cây sen hiện lên tượng trưng cho mùa hè thôn quê, cho vẻ đẹp thuần khiết tuyệt mĩ và mùi hương thanh mát thư thái; cho phẩm chất cao quý của loài hoa sinh trưởng trong bùn ao.

👉 Câu 2 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Chỉ ra mối liên hệ giữa nhân vật trữ tình trong bài thơ và các hình ảnh liên quan đến cây sen.

Trả lời: Mối liên hệ, tính liên tưởng của cặp hình ảnh:

  • Vẻ đẹp tươi sáng, nõn nà – động tác uyển chuyển, thướt tha.
  • Bóng lá sen xanh – bóng người trên mặt nước hồ.
  • Khóm hoa che – tiếng cười e ấp.
  • Người mình giận/người mình thương – hoa sen/gương sen.
  • Tơ sen vấn vương – tình duyên gắn kết;…

👉 Câu 3 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Quan hệ đối về ý trong khổ thơ thứ tư gợi cho bạn suy nghĩ gì về cách nhìn nhận đối với các hiện tượng trong tự nhiên và đời sống?

Trả lời:

– Hai câu đầu của khổ thơ thứ tư thể hiện trực tiếp một sự thật có tính đối lập: “Ai cũng chỉ thích hoa sen,/ Còn cọng hoa mấy ai thích”. Hoa là bộ phận chứa đựng phần tinh tuý của cây sen, được người đời ưa chuộng, thưởng lãm. Búp sen xanh, cánh sen hồng, nhuỵ sen vàng, hương sen ngát,.. là những điều dễ thấy, dễ cảm. Còn cọng sen là phần nâng đỡ bông sen thì mảnh khảnh, có phần xù xì quả là ít người để ý tới chứ chưa nói là được yêu thích.

“Phát hiện” đặc biệt của tác giả về cọng sen/ thân sen được lí giải ở hai câu sau của khổ thơ:“Thân sen ẩn tơ bền,/ Vấn vương không dứt được”. Hàng trăm sợi tơ mong manh ẩn bên trong thân sen xù xì như những mạch máu nối kết ngó sen (phần ẩn dưới bùn) với đài sen, hoa sen hoá ra là bộ phận quyết định làm nên đặc tính và “sức sống” của sen. Tơ sen khó thấy, như “tơ duyên” làm nên mọi gắn kết.

– Trong tự nhiên và đời sống cũng thường có những hiện tượng, biểu hiện tương tự. Cái đặc chất tinh khiết, nhỏ bé nhưng quý giá đôi khi ẩn sâu giấu kín. Cần phải có con mắt tinh tường, sự thấu hiểu bản chất ở bên trong hiện tượng; đôi khi cần cả sự nhạy cảm của tâm hồn, sự tinh tế của suy tư,… mới có thể nhận biết được.

👉 Câu 4 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Theo bạn, những ý thơ nào trong bài thơ có sự liên hệ về nghĩa với câu thơ “Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng?” trong Truyện Kiều?

Trả lời: Các ý thơ trong bài thơ có sự liên hệ về nghĩa với câu thơ “Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng” (Truyện Kiều): trong cuống sen có “chân ti” (tơ bền, tơ quý); sợi tơ mỏng manh có thể kéo dài, làm nên sự gắn kết, khiến cho thân sen không rời nhau (“Khiên liên bất khả đoạn”); cô gái hái sen như bông sen yêu kiều nõn nà, động tác hải sen khẽ khàng ngập ngừng, dường như sợ làm tổn thương đến sen,… hẳn là người có “chân tình” – “chân tâm”, có tâm hồn trong sáng và tấm lòng nâng niu trân trọng cái đẹp, cái tình; “Hái sen chớ làm thương ngó” là lời tự nhủ của tác giả, được thốt lên khi đắm say thưởng sen, ngắm người.

👉 Câu 5 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Bài thơ có sự kết hợp cả bút pháp tự sự và trữ tình. Hãy chỉ ra một số biểu hiện cụ thể của hai bút pháp đó và lí giải khái quát về cảm hứng sáng tác của tác giả.

Trả lời: Một số biểu hiện cụ thể của bút pháp tự sự và trữ tình:

+ Bút pháp tự sự: miêu tả chi tiết cảnh đi hái sen Hồ Tây (nhân vật, địa điểm, thời gian, khung cảnh,…); miêu tả động tác hái sen; kể chuyện hẹn cô hàng xóm cùng đi hái sen;

+ Bút pháp trữ tình: hình ảnh sinh động, lãng mạn, tươi sáng (váy cánh bướm, mặt nước xao động, tiếng cười nói; tơ sen vấn vương, lá sen xanh, hoa sen kiều diễm nõn nà,…); hệ thống các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ; lối ví von tình tứ đậm chất dân ca; câu hỏi tu từ;…

– Cảm hứng sáng tác của tác giả: hồi ức, hoài niệm (giấc mơ) về thời tuổi trẻ sôi nổi, đắm say; tình cảm nam nữ – tình yêu lứa đôi lãng mạn đạt dào, từ thơ gợi hứng từ việc hẹn hò cùng người đẹp đi hái sen và khung cảnh hái sen để nói đến sự nâng niu, trân trọng cái đẹp và cuộc sống.

👉 Câu 6 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Bạn có cảm nhận như thế nào về đời sống tâm hồn của nhà thơ được thể hiện trong tác phẩm?

Trả lời:

  • Tâm hồn trong sáng, tinh tế, ý nhị; tình yêu thiên nhiên hoà quyện với tình cảm lứa đôi tha thiết, lãng mạn.
  • Đời sống nội tâm sâu sắc, thầm kín, thanh cao; suy tư và triết lí nhẹ nhàng, giàu sức gợi.
  • Xúc cảm trẻ trung, hiện đại, tươi mới nhưng ý vị nhân sinh sâu lắng.

Đón đọc phân tích tác phẩm 🔽 Dương Phụ Hành 🔽

Giá Trị Bài Thơ Mộng Đắc Thái Liên

Thohay.vn cập nhật thêm thông tin về giá trị bài thơ Mộng đắc thái liên của tác giả Nguyễn Du sau đây:

👉 Giá trị nội dung

  • Mộng đắc thái liên khắc họa nội dung chính về khung cảnh hái sen, con người và công việc hái sen, từ bông hoa sen, tác giả nêu lên những triết lí về cuộc sống con người.

👉 Giá trị nghệ thuật

  • Thể thơ ngũ ngôn giúp tác giả thể hiện được hết tâm tư vào tác phẩm
  • Ngôn ngữ thơ hay và giản dị nhưng ấn tượng
  • Khắc họa hiện thực chân thật và mang ý nghĩa to lớn.

Bố Cục Bài Thơ Mộng Đắc Thái Liên

Bài thơ Mộng đắc thái liên có bố cục gồm 5 phần:

  • Phần 1: Mô tả cảnh hái sen ở Tây Hồ và người hái sen.
  • Phần 2: Tập trung vào việc hái sen và mục đích của việc đó.
  • Phần 3: Từng nét cụ thể về cảnh hái sen, với sự hẹn gặp cô gái hàng xóm.
  • Phần 4: Bắt đầu triết học với những ý suy tư về giá trị của hoa sen.
  • Phần 5: Kết thúc bài thơ với triết lý về cuộc sống và con người.

Xem thêm phân tích 🔽 Gió Thanh Lay Động Cành Cô Trúc 🔽

Dàn Ý Mộng Đắc Thái Liên

Xem thêm mẫu dàn ý bài thơ Mộng đắc thái liên chi tiết sau đây, đừng vội bỏ qua nhé.

I. Mở bài: Giới thiệu sơ lược về tác giả Nguyễn Du và nội dung bài thơ Mộng đắc thái liên

II. Thân bài: Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Mộng đắc thái liên

1. Đề tài, cảm hứng sáng tác

  • Đề tài: Hoa sen
  • Cảm hứng sáng tác: Sáng tác thời làm quan với nhà Nguyễn, năm mơ thấy hái sen ở Hồ Tây hồi còn trẻ sống ở Thăng Long.

2. Thể thơ ngũ ngôn và thi liệu được sử dụng

  • Thể thơ ngũ ngôn
  • Thi liệu được sử dụng: hoa sen, Hồ Tây, cô hàng xóm

3. Tâm hồn nhạy cảm, lãng mạn và tinh tế của nhà thơ

  • Bài thứ nhất tả cảnh chung, khái quát, về cảnh hái sen ở Tây Hồ: Xắn gọn quần cánh bướm/Chèo thuyền con hái sen (Khẩn thúc giáp điệp quần/Thái liên trạo tiểu đình).
  • Bài thứ hai, tả cụ thể công việc hái sen, đương nhiên có cả mục đích của việc hái sen nữa. Hái hoa sen, và cả gương sen, cả hoa và gương đều bỏ lên thuyền.
  • Bài thứ ba, cũng tả cảnh hái sen, nhưng mà ở một chi tiết khác.
  • Hai bài thơ còn lại của liên khúc hái sen, dành cho việc triết luận của tác giả.
  • Bài cuối cùng, lại nêu một ý tưởng khác, cũng xoay quanh hình ảnh sen và công việc hái sen.

III. Kết bài: Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Đọc thêm tác phẩm ✨ Kiêu Binh Nổi Loạn ✨ nội dung + nghệ thuật

Sơ Đồ Tư Duy Mộng Đắc Thái Liên

Tham khảo mẫu sơ đồ tuy duy về bài thơ Mộng đắc thái liên để có thêm tư liệu ôn tập hiệu quả.

Sơ Đồ Tư Duy Mộng Đắc Thái Liên
Sơ Đồ Tư Duy Mộng Đắc Thái Liên

Soạn Bài Mộng Đắc Thái Liên Lớp 11

Gợi ý trả lời các câu hỏi trong phần soạn bài Mộng đắc thái liên chuẩn nhất theo chương trình ngữ văn 11 sau đây.

1. Đề tài, cảm hứng sáng tác bài thơ Mộng đắc thái liên?

– Đề tài: hoa sen 

– Cảm hứng sáng tác: Sáng tác trong thời gian Nguyễn Du làm quan với nhà Nguyễn, một ngày nằm mơ thấy hái sen ở Hồ Tây.

2. Thể thơ ngũ ngôn và thi liệu được sử dụng là gì?

– Thể thơ ngũ ngôn: thể thơ Đường gồm 4 câu (tương ứng với đề, thực, luận, kết), mỗi câu 5 chữ, gieo vần ở chữ cuối câu 1, 3 hoặc 2, 4.

– Thi liệu được sử dụng: hoa sen, Hồ Tây, cô hàng xóm.

3. Chất trữ tình và các yếu tố nghệ thuật độc đáo của bài thơ?

– Chất trữ tình: thể hiện qua hình ảnh giấc mơ huyền ảo đi hái sen và cách hái sen sao cho đúng.

– Thể thơ ngũ ngôn + lời thơ giản dị nhưng độc đáo thể hiện sự ngắn ngủi, bất định của giấc mơ và gửi gắm triết lí nhân sinh về kiếp người. Việc dùng nhiều thanh bằng trong bài thơ có thể xem như một cố gắng níu kéo của thi nhân. Câu thơ bay bổng như giấc chiêm bao không muốn tỉnh.

4. Tâm hồn nhạy cảm, lãng mạn và tinh tế của nhà thơ được thể hiện như thế nào?

– Tác giả muốn thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên, con người. Từ đó, ông gửi đến triết lí nhân sinh sâu sắc: đừng chỉ coi trọng cái đẹp mà quên những giá trị tốt đẹp bên trong, đừng chỉ nhìn thấy cái đẹp, cái hay trước mắt mà quên nhìn sâu hơn để thấy được những vẻ đẹp khuất lấp khác.

Cập nhật thêm bài👉 Một Đời Như Kẻ Tìm Đường

Giáo Án Mộng Đắc Thái Liên Lớp 11

Thohay.vn giới thiệu cho các thầy cô mẫu giáo án Mộng đắc thái liên chuẩn nhất được biên soạn bám sát chương trình học 11.

I.MỤC TIÊU

1. Về mức độ/yêu cầu cần đạt

– Ôn tập nội dung kiến thức Bài 6: Nguyễn Du – Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

– HS vận dụng kiến thức để thực hành đọc văn bản

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

– Hình thành năng lực làm việc nhóm, năng lực gợi mở,…

b. Năng lực đặc thù

– Năng lực cảm thụ văn học: Ôn tập lại nội dung, nghệ thuật của các văn bản đọc.

– Vận dụng các kiến thức đã học về Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều để thực hành đọc văn bản Chí khí anh hùng.

3. Về phẩm chất

– Biết đồng cảm, yêu thương; biết trân trọng vẻ đẹp thủy chung trong tình yêu.

– Chăm chỉ, tự giác học tập, tìm tòi và sáng tạo

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

– Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

– Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

– Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

– SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

– GV giao nhiệm vụ: Hãy kể tên các văn bản đã học trong Bài 6: Nguyễn Du – Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

– HS trả lời câu hỏi.

– GV nhận xét, dẫn dắt vào bài học.

Xem thêm tác phẩm 👉 Lời Tiễn Dặn

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 2: Thực hành đọc: Chí khí anh hùng và Mộng đắc thái liên

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin chính về văn bản Chí khí anh hùng và Mộng đắc thái liên.

b. Nội dung: HS sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Giao nhiệm vụ
– GV yêu cầu HS đọc văn bản, vận dụng các kiến thức về tác gia Nguyễn Du và Truyện Kiều để tìm hiểu văn bản.
* Mộng đắc thái liên
1. Đề tài, cảm hứng sáng tác.
2. Thể thơ ngũ ngôn và thi liệu được sử dụng.
3. Chất trữ tình và các yếu tố độc đáo.
4. Tâm hồn nhạy cảm, lãng mạn và tinh tế của nhà thơ.– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
.– HS đọc văn bản và tìm hiểu văn bản theo các câu hỏi gợi ý.
Bước 3: Báo cáo, trao đổi kết quả thảo luận
.– GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày.
– Các HS khác lắng nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả
– GV nhận xét, tổng kết, chuẩn kiến thức.
* Mộng đắc thái liên
1. Đề tài, cảm hứng sáng tác.
– Đề tài: Hoa sen
– Cảm hứng sáng tác: Sáng tác thời làm quan với nhà Nguyễn, năm mơ thấy hái sen ở Hồ Tây hồi còn trẻ sống ở Thăng Long. Có sách nói rằng “cô hàng xóm” trong bài thơ này là Hồ Xuân Hương, dựa theo một bài thơ coi như lưu bút của Hồ Xuân Hương, đó là bài thơ nôm gửi “Cần Chánh Điện Học Sĩ Nguyễn Hầu”. Bài Mộng Đắc Thái Liên của Thi hào Nguyễn Du (Tập Nam Trung Tạp Ngâm bài thứ 80 đến 84) gồm có năm đoạn. Ðặc biệt, khúc III nói đến một cô gái trẻ hàng xóm đi hái sen cùng tác giả. Tác giả còn đang phân vân không biết cô ta có đến không thì đã chợt nghe tiếng cười nói của cô ấy.
2. Thể thơ ngũ ngôn và thi liệu được sử dụng.
– Thể thơ ngũ ngôn
– Thi liệu được sử dụng: hoa sen, Hồ Tây, cô hàng xóm
3. Chất trữ tình và các yếu tố độc đáo.“Mộng đắc thái liên” có thể xem là một giấc mộng đẹp hiếm hoi trong thơ Nguyễn Du. Nhưng nó mới huyền ảo và ngắn ngủi làm sao. Nhà thơ có hẹn với cô láng giềng đi hái sen sáng sớm. Giữa lai láng nước Hồ Tây, trên chiếc thuyền con, nhân vật trữ tình hồi hộp chờ cô láng giềng. Thể thơ năm chữ với những câu thơ ngắn tựa như giấc mơ kia cũng ngắn ngủi, bất định. Nguyễn Du như muốn nối dài thêm câu chữ, nối dài thêm giấc mơ. Việc dùng nhiều thanh bằng trong bài thơ có thể xem như một cố gắng níu kéo của thi nhân. Gần đạt đến mức tuyệt đối thanh bằng, đôi câu thơ dẫn dắt hồn thơ qua điệp trùng những vang ngân không cùng. Nhờ đó giấc chiêm bao thêm thanh và thêm nhẹ, lan toả mênh mang.
4. Tâm hồn nhạy cảm, lãng mạn và tinh tế của nhà thơ
.– Bài thứ nhất tả cảnh chung, khái quát, về cảnh hái sen ở Tây Hồ: Xắn gọn quần cánh bướm/Chèo thuyền con hái sen (Khẩn thúc giáp điệp quần/Thái liên trạo tiểu đình).
– Bài thứ hai, tả cụ thể công việc hái sen, đương nhiên có cả mục đích của việc hái sen nữa. Hái hoa sen, và cả gương sen, cả hoa và gương đều bỏ lên thuyền.
– Bài thứ ba, cũng tả cảnh hái sen, nhưng mà ở một chi tiết khác.
– Hai bài thơ còn lại của liên khúc hái sen, dành cho việc triết luận của tác giả.
– Bài cuối cùng, lại nêu một ý tưởng khác, cũng xoay quanh hình ảnh sen và công việc hái sen.

Xem thêm tác phẩm 👉 Cải Ơi (Nguyễn Ngọc Tư)

5+ Mẫu Phân Tích Bài Thơ Mộng Đắc Thái Liên Hay Nhất

Bài thơ Mộng đắc thái liên là một trong những bài thơ hay của đại thi hào Nguyễn Du, hãy khám phá xem những điều mà tác giả đã gửi gắm trong tác phẩm khi đón đọc các mẫu phân tích chi tiết nhất sau đây.

Phân Tích Bài Thơ Mộng Đắc Thái Liên Hay Nhất

Bài thơ Mộng Thái Đắc Liên của Nguyễn Du mang đến những tầng ý nghĩa sâu sắc và mở ra nhiều cung bậc cảm xúc. Tác giả tận dụng các hình ảnh mơ mộng và tinh tế để tả cảnh hái sen và tác phẩm chứa đựng những thông điệp triết lý và nhân văn đáng suy ngẫm. Mỗi đoạn tả về một khía cạnh của việc hái sen và những ý nghĩa sâu sắc được truyền tải qua từng cảnh tượng và câu thơ ngắn gọn.

Bài thơ mở đầu bằng cảnh tượng người hái sen chèo thuyền con trên mặt hồ Tây Hồ, trong khi nước hồ lấp lánh và tạo bóng người in dưới nước. Đây là một hình ảnh mơ mộng, tĩnh lặng và trữ tình. Tác giả sử dụng những câu thơ ngắn gọn, tinh tế để tả cảnh vật và tạo ra một không khí thơ mộng.

Cùng với việc tả cảnh, tác giả cũng tập trung vào việc hái sen và ý nghĩa của nó. Hái hoa sen và gương sen là một công việc thông thường, nhưng Nguyễn Du đưa ra một góc nhìn đặc biệt. Hoa sen được tặng cho những người sợ mình, trong khi gương sen dành cho những người mình thương.

Đoạn thơ thứ ba tập trung vào câu chuyện của tác giả khi đi hái sen và có cuộc hẹn với một cô gái hàng xóm. Tác giả tỏ ra lo lắng và không biết liệu cô ấy đã đến hay chưa, nhưng bất ngờ, tác giả nghe thấy tiếng cười nói của cô ấy. Đây là một chi tiết tạo ra sự kỳ lạ và mơ hồ, nhưng cũng thể hiện tâm trạng phấn khởi và vui mừng của tác giả khi nghe thấy tiếng cười của người đó.

Bài thơ tiếp tục đề cập đến sự ưa thích hoa sen và sự không được yêu thích của cuống sen. Nguyễn Du nhấn mạnh rằng dù cuống sen không được đánh giá cao bên ngoài, nhưng bên trong nó vẫn có giá trị và sợi tơ mành bền bỉ không thể đứt. Từ đó, tác giả muốn nhắn nhủ rằng mỗi người đều có giá trị riêng và cần được đánh giá một cách công bằng, không chỉ dựa trên bề ngoài.

Đoạn thơ cuối cùng là suy ngẫm của chính tác giả khi thấy khung cảnh con người chỉ hái hoa chứ không chú ý đến các bộ phận khác của cây sen. Những bộ phận bị bỏ qua ấy thực chất lại có rất nhiều tác dụng, nhưng người đời lại cho là thứ vô dụng.

Khi thứ xuất hiện nổi bật là bông sen được nhìn thấy, lá sen và củ sen chìm dưới nước chẳng thể nào được quan tâm. Tác giả nói rằng không nên chạm vào sen khi hái, vì nếu làm như vậy, sen sẽ không thể nở hoa vào năm sau. Tác giả cũng muốn nhấn mạnh sự quý giá của sen và một cách kỳ diệu trong quá trình phát triển của nó.

Nhà phê bình Vũ Bình Lục nhận xét rằng: “Chiêm bao thấy hái sen của Tố Như quả là một bài thơ đẹp, một giấc mơ đẹp. Ở đấy, thấy hiện lên cảnh hái sen rất thơ mộng, trong trẻo Tây Hồ. Những hàm ẩn ý tình trong hương hoa, sắc hoa, cả gương sen và thân sen nữa, phong phú, đằm thắm trữ tình và ngổn ngang những triết lý nhân sinh sâu thẳm…”.

Mộng Thái Đắc Liên là một bài thơ sắc sảo với các hình ảnh tinh tế và sự chăm sóc tỉ mỉ về từ ngữ. Bài thơ tạo ra một không gian trữ tình, mơ mộng và tĩnh lặng, khơi dậy lòng nhân văn và suy ngẫm về cuộc sống.

Hướng dẫn 👉 Viết Bài Văn Nghị Luận Phân Tích, Đánh Giá Một Tác Phẩm Văn Học

Phân Tích Bài Thơ Mộng Đắc Thái Liên Dài Hay

Mộng đắc thái liên là một tác phẩm thi ca được sáng tác vào khoảng năm 1804 – 1805, trong thời gian mà Nguyễn Du đến Huế để nhận một chức vụ mới. Trải qua những ngày tháng này, ông đã có cơ hội thường xuyên gặp gỡ vua chúa, tham gia các cuộc trò chuyện quan trọng và được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp tuyệt vời trong cung đình. Trong số đó, ông bị cuốn hút bởi hồ sen Tịnh Tâm với vẻ đẹp đặc biệt.

Quang cảnh hồ sen đã làm ông nhớ về những kỷ niệm ngọt ngào từ những ngày trước đây, khi ông cùng một người hàng xóm đi hái sen và trải qua những tràng giấy tuyệt vời của tình yêu mới nở. Bài thơ Mộng đắc thái liên ra đời trong ngữ cảnh đặc biệt này:

Khẩn thúc giáp điệp quần
Thái liên trạo tiểu dĩnh.
Hồ thủy hà xung dung,
Thủy trung hữu nhân ảnh.

Bốn câu đầu tiên của bài thơ mở ra hình ảnh của một thi nhân say mê với cảnh đẹp của hồ sen, không ngại xắn quần, chèo thuyền trong đầm sen để trải nghiệm và thưởng thức mùi hương thơm của sen. Trong lòng đầm sen, thi nhân cảm thấy kinh ngạc trước cảnh nước dâng lên như một tấm gương, nước trong xanh như một chiếc gương khổng lồ, tạo ra cảm giác như có thể nhìn thấy chính mình trong đó.

Thái, thái Tây Hồ liên,
Hoa thực câu thướng thuyền.
Hoa dĩ tặng sở úy,
Thực dĩ tặng sở liên.

Bài thơ tạo ra hình ảnh của một thi nhân hái sen sung sướng, nụ cười trên môi, hái từng nhánh sen thơm để chất đầy vào thuyền. Hương thơm của sen trong lòng Hồ Tây yên bình làm cho thi nhân cảm thấy vui sướng, như muốn mang cả đầm sen về tặng người yêu. Cảnh vật và con người hòa quyện thành một, trong đầm sen thơm ngát, thi nhân trở nên mê đắm, tan chảy vào không gian trong lành và tinh khôi.

Kim thần khứ thái liên,
Nãi ước đông lân nữ,
Bất tri lai bất tri,
Cách hoa văn tiếu ngữ.

Khổ thơ cuối cùng giống như một cuộc trò chuyện, tâm tình của một thi nhân, thi nhân hẹn đi hái sen với cô hàng xóm. Mải miết trong đầm sen mà không biết khi nào cô ấy đến, tiếng cười và tiếng nói như tan vào không trung, hòa cùng cảnh thiên nhiên bao la. Chúng ta thấy sự đồng điệu trong tâm hồn của thi nhân – chàng trai và cô hàng xóm.

Họ có điểm chung là đều yêu sen, đều thích ngắm và hái sen, đều trân trọng những khoảnh khắc đẹp tuyệt vời mang ý nghĩa của cuộc sống. Hành động hái sen của họ không chỉ là để trải nghiệm hương vị của thiên nhiên mà còn là hành động muốn lưu giữ những khoảnh khắc tuyệt vời mà thiên nhiên đã ban tặng.

Trên đây là những hình ảnh của việc hái sen, trong đó có những lời cảm thác của thi nhân trước vẻ đẹp của sen. Hai từ “thái liên” trong câu thơ mang ý nghĩa “hái sen” lặp lại hai lần, gợi lên hình ảnh của một thi nhân luôn tay bắt sen, hái sen thơm để chất đầy vào thuyền. Hương thơm của sen trong lòng Hồ Tây yên bình làm cho thi nhân cảm thấy vui thú, như muốn mang cả đầm sen về tặng người mình yêu. Cảnh vật và con người hòa quyện thành một, trong đầm sen thơm ngát, thi nhân trở nên mê đắm, tan chảy vào không gian trong lành và tinh khôi.

Khổ thơ cuối cùng là lời nhắn nhủ của thi nhân đối với những người đang hái sen, giống như chính ông: hãy hái sen một cách cẩn thận, đừng làm hỏng nguồn cung cấp sen cho năm sau. Hoa sen sẽ tiếp tục nở và làm đẹp cuộc sống nếu chúng ta biết trân trọng, bảo vệ và yêu thương chúng.

Thông qua câu chuyện về việc hái sen, Nguyễn Du đã truyền đạt những thông điệp quan trọng về cuộc sống. Đó là tôn trọng và bảo vệ vẻ đẹp của thiên nhiên, và nhận ra giá trị của những khoảnh khắc đẹp trong cuộc sống. Qua bài thơ Mộng đắc thái liên, chúng ta hiểu thêm về tình yêu và sự kỳ diệu của sen, cũng như vẻ đẹp và tâm hồn sâu sắc của Nguyễn Du – một nhà thơ vĩ đại của dân tộc.

Dành tặng bạn những mẫu văn 👉 Phân Tích Một Tác Phẩm Thơ 👉 hay nhất

Phân Tích Bài Thơ Mộng Đắc Thái Liên Đầy Đủ Ý

Tác phẩm Mộng đắc thái liên (Mơ đi hái sen) của Nguyễn Du là một tác phẩm thơ vĩ đại trong văn học Việt Nam, nằm trong tập thơ Ngâm của tác giả. Tác phẩm này không chỉ là một bức tranh tuyệt đẹp về cảnh hái sen, mà còn là một sự kỳ diệu của tình người và triết lý cuộc sống.

Trong bài đầu tiên, tác giả đã khắc họa một khung cảnh chung về cảnh hái sen ở Tây Hồ. Mỗi chi tiết trong cảnh vật đều được miêu tả một cách tinh tế, từ sắc hoa sen trắng tinh khiết, những cô gái xinh đẹp đi hái sen, đến hình ảnh của chiếc thuyền trên nước. Từng cảnh vật như cung cấp cho người đọc một trải nghiệm tuyệt vời về vẻ đẹp của cảnh sen và sự thanh tịnh của tự nhiên.

Bài thứ hai tiếp tục khám phá công việc hái sen. Tác giả đã mô tả chi tiết quá trình hái sen, từ cách chọn lựa sen, hái sen và đặt lên thuyền. Mục đích của việc hái sen không chỉ đơn thuần là thu thập hoa sen, mà còn là một hành động mang ý nghĩa sâu sắc. Hái sen không chỉ là công việc vật chất mà còn là một hành động tâm linh, một cách để tìm kiếm sự thanh tịnh và tương tác với tự nhiên.

Những ẩn ý sau đó xoay quanh hình ảnh hoa sen của Nguyễn Du liên quan đến cuộc sống làm quan của ông. Hoa sen trở thành biểu trưng cho sự cao quý và vẻ đẹp trong cuộc sống, nhưng cũng mang trong mình sự tàn phá và trăn trở. Tác giả muốn truyền đạt thông điệp rằng cuộc sống làm quan không chỉ đơn giản là vinh quang và sự thịnh vượng, mà còn có những khó khăn và trăn trở riêng.

Bài thơ thứ ba tiếp tục tập trung vào cảnh hái sen, nhưng trong một tình huống khác. Thi sĩ hẹn gặp một cô gái xinh đẹp hàng xóm và hai người cùng hái sen. Từ hình ảnh bông sen trắng tinh khiết, chúng ta không chỉ nhìn thấy người hái sen mà còn cảm nhận được khung cảnh vui tươi và đầy tuyệt vời của người hái sen. Đây là một hình ảnh tươi sáng, đầy hy vọng và lãng mạn, thể hiện sự giao thoa giữa thiên nhiên và con người, giữa tình yêu và sự tương tác của chúng ta với nhau.

Hai bài thơ cuối cùng là một phần quan trọng của tác phẩm, tác giả đưa ra quan điểm và triết lý của mình. Ông cho rằng con người chỉ coi trọng hoa sen, bỏ qua những bộ phận khác của cây sen. Điều này cũng là một triết lý sâu sắc về cuộc sống, ông muốn nhắn gửi rằng con người, dù ở bất kỳ vị trí nào, đều có giá trị riêng và đáng được tôn trọng.

Tác phẩm Mộng Đắc Thái Liên là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời, không chỉ mang tính thẩm mỹ cao mà còn chứa đựng những triết lý sâu sắc về cuộc sống và con người. Đó là một tác phẩm mà người đọc không thể bỏ qua khi tìm hiểu văn học Việt Nam và cũng là một tác phẩm truyền cảm hứng cho những người đam mê nghệ thuật và triết lý cuộc sống.

Đọc thêm cách 👉 Viết Văn Bản Nghị Luận Phân Tích, Đánh Giá Một Tác Phẩm Thơ

Phân Tích Bài Thơ Mộng Đắc Thái Liên Ngắn Hay

Tác phẩm thơ “Mộng đắc thái liên” của Nguyễn Du không chỉ đơn thuần là một bài thơ có cấu tứ đẹp mắt, mà còn là một tác phẩm đậm chất trữ tình và tinh tế. Bài thơ mang đến cho người đọc những trải nghiệm tuyệt vời khi như lạc vào một chốn thần tiên, nơi mà khung cảnh hồ Tây với những đóa sen nở rộ tạo nên một không gian thơ mộng.

Từng hương hoa và sắc hoa trên cây sen tỏa ra một hương thơm ngọt ngào tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp, khiến cho người đọc cảm nhận được vẻ đẹp trữ tình và sự tinh tế trong từng câu thơ của Nguyễn Du. Bên cạnh đó, bài thơ còn chứa đựng những triết lí nhân văn sâu sắc, gợi lên những suy nghĩ về tình yêu, cuộc sống và ý nghĩa của việc hiểu biết và trân trọng thiên nhiên.

Nhà thơ Nguyễn Du, với bề dày kinh nghiệm sáng tác, đã để lại một di sản văn hóa vô cùng quý giá cho nền văn học Việt Nam. Bằng cách sử dụng thể thơ 5 chữ đơn giản và truyền thống, ông đã tạo nên một tác phẩm Mộng đắc thái liên vô cùng đặc biệt và thành công. Sự lập luận và sắp xếp câu từ trong bài thơ của Nguyễn Du đã tạo nên một hiệu ứng nhấn mạnh, làm nổi bật vẻ đẹp và ý nghĩa của từng ý trong tác phẩm.

Điều này làm cho bài thơ trở nên sắc nét và để lại một dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn của người đọc. Ngoài ra, sự sắp đặt và sắc sảo trong việc chọn từ và xây dựng câu thơ cũng tạo nên một sự tinh tế nghệ thuật, khiến cho mỗi câu thơ đều trở nên sống động và ấn tượng. Từ đó, tác phẩm Mộng đắc thái liên đã khẳng định được vị thế và giá trị nghệ thuật của Nguyễn Du trong lòng độc giả.

Mẫu Phân Tích Bài Thơ Mộng Đắc Thái Liên Nâng Cao

Bài thơ Mộng đắc thái liên của Nguyễn Du là một tác phẩm văn học vô cùng đặc biệt trong nền văn hóa Việt Nam. Bằng những hình ảnh tinh tế và từ ngữ trữ tình, tác giả đã tạo ra một không gian thơ mộng và lãng mạn, mở ra những tầng ý nghĩa sâu sắc.

Nguyễn Du đã sử dụng những hình ảnh mơ mộng và tinh tế để miêu tả cảnh hái sen trên hồ Tây Hồ. Cảnh người hái sen chèo thuyền con trên mặt hồ Tây Hồ, nước hồ lấp lánh và tạo bóng người in dưới nước, tất cả đều tạo nên một không khí tĩnh lặng, trữ tình và đẹp đẽ. Tác giả đã sử dụng những câu thơ ngắn gọn, tinh tế để miêu tả cảnh vật, tạo nên một không gian thơ mộng và mê hoặc.

Bên cạnh việc miêu tả cảnh hái sen, tác giả còn tập trung vào ý nghĩa của việc này. Hái hoa sen và gương sen không chỉ là một công việc thông thường, mà còn chứa đựng những ý nghĩa đặc biệt. Hoa sen được tặng cho những người sợ mình, trong khi gương sen dành cho những người mình yêu thương. Bài thơ mang đến sự suy ngẫm về tình yêu, ý chí sống và ý nghĩa của việc sống và làm việc có ý nghĩa.

Đoạn thơ thứ ba của bài thơ tập trung vào câu chuyện của tác giả khi đi hái sen và có cuộc hẹn với một cô gái hàng xóm. Tác giả tỏ ra lo lắng và không biết liệu cô ấy đã đến hay chưa, nhưng bất ngờ, tác giả nghe thấy tiếng cười nói của cô ấy. Điều này tạo ra một chi tiết kỳ lạ và mơ hồ, nhưng cũng thể hiện tâm trạng phấn khởi và vui mừng của tác giả khi nghe tiếng cười đó.

Bài thơ cũng đề cập đến sự không được yêu thích của cuống sen, nhưng lại nhấn mạnh rằng bên trong nó vẫn có giá trị và sợi tơ mành bền bỉ không thể đứt. Từ đó, tác giả muốn nhắn nhủ rằng mỗi người đều có giá trị riêng, không chỉ dựa trên bề ngoài.

Đoạn thơ cuối cùng của bài thơ là suy ngẫm của chính tác giả khi thấy khung cảnh con người chỉ hái hoa mà không chú ý đến các bộ phận khác của cây sen. Những bộ phận bị bỏ qua thực chất lại có rất nhiều tác dụng, nhưng người ta lại cho rằng chúng vô dụng. Tác giả nói rằng, không nên chạm vào

Bài thơ Mộng đăc thái liên của Nguyễn Du mang đến cho chúng ta những tầng ý nghĩa sâu sắc và mở ra nhiều cung bậc cảm xúc thú vị. Tác phẩm này không chỉ là một bức tranh thơ mộng về việc hái sen trên hồ Tây Hồ, mà còn là một tác phẩm mang đậm thông điệp triết lý và nhân văn đáng suy ngẫm.

Xem thêm 👉 Viết Bài Văn Phân Tích Một Tác Phẩm Văn Học 

Viết một bình luận