Vua Chích Chòe: Nội Dung Truyện Cổ Tích, Ý Nghĩa, Kể Chuyện

Vua Chích Chòe ❤️️ Nội Dung Truyện Cổ Tích, Ý Nghĩa, Mẫu Kể Chuyện ✅ Tham Khảo Tóm Tắt Truyện, Đọc Hiểu Tác Phẩm, Gợi Ý Cách Soạn Bài Chi Tiết.

Nội Dung Truyện Vua Chích Chòe

Truyện Vua Chích Choè là một văn bản nằm trong chương trình Ngữ văn 6, mang ý nghĩa khuyên răn con người không nên khinh thường người khác, phải biết tôn trọng mọi người xung quanh. Dưới đây là nội dung của truyện.

Truyện: Vua Chích Choè

Nhà vua chỉ có một người con gái. Công chúa đẹp tuyệt trần, nhưng vì vậy công chúa kiêu ngạo và ngông cuồng, không một ai vừa lòng nàng cả. Nàng chối từ hết người này đến người khác, không những vậy lại còn chế giễu, nhạo báng họ.

Có một lần, nhà vua cho mời các chàng trao ở khắp các nước xa gần tới mở tiệc linh đình để chọn phò mã. Khách đứng thành hàng theo ngôi thứ, đứng trên cùng là vua các nước rồi các công tước, các ông hoàng, các bá tước, các nam tước, cuối cùng là những người dòng dõi quí tộc. Công chúa được dẫn đi xem mặt. Chẳng ai được công chúa tha, người nào nàng cũng có cớ để giễu cợt. Người thì nàng cho là quá mập, nàng đặt tên là thùng tô nô, người quá mảnh khảnh thì nàng nói, mảnh khảnh thế thì gió thổi bay, người thứ ba thì lại lùn, nàng chê: Lùn lại mập thì vụng về lắm, người thứ tư mặt mày xanh xao, bị đặt tên Nhợt nhạt như chết đuối, người thứ năm mặt đỏ như gấc, nàng gọi Xung đồng đỏ, người thứ sáu đứng dáng hơi cong, nàng chê là cây non sấy lò cong cớn, nhìn ai nàng cũng tìm cách nhạo báng, nàng lấy làm khoái chí khi thấy một người có cằm hơi cong như mỏ chim chích chòe, nàng nói giỡn, chà, anh ta có cái cằm chẳng khác gì chim chích choè có mỏ, từ đó trở đi ông vua tốt bụng ấy có tên là vua chích choè.

Thấy con mình chỉ giễu cợt, nhạo báng chối từ và chê tất cả mọi người có mặt trong buổi kén phò mã, nhà vua nổi cơn thịnh nộ và ban truyền, nếu có người ăn mày nào đi qua cung vua, vua sẽ gả công chúa cho người ấy.

Vài hôm sau, có một người hát rong đi qua, đứng ngây dưới cửa sổ cất tiếng hát, mong sẽ được ban thưởng cho vài xu. Nghe thấy vậy nhà vua ban truyền:
– Hãy gọi tên hát rong vào cung.
Với bộ quần áo rách, bẩn thỉu, người hát rong đi vào cung vua, hát cho vua và công chúa nghe, rồi đưa tay xin tiền thưởng. Nhà vua bảo:
– Ta rất ưa tiếng hát của ngươi, vì vậy ta gả con gái ta cho ngươi.
Công chúa sợ hãi, nhưng nhà vua vẫn nói:
– Cha đã thề rằng sẽ gả con cho người ăn mày đầu tiên đi qua cung vua, cha muốn giữ lời thề đó.
Mọi van xin đều không có ích gì. Linh mục được mời ngay tới để làm hôn lễ công chúa lấy người hát rong. Hôn lễ cử hành xong, nhà vua bảo:
– Theo tục lệ, vợ một người hát rong không được ở lâu lại trong cung vua, giờ thì con phải theo chồng ra khỏi cung.

Người hát rong cầm tay nàng, cả hai đi ra khỏi cung vua, nàng phải đi bộ theo chồng. Tới một khu rừng lớn, nàng lên tiếng hỏi:
– Chà, rừng đẹp này của ai?
– Rừng của vua chích choè.
Nàng lấy người đó, rừng kia của nàng.
– Tôi cô gái dịu hiền đáng thương
Đáng ra nên lấy ông vua chích choè.
Một lúc sau họ tới một thảo nguyên, công chúa lại hỏi:
– Thảo nguyên xanh đẹp của ai?
– Thảo nguyên của vua chích choè
Nàng lấy người đó, thảo nguyên của nàng.
– Tôi cô gái dịu hiền đáng thương
Đáng ra nên lấy ông vua chích choè.
Rồi họ tới một thành phố lớn, công chúa lại hỏi:
– Thành phố mỹ lệ này của ai?
– Thành phố mỹ lệ của vua chích choè.
Nàng lấy người đó, thành kia của nàng.
– Tôi cô gái dịu hiền đáng thương
Đáng ra nên lấy ông vua chích choè.
Người hát rong nói:
– Tôi chẳng hài lòng tí nào cả, tại sao nàng lại cứ luôn luôn mong có người chồng khác, thế tôi không xứng đáng hay sao?
Cuối cùng họ tới trước một túp lều nhỏ xíu, công chúa thốt lên:
– Trời ơi, nhà gì mà bé ẩm ương,
Nhà ai mà nhỏ, thảm thương thế này?
Người hát rong đáp:
– Nhà của anh, của nàng
Nơi chàng thiếp sống chung.
Công chúa phải cúi gập người xuống mới đi qua được chiếc cửa ra vào thấp lè tè.
Công chúa hỏi:
– Người hầu của anh đâu?
Người hát rong đáp:
– Người hầu nào? Muốn làm gì thì tự mình làm lấy. Giờ em hãy nhóm bếp nấu ăn đi, anh mệt lắm rồi.
Nhưng công chúa đâu có biết nhóm bếp và nấu ăn, người hát rong đành phải nhúng tay vào làm công việc mới xong. Bữa ăn thật là đạm bạc, ăn xong cả hai mệt mỏi lăn ra ngủ ngay.

Hôm sau, khi trời mới hửng sáng chồng đã đánh thức vợ dậy để làm việc nhà. Cứ như vậy họ sống được với nhau mấy ngày thì lương ăn dự trữ hết. Người chồng nói với vợ:
– Mình ạ, chỉ ngồi ăn không kiếm được thêm gì cả cứ như thế này mãi chắc không được lâu, hay là em đan sọt bán.
Chồng vào rừng lấy tre nứa về, vợ chẻ lạt đan sọt. Nhưng bàn tay mềm mại của nàng bị cạnh sắc của tre nứa cửa rỉ máu. Chồng nói:
– Thế thì không được, có lẽ dệt vải hợp với em hơn.

Nàng ngồi tập quay sợi, nhưng rồi những ngón tay mềm mại của nàng lại bị sợi cứa, máu chảy rơi xuống nền nhà. Người chồng nói:
– Em thấy không, em chẳng được việc gì cả, sống với em thật là khổ. Giờ thì chắc ta phải xoay ra đi buôn nồi và bát đĩa. Em ngồi ở chợ và bán hàng.

Nàng nghĩ bụng:
– Nếu như dân nước mình họ tới đây mua bán, nhìn thấy mình ngồi bán hàng ở chợ chắc họ sẽ dè bỉu nhạo báng mình.

Việc không thể tránh được nên nàng đành phải làm, nếu không thì chắc chắn sẽ chết đói. Thoạt đầu mọi chuyện đều tốt lành, thấy người bán hàng hiền lành dễ thương nên khách mua đông, họ trả tiền hàng mà không hề mặc cả, thậm chí có người trả tiền nhưng không lấy hàng. Với số lời do bán hàng, hai vợ chồng sống cũng sung túc. Có lần hàng bán hết, chồng lấy hàng mới về cho vợ bán ở chợ. Nàng đang ngồi coi hàng thì có một anh chàng hiệp sĩ từ xa phi ngựa lao thẳng vào chợ làm cho đống hàng sành sứ của nàng đổ vỡ hết cả ra thành hàng nghìn mảnh lớn nhỏ ngổn ngang ở chợ. Nàng ngồi ôm mặt khóc nức nở, không biết cuộc đời rồi sẽ ra sao, nàng la khóc:
– Trời, khổ thân tôi thế này, còn mặt mũi nào mà nhìn chồng nữa?

Về nhà, nàng kể cho chồng nghe chuyện chẳng may ấy. Nghe xong chuyện, chồng nói:
– Đời thuở nhà ai lại thế, bán sành sứ mà lại ngồi ngay đầu chợ chỗ người ta qua lại, khóc làm chi nữa. Anh thấy em chẳng làm gì cho đến đầu đến cuối. Lúc nãy anh có đến cung vua hỏi xem nhà bếp có cần người phụ không, họ hứa sẽ nhận em vào làm và nuôi cơm.
Giờ đây công chúa là một chị phụ đầu bếp, thôi thì thượng vàng hạ cám việc gì cũng phải làm. Hai bên tạp dề nàng buộc chặt hai chiếc nồi con, nàng bỏ phần cơm của mình vào đó và mang về nhà để hai vợ chồng cùng ăn.

Lần ấy trong cung vua tổ chức hôn lễ cho hoàng tử con đầu lòng của nhà vua, tò mò chị phụ bếp cũng len vào đứng trước cửa ngõ vào.

Khi đèn lần lượt được thắp sáng, cảnh đẹp lộng lẫy trong cung vua mới hiện lên hết, khách lần lượt bước vào phòng đại tiệc, cảnh cũng như người nom thật huy hoàng, tráng lệ, ai thấy cũng phải vui mắt. Lúc này, chị phụ bếp thấy lòng buồn tủi thay cho số phận của mình, thầm trách tính kiêu căng, ngông cuồng của mình, cũng chính vì những tính ấy đã làm nàng trở nên thấp hèn và khổ cực như bây giờ. Kẻ hầu người hạ ra vào tới tấp, bưng lên cho khách toàn sơn hào hải vị, mùi thơm nức mũi. Thỉnh thoảng kẻ hầu người hạ ném cho ít đồ ăn thừa, nàng cúi nhặt cho vào nồi. Bỗng nhiên hoàng tử bước vào, lụa là châu báu đầy người, cổ đeo dây chuyền vàng. Nhìn thấy người đẹp đứng ngó bên cửa, hoàng tử nắm tay nàng, muốn cùng nàng vui nhảy, nhưng nàng sợ hãi giật tay lại.

Nàng nhận ra đó chính là vua chích choè, người đã từng muốn làm phò mã và bị nàng nhạo báng, từ chối. Nàng cố sức giật tay lại nhưng chẳng ăn thua gì cả, vẫn bị chàng kéo vào tới giữa phòng làm dây buộc nồi đứt, hai cái nồi rơi xuống đất, súp và bánh mì vung ra khắp nền nhà. Khách khứa và những người đứng đó thấy cảnh tượng ấy đều bật cười và chêm pha những lời nhạo báng. Xấu hổ quá, nàng ước gì độn thổ xuống sâu một ngàn sải tay. Nàng giật mạnh một cái khỏi tay vua chích choè, lao thẳng ra phía cửa để chạy trốn, nhưng mới tới được cầu thang lại bị một người đàn ông lôi lại, khi định thần lại được, nàng thấy người đó lại chính là vua chích choè.

Chàng vui vẻ nói nhỏ vào tai nàng:
– Em đừng có sợ hãi, người hát rong sống chung với em trong căn lều lụp xụp chính là anh. Vì yêu em nên anh đóng giả người hát rong. Chính anh cũng là kỵ sĩ cho ngựa chạy đổ vỡ hết hàng sành sứ của em. Tất cả những việc đó chỉ nhằm uốn nắn tính kiêu ngạo của em và để trừng phạt tính ngông cuồng thích nhạo báng người khác của em.

Lúc ấy nàng bật òa lên khóc nức nở và nói:
– Em đã làm những điều sai trái, thật không xứng đáng là vợ của anh.
Chàng đáp:
– Em đừng buồn nữa, những ngày cay đắng đã qua, giờ chúng ta hãy làm đám cưới.

Nàng vào thay quần áo, toàn thể triều đình đều có mặt, chúc mừng công chúa kết hôn với vua chích choè. Nỗi vui mừng thật sự cũng bắt đầu từ đây. Tôi tin rằng, tôi và bạn đều có mặt trong buổi lễ cưới.

Chia sẻ thêm tác phẩm ❤️️Truyện Thạch Sanh Lý Thông ❤️️ Nội Dung Câu Chuyện, Ý Nghĩa

Tóm Tắt Truyện Cổ Tích Vua Chích Chòe

Thohay.vn chia sẻ thêm cho bạn bản tóm tắt truyện cổ tích Vua chích choè ngắn gọn.

Ở một vương quốc, nhà vua có người con gái xinh đẹp tuyệt trần, nhưng tính cách lại kiêu ngạo. Vua cho mời các chàng trai ở khắp mọi nơi đến để thiết tiệc linh đình. Bất cứ ai công chúa cũng tìm đủ lý do để chê, đặt cho họ những biệt danh kì lạ. Nhà vua vô cùng tức giận, tuyên bố sẽ gả công chúa cho người ăn mày đầu tiên đi qua hoàng cung.

Một ngày nọ, một người hát rong đi qua, nhà vua gọi anh ta vào rồi gả công chúa cho. Hai vợ chồng đi đến ngôi nhà của người hát rong, ngôi nhà lụp xụp, thấp tè lại rất nghèo nên công chúa phải làm các công việc để kiếm sống từ đan sọt bán, quay sợi, buôn nồi và bát đĩa ở chợ, cuối cùng phải làm một chị phụ bếp trong hoàng cung.

Một lần trong cung tổ chức lễ cưới cho vua, cô cũng lén vào xem. Công chúa đã biết được sự thật người hát rong chính là Vua chích chòe. Cô nhận ra lỗi lầm, hai người làm lễ cưới và sống hạnh phúc bên nhau.

Tác Giả Truyện Vua Chích Chòe

Truyện Vua Chích Choè thuộc thể loại truyện cổ tích nước ngoài và được sưu tầm lại bởi anh em nhà Grimm. Ảnh hưởng của Truyện cổ Grimm rất sâu rộng, được coi là một trong các nền tảng của văn hóa hiện đại phương Tây

Đọc hiểu tác phẩm🌷Thầy Bói Xem Voi 🌷 Nội Dung Truyện, Ý Nghĩa, Giá Trị

Xuất Xứ Truyện Cổ Tích Vua Chích Chòe

Xuất xứ truyện cổ tích Vua Chích Choè như thế nào? Truyện này được trích từ Truyện cổ Gờ-rim, theo Lương Văn Hồng dịch, NXB Văn học, Hà Nội, 2018.

Về nguồn gốc thì truyện Vua Chích Choè là truyện kể gia đình cho trẻ em (tiếng Đức: Kinder- und Hausmärchen). Truyện này nằm trong một tập hợp các truyện cổ tích tiếng Đức lần đầu tiên được xuất bản năm 1812 bởi Anh em nhà Grimm, Jacob và Wilhelm.

Ý Nghĩa Câu Chuyện Vua Chích Chòe

Ý nghĩa câu chuyện Vua Chích Choè muốn nhắn gửi đến bạn đọc đó là không nên kiêu ngạo, ngông cuồng thích nhạo báng người khác. Đồng thời câu chuyện cũng thể hiện sự bao dung, tình yêu thương của nhân dân với những người biết quay đầu, hoàn lương. 

Đừng nên bỏ qua tác phẩm🌷Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng 🌷 Nội Dung Truyện, Ý Nghĩa, Giá Trị

Bố Cục Truyện Vua Chích Chòe

Bố cục truyện Vua Chích Chòe được chia thành 3 phần như sau:

  • Phần 1 (Từ đầu đến …theo chồng ra khỏi cung): Công chúa bị gả cho người hát rong.
  • Phần 2 (Tiếp theo đến …để hai vợ chồng cùng ăn): Cuộc sống của hai vợ chồng.
  • Phần 3 (Còn lại): Công chúa thay đổi tính tình.

Đọc Hiểu Câu Chuyện Vua Chích Chòe

Bạn đọc có thể tham khảo nội dung đọc hiểu câu chuyện Vua Chích Chòe mà Thohay.vn chia sẻ sau đây.

1. Công chúa kiêu ngạo, chế giễu mọi người

 Thân phận: Công chúa, con gái duy nhất của một nhà vua. → Cao quý, được cưng chiều.

– Hình dáng: Xinh đẹp tuyệt trần.

– Tính cách: Kiêu ngạo và ngông cuồng, không ai vừa mắt nàng. Không những từ chối hết người này đến người khác còn chế giễu, nhạo báng họ.

– Cuộc tuyển chọn phò mã:

+ Hoàn cảnh: Vua mời các chàng trai ở khắp các nước xa gần tới thết tiệc linh đình để chọn phò mã. Khách đứng thành hàng theo ngôi thứ.

+ Ai cũng bị công chúa giễu cợt:

  •  Người thì nàng cho là mập quá, nàng đặt tên là Thùng tô-nô.
  •  Người thì mảnh khảnh quá, nàng chê mảnh khảnh thế thì gió sẽ thổi bay.
  •  Người thì lùn, nàng lại chê lùn mà mập nữa thì vụng về lắm.
  •  Người thì mặt mày xanh xao, bị nàng đặt tên Nhợt nhạt như chết đuối.
  •  Người thứ năm mặt đỏ như gấc, nàng gọi là Xung đồng đỏ.
  •  Người thứ sáu dáng hơi cong cong, nên nàng gọi là Cây non sấy lò cong cớn.
  •  Người có cằm hơi cong như mỏ chích chòe, nàng nói chẳng khác gì chim chích chòe có mỏ nên đặt tên là Vua chích chòe.

→ Nhà vua quá tức giận trước cách hành xử của công chúa nên tuyên bố: sẽ gả công chúa cho người ăn mày đầu tiên đi qua hoàng cung.

2. Công chúa trải qua thử thách

– Hoàn cảnh:

  • Lời ban truyền của nhà vua. → Hành động dứt khoát, muốn trừng trị con gái.
  • Vua chích chòe – người đã bị công chúa chế giễu có chiếc cằm hơi nhô ra như mỏ con chim chích chòe nhưng yêu nàng đã đóng giả thành người hát rong.

– Những thử thách mà công chúa phải trải qua:

+ Ban đầu:

  • Công chúa luôn thể hiện sự tiếc nuối khi biết được khu rừng, thảo nguyên, thành phố mĩ lệ,… khi biết nó là của vua chích chòe. → Nghệ thuật: Điệp cấu trúc.
  • Công chúa không thể chấp nhận sự thật: “Người hầu của anh đâu?”.
  • Công chúa không biết làm gì cả: không biết nhóm bếp, không biết đan sọt, không biết dệt sợi, bán sành sứ lại bán đầu chợ. 

→ Thiếu kĩ năng sinh sống, được cưng chiều từ nhỏ đã quen.

+ Sau đó, người hát rong đã yêu cầu công chúa làm những việc:

  •  Dậy sớm nhóm bếp, nấu ăn, làm việc nhà.
  •  Đan sọt, dệt vải (nhưng người hát rong lại nghĩ những ngón tay mềm mại của công chúa sẽ bị chảy máu).
  •  Buôn bán nồi và bát đĩa (công chúa bày một đống hàng sành sứ ngồi ngay đầu chợ nên đã bị anh chàng phi ngựa lao thẳng vào, vỡ ra hàng nghìn mảnh vụn).
  •  Làm chị phụ bếp.

→ Mục đích những yêu cầu này: Trừng phạt tính kiêu căng, ngông cuồng, uốn nắn tín kiêu ngạo của công chúa, để công chúa nhận ra những điều sai trái của mình và biết sửa sai. Đồng thời vẫn thể hiện tình yêu của Vua chích chòe với công chúa.

→ Công chúa đã có những thay đổi tích cực về thái độ.

3. Kết thúc có hậu cho công chúa

– Khi nhận ra nhà vua chích chòe:

  • Từ chối, cố sức gạt ra.
  • Cảm thấy từ chối khi bị mọi người chế nhạo.

→ Hiểu được cảm xúc của người từng bị mình chế giễu. Chung thủy, cảm thấy không xứng đáng.

– Khi được vua chích chòe giải thích: Bật khóc nức nở “Em đã làm những điều sai trái, thật không xứng đáng là vợ của anh.”. 

→ Nhận lỗi, cảm thấy mình không xứng đáng.

→ Sau khi đã nhận ra được sự kiêu ngạo của mình, công chúa đã được hưởng hạnh phúc: Kết hôn cùng Vua chích chòe.

Xem thêm tác phẩm 🌼 Ông Một [Vũ Hùng] 🌼 Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật

Giá Trị Truyện Cổ Tích Vua Chích Chòe

Giá trị truyện cổ tích Vua Chích Chòe được thể hiện qua hai khía cạnh sau đây:

Giá trị nội dung

  • Vua chích chòe khuyên con người không nên kiêu ngạo, ngông cuồng thích nhạo báng người khác. Đồng thời qua đó cũng thể hiện sự bao dung, tình yêu thương của nhân dân với những người biết quay đầu nhận lỗi, hoàn lương. 

Giá trị nghệ thuật

  • Truyện cổ tích cùng những chi tiết hoang đường, kì ảo và biện pháp điệp cấu trúc.
  • Ngôn từ giản dị, gần gũi, dễ hiểu

Soạn Bài Vua Chích Chòe Lớp 6

Các em học sinh có thể tham khảo cách soạn bài Vua Chích Chòe lớp 6 thông qua gợi ý sau:

👉Câu 1 (trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Trong bữa tiệc kén chọn phò mã, công chúa đã giễu cợt mọi người ra sao? Điều đó thể hiện đặc điểm gì của nhân vật?

Đáp án:

Trong bữa tiệc kén chọn phò mã, công chúa đã chẳng tha ai, ai cũng có lý do để công chúa giễu cợt bằng cách khích bác ngoại hình của mọi người. 

  • Người thì nàng cho là mập quá, nàng đặt tên à Thùng tô-nô
  • Người thì mảnh khảnh quá, nàng chê gió sẽ thổi bay
  • Người thì lùn, nàng lại chê lùn mà mập nữa thì vụng về lắm
  • Người thì mặt mày xanh xao, bị nàng đặt tên Nhợt nhạt như chết đuối
  • Người thứ năm mặt đỏ như gấc, nàng gọi là Xung đồng đỏ
  • Người thứ sáu dáng hơi cong cong, nên nàng gọi là Cây non sấy lò cong cớn
  • Người có cằm hơi cong như mỏ chích chòe, nàng nói chẳng khác gì chim chích chòe có mỏ

=> Ai công chúa cũng thích giễu cợt, nhạo báng và lấy làm khoái chí. Công chúa có tính cách kiêu ngạo, hống hách, ngông cuồng và hay chê bai mọi người. 

👉Câu 2 (trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Nhà vua đã dùng hình phạt nào cho công chúa? Hình phạt này đã dẫn đến sự thay đổi gì trong cuộc đời công chúa.

Đáp án:

  • Nhà vua đã nổi cơn thịnh nộ và ban truyền sẽ gả công chúa cho người ăn mày đầu tiên đi qua hoàng cung. Công chúa đã phải lấy người hát rong đúng như lời vua đã truyền.
  • Điều đó đã khiến công chúa phải trải qua một cuộc sống hoàn toàn khác với cuộc sống xa hoa, lộng lẫy bây giờ. 

👉Câu 3 (trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Ai đã đóng giả thành người hát rong? Người hát rong này đã yêu cầu công chúa làm những việc gì và mục đích của những việc yêu cầu đó?

Đáp án:

  • Vua chích chòe đã đóng giả làm người hát rong.
  • Người hát rong này đã yêu cầu công chúa nấu ăn, đan sọt, dệt vải, buôn bán nồi, bát đĩa và đi phụ bếp.
  • Những việc đó đều có mục đích đó là giúp cho nàng nhận ra giá trị của lao động, giúp nàng nhận ra nàng đã kiêu ngạo và xốc nổi đến mức nào, để từ đó nàng có thể sửa đổi được đức tính kiêu ngạo của mình.

👉Câu 4 (trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Trong nhiều chuyện kể, chủ đề chính của truyện chính là bài học cuộc sống mà nhân vật nhận ra từ câu chuyện của cuộc đời mình. Theo em chủ đề của truyện này là gì?

Đáp án: Chủ đề chính của truyện là phê phán thói kiêu căng, ngông cuồng của những kẻ xem thường người khác.

👉Câu 5 (trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Kết thúc truyện, người kể chuyện nói: “Tôi tin rằng, tôi và các bạn đều có mặt trong buổi lễ cưới”. Theo em, điều này có hợp lý không? Vì sao?

Đáp án:

  • Kết thúc truyện, người kể chuyện nói: “Tôi tin rằng, tôi và các bạn đều có mặt trong buổi lễ cưới”. Theo em, điều này hợp lý.
  • Tác giả tưởng tượng tác giả và mọi người đều sẽ chứng kiến câu chuyện và rút ra cho mình được bài học về thói kiêu căng, ngông cuồng sẽ bị trừng phạt. Người nhận ra được sai lầm và sửa sai không bao giờ là muộn, sẽ được trân trọng. Giống như công chúa, khi nhận ra được lỗi sai của mình sẽ được kết hôn cùng vua chích chòe.

Mời bạn đọc thêm💚 Ếch Ngồi Đáy Giếng 💚 Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

Giáo Án Truyện Cổ Tích Vua Chích Chòe

Chia sẻ thêm mẫu giáo án truyện cổ tích Vua Chích Chòe cho những ai đang cần:

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.Kiến thức: Củng cố khắc sâu kiến thức về văn bản Vua chích chòe mà các em đã được học thông qua các hệ thống câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện…

2. Năng lực

a. Năng lực chung

  • Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về văn bản đã học
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

b. Năng lực riêng:

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Vua chích chòe.
  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Vua chích chòe.
  • Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.
  • Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.

c. Phẩm chất

  • Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
  • Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  • Học liệu: Ngữ liệu/ Sách giáo khoa, phiếu học tập.
  • Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. Khởi động
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
  3. Nội dung: HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ.
  5. Tổ chức hoạt động:
  • GV nhắc lại yêu cầu: Trong tiết trước, cô giáo đã yêu cầu các nhóm vẽ một bức tranh về lâu đài hoặc cung điện trong truyện cổ tích mà em tưởng tượng ra.
  • HS trình bày sản phẩm thảo luận.
  • GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Các nhóm bình chọn sản phẩm nào đẹp nhất.
  • GV dẫn vào bài học.

HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC: 

  1. Ôn tập văn bản Vua chích chòe
  2. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững những nội dung chính của văn bản Vua chích chòe.
  3. Nội dung: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– GV yêu cầu HS nêu bố cục của VB.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả
– GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
– GV nhận xét, đánh giá, nhận xét.
NV2:Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm nhỏ, trả lời các câu hỏi:
+ Ngoại hình và tính cách trước đây của công chúa như thế nào?
+ Sau khi kết hôn, cuộc sống của công chúa như thế nào?
+ Kết thúc truyện, công chúa có nhận ra lỗi lầm của mình không? Công chúa có được hạnh phúc không?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– Các nhóm thực hiện nhiệm vụ. GV hỗ trợ khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả
– GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
NV3:Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, tổng kết về nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của truyện.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả
– GV gọi một số HS trình bày kết quả, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
I. Kiến thức chung
– Bố cục: 3 phần:
P1: Từ đầu đến đi qua hoàng cung: Công chúa trước khi kết hôn.
P2: Tiếp theo đến làm đám cưới: Công chúa sau khi kết hôn.
P3: Còn lại: Kết thúc truyện.
II. Kiến thức trọng tâm
1. Công chúa trước khi kết hôn
– Ngoại hình: xinh đẹp
– Tính cách: kiêu ngạo, tinh nghịch, láu lỉnh
2. Cuộc sống của công chúa sau khi kết hôn
– Nàng công chúa lấy một người hát rong và phải ra khỏi cung. Trở thành thường dân, cuộc sống khổ cực.
– Nàng lao động và làm đủ mọi công việc vất vả. Người chồng muốn dạy cho nàng một bài học và uốn nắn tính kiêu ngạo, trừng phạt tính thích nhạo báng người khác của nàng.
3. Kết thúc truyện
– Nàng nhận ra mình đã làm những điều sai trái.
– Nàng kết hôn với Vua chích choè.
III. Tổng kết
1. Nội dung – Ý nghĩa
– Nội dung:  Kể về cô công chúa xinh đẹp nhưng tính cách kiêu ngạo ngông cuồng. Vua chích choè đã tìm cách để dạy cho nàng một bài học và bỏ tính cách xấu. 
– Ý nghĩa: cần phải biết tôn trọng và sống hoà nhã cùng mọi người.
2. Nghệ thuật
– Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, sinh động.
  1. Hoạt động luyện tập
  2. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
  3. Nội dung: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  5. Tổ chức thực hiện:

– GV phát đề cho HS, yêu cầu HS tự hoàn thành BT.

1. Trong bữa tiệc vua mở ra để chọn phò mã, công chúa không những từ chối hết người này đến người khác, mà còn chế giễu, nhạo báng họ. Điều đó chứng tỏ công chúa là một người:

A. Quá xinh đẹpB. Rất thông minh
C. Tự cho mình tài giỏiD. Kiêu ngạo và ngông cuồng

2. Vua quyết định gả công chúa cho người hát rong là để:

A. Trừng phạt thói kiêu ngạo và ngông cuồng của công chúa

B. Cho công chúa được trải nghiệm một cuộc sống mới

C. Thử thách công chúa

D. Giáo dục công chúa

3. Người hát rong (cũng chính là Vua chích chòe) muốn công chúa trải qua những thiếu thốn, khổ cực nhằm mục đích:

A. Trả thù công chúa, vì nàng đã giễu cợt mình trước mặt mọi người.

B. Để công chúa thấu hiểu cuộc sống của người bình thường.

C. Uốn nắn tính cách của công chúa, để nàng trở thành người vợ hiền thục.

D. Để công chúa dần dần chấp nhận cuộc sống nghèo hèn.

4. Toàn bộ những thử thách mà Vua chích chòe dành cho công chúa xuất phát từ:

A. Tấm lòng nhân hậuB. Tình yêu đối với công chúa
C. Quyền uy của một ông vuaD. Sự nghiêm khắc của một người chồn

5. Cuối cùng, công chúa được Vua chích chòe chấp nhận là vì:

A. Nàng rất xinh đẹp.

B. Nàng rất thông minh.

C. Nàng vốn là con vua.

D. Nàng biết hối hận trước những điều sai trái mình đã làm.

Gợi ý đáp án: 1 – D, 2 – A, 3 – C, 4 – B, 5 – C

5 Mẫu Kể Lại Truyện Vua Chích Chòe

Sưu tầm 5 mẫu kể lại truyện Vua Chích Chòe thú vị nhất, đọc ngay đừng bỏ lỡ nhé!

Mẫu Kể Lại Truyện Vua Chích Chòe Hay – Mẫu 1

Tôi vốn là công chúa độc nhất của vua cha. Vốn xinh đẹp, lại được nuông chiều từ nhỏ nên tôi khá kiêu. Khi đến tuổi gả chồng, rất nhiều người đến cầu hôn nhưng đều bị tôi từ chối. Thậm chí tôi còn chế giễu, nhạo báng họ. Một lần nọ, vua cha cho mời các chàng trai ở khắp các nước xa gần tới mở tiệc linh đình để chọn phò mã. Rất nhiều người đến, họ đứng theo ngôi thứ, đứng trên cùng là vua các nước rồi các công tước, các ông hoàng, các bá tước, các nam tước, cuối cùng là những người dòng dõi quý tộc.

Tôi được vua cha dẫn đi xem mắt từng người. Nhưng chẳng có ai là tôi cảm thấy vừa ý: người thì quá mập; người quá mảnh khảnh; người thì lại lùn; người thì mặt mày xanh xao… Cuối cùng, tôi nhìn thấy một người có cằm hơi cong như mỏ chim chích chòe, tôi nói anh ta chẳng khác gì chim chích choè có mỏ. Từ đó, tôi nghe đồn anh ta được mọi người gọi là Vua chích chòe.

Thấy tôi chê bai và giễu cợt tất cả mọi người xung quanh, vua cha nổi cơn thịnh nộ và ban truyền, nếu có người ăn mày nào đi qua cung vua, vua sẽ gả tôi cho người ấy.

Mấy hôm sau có một người hát rong đi qua, đứng ngây dưới cửa sổ cất tiếng hát, mong sẽ được ban thưởng cho vài xu. Nghe thấy vậy nhà vua ban truyền:

– Hãy cho tên hát rong vào đây!

Người hát rong đi vào cung vua, hát cho vua và tôi nghe, rồi đưa tay xin tiền thưởng. Nhà vua bảo:

– Ta rất thích tiếng hát của ngươi, vì vậy ta gả con gái ta cho ngươi.

Tôi sợ hãi, van xin nhưng vua cha vẫn kiên quyết:

– Cha đã thề rằng sẽ gả con cho người ăn mày đầu tiên đi qua cung vua, cha muốn giữ lời thề đó.

Lời van xin chẳng làm lay chuyển vua cha. Linh mục được mời ngay tới để làm hôn lễ của tôi lấy người hát rong. Hôn lễ cử hành xong, vua cha nói với tôi:

– Theo tục lệ, vợ một người hát rong không được ở lâu lại trong cung vua, giờ thì con phải theo chồng ra khỏi cung.

Tôi buồn bã đi theo người chồng của mình. Tới một khu rừng lớn, tôi hỏi:

– Rừng đẹp này của ai?

Anh ta nói:

– Rừng của Vua chích choè, nếu nàng lấy ông ta thì hẳn rừng đã là của nàng.

Tôi tiếc nuối thốt lên:

– Tôi là cô gái thật đáng thương, đáng ra tôi nên lấy Vua chích chòe.

Một lúc sau tới một thảo nguyên, tôi lại hỏi:

– Thảo nguyên xanh đẹp của ai?

– Thảo nguyên của Vua chích choè.

– Tôi là cô gái thật đáng thương, đáng ra tôi nên lấy Vua chích chòe.

Rồi chúng tôi tới một thành phố lớn, tôi lại hỏi:

– Thành phố mỹ lệ này của ai?

– Thành phố mỹ lệ của Vua chích choè.

– Tôi thật đáng thương, đáng lẽ ra tôi nên đồng ý lấy Vua chích chòe.

Chồng tôi liền nói:

– Tôi không hài lòng một chút nào, tại sao nàng lại cứ luôn luôn mong có người chồng khác, thế tôi không xứng đáng hay sao?

ôi không nói được gì nữa, mà chỉ lặng lẽ đi theo sau. Tới một túp lều, tôi lại hỏi:

– Trời ơi, nhà ai mà nhỏ, thảm thương thế này?

Chồng tôi đáp:

– Nhà của chúng ta đó!

Tôi cúi người bước vào trong, rồi hỏi:

– Người hầu của anh đâu?

Anh ta trả lời:

– Người hầu nào? Muốn làm gì thì tự mình làm lấy. Giờ em hãy nhóm bếp nấu ăn đi, anh mệt lắm rồi.

Nhưng tôi nào có biết nhóm bếp và nấu ăn, chồng tôi đành phải nhúng tay vào làm công việc mới xong. Sau bữa ăn, tôi mệt mỏi ngủ thiếp đi. Ngày hôm sau, tôi bị chồng đánh thức dậy để làm việc nhà. Cứ như vậy mấy ngày thì lương ăn dự trữ hết. Chồng tôi liền nói:

– Mình ạ, chỉ ngồi ăn không kiếm được thêm gì cả cứ như thế này mãi chắc không được lâu, hay là em đan sọt bán.

Anh ta vào rừng lấy tre nứa về, tôi phải chẻ lạt đan sọt. Nhưng bàn tay của tôi bị cạnh sắc của tre nứa cửa rỉ máu. Chồng nói với tôi:

– Thế thì không được, có lẽ dệt vải hợp với em hơn.

Tôi ngồi tập quay sợi, nhưng rồi những ngón tay lại bị sợi cứa chảy máu. Chồng tôi nói:

– Em chẳng thể làm được việc gì, sống với em thật khổ. Giờ thì chắc ta phải xoay ra đi buôn nồi và bát đĩa. Em ngồi ở chợ và bán hàng.

Tôi nghe vậy, thì nghĩ bụng:

– Nếu như dân nước mình họ tới đây mua bán, nhìn thấy mình họ sẽ cười nhạo mình mất.

Nhưng tôi vẫn phải làm theo lời chồng mình. Lúc đầu, khách đến mua khá đông, họ trả tiền hàng mà không hề mặc cả, thậm chí có người trả tiền nhưng không lấy hàng. Cuộc sống của vợ chồng tôi khá sung túc. Một lần nọ, tôi đang ngồi coi hàng thì có một anh chàng hiệp sĩ từ xa phi ngựa lao thẳng vào chợ làm cho đống hàng sành sứ của tôi đổ vỡ hết cả ra thành hàng nghìn mảnh lớn nhỏ ngổn ngang ở chợ. Tôi sợ hãi, ngồi ôm mặt khóc:

– Trời, khổ thân tôi thế này, còn mặt mũi nào mà nhìn chồng nữa?

Về nhà, tôi kể cho chồng nghe chuyện chẳng may ấy. Nghe xong chuyện, chồng tôi trách móc, rồi nói rằng đã hỏi được công việc phụ bếp trong cung cho tôi. Một hôm, trong cung vua tổ chức hôn lễ cho nhà vua, tò mò tôi cũng len vào đứng trước cửa ngõ vào. Khi đèn lần lượt được thắp sáng, cảnh đẹp lộng lẫy trong cung vua mới hiện lên hết. Tôi thấy vậy mà buồn tủi thay cho số phận của mình, tôi hối hận chỉ vì tính kiêu căng, ngông cuồng đã khiến mình trở nên như hôm nay. Bỗng nhiên nhà vua bước vào, lụa là châu báu đầy người, cổ đeo dây chuyền vàng. Nhà vua nhìn thấy tôi, bước tới tỏ ý muốn tôi nhảy cùng. Tôi sợ hãi lùi lại.

Tôi nhận ra đó là Vua chích chòe, liền giật tay lại nhưng chẳng ăn thua gì cả, vẫn bị người kéo vào tới giữa phòng làm dây buộc nồi đứt, hai cái nồi rơi xuống đất, súp và bánh mì vung ra khắp nền nhà. Khách khứa và những người đứng đó thấy cảnh tượng ấy đều bật cười và chêm pha những lời nhạo báng. Tôi vô cùng xấu hổ, giật mạnh một cái khỏi tay Vua chích choè, lao thẳng ra phía cửa để chạy trốn, nhưng mới tới được cầu thang lại bị một người đàn ông lôi lại, khi định thần lại được, tôi thấy người đó lại chính là Vua chích choè:

– Em đừng có sợ hãi, người hát rong sống chung với em trong căn lều lụp xụp chính là anh. Chính anh cũng là kỵ sĩ cho ngựa chạy đổ vỡ hết hàng sành sứ của em. Tất cả những việc đó chỉ nhằm uốn nắn tính kiêu ngạo của em.

Tôi nghe xong liền bật khóc:

– Em đã làm những điều sai trái, không xứng đáng là vợ của anh.

Nhưng chàng đã nói với tôi:

– Em đừng buồn nữa, những ngày cay đắng đã qua, giờ chúng ta hãy làm đám cưới.

Tôi nghe theo lời Vua chích chòe, vào thay quần áo. Toàn thể triều đình đều có mặt để chúc mừng.

Mẫu Kể Lại Truyện Vua Chích Chòe Thú Vị – Mẫu 2

Có thể nói, cuộc đời ta có được như ngày hôm nay là nhờ có phò mã của ta là vua Chích choè. Trước đây ta là một công chúa sắc đẹp tuyệt trần, rất ngông cuồng và kiêu ngạo. Vua cha mở tiệc kén phò mã cho ta nhưng ta không vừa mắt một ai. Không những thế, ta còn buông lời chê bai vì họ béo, gầy, lùn, cao, đặc biệt là tên có cái cằm chẳng khác gì chim chích chòe. Ai ngờ nhà vua không chịu nổi tính tình kiêu ngạo của ta mà hạ lệnh gả cho ta cho người ăn mày đầu tiên đi qua cung.

Vài hôm sau, có tên ăn mày hát rong đi qua cung, hát xong thì vua liền gả ta cho hắn. Than ôi, lấy hắn rồi ta phải bỏ hoàng cung mà theo hắn, dù ta có van xin cách nào cũng không được. Ta đi bộ theo chồng, dọc đường đi toàn là rừng đẹp, thảo nguyên xanh, thành phố lớn, tất cả là của vua chích choè- người mà ta chế nhạo.

Khi ấy ta đã rất ân hận và trách mình đáng ra nên lấy vua Chích choè. Người chồng hát rong của ta chỉ có túp lều lụp xụp, những bữa ăn đạm bạc đến đáng thương. Để kiếm tiền sống, ta đã thử qua nhiều nghề như đan sọt, dệt vải, buôn bán nhưng ta chân yếu tay mềm chẳng làm được việc gì. Chồng ta cũng chê trách rằng ta không được việc gì, sống với ta chỉ thêm khổ. Cuối cùng ta phải vào cung vua phụ việc đầu bếp.

Lần đó trong cung tổ chức tiệc cưới cho hoàng tử đầu lòng, ta nhìn cảnh tượng hoành tráng, lộng lẫy, xa hoa mà buồn tủi cho số phận mình, cũng trách bản thân vì tính kiêu căng, ngông cuồng nên bây giờ mới phải chịu cảnh khổ.

Bỗng nhiên khi đó có chàng hoàng tử vào kéo tay ta, ta nhận ra đó là vua Chích choè. Ban đầu ta sợ hãi không dám lại gần nhưng vua lại bảo chàng chính là người hát rong sống cùng ta. Hoá ra tất cả mọi việc đều là vua Chích choè vẽ ra để uốn nắn tính cách của ta.

Ta xúc động bật khóc, khóc vì tình cảm của vua Chích choè dành cho mình và cũng khóc vì bản thân đã không còn tính kiêu ngạo nữa. Vậy là nhờ có vua Chích choè ta đã có một bài học sâu sắc, trải qua những cay đắng giờ ta đã được hưởng ngọt bùi, cuộc sống hạnh phúc thật sự của ta bắt đầu từ đám cưới với vua Chích choè.

Mẫu Kể Lại Truyện Vua Chích Chòe Chọn Lọc – Mẫu 3

Là công chúa duy nhất của vua cha, lại thêm có nhan sắc tuyệt trần nên ta vô cùng kiêu ngạo và ngông cuồng. Bất cứ là chàng trai nào, tuấn tú đến đâu ta cũng không vừa mắt và từ chối tất cả. Ngay cả trong buổi tiệc kén phò mã mà vua cha tổ chức ta cũng không ngại mà chê bai, dè bỉu tất cả chàng trai đến tham gia.

Ta đi xem mặt từng người, vì bản tính kiêu căng nên nhìn ai ta cũng kiếm cớ để chê bai, kẻ thì mập như thùng tô nô, người thì gầy gió thổi cũng bay, kẻ lại lùn vụng về,… ta còn rất khoái chí khi nhìn thấy một người có chiếc cằm hơi cong, ta liền nhạo báng hắn như một con chim chích chòe. Sau buổi tiệc, vua cha tức giận vì ta đã nhạo báng tất cả liền hạ lệnh sẽ gả ta cho bất cứ tên ăn mày nào đến trước cửa.

Mấy hôm sau, có một tên ăn mày hát rong đi qua, vua gọi vào lệnh cho hắn hát, hát xong vua không trả tiền mà lại gả ta cho hắn, làm theo đúng lời thề. Ta van xin vua không được đành phải theo tên hát rong ra khỏi hoàng cung.

Trên đường về ta cùng chồng đi qua những vùng đất rộng lớn xinh đẹp, khu rừng bao la, thảo nguyên rộng lớn và cả thành phố đông đúc, ta hỏi chồng đó là của ai, câu trả lời đều là của vua Chích choè. Ta nhận ra bản thân đã quá ngông cuồng khi nhạo báng hắn, đáng ra ta nên đồng ý lấy hắn, nếu như vậy ta đã không phải sống trong túp lều bé nhỏ lụp xụp với tên hát rong kia.

Cuộc sống nghèo khổ, khó khăn, vì để có miếng ăn ta đã phải học làm vài việc để có thể kiếm tiền, tuy nhiên sống trong nhung lụa đã quen ta không làm nổi việc gì. Đan sọt bị nứa cứa đứt tay, quay tơ dệt vải tay cũng chảy máu ra nhà, quay ra buôn bán bát đĩa sành sứ thì không cẩn thận vỡ hết. Ta cảm thấy bản thân quá vô dụng và thảm hại, thế rồi ta xin vào làm phụ việc cho đầu bếp trong cung vua.

Bấy giờ trong cung tổ chức đám cưới cho hoàng tử, bữa tiệc vô cùng long trọng, sơn hào hải vị ta nhìn mà ước ao, ân hận vô cùng. Đang mải nhìn thì hoàng tử khôi ngô tuấn tú lại đến kéo tay ta, chàng mỉm cười, ta chợt nhận ra đó là vua Chích choè, vua liền nói ra mọi sự thật, chàng chính là người hát rong đã cùng ta chịu bao khổ cực chỉ để ta có thể nhận ra sai lầm và sửa đổi tích cách của mình.

Ta bật khóc nức nở, nếu như không có vua Chích choè chịu cưới và giúp ta, có lẽ suốt đời này ta vẫn sẽ là công chúa kiêu ngạo, ngông cuồng không thể nào thay đổi được.

Mẫu Kể Lại Truyện Vua Chích Chòe Tiêu Biểu – Mẫu 4

Ta là vợ của Vua chích chòe. Người dân ai cũng khen ngợi ta là một vị hoàng hậu vừa xinh lại lại đoan trang, hiền thục. Nhưng để có được như ngày hôm nay, ta đã phải trải qua những bài học lớn.

Thuở ấy, ta còn là con gái cưng của vua cha. Vì được nuông chiều từ bé, lại xinh đẹp, nên ta rất hống hách và kiêu căng. Tính cách ấy của ta khiến người khác nhiều lần phải xấu hổ. Tuy nhiên, đỉnh điểm là khi ta đã thẳng thừng chê bai những vị vua, chàng hoàng tử đến cầu hôn mình.

Gặp ai, ta cũng cố chỉ ra những khuyết điểm của họ rồi đem ra chế nhạo. Người thì vừa lùn vừa mập, người thì nhợt nhạt như chết đuối, người thì mặt đỏ như gấc, người thì dáng đứng cong cớn. Ai cũng trở thành trò cười trong lời nói của ta. Điều đó khiến vua cha tức giận lắm. Ngài đã ra quyết định sẽ gả ta cho tên ăn mày đầu tiên đến hoàng cung.

Lúc đầu, ta nghĩ rằng đó chỉ là lời bâng quơ của cha nên chẳng chút nào để ý. Nhưng đến khi bị gả cho một tên hát rong và bị đưa ra khỏi hoàng cung, ta mới biết rằng tất cả đều là sự thật. Tiếc rằng, lúc ấy, ta chẳng thể thay đổi điều gì nữa rồi.

Sau khi trở thành vợ của người hát rong, ta phải nếm trải đủ những khổ cực, vất vả và cả sự xấu hổ mà trước giờ mình vẫn khinh thường và đổ cho người khác. Tôi phải sống trong một căn nhà nhỏ lụp xụp, tự mình xuống bếp nấu cơm. Và rồi, như bao người dân nghèo khác, tôi bắt đầu phải làm việc để kiếm sống.

Đầu tiên là đan sọt để bán, rồi đến quay sợi. Nhưng ta chẳng làm được việc gì cả bởi bàn tay quá yếu đuối của mình. Sau đó, chồng đưa ta ra chợ bán chén đĩa. Thoạt đầu, công việc khá thuận lợi, nhưng ít lâu sau tất cả hàng hóa của ta đã bị một chàng hiệp sĩ làm đổ vỡ hết. Điều đó khiến ta vô cùng xấu hổ với chồng mình. Cuối cùng, ta được chồng xin cho làm một chị phụ bếp trong cung điện của Vua chích chòe – người ta từng từ chối và chế giễu.

Ngài ấy và những khách mời vẫn ăn mặc lộng lẫy, xa hoa như thế. Nhưng còn ta thì đã trở nên thấp kém, nghèo hèn. Chỉ có một điều tốt là ta đã không còn kiêu căng hống hách như trước nữa, mà trở nên ngoan ngoãn, biết điều và chăm chỉ hơn. Tất cả là nhờ người chồng hát rong của ta.

Ngờ đâu, vào tối Vua chích chòe mở hội, ta đã bị ngài kéo ra giữa sân khấu. Trước ánh mắt chế giễu của mọi người, ta vô cùng xấu hố. Nhưng chính lúc ấy, ta mới biết được rằng, ngài ấy chính là chồng của tả. Thì ra, để uốn nắn tính cách xấu xa của ta, ngài ấy đã đóng vai người hát rong, đóng vai cả hiệp sĩ. Tất cả cũng chỉ mong ta sớm thay đổi.

Nhờ chàng, ta đã trở thành một cô gái có tính cách tốt và được mọi người yêu quý. Giờ đây, ta đã trở thành một hoàng hậu đoan trang, hiền dịu. Và ta muốn nhắn nhủ tới mọi người rằng, không nên có tính kiêu căng, hống hách, mà phải biết yêu thương, tôn trọng mọi người.

Mẫu Kể Lại Truyện Vua Chích Chòe Ngắn Hay – Mẫu 5

Ta là công chúa của một nước, xinh đẹp không ai sánh bằng thế nhưng ta lại có một tính xấu đó là thói kiêu ngạo, ngông cuồng. Chính vì tật xấu đó của ta đã khiến cuộc đời ta phải chịu bao nhiêu khổ cực. Lần đó vua cha mở tiệc để kén phò mã cho ta, nhưng như bao lần xem mặt khác, ta không vừa mắt bất kỳ ai.

Dùng tiệc xong ta đi xem mặt từng người, kể cả vua các nước, công tước, bá tước hay hoàng tộc ta đều cho rằng bề ngoài của họ không xứng với mình. Với ai ta cũng buông lời chê bai, nhạo báng, từ kẻ gầy người béo, tên lùn, da xanh da đỏ, nhất là vị vua có chiếc cằm cong như mỏ chim chích chòe, ta không ngại mà chế giễu.

Vua cha đối với hành xử và tính ngông cuồng của ta rất phẫn nộ, lập lời thề rằng sẽ gả ta cho tên ăn mày đầu tiên đi đến cửa cung điện. Mấy hôm sau có một tên hát rong đi ngang qua, vua liền cho gọi hắn vào hát cho vua nghe, lúc hắn xin tiền thưởng thì vua cha lại nói:

– Ta rất ưa tiếng hát của ngươi, ta sẽ gả con gái ta cho ngươi.

Nghe câu nói của cha ta bàng hoàng, sợ hãi, rối rít van xin vua nghĩ lại nhưng không ích gì, vua đã cho linh mục làm hôn lễ và đuổi ta ra khỏi hoàng cung đi theo chồng là tên hát rong.

Ta đi bộ theo chồng, đi qua khu rừng lớn, qua thảo nguyên xanh rộng lớn, cả một thành phố mỹ lệ, mỗi nơi ta lại hỏi chồng nơi đó của ai, chồng tôi trả lời tất cả đều là của vua Chích chòe, nếu ta lấy chàng đó đã là của ta. Bấy giờ ta cảm thấy ân hận và nuối tiếc vô cùng, đáng ra ta không nên nhạo báng vua Chích chòe mà nên đồng ý lấy hắn mới phải.

Đi mãi cũng về tới nhà chồng, hóa ra chỉ là một túp lều nhỏ lụp xụp, trông rất thảm thương, không ngờ chỉ vì thói kiêu ngạo mà cuộc đời ta lại thành ra thế này. Không những sống khổ mà ăn cũng chẳng đủ, dù trước đây chưa từng động qua việc gì nhưng giờ lại phải đan sọt, dệt vải, ra chợ buôn bán bát đĩa. Nhìn lại bản thân hóa ra ta cũng là kẻ chẳng ra gì, chỉ có nhan sắc chứ chẳng làm được việc gì, vậy mà còn chê bai, nhạo báng người khác.

Khi ta đang làm phụ việc bếp cho hoàng cung, hôm đó có tiệc cưới của hoàng tử, nhìn khung cảnh hoành tráng, mỹ lệ, sơn hào hải vị, kẻ hầu người hạ ta cảm thấy chua xót cho phận mình. Bỗng nhiên hoàng tử bước ra với ngọc ngà châu báu đầy mình, ta còn đang sợ hãi thì nhận ra chính là vua Chích chòe, chàng giải thích tất cả mọi chuyện, hóa ra chàng chỉ giả vờ nghèo khổ để uốn nắn tính cách kiêu ngạo ngông cuồng của ta.

Ta khóc như mưa trong sự vui mừng, hạnh phúc và nhận ra bản thân đã thay đổi thực sự, ta rất biết ơn vua Chích chòe và nguyện chung sống hạnh phúc với chàng đến hết đời.

Phân tích câu chuyện🔻 Đẽo Cày Giữa Đường 🔻 Hay, chi tiết

Viết một bình luận