Truyện Bánh Chưng Bánh Dày: Nội Dung Sự Tích, Ý Nghĩa, Giá Trị

Truyện Bánh Chưng Bánh Dày ❤️️ Nội Dung Sự Tích, Ý Nghĩa, Giá Trị ✅ Chia Sẻ Bạn Đọc Về Xuất Xứ Truyện, Bố Cục, Đọc Hiểu, Giáo Án.

Nội Dung Truyện Bánh Chưng Bánh Dày

Bánh chưng bánh dày là truyền thuyết đặc sắc, lí giả về sự ra đời của hai loại bánh trên. Mời các bạn xem ngay nội dung truyện Sự Tích Bánh Chưng Bánh Dày cùng với Thohay.vn

Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng:

– Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho.

Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng.

Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào.

Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo:

–  Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành.

Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng.

Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầỵ Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.

Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và Bánh Chưng.

Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18.

Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm Bánh Chưng và Bánh Dày để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.

Khám phá thêm🌱 Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh 🌱 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

Tóm Tắt Bánh Chưng Bánh Dày

Tham khảo thêm bản tóm tắt Bánh chưng bánh dày ngắn gọn.

Vua Hùng thứ 26 muốn tìm người xứng đáng để truyền ngôi bèn ra một câu đố để thử thách các lang trong lễ Tiên Vương. Các lang tranh tài nhưng không biết ý vua như thế nào để làm vừa lòng. Lang Liêu nhờ có thần mách bảo nên đã làm bánh chưng bánh giầy trong Lễ Tiên Vương và được vua truyền ngôi cho. Kể từ đó, bánh chưng bánh giầy trở thành thứ bánh không thể thiếu trong dịp tết Nguyên Đán.

Về Tác Giả Truyện Bánh Chưng Bánh Dày

Về tác giả truyện Bánh chưng bánh dày, đây là loại truyện dân gian kể về các sự kiện và nhân vật ít nhiều có liên quan đến lịch sử, thông qua sự tưởng tượng, hư cấu.

Xem thêm về phân tích 💚 Hang Én 💚 Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

Xuất Xứ Truyện Sự Tích Bánh Chưng Bánh Dày

Cùng tìm hiểu xuất xứ truyện sự tích Bánh chưng bánh dày.

  • Theo Chương Trính, Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập I – Văn học dan gian, NXB văn học, Hà Nội, 1977, tr.548-550.
  • Phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta.

Ý Nghĩa Câu Chuyện Bánh Chưng Bánh Dày

Khám phá thêm về ý nghĩa câu chuyện Bánh chưng bánh dày.

Sự tích bánh chưng bánh dày tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước. Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống hiếu kính; lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của của bánh chưng, bánh dày là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bên cạnh đó, bánh chưng, bánh dày còn mang những ý nghĩa sâu xa về vũ trụ, nhân sinh. Theo dân gian, bánh chưng hình vuông, có góc cạnh, hình khối cụ thể thuộc âm, tượng trưng cho đất. Bánh dày hình tròn không có góc cạnh, hình khối cụ thể thuộc dương, tượng trưng cho trời nên phải màu trắng, không nhân vị. Còn theo tín ngưỡng phồn thực dân gian và triết lý nõ – nường, thì bánh chưng, bánh dầy còn mang ý nghĩa của sự sinh sôi, nảy nở.

Bánh chưng âm dành cho mẹ, bánh dầy dương dành cho cha. Trên mâm lễ dâng cúng ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, bánh chưng biểu tượng cho cha Rồng, bánh dày biểu tượng cho mẹ Tiên, mà theo truyền thuyết, đó là khởi thủy cho cộng đồng dân tộc Lạc Việt sau này.

Nếu như trước kia, bánh chưng, bánh dày chỉ được gói, được làm trong những dịp lễ Tết, vào ngày Giỗ Tổ hay khi gia đình có cỗ lớn, thì bây giờ, ở nhiều nơi, nhất là ở những đô thị hiện đại, bánh chưng, bánh dày đã trở thành một thứ hàng quà, được bán hàng ngày phục vụ nhu cầu ẩm thực của người dân. Nó được coi như một loại bánh để ăn chơi, có khi là ăn quà sáng, quà chiều, có khi là món ăn dùng trong những dịp cưới xin, giỗ chạp.

Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm 🔻 Truyện Thánh Gióng 🔻 Nội Dung, Giá Trị, Đọc Hiểu

Bố Cục Truyện Cổ Tích Bánh Chưng Bánh Dày

Bố cục truyện cổ tích Bánh chưng bánh dày được chia làm 3 phần chính như sau:

  • Phần 1: Từ đầu đến “… chứng giám”. Vua Hùng đưa ra điều kiện để truyền ngôi.
  • Phần 2: Tiếp theo đến “… hình tròn”. Lang Liêu và các hoàng tử thi nhau tìm kiếm lễ vật để dâng lên vua cha.
  • Phần 3: Còn lại. Ý nghĩa và phong tục làm bánh chưng bánh giầy của người Việt.

Đọc Hiểu Câu Chuyện Bánh Chưng Bánh Dày

Tìm hiểu thêm nội dung đọc hiểu câu chuyện Bánh chưng bánh dày.

1. Nhà vua ra quyết định truyền ngôi

– Hoàn cảnh truyền ngôi: vua đã già, muốn truyền ngôi.

– Người nối ngôi vua phải là người nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng.

– Cách thức: Tìm được thức ăn ngon lành để bày cỗ dâng Trời Đất, tổ tiên.

→ Cách chọn người nối ngôi của vua Hùng khác với các đời vua trong lịch sử.

2. Lang Liêu và các hoàng tử tìm kiếm, làm lễ vật

– Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ.

– Lang Liêu thì hiền hậu, chăm chỉ, rất mực hiểu thảo, mẹ mất sớm nên chàng thiếu người chỉ vẽ.

– Lang Liêu nằm mộng thấy thần, được thần mách bảo, Lang Liêu nghe lời thần làm lễ vật dâng vua cha:

   + Chọn thứ gạo nếp thật dẻo thơm làm chiếc bánh vuông vức, có nhân thịt đậu, để tượng hình Đất.

   + Thứ gạo nếp ấy, chàng đồ xôi, giã nhuyễn, làm thành những chiếc bánh tròn trặn, xinh xắn để tượng hình Trời.

3. Ý nghĩa và tục lệ bánh chưng, bánh giầy

– Bánh của Lang Liêu được chọn để tế Trời, Đất cùng tổ tiên.

– Sau khi lễ xong, vua cùng quần thần ăn bánh, ai cũng tấm tắc khen ngon.

– Lang Liêu là người hiểu ý nhà vua nên được truyền ngôi cho. Ý nghĩa món bánh của Lang Liêu:

   + Bánh hình tròn tượng trưng cho trời nên gọi là bánh giầy.

   + Bánh hình vuông tượng trưng là đất đặt tên là bánh chưng.

   + Lá bọc ngoài, mĩ vị ở trong là ngụ ý đùm bọc nhau.

– Tục lệ ở nước ta: chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy, thiếu bánh chưng, bánh giầy là thiếu hẳn hương vị ngày Tết.

Xem bài viết đầy đủ 🌻 Cô Tô Lớp 6 🌻 Nội Dung, Nghệ Thuật

Giá Trị Truyện Cổ Tích Bánh Chưng Bánh Dày

Sau đây là những giá trị truyện cổ tích Bánh chưng bánh dày.

Giá trị nội dung

  • Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giày đã lí giải nguồn gốc của hai thứ bánh truyền thống tượng trưng cho trời và đất
  • Đồng thời qua đó ca ngợi thành tựu của nền văn minh lúa nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự tôn kính Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân ta

Giá trị nghệ thuật

  • Chi tiết tưởng tượng đặc sắc.
  • Lối kể chuyện dân gian:
    • Lối kể chuyện theo trình tự thời gian
    • Cốt truyện xoay quanh một nhân vật chính là Lang Liêu – phải trải qua một cuộc thi tài, gặp phải các khó khăn, được thần linh giúp đỡ và đạt được chiến thắng – nối ngôi vua – kết thúc có hậu.

Soạn Bài Bánh Chưng Bánh Dày Lớp 6

Có thể bạn sẽ cần nội dung soạn bài Bánh chưng bánh dày lớp 6.

👉Câu 1 (trang 12 Ngữ Văn 6 Tập 1):

– Hoàn cảnh , ý định, hình thức chọn người nối ngôi.

     + Hoàn cảnh: Đất nước thái bình, vua già muốn truyền ngôi.

     + Ý định: Người nối được chí, không nhất thiết là con trưởng.

     + Hình thức chọn: Một câu đố nhân dịp lễ Tiên Vương → cách thử tài độc đáo.

👉Câu 2 (trang 12 Ngữ Văn 6 Tập 1):

– Nguyên nhân Lang Liêu được thần giúp đỡ.

     + Lang Liêu thiệt thòi nhất : mẹ bị vua cha ghẻ lạnh → ốm rồi chết.

     + Từ nhỏ đã sống cuộc sống dân thường mặc dù là con vua.

     + Là người hiểu được ý thần, biết sáng tạo: Lấy gạp làm bánh.

👉Câu 3 (trang 12 Ngữ Văn 6 Tập 1):

– Hai thứ bánh của Lang Liêu được vua chọn để tế trời đất vì:

     + Thể hiện được ý tưởng sâu xa: Gợi hình trời, hình đất ⇒ bao hàm phong vị cỏ cây và tinh thần đùm bọc

     + Thể hiện được sự quý trọng nghề nông, quý trọng sản phẩm do con người tạo ra.

– Vua chọn Lang Liêu nối ngôi vì: Lang Liêu là người vừa có đức vừa có tài vừa có lòng hiếu thảo.

👉Câu 4 (trang 12 Ngữ Văn 6 Tập 1):

Bánh chưng bánh giầy là truyền thuyết giải thích về phong tục làm bánh chưng bánh giầy trong dịp tết nguyên đán từ đó:

     + Đề cao lòng tôn kính đối với trời đất và sự biết ơn sâu sắc đối với tổ tiên.

     + Ca ngợi khả năng sáng tạo ý thức tìm tòi, xây dựng văn hóa đậm đà phong vị của dân tộc.

Khám phá thêm bài 💌 Gió Lạnh Đầu Mùa 💌 Nội Dung, Nghệ Thuật, Đọc Hiểu

Giáo Án Truyện Bánh Chưng Bánh Dày Lớp 6

Chia sẻ bạn đọc nội dung giáo án truyện Bánh chưng bánh dày lớp 6.

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

– Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản “Bánh chưng, bánh giầy”.

– Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông- một nét đẹp văn hoá của người Việt.

2. Kĩ năng

– Đọc – hiểu một văn bản thuộc thể loại truyền thuyết.

– Nhận ra những sự việc chính của truyện.

3. Thái độ

– Tự xác định và có thái độ đúng khi nói về hình ảnh con người trong công cuộc dựng nước, những thành tựu văn minh nông nghiệp buổi đầu dựng nước.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên giáo án, sách giáo viên, sách giáo khoa, sách tham khảo…

2. Học sinh sách giáo khoa, nháp, vở ghi, …

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra

– Thế nào là truyền thuyết? ý nghĩa truyện “Bánh chưng, bánh giầy”?

3. Bài mới

Hằng năm, mỗi khi tết đến xuân về, nhân dân ta – con cháu các vua Hùng – từ miền ngược đến miền xuôi, vùng rừng núi cũng như vùng biển lại nô nức hồ hởi chở lá dong, xay đỗ, giã gạo gói bánh. Quang cảnh ấy làm chúng ta thêm yêu quý, tự hào về nền văn hóa cổ truyền, độc đáo của dân tộc và như làm sống lại truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy” mà hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

Hoạt động của GV và HSKiến thức cần đạt
Hoạt động 1: HDHS Đọc và tìm hiểu chú thích

– GV hướng dẫn cách đọc: Đọc rõ ràng, rành mạch, nhấn giọng ở những chi tiết kì lạ phi thường

– GV đọc mẫu một đoạn sau đó gọi HS đọc.

– Nhận xét cách đọc của HS

– Hãy kể tóm tắt truyện từ 5-7 câu?

+ Hùng Vương về già muốn truyền ngôi cho con nào làm vừa ý, nối chí nhà vua.

+ Các ông lang đua nhau làm cỗ thật hậu, riêng Lang Liêu được thần mách bảo, dùng gạo làm hai thứ bánh để dâng vua.

+ Vua cha chọn bánh của lang Liêu để tế trời đất cùng Tiên Vương và nhường ngôi cho chàng.

+ Từ đó nước ta có tục làm bánh chưng, bánh giầy vào ngày tết.

– Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích: 1,2,3,4,8,9,12,13
và tìm hiểu chú thích.

1-Đọc , kể :

2-Từ khó (sgk -11,12)

– Sơn hào hải vị: món ăn quý hiếm, ngon chế từ sản vật rừng, biển.

– Nem công chả phượng: món ăn ngon, sang trọng (chế biến từ thịt chim quý)
Hoạt động 2: HDHS đọc hiểu văn bản

– Văn bản trên thuộc kiểu văn bản gì?

– Theo em truyện có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?

– GV gọi học sinh đọc phần 1.

– Mở đầu câu chuyện muốn giới thiệu với chúng ta điều gì?

– Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào?

– Ý định của vua ra sao?(qua điểm của vua về việc chọn người nối ngôi)- Vua chọn người nối ngôi bằng hình thức gì?

* GV: Trong truyện dân gian giải đố là1 trong những loại thử thách khó khăn đối với nhân vật

– Điều kiện và hình thức truyền ngôi có gì đổi mới và tiến bộ so với đương thời?

– Qua đây, em thấy vua Hùng là vị vua như thế nào?

– Cho HS đọc phần 2

– Để làm vừa ý vua, các ông Lang đã làm gì?

– Vì sao Lang Liêu được thần báo mộng?

* GV: Các nhân vật mồ côi, bất hạnh thường được thần, bụt hiện lên giúp đỡ mỗi khi bế tắc.

– Vì sao thần chỉ mách bảo mà không làm giúp lễ vật cho lang Liêu?

– Kết quả cuộc thi tài giữa các ông Lang như thế nào?

– Vì sao hai thứ bánh của lang Liêu được vua chọn để tế Trời, Đất, Tiên Vương và Lang Liêu được chọn để nối ngôi vua?

– Truyền thuyết bánh chưng, bánh giầy có những ý nghĩa gì?
II. Đọc hiểu văn bản:

1 Kiểu văn bản: Tự sự.

2- Bố cục:

3 phần

a. Từ đầu…chứng giám : Vua Hùng chọn người nối ngôi.

b. Tiếp ….hình tròn : Cuộc đua tài, dâng lễ của các Lang.

c. Còn lại : Kết quả cuộc đua.

3- Phân tích

a. Mở truyện: Vua Hùng chọn người nối ngôi

– Hoàn cảnh: giặc ngoài đã yên, đất nước thái bình, ND no ấm, vua đã già muốn truyền ngôi.

– Ý của vua: người nối ngôi vua phải nối được chí vua, không nhất thết là con trưởng.

– Hình thức: điều vua đòi hỏi mang tính chất một câu đố để thử tài.→ Không hoàn toàn theo lệ truyền ngôi từ các đời trước: chỉ truyền cho con trưởng. Vua chú trọng tài chí hơn trưởng thứ. Đây là một vị vua anh minh

b. Diễn biến truyện:Cuộc thi tài giữa các ông lang

– Các ông lang thi nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon.

– Lang Liêu:

+ Trong các con vua, chàng là người ” thiệt thòi nhất “

+ Tuy là Lang nhưng từ khi lớn lên chàng ra ở riêng, chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai. Lang Liêu thân thì con vua nhưng phận thì gần gũi với dân thường

– Thần vẫn dành chỗ cho tài năng sáng tạo của Lang Liêu.- Từ gợi ý, lang Liêu đã làm ra hai loại bánh.

c. Kết thúc truyện:

Kết quả cuộc thi

– Lang Liêu được chọn làm người nối ngôi.

– Hai thứ bánh của Lang Liêu vừa có ý nghĩa thực tế: quí hạt gạo, trọng nghề nông (là nghề gốc của đất nước làm cho ND được no ấm) vừa có ý nghĩa sâu xa (tượng trời, tượng đất, tượng muôn loài).

– Hai thứ bánh hợp ý vua chứng tỏ tài đức của con người có thể nối chí vua. Đem cái quí nhất của trời đất của ruộng đồng do chính tay mình làm ra mà tiến cúng Tiên Vương, dâng lên vua thì đúng là con người tài năng, thông minh, hiếu thảo.

* Ý nghĩa của truyện:

– Giải thích nguồn gốc hai loại bánh cổ truyền.

– Giải thích phong tục làm bánh chưng, bánh giầy và tục thờ cúng tổ tiên của người Việt.

– Đề cao nghề nông trồng lúa nước.

– Quan niệm duy vật thô sơ về Trời, Đất.

– Ước mơ vua sáng, tôi hiền, đất nước thái bình, nhân dân no ấm.
Hoạt động 3: HDHS tổng kết

– Nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện?

– Nội dung truyện ?

– HS đọc ghi nhớ sgk trang 12.
III- Tổng kết

1- Nghệ thuật :

Chi tiết tưởng tượng hoang đường, hình tượng thần đẹp kì vĩ.

2- Nội dung

Giải thích nguồn gốc bánh chưng, bánh giày- đề cao nghề nông và quý trọng hạt gạo.

* Ghi nhớ ( sgk-12)
Hoạt động 4: HDHS luyện tập

– Đóng vai Hùng Vương kể lại truyện bánh chưng, bánh Giầy?

– ý nghĩa của phong tục làm bánh chưng bánh giầy?

– Đọc truyện này, em thích nhất chi tiết nào? Vì sao
IV.Luyện tập

Bài tập 1. Tập kể chuyện.

Bài tập 2. Ý nghĩa của phong tục ngày tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy.

– Đề cao nghề nông, đề cao sự thờ kính Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân ta. Cha ông ta đã xây dựng phong tục tập quán của mình từ những điều giản dị nhưng rất linh thiêng, giàu ý nghiã.

Quang cảnh ngày tết nhân dân ta gói hai loại bánh còn có ý nghĩa giữ gìn truyền thống văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc và làm sống lại truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy.

Bài tập 3. Chỉ ra và phân tích một số chi tiết trong truyện mà em thích nhất.

– Lang Liêu được thần báo mộng: đây là chi tiết thần kì làm tăng sức hấp dẫn của truyện, nêu lên giá trị của hạt gạo ở một đất nước mà cư dân sống bằng nghề nông, thể hiện cái đáng quí, cái đáng trân trọng của sản phẩm do con người làm ra.

– Lời của vua nói về hai loại bánh: đây là cách “đọc”, cách “thưởng thức” nhận xét về văn hoá.

Những cái bình thường, giản dị song lại nhiều ý nghĩa sâu sắc đó cũng chính là ý nghiã tư tưởng, tình cảm của nhân dân về hai loại bánh và phong tục làm bánh.

4. Củng cố, luyện tập

– Em hãy cho biết đền Hùng nằm ở tỉnh nào trên đất nước ta?

– Theo em, tại sao truyện này được gọi là truyền thuyết? Truyện có ý nghĩa gì?

5. Hướng dẫn học ở nhà

– Học bài, tóm tắt truyện

– Soạn bài : Từ và cấu tạo từ tiếng Việt

Chia sẻ cho bạn đọc ⚡ Bức Tranh Của Em Gái Tôi ⚡ Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

5 Mẫu Kể Lại Truyện Bánh Chưng Bánh Dày Hay Nhất

Cuối cùng là 5 mẫu kể lại truyện Bánh chưng bánh dày hay nhất.

Kể Lại Truyện Bánh Chưng Bánh Dày Nổi Bật – Mẫu 1

Hùng Vương thứ sáu muốn truyền ngôi cho một trong số những người con trai nên đã đưa ra điều kiện:

– Không nhất định phải là con trưởng, chỉ cần làm vừa ý vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi cho.

Các hoàng tử cho người đi đến khắp nơi tìm kiếm những của ngon vật lạ để đem về dâng lên vua cha.

Lang Liêu là con vua, nhưng lại sống giản dị quen với việc chăm lo đồng áng, trồng lúa trồng khoai. Mẹ của Lang Liêu trước kia bị vua cha ghẻ lạnh, sau đó mất đi để lại một mình chàng. So với các anh em, chỉ có Lang Liêu là thiệt thòi nhất. Chàng không biết lấy gì để dâng lên Tiên vương.

Một đêm nọ, Lang Liêu nằm mơ và được thần mách bảo rằng:

– Trong trời đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Hãy lấy gạo mà làm bánh lễ Tiên vương.

Khi tỉnh dậy biết mình được thần báo mộng. Chàng lấy gạo nếp vo sạch, lấy đậu xanh thịt lợn làm nhân, gói bằng lá dong thành hình vuông, đem luộc một ngày một đêm. Và cũng thứ gạo nếp ấy, chàng đồ lên, đem giã nhuyễn rồi nặn thành hình tròn. Bánh hình vuông tượng trưng cho Trời đặt tên là bánh chưng, còn bánh hình tròn tượng trưng cho Đất đặt tên là bánh giầy.

Đến ngày hẹn, các hoàng tử dâng lên biết bao của ngon vật lạ. Đến lượt Lang Liêu, chàng đem hai loại bánh dâng lên cúng Tiên vương. Vua Hùng rất hài lòng và quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu. Kể từ đó, hằng năm, cứ mỗi khi Tết đến, bánh chưng bánh giầy là món ăn không thể thiếu.

Kể Lại Truyện Bánh Chưng Bánh Dày Chọn Lọc – Mẫu 2

Từ thời rất xưa, vào đời Hùng Vương thứ sáu, sau khi đuổi được giặc Ân ra bờ cõi nước ta, vua Hùng có ý định truyền ngai vàng cho một hoàng tử xứng đáng nhất. Vào dịp đầu năm mới, khi mọi thứ đang tưng bừng sức sống, tràn ngập sắc xuân, vua gọi các hoàng tử đến và bảo rằng:

– Trong các con, ai tìm được thức ăn ngon để bày ra một mâm cỗ Tết thật ý nghĩa và ấm cúng thì ta sẽ truyền lại ngôi vua cho người đó.

Và cuộc thi đã thật sự bắt đầu, các lang ai cũng đều đua nhau tìm kiếm khắp nơi những thức ăn ngon nhất, lạ nhất để dâng lên vua Hùng với mong muốn rằng, món của mình sẽ là món ăn ngon nhất, lạ và ý nghĩa nhất. Lang Liêu là con thứ mười tám của nhà vua. Từ nhỏ đến lớn chỉ quen việc đồng áng nên cảm thấy vô cùng lo lắng.

Một hôm, Lang Liêu đang nằm ngủ thì thấy một vị thần xuất hiện và bảo rằng:

– Này con, trong trời đất này thì không có gì quý bằng gạo cả, gạo chính là thức ăn để nuôi sống con người. Con hãy lấy gạo nếp thật ngon, làm thành những chiếc bánh hình tròn và hình vuông. Hình tròn tượng trưng cho trời còn hình vuông để tượng trưng cho đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, làm nhân đặt trong ruột bánh để tượng trưng cho sự sinh thành của cha mẹ.

Lang Liêu tỉnh dậy, không tin vào giấc mơ hạnh phúc. Chàng mừng rỡ, vì đã được thần linh giúp đỡ mình. Lang liêu làm theo lời vị thần dặn, chọn gạo nếp thật ngon để làm bánh vuông, đó là bánh chưng. Cũng thứ gạo đó nhưng giã nhuyễn, nặn lại thành hình tròn đó là bánh giầy. Lá xanh bọc ngoài, che chở cho bánh, tượng trưng cho sự che chở của cha mẹ.

Ngày hẹn đã đến, các lang đều mang những sơn hào hải vị tìm khắp cả nước để dâng lên vua. Đến lượt Lang Liêu, chỉ có hai loại bánh là bánh chưng và bánh giầy được làm từ gạo nếp, nó không phải là sơn hào hải vị gì cả. Vua Hùng rất ngạc nhiên, Lang Liêu kể về giấc mơ và giải thích ý nghĩa cho vua cha nghe. Vua thấy rất ngon và có ý nghĩa nên nhường lại ngai vàng cho Lang Liêu.

Và kể từ đó món bánh chưng bánh giầy ra đời, cứ dịp Tết đến xuân về thì không bao giờ thiếu hai loại bánh này.

Kể Lại Truyện Bánh Chưng Bánh Dày Ấn Tượng – Mẫu 3

Vua Hùng Vương thứ sáu lúc về già muốn truyền ngôi cho con nhưng ông có tới hơn hai mươi người con trai. Không biết chọn ai, vua bèn gọi các con đến bảo

– Tổ tiên ta từ khi dựng nước đã truyền được sáu đời. Nay ta đã già, ta muốn truyền lại ngôi cho một trong số các con. Người nối ngôi ta phải nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân ngày lễ của Thiên Vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho.

Các lang ai cũng muốn ngôi báu thuộc về mình nhưng ý vua thế nào thì không ai biết. Họ chỉ biết soạn cỗ thật ngon, thật hậu lễ Tiên Vương. Người buồn nhất là Lang Liêu. Chàng là con thứ mười tám. Trước đây, mẹ chàng bị vua cha ghẻ lạnh, ốm nặng rồi qua đời sớm.

Trong các anh em, chàng là người thiệt thòi nhất. Vốn chăm chỉ, siêng năng, hiền từ nên, từ khi trưởng thành, chàng đã ra ở riêng, suốt ngày chú tâm vào đồng áng. Trong nhà chàng chỉ có khoai với lúa là nhiều. Nhưng khoai lúa thì tầm thường quá.

Một đêm, sau buổi làm đồng nặng nhọc, mệt quá, chàng ngủ thiếp đi. Trong giấc mơ, chàng nhìn thấy một ông lão râu tóc bạc phơ, đến bên chàng, hiền từ cười nói:

– Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Chỉ có gạo mới nuôi sống con người và khiến ta không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon, tuy hiếm nhưng con người không làm ra được. Hãy lấy gạo làm bánh lễ Tiên Vương.

Sáng sớm tỉnh dậy, càng ngẫm nghĩ, chàng càng thấy lời thần nói đúng. Chàng bèn khéo léo chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, đem vo thật sạch rồi lấy đậu xanh thịt lợn làm nhân, lấy lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ. Để đổi vị, đổi kiểu, vẫn thứ gạo ấy, chàng đồ lên, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn.

Đến ngày lễ Tiên Vương, các làng đua nhau khoe sơn hào hải vị, nem công chả phượng. Vua Hùng xem qua rồi dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu. Thấy lạ, vua cho vời Lang Liêu lên hỏi. Lang Liêu kể hết mọi chuyện cho vua cha nghe. Ngẫm nghĩ một lát, vua lấy bánh của Lang Liêu đem lễ Tiên Vương.

Lễ xong, vua cho mọi người thụ lộc, ai cũng khen ngon. Nhà vua nói:

– Bánh hình tròn tượng trưng cho Trời, ta gọi là bánh giầy, bánh hình vuông tượng trưng cho Đất, ta gọi là bánh chưng. Lá bọc ngoài, mĩ vị bên trong ngụ ý đùm bọc yêu thương nhau. Lang Liêu đã làm đúng ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho Lang Liêu. Xin Tiên Vương chứng giám.

Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy.

Kể Lại Truyện Bánh Chưng Bánh Dày Đặc Sắc – Mẫu 4

Vua Hùng Vương thứ sáu lúc về già muốn tìm người nối ngôi. Nhưng nhà vua có tới hai mươi người con, không biết truyền ngôi cho con nào cho xứng. Không như những đời vua Hùng trước chỉ truyền ngôi cho con trưởng, vua Hùng thứ sáu nghĩ rằng, người nối ngôi phải là người có tài, nối được chí vua, biết thương yêu dân chúng, không nhất thiết cứ phải là con trưởng. Nghĩ mãi, nghĩ mãi. Cuối cùng, vua gọi các con đến và nói:

– Giặc vẫn nhiều lần sang xâm lược nước ta. Nhờ phúc ấm của Tiên vương, ta đều đánh đuổi được. Đất nước đã thanh bình. Nay ta đã già rồi, không còn sống bao lâu được nữa. Ta muốn tìm người nối ngôi để chăm lo cho dân chúng được ấm no, hạnh phúc. Người nối ngôi phải nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho người đó. Xin Tiên vương chứng giám.

Nghe vua nói, các lang ai cũng muốn ngôi báu về tay mình nhưng không ai biết ý vua như thế nào. Họ chỉ biết đua nhau làm cỗ thật ngon, đầy sơn hào hải vị cho vua cha vừa lòng.

Người buồn nhất là Lang Liêu. Chàng là con thứ mười tám của vua Hùng. Mẹ mất sớm, chàng ra ở riêng từ nhỏ, suốt ngày chăm việc cấy cày. Trong khi các anh em sai người đi tìm của ngon vật lạ dâng vua thì Lang Liêu chẳng có gì. Trong nhà chàng chỉ có khoai và lúa. Nhưng những thứ đó thì tầm thường quá.

Một hôm, chàng mơ thấy thần đến và bảo:

– Trên đời này, không gì quý bằng hạt gạo. Hạt gạo là hạt ngọc của trời. Hãy lấy gạo làm bánh để tế lễ Tiên vương.

Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng thầm. Chàng suy nghĩ hồi lâu rồi lấy thứ gạo nếp trắng tinh, vo thật sạch, lấy đậu xanh và thịt lợn làm nhân, lấy lá dong xanh gói bánh. Để đổi kiểu, cũng thứ gạo nếp ấy, chàng đổ lên giã nhuyễn. Bánh làm xong. Lang Liêu phân vân không biết gọi tên bánh là gì.

Đến ngày lễ Tiên vương, các lang đem đến biết bao sơn hào hải vị, nem công chả phượng… Vua Hùng xem qua một lượt rồi dừng chân trước chồng bánh của Lang Liêu. Rất vừa ý, vua cha cho gọi chàng lên để hỏi. Lang Liêu bèn đem giấc mộng gặp thần ra kể. Vua ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:

– Bánh hình tròn tượng trưng cho Trời, ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông tượng trưng cho Đất, ta đặt tên là bánh chưng. Lang Liêu đã làm vừa ý ta, Lang Liêu sẽ nối ngôi ta. Xin Tiên vương chứng giám.

Từ đó, nước ta chăm nghề trồng trọt chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy. Thiếu chúng là thiếu hẳn hương vị ngày Tết.

Kể Lại Truyện Bánh Chưng Bánh Dày Tiêu Biểu – Mẫu 5

Hùng Vương lúc về già, muốn tìm người nối ngôi. Nhưng nhà vua có tới hai mươi người con trai nên không biết chọn ai cho xứng đáng. Giặc bên ngoài đã dẹp yên, nhưng nhân dân có ấm no thì ngai vàng mới ấm. Nhà vua bèn gọi các con lại và nói:

– Tổ tiên ta từ khi dựng nước đã truyền được sáu đời. Giặc Ân nhiều lần đến xâm lược bờ cõi, nhưng nhờ phúc ấm Tiên vương, ta đều đánh đuổi được. Nhưng ta già rồi, không sống mãi được, người nối ngôi ta phải nối được chí ta. Không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho.

Các lang cố làm vừa ý cha, nhưng ý vua cha như thế nào không ai biết được. Họ chỉ biết đua nhau làm cỗ thật hậu để đem lễ Tiên vương.

Duy chỉ có Lang Liêu là không biết làm sao. Chàng là con thứ mười tám. Mẹ chàng trước đây bị vua cha ghẻ lạnh, ốm rồi chết. So với anh em, chàng là người thiệt thòi nhất. Những anh em của chàng sai người đi tìm của quý trên rừng dưới biển, còn Lang Liêu chỉ biết chăm lo công việc đồng áng. Trong nhà chỉ có khoai, lúa mà hai thứ này thì lại tầm thường quá.

Một đêm, Lang Liêu nằm mộng thấy thầy đến bảo:

– Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Chỉ gạo mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon nhưng hiếm, mà không làm ra được. Vậy nên hãy lấy gạo mà làm bánh lễ Tiên vương.

Khi tỉnh dậy, Lang Liêu mừng lắm. Chàng thấy lời thần thật đúng. Chàng bèn chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh. Hạt nào hạt nấy tròn mẩy đem vo thật sách. Sau đó, chàng lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ. Để đổi vị, chàng cũng lấy thứ gạo nếp ấy, đồ lên rồi nhã nhuyễn, nặn thành hình tròn.

Vào ngày lễ Tiên vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng đến. Nhà vua xem một lượt rồi dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu. Vua tỏ ra rất vừa ý, liền hỏi chuyện. Lang Liêu đem giấc mộng thấy thần kể lại cho vua nghe. Nhà vua nghĩ rất lâu, rồi quyết định đem thứ bánh của Lang Liêu lên tế thần.

Tế xong, vua họp mọi người lại nói:

– Bánh hình tròn là tượng Trời, ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông là tượng Đất, thịt mỡ cùng với đậu xanh và lá dong tượng cầm thú, cỏ cây muôn loài, ta đặt tên là bánh chưng. Lá bọc bên ngoài ý chỉ đùm bọc, đoàn kết lẫn nhau. Lang Liêu dâng lễ vật rất vừa ý ta, nên sẽ nối ngôi ta.

Kể từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có Tục ngày Tết gói bánh chưng, bánh giầy. Thiếu hai món này, là thiếu hẳn hương vị ngày Tết.

Viết một bình luận