Thơ Trữ Tình Là Gì, Trữ Tình Chính Trị Là Gì ❤️️ Đặc Điểm, Ví Dụ ✅ Chia Sẻ Cho Bạn Đọc Điểm Giống Nhau Giữa Thơ Và Thơ Trữ Tình
NỘI DUNG CHÍNH
Thơ Trữ Tình Là Gì
Nội dung đầu tiên của bài viết hôm nay, xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu xem thơ trữ tình nghĩa là gì nhé.
Thơ trữ tình là một thể loại thơ mà trong đó, những cảm xúc và suy tư của nhà thơ hoặc của nhân vật trữ tình trước các hiện tượng đời sống được thể hiện một cách trực tiếp.
Thơ trữ tình chiếm bộ phận lớn nhất trong loại tác phẩm trữ tình. Trong thơ trữ tình lại có thể chia ra nhiều thể loại khác nhau.
Căn cứ vào đặc điểm và tính chất của cảm xúc người ta chia thể thơ trữ tình thành các thể loại như bi ca, tụng ca, trào phúng, ballade…
Xem thêm về bài viết 🌻Thơ Chữ Tình🌻 Tham Khảo Chùm 45+ Bài Thơ Buồn, Vui
Thơ Trữ Tình Chính Trị Là Gì
Vậy còn thơ trữ tình chính trị là gì? Thơ chương trữ tình trính trị (thơ trính trị) là thơ trực tiếp đề cập đến những vấn đề chính trị, những sự kiện chính trị nhằm mục đích tuyên tuyền, cổ động. Chính vì thế, thơ chính trị thường có nguy cơ rơi vào khô khan, áp đặt.
Thơ chính trị đạt đến độ trữ tình trước hết xuất phát từ quan niệm về thơ của Tố Hữu. Tố Hữu quan niệm: “Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí. Nói đến thơ là nói đến sự đồng điệu của tâm hồn”.
Chính xuất phát từ quan niệm đó mà nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu có mối quan hệ gần như máu thịt với đất nước, nhân dân, cộng đồng. Tố Hữu thường cất lên những tiếng gọi đầy tình thương mến: “Bạn đời ơi”, “anh chị em ơi!”, “Ôi Tổ quốc!”, “Ơi Bác Hồ ơi!”, “Miền Nam ơi!”…
Ví dụ về bài thơ trữ tình chính trị
Nếu tâm sự cùng ta, bạn hỏi
Tiếng nào trong muôn ngàn tiếng nói
Như nỗi niềm nhức nhói tim gan?
– Trong lòng ta, hai tiếng: Miền Nam!
Khi âu yếm cùng anh, em hỏi
Tên nào trong muôn ngàn tên gọi
Như mối tình chung thuỷ không tan?
– Trong lòng anh, tên ấy: Miền Nam!
Nếu con hỏi quê nào đẹp nhất?
Bóng dừa xanh quanh sóng biển lam
Óng xanh lúa chan hoà mặt đất
Xanh ngát trời… Quê ấy: Miền Nam!
Ôi Miền Nam, vì sao mỗi lúc
Mây chiều xa bay giục cánh chim
Đêm khuya một tiếng bầu, tiếng trúc
Một câu hò… cũng động trong tim?
Vì sao chẳng ngày vui trọn vẹn
Như bâng khuâng việc hẹn chưa làm?
Vì sao miếng cơm ăn bỗng nghẹn?
– Một nửa còn cay đắng: Miền Nam!
Có ai biết ba ngàn đêm ấy
Mỗi đêm là biết mấy thân rơi!
Có ai biết bao nhiêu máu chảy
Máu Miền Nam, hơn chín năm trời!
Vì sao, hỡi Miền Nam yêu dấu
Người không hề tiếc máu hy sinh?
Vì sao, hỡi Miền Nam chiến đấu
Người hiên ngang không chịu cúi mình?
Có ai hỏi vì sao không nhỉ
Ở Miền Nam còn lửa chiến tranh?
Có phải ở Miền Nam, giặc Mỹ
Đang cùng ta chung sống hoà bình?
Xin hãy trông những đôi mắt nhỏ
Đôi tròng đen lặng ngó, rưng rưng
Rào gai thép giam em bé đó
Và quanh em lửa đỏ bừng bừng!
Hãy trông những người con gái ấy
Người ta yêu, khuôn mặt trái xoan
Một sáng sớm mùa xuân, thức dậy
Bỗng giội tràn bom cháy, thành than!
Hãy nghe tự Miền Nam, tiếng rú
Xé “trời xanh”, lũ “phượng hoàng” bay
Bầy chó dữ, những con người-thú
Ăn gan người, uống máu no say!
Hãy nghe tiếng những người đang sống
Như biển động, ầm ầm tiếng sóng
Và hãy nghe cả tiếng người xưa
Như gió khơi reo vọng rừng dừa!
Tất cả nói một lời: Giải phóng!
Cứu Miền Nam! Cứu Miền Nam!
Ôi cửa Phật, cũng dầu sôi lửa bỏng
Dẫu thiêu mình làm đuốc, vẫn cam!
Có phải, hỡi Miền Nam anh dũng!
Khi ta đứng lên cầm khẩu súng
Ta vì ta, ba chục triệu người
Cũng vì ba ngàn triệu trên đời!
Ta tha thiết tự do dân tộc
Không chỉ vì một dải đất riêng
Kẻ đã rắc trên mình ta thuốc độc
Giết màu xanh cả trái đất thiêng!
Ôi Tổ quốc giang sơn hùng vĩ
Đất anh hùng của thế kỷ hai mươi!
Hãy kiêu hãnh: trên tuyến đầu chống Mỹ
Có Miền Nam, anh dũng tuyệt vời.
Miền Nam trong lửa đạn, sáng ngời!
(Miền Nam – Tố Hữu)
Xem chi tiết hơn về ⚡ Thơ Trữ Tình ⚡ Tuyển Tập 100+ Bài Bất Hủ Nhất
Thơ Trữ Tình Chính Luận Là Gì
Tiếp theo xin mời các bạn cùng tìm hiểu thơ trữ tình chính luận là gì nhé.
Thơ trữ tình – chính luận là những bài thơ mà nhà thơ vừa đưa ra những quan niệm, tư tưởng chính trị, xã hội của mình để thuyết phục người đọc vừa sử dụng các yếu tố trữ tình để bọc lộ những tâm tư tình cảm của bản thân.
Một bài thơ được xem là có thiên hướng chính luận khi nhà thơ muốn bộc lộ những quan niệm, tư tưởng chính trị – xã hội của mình và muốn chia sẻ, thuyết phục người đọc về tính đúng đắn của những quan niệm, tư tưởng đó.
Tuy nhiên, thơ trước hết vẫn là trữ tình, là phát biểu cảm nhận, bộc lộ cảm xúc, theo đuổi suy tưởng, quan niệm cái nhìn và xúc cảm của nhà thơ.
Một ví dụ về thơ trữ tình chính luận:
Nhân dân – nhịp cầu chắc bền
Bắc xuyên qua thời gian
Từ thời đại Vua Hùng dựng nước
Đất nước bao phen quằn quại ách ngoại xâm
Vẫn giành và giữ nền độc lập vẹn toàn!
Dễ mấy ai quên:
Khi vó ngựa Nguyên – Mông
Dẫm nát cỏ từ Âu sang Á
Nhưng chạm đến Việt Nam
Ba lần đều đại bại
Bởi bức tường thành vĩ đại – Nhân dân!
Đảng ra đời, bóng tối dần tan
Nhân dân vùng lên phá xiềng gông nô lệ
Lập nên Nhà nước của mình
Từ kiếp ngựa trâu, nay trở thành người chủ!
Còn nhớ:
Bốn tháng sau ngày lập Nước
Tự tay người dân ghi phiếu bầu Quốc hội đầu tiên
Lựa chọn người nói thay tiếng lòng mình!
Đã thành thông lệ
Mỗi kỳ họp, trong Chương trình nghị sự
Việc đầu tiên
Quốc hội nghe cử tri kiến nghị
Thảo luận những điều Dân muốn, Dân mong
Sự đồng thuận Nhân dân đã làm nên sức mạnh!
Ngẫm lời Nguyễn Trãi đã ghi:
Chở thuyền là Dân
Lật thuyền cũng là Dân
Càng thấm lời Bác dặn:
Gốc có vững, cây mới bền
Xây lầu thắng lợi trên nền Nhân dân
Đâu phải ngẫu nhiên
Lần đầu chữ Nhân dân
Được viết hoa ngay trang đầu Hiến pháp!
Khi ý Đảng – lòng Dân hòa nhịp
Đất nước này vạn thuở phồn vinh!
(Chữ Nhân dân được viết hoa trong Hiến pháp – Nguyễn Hồng Vinh)
Thơ Trữ Tình Trung Đại Là Gì
Cùng khám phá thêm khái niệm thơ trữ tình Trung Đại là gì.
Thơ trữ tình Trung Đại là các bài thơ trữ tình hình thành từ thế kỉ X hết thế kỉ XIX và phát triển trong bối cảnh văn hoá, văn học vùng Đông Nam Á, Đông Á; có quan hệ giao lưu với nhiều nền văn hóa khu vực, đặc biệt là văn học Trung Quốc.
Các bài thơ trữ tình trung đại Việt Nam có nội dung rất phong phú nhưng vẫn tập trung vào hai chủ đề là tinh thần yêu nước và tinh thần nhân đạo.
Một số ví dụ về thơ trữ tình Trung Đại:
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá, đá chen hoa
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại, trời non nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta
(Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan)
Thân em thời trắng phận em tròn,
Bảy nổi ba chìm mấy nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Nhưng em vẫn giữ tấm lòng son.
(Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)
Tuyển tập những câu 🔰 Ca Dao Trữ Tình 🔰 ý nghĩa nhất
Thơ Trữ Tình Hiện Đại Là Gì
Vậy thơ trữ tình hiện đại là gì? Mời bạn cùng tìm hiểu sau đây.
Thơ trữ tình hiện đại là một hình thức thơ của thời kì hiện đại (từ đầu thế kỉ XX đến nay). Nói đến thơ hiện đại là đặt trong tương quan với thơ trung đại (hay thơ cổ điển), để thấy sự khác nhau,rất lớn về hệ thống đề tài, thi pháp, ngôn ngữ, câu thơ, dòng thơ… Thơ hiện đại gắn liền với cuộc cách tân trong văn học Việt Nam, từ thời kì thơ mới (1932 – 1945).
Các thể thơ tiêu biểu: thơ năm chữ, thơ 7 chữ, thơ tự do,..
Ví dụ:
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng:
– Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp
Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới
Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh chúc bâu
Đi qua nghe sột soạt
Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ
(Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh)
Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi;
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.
Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió.
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.
Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng
Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm.
Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.
(Chiều xuân – Anh Thơ)
Tìm hiểu chi tiết 🌸Thơ Tình Yêu Hay 4 Câu❤️️ 30+ Bài Lãng Mạn Hài Hước Nhất
Đặc Điểm Thơ Trữ Tình
Thơ trữ tình có những đặc điểm được thể hiện trên tính trữ tình, chủ thể trữ tình và nội dung phản ánh trong thơ trữ tình.
Tính trữ tình trong thơ
Chất thơ, cảm xúc trong tác phẩm được tạo nên từ yếu tố trữ tình. Tác phẩm thơ tập trung diễn tả những cảm xúc, rung động, suy tư của chính nhà thơ về cuộc đời. Những cảm xúc, rung động ấy xét đến cùng là những tiếng dội của những sự kiện, hiện tượng đời sống vào tâm hồn nhà thơ – đây là những đặc điểm cơ bản nhất của tác phẩm thơ.
Hiểu rõ những điều này ta sẽ có một định hướng rõ ràng trong việc tiếp cận, phân tích đúng nội dung tác phẩm. Khi phân tích thơ, ta không chỉ đi sâu vào mổ xẻ, cắt nghĩa, lí giải về các chi tiết, sự kiện, sự việc được nhà thơ đề cập, mà điều quan trọng là thấy và nói được những cảm xúc, tâm trạng, thái độ và suy tư của nhà thơ về các vấn đề trên.
Về chủ thể trữ tình
Trong tác phẩm thơ ca, ta luôn bắt gặp bóng dáng con người đang nhìn, ngắm, đang rung động, suy tư về cuộc sống. Đối tượng ấy được gọi là chủ thể trữ tình, hay nói cách khác chủ thể trữ tình là chính bản thân con người đang cảm xúc, suy tư trong tác phẩm thơ.
Trong tác phẩm thơ, nhân vật trữ tình chỉ hiện diện, đối thoại với độc giả bằng những sắc thái tình cảm, thái độ tình cảm còn chủ thể trữ tình là yếu tố luôn có mặt để thể hiện nội dung trữ tình của tác phẩm. Bởi vậy khi phân tích thơ, ta phải phân tích nội dung trữ tình. Và muốn phân tích nội dung trữ tình thì nhất thiết phải nắm bắt và phân tích được chủ thể trữ tình vì nội dung luôn chứa đựng trong chủ thể trữ tình.
Về nội dung phản ánh trong thơ trữ tình
Thơ trữ tình biểu hiện trực tiếp thế giới chủ quan của con người
Trong tác thơ trữ tình, tình cảm, cảm xúc, tâm trạng cũng như suy nghĩ,… được trình bày trực tiếp và làm thành nội dung chính cho tác phẩm. Nhà thơ biểu hiện cảm xúc cá nhân của mình mà không cần kèm theo bất cứ một sự miêu tả biến cố, sự kiện nào.
Người đọc cảm nhận được thế giới nội tâm, thái độ xúc cảm và tâm trạng của nhân vật trữ tình đối với con người, cuộc đời và thiên nhiên. Tác giả có thể không cần phải đi sâu miêu tả con người cùng với nguyên nhân cụ thể dẫn tới những cảm xúc đó. Điều này chứng tỏ sự biểu hiện trực tiếp thế giới chủ quan của tác giả là đặc điểm tiêu biểu, đầu tiên của tác phẩm trữ tình.
Thơ trữ tình phản ánh thế giới khách quan nhằm biểu hiện thế giới chủ quan của tác giả
Tác phẩm thơ trữ tình biểu hiện cảm xúc của nhà thơ nhưng điều đó cũng được xác lập trong một mối quan hệ giữa con người và thực tại khách quan bởi vì mọi cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của con người bao giờ cũng đều là cảm xúc về cái gì đó, tâm trạng trước một vấn đề gì đó…
Do đó, hiện tượng cuộc sống vẫn được thể hiện trong tác phẩm trữ tình. Mặc dù thể hiện thế giới chủ quan của con người, tác phẩm trữ tình vẫn xem trọng việc miêu tả các sự vật, hiện tượng trong đời sống khách quan bằng các chi tiết chân thật, sinh động. Như vậy, tác phẩm trữ tình cũng phản ánh thế giới khách quan nhưng chức năng chủ yếu là nhằm biểu hiện những cảm xúc, tâm trạng cùng suy nghĩ của con người.
Điểm Giống Nhau Giữa Thơ Và Thơ Trữ Tình
Sau đây là những điểm giống nhau giữa thơ và thơ trữ tình:
Điểm giống nhau về nội dung
- Thể hiện được thế giới quan của chủ thể, thể hiện được cảm xúc, tâm trạng ý nghĩa trực tiếp.
- Nêu được vẻ đẹp và tính chất gợi cảm, truyền cảm của thơ
Điểm giống nhau về ngôn ngữ
- Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu.
- Lời thơ, cách ngắt nhịp, sử dụng thanh điệu…làm tăng sức âm vang và lan tỏa, thấm sâu của ý thơ.
Chia sẻ cho các bạn thêm tuyển tập ✨Thơ Tình Yêu Bất Hủ✨ hay nhất
Những Ví Dụ Về Thơ Trữ Tình
Cùng tham khảo những ví dụ về thơ trữ tình nhé.
Tự Tình
Tác giả: Hồ Xuân Hương
Tiếng gà xao xác gáy trên vòm,
Oán hận trông ra khắp mọi chòm.
Mõ thảm không khua mà cũng cốc,
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om.
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ,
Sau hận vì duyên để mõm mòm.
Tài tử văn nhân ai đó tá,
Thân này đâu đã chịu già tom.
Đêm Về Với Biển
Tác giả: Huy Cận
Đêm về với biển đêm xanh
Không đen, đêm biển long lanh nghìn trùng.
Ta đi khắp núi khắp đồng
Lại về ngủ biển, nằm trong dạt dào
Ta nằm trên đáy trăng sao,
Nằm chao sóng mặn, nằm chao sóng cồn.
Ta cùng biển hoá chiếc hôn
Mênh mông, hôn bãi bờ, hôn cuộc đời…
Thở Than
Tác giả: Xuân Diệu
Tôi là một kẻ điên cuồng
Yêu những ái tình ngây dại
Tôi cứ bắt lòng tôi đau đớn mãi,
Đau vô duyên, đau không để làm gì.
Ôi! tình si
Không có một giờ yên ổn!
Nếu bỏ được trải lòng cho gió cuốn,
Đem vứt đi, như là trái chua cay!
Nếu một chiều có thể rải tung bay
Tất cả linh hồn thổn thức!
Nhưng mỗi lần đưa tay lên nén ngực
Lại nghe tình nhiều hơn số ngón tay
Với mi kia, mắt nọ, với môi này,
Với chuỗi tên người liên tiếp…
Yêu với mến! mến và yêu! tiếng điệp
Của khúc ca nào vừa cắt, vừa say?
Lòng tôi lạnh lẽo, đêm nay,
Theo một con đường mấy nẻo.
Và đêm nay, lòng tôi lạnh lẽo…
Như sáng trăng trên mặt nước thu lờ.
Tôi là một kẻ bơ vơ
Yêu những ái tình quạnh quẽ.
Tương Tư
Tác giả: Nguyễn Bính
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Một người chín nhớ mười mong một người.
Gió mưa là bệnh của giời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
Hai thôn chung lại một làng,
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?
Ngày qua ngày lại qua ngày,
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.
Bảo rằng cách trở đò giang,
Không sang là chẳng đường sang đã đành.
Nhưng đây cách một đầu đình,
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi…
Tương tư thức mấy đêm rồi,
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho!
Bao giờ bến mới gặp đò?
Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau?
Nhà em có một giàn giầu,
Nhà anh có một hàng cau liên phòng.
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?
Hoài niệm
Tác giả: Hàn Phong Tử
Xào xạc lá vàng bay trong gió,
Sân trường vắng lặng tiếng đùa vui.
Mình tôi bước giữa sân trường cũ,
Nghe tiếng ve buồn gọi hè sang!
Nhặt cánh phượng rơi lòng xao xuyến,
Bâng khuâng nhớ lại kỷ niệm xưa!
Bóng dáng thầy cô cùng bạn học,
Giờ đây chẳng biết ở nơi nao?
Đêm Buồn
Tác giả: Tú Xương
Trời không chớp bể chẳng mưa nguồn,
Đêm nảo đêm nao tớ cũng buồn.
Ngao ngán tình chung cơn gió thoảng,
Nhạt nhèo quang cảnh bóng trăng suông.
Khăn khăn áo áo thêm rầy chuyện,
Bút bút nghiên nghiên khéo giở tuồng.
Ngủ quách sự đời thây kẻ thức,
Chùa đâu chú trọc đã hồi chuông.
Ánh trăng
Tác giả: Đoàn Phú Tứ
Mải miết đường đời đã bấy lâu,
Biếng nhìn trăng cũ muốn quên sầu;
Đêm nay bỗng thấy bên song ngõ
Một ánh xanh mờ thoáng tự đâu.
Leo lét gợi khêu tình quá vãng,
Lòng thơ bao xiết nỗi thương đau;
Vung chăn toan rũ màn đen tối,
Mắt lệ đờ trong vành ngọc cao.
Cảm xuân
Tác giả: Tản Đà
Pháo đốt vui xuân rộn phố phường
Xuân về riêng cảm khách văn chương
Hồng phơi loá mắt chùm hoa giấy
Trắng nhuộm phơ đầu mái tóc sương
Cành liễu đông tây cơn gió thổi
Con tằm sống thác sợi tơ vương
Xuân này biết có hơn xuân trước
Hay nữa xuân tàn hạ lại sang?
Yêu
Tác giả: Xuân Diệu
Yêu, là chết ở trong lòng một ít,
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu?
Cho rất nhiều, song nhận chẳng bao nhiêu:
Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết.
Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt.
Tưởng trăng tàn, hoa tạ với hồn tiêu,
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu!
– Yêu, là chết ở trong lòng một ít.
Họ lạc lối giữa u sầu mù mịt,
Những người si theo dõi dấu chân yêu;
Và cảnh đời là sa mạc cô liêu.
Và tình ái là sợi dây vấn vít
Yêu, là chết ở trong lòng một ít.
Tôi yêu em
Tác giả: Puskin
Tôi yêu em: đến nay chừng có thể.
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.
Tôi yêu em âm thầm không hy vọng,
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,
Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm,
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.
Tiếng thu
Tác giả: Lưu Trọng Lư
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu.
Lá thu kêu xào xạc,
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
Trăng Thu
Tác giả: Hồ Xuân Hương
Một trái trăng thu chín mõm mòm
Này vừng quế đỏ, đỏ lòm lom
Giữa in chiếc bích khuôn còn méo
Ngoài khép đôi cung cánh vẫn khòm
Ghét mặt kẻ trần đua xói móc
Ngứa gan thằng Cuội đứng lom khom
Hỡi người bẻ quế rằng ai đó
Đó có Hằng Nga ghé mắt dòm.
Dành tặng đến bạn đọc tập 💚 Thơ Tỏ Tình 💚 siêu chất đảm bảo dính 100%
Hình Ảnh Thơ Trữ Tình
Cuối cùng là một số hình ảnh thơ trữ tình.
Có thể bạn sẽ cần 🌻Ảnh Thơ Hay Đẹp Nhất🌻 Về Tình Yêu, Cuộc Sống, Cha Mẹ