Thơ Về Cao Bằng: 26+ Bài Thơ, Ca Dao Tục Ngữ Hay Nhất 

Thơ Về Cao Bằng ❤️️ 26+ Bài Thơ, Ca Dao Tục Ngữ Hay Nhất ✅ Sưu Tầm Những STT, Những Câu Nói Và Các Mẫu Thuyết Minh Nổi Bật Nhất.

Những Bài Thơ Về Cao Bằng Hay Nhất

Cao Bằng là một vùng đất có bề dày về lịch sử, văn hóa, với nhiều di tích, danh thắng nổi tiếng được nhiều du khách yêu mến tìm đến thưởng ngoạn. Nếu bạn đọc quan tâm đến vùng đất này thì cùng tham khảo Những Bài Thơ Về Cao Bằng Hay Nhất.

Lên Cao Bằng
Tác giả: Nguyễn Đức Mậu

Lên Cao Bằng chạnh nhớ
Nhà thơ miền núi Hoa
Mây vẫn trắng, cây vẫn xanh
Người đã thành thiên cổ…
Dường như mỗi nhà thơ đều có
Một vùng quê, một dấu ấn riêng mình
Dường như câu thơ lẫn vào mây gió
Lẫn vào hoa vàng, non tơ cỏ xanh

Một chiều mưa đi dọc phố Vườn Cam
Tìm người chiến binh già năm đánh Pháp
Ông đã viết câu thơ bất chợt:
Gối đầu bảy ngày gạo
Nhìn sao rơi đỉnh mùng…
Có người viết không nhiều mà mình nhớ mãi
Lại có nhà thơ như con ong mê mải
Tìm chưa ra mật ngọt giữa hoa rừng

Lên Cao Bằng, tới đỉnh trời Fhia booc trắng sương giăng
Ở đó có nhiều cây lá ngón
Loài cây nghe tên rất lâu, giờ mới gặp
Nhớ câu chuyện về tình yêu từ thời nao xa lắc
Rằng có nhiều đôi lứa
Yêu nhau mà không lấy được nhau
Họ lên đỉnh núi này tìm cây lá ngón
Ôi loài cây độc dược
Giúp đôi lứa quyên sinh từ thuở yêu đầu…
Nhưng đâu phải chỉ tìm cái chết
Mới giữ gìn trọn vẹn được tình yêu?

Lên Cao Bằng nghe đàn tính suốt đêm thâu
Tắm nước suối trong. Sưởi lửa nhà sàn
Rượu uống bát, nói cười và hát
Mình được bạn với sông bằng sông Hiến
Bạn cao xanh cùng núi đứng, núi ngồi
Có một chút Cao Bằng trong men say sóng sánh
Có một chut Cao Bằng trong mắt bạn nhìn tôi

Cao Bằng
Tác giả: Nguyễn Ngọc Bái

Vốn là vậy, Cao Bằng cao và gió
Những nẻo đường đèo dốc lượn quanh co
Những mái ngói âm dương dầu dãi
Càng lên cao càng hun hút sương mờ

Tưởng không núi lữ hành thành đơn độc
Đá dựng ngang trời, ẩn hiện ngang mây
Thác Bản Giốc như một thiên bi tráng
Thả mông lung vực thẳm xuống trần ai

Chừng con nước vô tư không mệt mỏi
Thiên nhiên hồn nhiên, đâu rắc rối như ta
Còn bao cảnh bao tình chưa tới được
Vội ngắm Bằng Giang rồi vội chia xa

Ở nơi đó bạn bè tôi một thuở
Có người còn người mất, chẳng nguôi ngoai
Đường xa vậy, đường xa ai đoán định
Ơi Cao Bằng từng in dấu chân tôi

Thăm lại hang Pác Bó
Tác giả: Hồ Chí Minh

Hai mươi năm trước ở hang này
Đảng vạch con đường đánh Nhật, Tây
Lãnh đạo toàn dân ra chiến đấu
Non sông gấm vóc có ngày nay.

Cao Bằng đang hè
Tác giả: Nguyễn Thuỵ Kha

Mận chín thưa thớt dần
Đào bắt đầu ửng đỏ
Con đường lát bê-tông phẳng êm
Mới mẻ một lối đi quen
Lúa vàmg lên núi đứng
Mươn mướt thung ngô xanh thẫm
Cao Bằng đang hè

Sông miệt mài lặng lẽ dưới kia
Mải vút cao một vòng cung núi
Cô-li-a dài hơn vắng xa
Bản Mán nào chon von ngọn khói
Tĩnh Túc thiếc, thuỷ điện Tà Sa
Bỗng ngang lưng súng kíp
Ruộng bậc thang nếp áo màu chàm

Phía Ngân Sơn, núi Đôi dùng dằng
Chợ phiên Nà Phặc
Ghé nhà bạn lính xưa trận mạc
Mồ hôi đầm đồng hun nước da
Vai chai đi những gánh củi vừa về
Đã dịu mềm trẻ khóc
Tiếng sơ sinh một vùng núi già
Mát rượi mọc trăng đêm

Dâng bâng khuâng
Cứ nhớ một ai không ngủ được
Thì Cao Bằng đang thức
Nhấp nhô núi đổ về xuôi

Thanh bình khói sương thị xã trong mộng mị
Túi thổ cẩm trĩu vai em khẽ
Ngoảnh lại một điệu then
Vuông vắn từng ô xếp
Rừng thật thà như củi chẻ ra
Óng một màu mật ngọt
Là chất keo gắn chặt
Lần đầu với Cao Bằng

Cao Bằng ban đêm
Tác giả: Mai Lâm

Non nước vui chơi mải hết ngày,
Cao Bằng đêm đến cảnh buồn thay!
Lưa thưa ngọn điện đường loe đóm,
Lụp xụp khu nhà mái khuất cây.
Sòng bạc bí bô vài chú khách,
Rạp tuồng nhí nhảnh mấy cô Tây.
Nên thơ chỉ có cầu sông Hiến,
Dưới ánh trăng vàng nước cuộn mây.

Có thể bạn sẽ quan tâm 🌼Thơ Về Thác Bản Giốc🌼 những bài hay nhất

Thơ Về Các Địa Danh Cao Bằng Nổi Bật

Tham khảo thêm các bài Thơ Về Các Địa Danh Cao Bằng Nổi Bật.

Cao Bằng
Tác giả: Trúc Thông

Sau khi qua đèo Gió
Ta lại vượt đèo Giàng
Lại vượt đèo Cao Bắc
Thì ta tới Cao Bằng

Cao Bằng, rõ thật cao!
Rồi dần dần bằng xuống
Đầu tiên là mận ngọt
Đón môi ta dịu dàng.

Rồi đến chị rất thương
Rồi đến em rất thảo
Ông lành như hạt gạo
Bà hiền như suối trong.

Còn núi non Cao Bằng
Đo làm sao cho hết
Như lòng yêu đất nước
Sâu sắc người Cao Bằng.

Đã dâng đến tận cùng
Hết tầm cao Tổ quốc
Lại lặng thầm trong suốt
Như suối khuất rì rào.

Bạn ơi có thấy đâu
Cao Bằng xa xa ấy
Vì ta mà giữ lấy
Một dải dài biên cương.

Thác Bản Giốc
Tác giả: Hoàng Trung Thông

Đây trời nghiêng sóng trào nước đổ
Đây mưa phun khói tỏa ngày đêm
Đây bảy sắc cầu vồng bay múa
Khi ngày về núi đỡ mặt trời lên.

Con trâu vàng từ hang nào lạc lối
Tới nơi đây tìm uống nước trời?
Dòng sông xanh chảy quanh đường biên giới
Quá yên bình nước nhảy xuống chơi.
Bản Giốc đó một chuỗi cười vô tận
Khéo dành riêng hai nước nghe chung
Bản Giốc đó dải lụa trời phơi trắng
Khéo dành riêng hai nước cùng trông.

Đền tạ đế vương đà sụp đổ
Pháo đài kia cũng đứng im hơi
Chỉ còn giống người reo bên thác đổ
Chỉ có vang xa tiếng thác cười…

Pác Bó hùng vĩ
Tác giả: Hồ Chí Minh

Non xa xa, nước xa xa,
Nào phải thênh thang mới gọi là.
Đây suối Lê-nin, kia núi Mác,
Hai tay xây dựng một sơn hà.

Đề ảnh chụp thác Bản Giốc
Tác giả: Trần Đông Phong

Bản Giốc bao lần đã ghé chơi
Núi sông như gấm rõ đây nơi
Sau mưa thác bạc mờ hơi nước
Trước gió đầu hoa tóc rối bời
Ai câu cá nước, câu thời thế
Người ngắm non sông, ngắm thế thời
Quây Sơn uốn lượn trôi chìm nổi
In bóng giang sơn đượm sắc trời

Chiếc bảng học sinh ở Cao Bằng
Tác giả: Anh Chi

Chiếc bảng như đang cố ngoi lên
Cho thoát khỏi im lìm đổ vỡ
Im lìm đến nỗi tôi ngỡ
Chiếc bảng kia cựa mình

Tôi hì hụi dựng chiếc bảng lên
Đọc được dòng lo âu phấn trắng
Em tạm biệt trường ngày 15…
Tôi dựng đứng chiếc bảng lên
Một dáng người bị thương vừa gượng dậy!

Giữa ngổn ngang đổ vỡ
Chiếc bảng sao giống một con người
Vừa qua cuộc chia ly nghẹn ngào
Vừa chấp nhận những cơn đau dữ dội
Của những em nhỏ Cao Bằng

Bất giác tôi lui lại
Như sợ chiếc bảng bước tới túm lấy mình
Bằng bàn tay đòi nợ của trẻ con
Bỏng rát sạch trong khẩn thiết như lửa…

Cho đến bây giờ tôi vẫn còn tin
Chiếc bảng ấy sẽ còn đứng như vậy
Nếu chúng ta qua đây lên biên giới
Không đem về một sự bình yên.

Tuyển Tập Thơ Ngắn Về Cao Bằng Đặc Sắc

Cập nhật cho bạn đọc Tuyển Tập Thơ Ngắn Về Cao Bằng Đặc Sắc.

Thắng Cảnh Cao Bằng
Tác giả: TR Đ. THIỆN

Địa đầu Tổ Quốc vạn trùng xa
Đường uốn quanh co tựa khúc Xà
Non thẳm mênh mông rền suối hát
Ngàn xanh bát ngát rộn chim ca
Ngườm Ngao dạo động xem cây bạc
Bản Giốc du thuyền ngắm thác ngà
Phong cảnh núi rừng như bức họa
Cao Bằng in đọng cõi lòng ta.

Suối Lê Nin
Tác giả: chưa rõ

Núi Các Mác, suối Lê Nin
Vẫn dòng suối chảy về tim ngày nào
Sao dời vật đổi biết bao
Lắng trong tiếng suối rì rào…ưu tư

Tượng đài Kim Đồng
Tác giả: chưa rõ

Tay anh nâng một cánh chim
Mắt anh đăm đắm nhìn lên bầu trời
Bao nhiêu khát vọng con người
Tạc nên dáng tượng chân đồi lặng thinh

Thác Bản Giốc
Tác giả: Chưa rõ

Đường về Trùng Khánh bao xa
Bỗng thương Bản Giốc chưa qua một lần
Lạnh lùng con thác phân thân
Nửa phần máu thịt, nửa phần người dưng

Thác Bản Giốc
Tác giả: Hạo Vũ

Đường núi quanh co, tiếng thác gầm
Nơi đây bản Giốc, tiếng ca ngâm!
Bọt tung trắng xóa chân trời đỏ
Cuồn cuộn sóng xô mấy thăng trầm?
Hùng vĩ chảy trôi qua vạn thế
Vẫn hình dáng ấy giữa sơn lâm
Muôn đời ồn ã cùng năm tháng
Ta lại đắm mình với lặng câm.

Có thể bạn sẽ thích ✨Thơ Về Cà Mau✨ ý nghĩa nhất

Các Bài Thơ Về Quê Hương Cao Bằng Ngắn

Ngay sau đây Thohay.vn xin chia sẻ đến bạn đọc Các Bài Thơ Về Quê Hương Cao Bằng Ngắn.

Lý thương nhau hát ở Cao Bằng
Tác giả: Tô Nhuần

Lên Cao Bằng em hát “Lý thương nhau”
“Xa ngàn dặm” em theo cùng câu hát
Những người lính làm sao mà quên được
Giọng Quảng Nam ấm một khoảng vùng biên

Em ơi em giữa đồi núi điệp trùng
Dẫu cơn mưa đầu mùa đến vội
Anh vẫn khát như bao đồng đội
Đến cháy lòng một bóng dáng sau cây

Lên nơi này em hát giữa đồi mây
Cái phách đảo sao dằn lòng đến vậy
Những người lính đang nghe và thấy
Em hát giữa chiến hào câu “Lý thương nhau”

Chỉ một câu lục bát có gì đâu
Mà điệu lý bao đời lưu luyến thế
Người ở phía bên kia không thể
Hiểu biết ngọn ngành câu “Lý thương nhau”

Sau nơi này rồi em về đâu
Em quay lại với đèo Giàng, đèo Gió?
Với đèo Ngang, Hải Vân sóng vỗ?
“Xa dặm ngàn” câu lý lại tìm nhau

Đồng đội và anh lên chốt đã từ lâu
Tim vẫn đập bồng bềnh câu lý

Người về Cao Bằng mùa xuân
Tác giả: Dương Kỳ Anh

Người về Cao Bằng mùa xuân
Mõ trâu lóc cóc
Mõ trâu điểm nhịp
Thời gian luân hồi.

Mùa xuân trên lưng trâu
Người chăn thả
Hoang sơ giữa đại ngàn
Buộc vào cổ trâu
Tiếng Mõ
Buộc vào cổ trâu
Thời gian…

Người về Cao Bằng mùa xuân
Núi đồi căng nở
Buộc vào lưng chừng trời
Hoa đỏ
Buộc vào
Lưng chừng trời…

Người về Cao Bằng
Mùa xuân
Phất mộng bông lau
Lưng đèo trắng xóa.

Thơ tặng ba cụ lão du kích ở Cao Bằng
Tác giả: Hồ Chí Minh

Tuổi cao chí khí càng cao,
Múa gươm giết giặc ào ào gió thu.
Sẵn sàng tiêu diệt quân thù,
Tiếng thơm Việt Bắc ngàn thu lẫy lừng.

Chùm Thơ Về Non Nước Cao Bằng Sâu Lắng

Tiếp tục bài viết là Chùm Thơ Về Non Nước Cao Bằng Sâu Lắng.

Bản Giốc
Tác giả: Lữ Huy Nguyên

Dòng thác bạc, sáng rực trời Bản Giốc
Sông Quây Sơn hoa cát nở bồng
Thung lũng cỏ đẫm xanh sa mộc
Con cá trầm hương thơm bữa cơm đồng

Dòng thác réo sôi trào đổ võng
Tâm hồn tôi theo con thác lao
Tiếng nước động i âm vách núi
Ngọn cây cao rung gió ào ào

Những mầm đá nhấp nhô bàn thạch
Cây cối già kết nụ thời gian
Ngọn thác xa, hơi bay như khói
Bụi nước trắng trời Đàm Thuỷ mây giăng

Tôi ngụp bơi tắm nắng dòng sông
Bè nứa cầu phao vặn mình sóng vỗ
Cồn cát Pò Thom, một doi đất nhỏ
Bỗng hoá thành điểm nóng mấy năm nay

Tôi mặn lòng nắm chặt những bàn tay
Từng vượt sóng dựng nhà trên chốt
Đêm xuân ấy… trở trời gió bấc
Vành trăng liềm, lá lúa đỏ khay

Tôi gặp em, em quê Nà Ay?
Hay Bản Nưa, Keo Tàn, Lũng Niếc?
Có phải em đếm lao cầu lũ thác
Nước xói lưng trần, cát rát vai?

Những ngôi nhà mở cửa hướng ban mai
Màu ngói ống rêu phong như cổ tích
Bài hát lượn, trong tầm xạ kích
Trời biên thuỳ đông gió chẳng ngừng im

Những hàng rào xếp đá chân đồi sim
Tiếng đàn tính rập rờn khung cửa sổ
Cánh cò trắng rợp trời, trưa vỡ cỏ
Lốc cốc trâu đàn tiếng mõ khuya

Chia tay em trong vàng nắng nương ngô
Thăm cồn chốt, bàn chân tôi dẫm đất
Hàng dây điện chim rừng đậu hót
Tôi lặng nhìn muốn hót cùng chim

Tôi chậm về sau mấy trăm đêm
Bản Giốc mình đã kiên cường giữ đất
Pò Thom ơi! Nhỏ nhoi doi cát
Máu đổ rồi trên sông Quây Sơn

Đơn vị dân quân chốt giữ bãi cồn
Những chàng trai bản quê, chân thật
Những cô gái chưa qua tuần trăng mật
Nét hài hoà trong tranh dân gian

Ước hồn tôi âm hưởng một cây đàn
Tôi sẽ dạo bài ca trên sóng nước
Mỗi nốt nhạc hoá mầm cây ủ hạt
Gieo đều lên cồn cát một mùa vui

Dòng sông quê còn có lúc đầy vơi
Con thác dội vẫn đêm ngày nhắc nhở
Thắm đỏ hoa đào, trắng mùa hoa sở
Tổ Quốc là vạt đất được trao tay

Chẳng có gì huyền thoại ở nơi đây
Bản Giốc đẹp, thần tiên mà rất thực
Đêm dần xuống khoảng trời thu trầm mặc
Cầm canh, tiếng thác đổ bờ quen

Về chốt ai ngờ gặp em
Vẫn cây đàn tính mắc đầu hiên
So dây, tôi gảy mời em lượn
Bếp lửa sông rừng cháy suốt đêm

Lên Cao Bằng
Tác giả: Vương Trọng

Lên đến Cao Bằng không sợ dốc
Đèo Giàng, đèo gió đã lùi sau
Lên đến Cao Bằng không sợ đói
Nước trong, gạo trắng sẵn từ lâu
Lên đến Cao Bằng không sợ ốm
Chợ bày ngải cứu bán thay rau…

Lên đến Cao Bằng anh chỉ sợ
Em không còn đó biết tìm đâu.

Cảnh rừng Pác Bó
Tác giả: Hồ Chí Minh

Non xanh xanh, nước xanh xanh,
Trong rừng xanh có mấy danh Võ hầu.
Chung quanh xanh ngắt một màu,
Hoa chen lá phủ, trên đầu bóng cây.
Chim từng lũ, thú từng bày,
Thú kêu inh ỏi, chim bay là là.
Giọng khe róc rách dưới nhà,
Bên tưởng cảnh vẽ bức hoa bên mình.
Đêm khuya chồn cáo mò rình…

Găp gỡ Cao Bằng
Tác giả: Xuân Hoàng

Một dải miền cao ẩn mấy đời
Thành đô nhà Mạc khuất đâu rồi?
Sắc-tông hội tướng nơi nào nhỉ
Biên giới, đường xa tính lối lui?

Có phải đây nơi Hoàng Đỉnh Giong
Hiên ngang, người cộng sản anh hùng
Thoát xiềng xích địch, về căn cứ
Cơ sở dần loang, đỏ một vùng?

Chỉ biết giờ đây, đêm thật lặng:
Đỉnh cao nhấp nháy đài thiên văn
Núi vây bốn mặt, sương mờ ảo
Một lũng bình yên lấp loáng trăng

Ở đây, hai nhánh sông rất ngọt
Hợp một đường trăng khép đảo vui
Câu hát nào xưa về lính thú
Đã thành ký ức quá xa xôi!

Đêm nay bỗng gặp gỡ Cao Bằng
Sông nước miền trên mở lối trăng
Đất nước vốn giàu âm hưởng lạ
Cao Bằng! Ai đó dễ quên chăng?

Tổng hợp thêm cho bạn đọc 💚 Thơ Về Bình Thuận 💚 đầy đủ nhất

Thơ Lục Bát Về Cao Bằng Ý Nghĩa

Nhất định đừng bỏ qua trọn bộ những bài Thơ Lục Bát Về Cao Bằng Ý Nghĩa.

Về Với Cao Bằng
Tác giả: Thiên Ân

Theo em về với Cao Bằng
Lạc vào tiên cảnh tình giăng giăng đầy
Thác chiều Bản Giốc tỉnh say
Ngườm Ngao huyền bí khen ai đắp tình?

Thang Hen,hồ nước lung linh
Níu chân du khách lặng thinh không lời
Đây hang Pắc Bó,em ơi!
Ngày xưa gian khổ bóng Người in sâu…

Suối Lê Nin, chảy đi mau
Núi Các Mác,đời bể dâu nhiệm màu
Lũng Luông hiểm trở biết bao?
Cảnh quan thêu dệt duyên đầu nôm na

Làng nghề đan chiếu mở ra
Vải chàm người nhuộm cho ta với mình
Làng rèn thắm thiết nghĩa tình
Lũng Giang làm giấy tạo hình sâu xa

Gặp nhau hòa tấu khúc ca
Gìn vàng giữ ngọc ngân nga tiếng cười
Vịt quay em lại vội mời
Bánh chè lam,tiếng ru hời,tiếng ru

Giã từ giọt lệ cuối thu
Mân mê bánh khảo sương mù chưa tan
Cao Bằng óng ánh tơ vàng
Chiếc nôi cách mạng tình càng nâng niu

Không đề
Tác giả: chưa rõ

Cao Bằng yêu dấu trong tim
Tha hương xa xứ biết tìm nơi đâu
Cho dù cách biệt bao lâu
Nỗi niềm nhắn gửi muôn câu ân tình
Phương xa nặng trĩu tâm linh
Mong ngày quay lại hòa mình nước non.

Thăm Pác Bó
Tác giả: Xuân Diệu

Nước từ gốc đá chảy tuôn
Suối xanh ngăn ngắt một nguồn vô biên,
Xuôi xa rồi lại trào lên;
Cây thài lài tía mọc bên đá ghềnh.

Một vùng thuần khiết non xanh
Như mang ánh mắt tinh anh Bác Hồ.
Hãy còn bàn đá nhấp nhô
Bác ngồi dịch Sử, nghĩ cho muôn đời.

Rau măng cháo bẹ dâng Người,
Ngày ra bờ suối, tối thời vào hang.
Nơi đây Bác vạch đường quang
Mở ra sông núi, gồm sang biển trời.

Cải soong dưới suối đâm tươi;
Xuống làng: mái ngói điểm vui các nhà.
Thăm hang trước, nhớ ngày xa
Bác trồng khóm trúc nay đà xanh um.

Tuyển Tập Thơ Về Cô Gái Cao Bằng Thú Vị

Có thể các bạn sẽ yêu thích Tuyển Tập Thơ Về Cô Gái Cao Bằng Thú Vị.

Kìa mùa xuân Cao Bằng
Tác giả: Vũ Đan Thành

Mùa xuân đang lấp ló
Ô kìa bông mận trắng
Đào khoe sắc lưng đồi
Vẽ mùa xuân nắn nót.

Kìa chú chim đương hót
Nhảy nhót trên cành cao
Gọi mùa xuân xôn xao
Trên má thắm môi đào.

Mùa xuân về mắt biếc
Hay tình yêu tha thiết
Mùa xuân về tiếng hát
Véo vón trên đồi cao.

Điệu tình then ai gảy
Nghe như hạt nảy mầm
Tiếng chồi non thức giấc
Cô gái Tày lên nương.

Mùa xuân về Trùng Khánh
Suốt một rẻo Cao Bằng
Đàn tính vang xóm núi
Reo mừng lưng chừng non.

Mùa xuân chen hoa nở
Câu hát then rộn ràng
Đợi anh mùa hát hội
Tháng giêng bạn tình ơi… hú hú hú…

Có thể bạn sẽ thích chùm ✨Thơ Về Bình Phước✨ Những Bài Thơ Hay Nhất 

Bài Thơ Nói Về Con Gái Cao Bằng Chọn Lọc

Xin tổng hợp cho bạn đọc thêm danh sách những Bài Thơ Nói Về Con Gái Cao Bằng Chọn Lọc.

Nguồn: sưu tầm

Điệu ! thay em gái Tày xinh
Then ! lời em Hát gửi tình trao duyên
Cao ! thanh ,Đàn tính quyện nên
Bằng ! tựa Lục lạc gõ rền tay em.

Lom khom noọng hái bí non
Cơm canh em nấu địu con chờ chồng
Chài đang cuốc bấm ngoài đồng
Tối về mình sẽ tang bồng nhé em.

Non cao xanh biếc vườn trầu
Nước trong soi bóng nhịp cầu bắc ngang
Cao cao lặng ngắm em nào
Bằng giang khỏa nước cô nàng tắm sông.
Yêu em anh gắng cuốc cày
Mai này ta sẽ xây nhà vila
Ráng ăn khoai sẵn đêm ngày
Bó công anh cuốc anh cày đau lưng.

Nhà Em ở bản Kim Đồng. (Nà mạ).
Nếu cùng đường đó,Ta cùng lượn nghe.
Cốc Bó gần nhà Em đó !
Nếu Anh thích lượn, Anh lượn cùng Em !!!!

Thơ Về Con Trai Cao Bằng Ấn Tượng

Nếu bạn đang tìm kiếm các bài Thơ Về Con Trai Cao Bằng Ấn Tượng thì cùng tham khảo những bài thơ sau nhé! 

Nhớ bạn Cao Bằng
Tác giả: Nguyễn Anh Nông

(Với bạn vong niên, tặng nhà thơ Bế Thành Long)

Tôi hình dung bạn tinh nghịch như chú voi con
Tuổi tác lục tuần rồi ấy nhỉ?
Trong mắt tôi bạn bao giờ cũng trẻ
Những câu thơ nheo mắt yêu đời.

Mái chèo nước đục khua lau lách
Hổn hển làn hương hoa cúc xanh
Em chẳng đợi dại gì ta nhớ nữa
áo trắng ngày xưa lạnh mỏng manh.

Trăng sáng trên đầu đâu ma quái
Bồ Tùng Linh trong bạn tự khi nào
Mấy mươi năm coi cút có sao đâu
Ba ông lão ở hang liệt truyện
Kỳ phùng địch thủ bạc thêm râu
Tiếng ngỗng trời kêu vang trời đất
Tầng tầng tiếng ngỗng kéo nhau đi
Tầng tầng tiếng ngỗng bay trong suốt
Một mình ta ngồi dưới cao sâu.

Chia sẻ thêm tuyển tập 🌷Thơ Về Quy Nhơn 🌷 40+ Bài Thơ, Ca Dao Hay Nhất 

Chùm Thơ Về Ẩm Thực Cao Bằng Đặc Sắc

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm Chùm Thơ Về Ẩm Thực Cao Bằng Đặc Sắc.

Tức cảnh Pác Bó
Tác giả: Hồ Chí Minh

Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang.

Ai về Trà lĩnh nhắn tôi
Gởi mua ít mận, mua xôi 7 màu
Ghé thăm phố chợ Thất khê
Vịt quay mác mật, khỏi chê thơm vàng.

Đêm trăng Bản giốc vọng về
Có người Đàn tính hẹn thề cùng ai
Lòng em như thác suối dài
Mời anh chum rượu, trái cây cả cành

Thơ Về Đặc Sản Cao Bằng Độc Đáo

Cùng thưởng thức những bài Thơ Về Đặc Sản Cao Bằng Độc Đáo.

Nguồn: sưu tầm

Mời bạn về với Hòa an
Thăm đồng Tổng chúp, Nước Hai an bình
Thành Mạc dấu ấn oai linh
Cao Bình tấp nập ấm tình quê ta.
Rồi qua bản ngần không xa
Dừng chân nán lại ta ăn phoóng phù (bánh trôi)
Kỳ Sầm lễ hội oai hùng
Ngàn năm luôn nhớ anh Nùng Chí Cao.

Quê bạn nghe lắm thứ ngon
Chưa ăn đã thấy bọt tuôn ầm ầm
Quê mình thì có cá Trầm
Hương thơm ngây ngất đánh rầm nồi cơm.

Chòi nhỏ nhưng ở trên cao.
Tha hồ ngắm cảnh bản làng khau khoang.
Xơ bầu nó ngọt làm sao.
Có thêm một đĩa tái dê em làm.
Cùng nhau ta nhậu trên chòi.
Tha hồ ngắm cảnh, bồi hồi làm thơ ….

Thành phố lượn tới chợ mình
Mua măng- mác mật, xốn xang gái Tày

Đừng vội bỏ lỡ chùm 🔻 Thơ Lục Bát Về Ẩm Thực 🔻 với nhiều bài thơ đặc sắc nhất

Thơ Lục Bát Về Học Tập

Tuyển Tập Thơ Tình Về Cao Bằng Bất Hủ

Bên dưới là Tuyển Tập Thơ Tình Về Cao Bằng Bất Hủ mà bạn đọc không nên bỏ lỡ! 

Chờ anh chút nữa nàng Tô Thị
Tác giả: Vũ Đan Thành

Nàng Tô Thị hãy chờ anh chút nữa
Nắng vẫn rơi mưa vẫn dội trên đầu
Mái tóc em giờ cũng đã đổi màu
Chờ anh thêm một chút nữa em ơi.

Anh đã muốn chạy về em thật vội
Nhưng miệng đời độc ác lắm người ơi
Người phỉ báng tình yêu đôi ta đó
Người đã đặt điều bịa chuyện loạn luân.

Để ngàn năm em bồng con thơ mãi
Con đường về anh bao nỗi gian nan
Ngọn gió vô hình đẩy ngược thời gian
Em thẫn thờ vùi sương sa lạnh giá.

Từ cái lần anh chạy trốn rất xa
Khi nhận ra con đường xa quá đỗi
Nay anh đã về gần đầu ghềnh con thác đổ
Em cố chờ anh một chút nữa em ơi.

Nắng vẫn rơi mưa vẫn dội trên đầu
Mái tóc em dù cũng đã đổi màu
Mặc bão tố ngàn năm thổi ngược
Tình ngàn năm không thể mãi cắt chia.

Mời anh về quê em
Tác giả: Vũ Khánh Đông

Mời anh về quê em Cao Bằng.
Miền Biên cương chưa bao giờ anh tới.
Một lần thôi em vẫn chờ vẫn đợi.
Đợi anh về ngắm núi vươn trời xanh.
Cao Bằng quê em mộc mạc trân thành.
Giữa mùa đông mà nghĩa tình ấm áp.
Điệu hát then tiếng đàn tính ngân xa.
Cao Bằng quê em anh hãy cùng về.
Thăm Suối Lê Nin núi cao Các Mác.
Nơi khởi nguồn cách mạng sáng niềm tin.
Về quê em có sông Hiến, sông Bằng.
Uốn mình quanh phố phường sầm uất.
Chợ phiên về cho biết bao sản vật.
Của đất trời và của giọt mồ hôi.
Về quê em ngắm lửa đêm sương trời.
Nghe chuyện thời cha ông ta đánh giặc.
Nghe núi rừng chở che khi chiến tranh.

Về quê em nơi ấy sáng ngời.
Hưng đạo khu rừng ngày đầu cách mạng.
Theo chiều dài lịch sử mãi vẻ vang.
Về quê em nơi chấn ải giang san.
Thác Bản Giốc ngàn đời tiếng nước đổ.
Về quê em biết bao điều mãi nhớ.
Pháo đài xưa nơi chiến tích huy hoàng.
Về quê em ở nơi ấy hiên ngang.
Anh sẽ biết có con đèo năm đó.
Đèo bông lau ghi dấu chiến công đầu.
Về quê em đi bất cứ nơi đâu.
Anh sẽ thấy mảnh đất giàu truyền thống.
Dũng cảm can trường rất đỗi yêu thương.
Quê hương cách mạng trăm mến ngàn thương.

Những Bài Thơ Hay Về Thác Bản Giốc Nổi Tiếng

Dành tặng bạn đọc của Thohay.vn Những Bài Thơ Hay Về Thác Bản Giốc Nổi Tiếng.

Thác Bản Giốc
Tác giả: Nguyễn Đức Minh

Núi vẫn đứng, nước vẫn trôi
Thác thành thác dội trắng trời biên cương
Sông sâu còn dễ tỏ tường
Lòng người bí ẩn… làn sương bụi mờ.

Nhìn về thăm thẳm hoang sơ
Biên thùy trấn ải, ai chờ ngóng ai
Một dòng nay bỗng chia hai
Cầu nào nối được dẫu vài bước chân.?

Giận ai mà tiếng thác gầm
Quây Sơn ai cắt chịu phần cách chia
Của ta lại hóa bên kia
Để bên này ngóng bên kia để rồi…

Bao giờ vật đổi sao dời
Cho thác Bản Giốc trọn lời nước non.

Ghi Ở Thác Bản Giốc
Tác giả: Phạm Khang

Suối không ở hai lòng
ranh giới chia suối thành hai ngả
ta con dân nước Việt
bên bờ quê hương mà vọng tới bến người
ôi chao cuộc thế
ôi chao phân tranh
khiến thác cũng đau lòng cho nước đổ
trắng trời xanh không như máu hận thù…

Thác Bản Giốc
không còn yên ả nữa
mặt nhìn nhau hai đất nước giữa dòng
không biết trong tâm hồn cô gái trẻ người Hoa
có dội lên lòng trắc ẩn
giữa dòng trong của biên giới phân chia
không biết thác có nghe đời đang gọi
chảy đi nước ơi
xin đừng có quên nguồn…!

Chiều Trên Bản Giốc
Tác giả: Dũng Lê Ngọc

Nay cầm mình trên Bản Giốc mờ xa
Nghe tiếng thác nỉ non ôm lồng ngực
Kia có phải lũ chim trời nao nức
Đón hè sang trong khoảnh khắc giao hòa

Tôi tránh nắng dưới vòm đa Đàm Thủy
Mận chín rừng thơm phức cả hồn thơ
Ôi mê mẩn nơi thân thương dung dị
Nước non xanh kỳ vĩ tự bao giờ

Màu lúa vàng êm ả đến ngu ngơ
Trên bè nổi miên man từng suy nghĩ
Một mình tôi, một mình tôi túy lúy
Sông Quây Sơn tĩnh lặng có ai ngờ

Cao Bằng hỡi vùng biên cương thân mến
Cho tôi làm cánh nhạn trước thiên nhiên
Bay bay mãi vào không gian hư ảo
Nhặt yêu thương xa cánh mọi ưu phiền.

Sầu Bản Giốc
Tác giả: MTN

Xa xa, trắng xoá nước mây bay
Gió ngọt, tinh khôi hạt nắng cài
Thơm lúa sữa non, vàng óng ả
Ngất ngây Bàn Giốc thác, chiều nay
Thềm đá ngâm mình trong sóng lụa
Bờ hoang, thủy thảo hứng sương rơi
Dòng chia Quy Thuận, trầm lưu đổi
Đàm Thủy phù sa, dục tú bồi
Trăng chênh nghiêng đảo giữa vòm sao
Đường tuyến phương Nam, ngả hướng nào ?
Mành đất Văn Lang, mờ vết sử
Hay tang hồn nước, khói nhang cao ?
Ngọn lửa buôn làng, sầu tách vỡ
Nhịp chày khua nặng tiếng buồn đau
Thác ầm vang động hồn thiên cổ
Nước mắt lưng trời đổ mãi sau
Câu hát tình quê, đồng ruộng lúa
Đượm màu chân chất, sắc dân miền
Đàn reo nức nở từng cung chuyển
Thương hận chia lìa đất tổ tiên
Đàn trâu quyến luyến thảm cỏ xanh
Thanh thản hàm đưa nắm cỏ mềm
Cúi gặm hương yêu, lần cuối biệt
Âm thầm để lại “dấu phân “… ranh
Chim Lạc về đâu, cành đã gãy
Mốc biên thu hẹp bức dư đồ
Bầy hoang phương Bắc nòi tham vọng
Chờ đợi thiêng cồng, đứa tớ nô

Bỏ túi ngay tuyển tập 🌿Thơ Về Bình Dương🌿 HOT nhất

Chùm Thơ Thả Thính Về Cao Bằng Lãng Mạn

Chần chừ gì nữa mà không xem ngay Chùm Thơ Thả Thính Về Cao Bằng Lãng Mạn.

Nhà anh qua cửa Tà Lùng
Hỏi rằng có thể lượn cùng với em
Nhìn kìa trăng chênh chếch lên
Nếu em đồng ý bớt thêm lạnh lùng

Nghe chài bầy tỏ thật lòng
Noọng đành nhắm mắt liều mình một phen
Dẫu làng mình hay bản bên
Cũng là câu lượn nên duyên đó mà.

Tiếng khèn vọng giữa đêm thanh
Gọi mời bạn lượn, quây quanh lửa hồng
Không trung vui nhộn lời then
Câu hẹn thề ấy nên duyên đôi mình

Sông Bằng lạnh buốt chiều đông
Núi co ro thấp, mây chồng thâm u
Môi hồng ấm gió, hình như…
Nụ đào sơn cước, tương tư Cao Bằng

Hà quảng, đào ngạn quê em
Núi cao vun vút, rừng cây xanh mượt.
Chim kêu múa hát rộn ràng
Làm chàng say đắm mơ màng mãi thôi.

Tuyển Tập Thơ Vui Về Cao Bằng Hài Hước

Tặng bạn Tuyển Tập Thơ Vui Về Cao Bằng Hài Hước.

Chưa lên chưa biết Cao Bằng
Lên rồi mới biết lắm thằng rượu say

Nhà anh tận trên núi cao
Tưới cây rau nào cũng đẫm mồ hôi
Em ăn xong biết lòng người
Sợ không bỏ được, rủ tôi xập xình

Cao Bằng gạo trắng nước trong
Ai lên đến đấy ko mong đường về.

Cho anh giữ mỗi tình si
Duyên kia đã hết còn gì luyễn lưu
Yêu em mãi trọn lời thề
Như dòng Khuổi Nậm chảy về trong tim.

Quê mình cảnh đẹp tự nhiên
Thăng Hen sóng nước chao nghiêng thuyền bè,
Chợ phiên rõ lắm nàng Kiều
dập dìu đôi lứa làm phiền trai tơ.

Cùng tìm hiểu thêm ✨Thơ Về Bến Tre✨ bất hủ

Ca Dao Về Cao Bằng Nổi Bật

Nhất định đừng bỏ lỡ tuyển tập Ca Dao Về Cao Bằng Nổi Bật.

Cao Bằng-Hà Quảng núi xanh
Có Hang Pác Bó,có anh Kim Đồng

Cao Bằng, Cao Bẳng, Cao Băng
Cao lên tỉnh Lạng, cao bằng ngọn tre

Nàng về giã gạo ba trăng
Để anh gánh nước Cao Bằng về ngâm
Nước Cao Bằng ngâm thì trắng gạo
Anh biết em liệu có được chăng
Trần trần như Cuội cung trăng
Biết rằng cha mẹ có bằng lòng không?
Để anh chờ đợi luống công
Trước sau anh vẫn một lòng yêu em

Núi Các Mác, suối Lê Nin
Vẫn dòng suối chảy về tim ngày nào
Sao dời vật đổi biết bao
Lắng trong tiếng suối rì rào…ưu tư

Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng nước mắt nỉ non
Nàng ơi trở lại cùng con
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng
Chân đi đá lại dùng dằng
Nửa nhớ Cao Bằng nửa nhớ vợ con
Đi thời nhớ vợ cùng con
Khi về nhớ củ khoai môn trên rừng

Ca Dao Tục Ngữ Về Cao Bằng Ngắn Hay

Chia sẻ bạn đọc thêm những câu Ca Dao Tục Ngữ Về Cao Bằng Ngắn Hay.

Mai anh đi thú Cao Bằng
Giã em ở lại đạo hằng chớ quên

Lên Cao Bằng với em không?
Xứ nghèo gạo trắng nước trong bốn mùa
Anh ơi đừng sợ nắng mưa
Tới rồi rượu ngấm còn chưa muốn về
Ngả nghiêng nghiêng ngả phê phê
Ra bờ suối ngắm cảnh quê mượt mà
Mọi người sống thật thật là
Đến đi chớ có ngại xa em buồn..!

Đi ngang đèo Giàng bóng chiều tà
Thấy chài ôm noọng điếp lai lai
Noọng cười má lúm lệ tuôn rơi
Sao chài điếp noọng nỡ quá đà.

Gái chính chuyên lấy được chín chồng
Ba chồng thành Lạng, ba chồng thành Cao
Ba chồng để ngọn sông Đào
Trở về đỏng đảnh làm cao chưa chồng

Sông Bằng lạnh buốt chiều đông
Núi co ro thấp, mây chồng thâm u
Môi hồng ấm gió, hình như…
Nụ đào sơn cước, tương tư Cao Bằng

Chần chừ gì nữa mà không xem ngay 🌼Thơ Về Bình Định🌼 những bài hay nhất

STT Về Cao Bằng Ấn Tượng

Ngay sau đây Thohay.vn xin chia sẻ đến bạn đọc những câu STT Về Cao Bằng Ấn Tượng.

  • Giữa bốn bề núi non hùng vĩ, Thác Bản Giốc hiện ra sừng sững, đẹp như miền cổ tích khiến bất cứ ai khi đến đây cũng không khỏi choáng ngợp. Khung cảnh thiên nhiên kỳ vĩ mà vô cùng thơ mộng, thác nước từ trên cao đổ xuống tựa như dải lụa trắng mềm mại nổi bật trên nền xanh của núi rừng miền biên giới, là niềm tự hào của người Việt Nam, đồng thời là điểm đến mà bất cứ ai cũng phải tới thăm nơi ấy.
  • Non nước Cao Bằng là một vùng đất hiếm có ở Việt Nam để du khách có thể tìm hiểu lịch sử của trái đất qua các dấu tích. Các hóa thạch, trầm tích biển, đá núi lửa, khoáng sản…, đặc biệt là các cảnh quan đá vôi, là những minh chứng tuyệt vời cho sự tiến hóa và thay đổi của trái đất.
  • Cao Bằng được coi là chiếc nôi văn hóa của khu vực phía Bắc Việt Nam. Nhiều dân tộc anh em đã chung sống, gắn bó lâu đời và cùng chung tay xây đắp nền văn hóa đậm đà, vừa đa dạng vừa thống nhất.
  • Một trong những nơi biểu hiện và hội tụ nhiều sắc thái văn hóa của đồng bào các dân tộc ở Cao Bằng chính là chợ phiên vùng cao. Nói đến chợ phiên là nói đến hoạt động đáp ứng nhu cầu vật chất của mọi miền trên đất nước Việt Nam, chứ không riêng của Cao Bằng.
  • Văn hóa truyền thống Cao Bằng rất phong phú, đa dạng. Mọi thành tố văn hóa truyền thống từ cách ứng xử với môi trường tự nhiên, ứng xử với môi trường xã hội đến văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng đều đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc. Mỗi dân tộc đều mang vẻ đẹp hấp dẫn riêng.
  • Cao Bằng là một tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ, nơi đây mang những nét đặc trưng của thiên nhiên, lịch sử và văn hoá riêng có.
  • Cụm di tích lịch sử suối Lê Nin – hang Pác Bó ở Cao Bằng là một địa điểm du lịch được rất nhiều du khách gần xa yêu mến. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn để sinh sống và làm việc sau khi trở về nước.

Những Câu Nói Hay Về Cao Bằng

Lưu lại ngay Những Câu Nói Hay Về Cao Bằng.

  • Cao Bằng không chỉ nổi tiếng là cái nôi của cách mạng, với bề dày lịch sử văn hóa lâu đời, truyền thống gắn bó nghĩa tình trong suốt những năm tháng kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ. Mà thêm vào đó với sự đa dạng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số nơi đây cũng nổi tiếng với hàng loạt các lễ hội truyền thống của nhiều dân tộc khác nhau như lễ hội Lồng tổng, Lễ hội Nàng Hai, lễ hội Pháo Hoa,…
  • Cao Bằng với phong cảnh núi non hùng vĩ gắn liền với các di tích lịch sử: suối Lê Nin, Hang Pác Bó, núi Các Mác, thác Bản Giốc,… Ngoài ra, Du lịch Cao Bằng du khách còn có cơ hội hòa mình vào không khí của các lễ hội vừa trang nghiêm nhưng không kém phần sôi động như lễ hội đền Kỳ Sâm được tổ chức vào mỗi dịp đầu xuân.
  • Cuộc sống dân giã yên bình quyện cùng trời mây non nước ở đây khiến người ta như sống chậm lại, lắng dịu tâm hồn để tận hưởng những phút giây thanh thản hiếm hoi. Là tỉnh miền núi biên giới phía Đông Bắc Việt Nam, Cao Bằng có vẻ đẹp thiên nhiên dịu dàng và phong phú, nhiều di tích lịch sử nổi tiếng và những nét sinh hoạt văn hóa đậm đà bản sắc của các dân tộc.
  • Đến với Pác Bó, du khách còn có thể mua sắm sản vật của địa phương tại các gian hàng của người dân bản địa. Các sản vật mang đậm đà hương sắc của miền non nước Cao Bằng như: bánh khảo, nấm hương, miến dong, măng khô, rau ngót rừng…Với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ cùng các điểm di tích mang đậm dấu ấn lịch sử, Khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó là niềm tự hào của bao thế hệ người dân nơi đây.
  • Với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, cùng các điểm di tích mang đậm dấu ấn lịch sử, Khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó là niềm tự hào của bao thế hệ người dân nơi đây nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Chính quyền và ngành du lịch địa phương đang từng bước triển khai những công việc cụ thể để Pác Bó để trở thành điểm đến phục vụ tốt hơn du khách gần xa.
  • Đến Cao Bằng, cảm nhận ban đầu của du khách là sự dễ chịu và khoan khoái trước cảnh vật hiền hòa tươi mắt. Buổi sáng sớm, cảnh vật vẫn trong sương giăng càng dễ làm cho ta cảm giác bâng lâng đến lạ lùng. Trải rộng tầm mắt, non nước Cao Bằng như một bức tranh thủy mặc khổng lồ của một họa sĩ thiên nhiên với nét bút khoáng đạt với núi, sông, với hồ, thác và những con suối uốn lượn hiền hòa.

Có thể bạn sẽ cần chùm 🍀Thơ Về Bắc Ninh🍀 Tuyển Tập Các Bài Thơ Hay Nhất

Các Mẫu Thuyết Minh Về Cao Bằng 

Cuối cùng Thohay.vn xin cập nhật thêm Các Mẫu Thuyết Minh Về Cao Bằng.

Mẫu Thuyết Minh Về Cao Bằng Hay Nhất

Tỉnh Cao Bằng có nhiều khu danh lam thắng cảnh, khu di tích lịch sử và có ba khu cửa khẩu chính thuận tiện cho phát triển thương mại và khai thác du lịch.

Cao Bằng nổi tiếng với Khu di tích lịch sử Pác Bó – nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc sau 30 năm ra đi tìm đường cứu nước. Cao Bằng cũng được biết đến với hình ảnh Thác Bản Giốc hùng vỹ hòa quyện giữa cảnh quan núi rừng, tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình; cùng với quần thể hang động nguyên sơ với những tiềm năng du lịch văn hóa, tâm linh độc đáo, đặc sắc, là sức hấp dẫn khó cưỡng với du khách gần xa.

Pác Bó thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, nằm sát biên giới Việt – Trung, cách thành phố Cao Bằng hơn 50km. Sau 30 năm ra đi tìm đường cứu nước và hoạt động ở nước ngoài, ngày 28/01/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã trở về Tổ quốc qua cột mốc 108. Người đã chọn Pác Bó làm nơi ở và hoạt động cách mạng trong nhiều năm tháng của những năm 1941 – 1945.

Hang Pác Bó vốn là hang động tự nhiên. Pác Bó (hay còn gọi là Cốc Bó) theo tiếng dân tộc Tày nghĩa là “nơi đầu nguồn”. Trước cửa hang có một con suối lớn chảy ngầm từ trong núi đá ra, quanh năm nước xanh trong, chảy quanh ôm lấy ngọn núi cao. Chủ Hồ Chí Minh đã đặt tên Suối Lê – Nin, núi Các – Mác để tưởng nhớ đến hai nhà tư tưởng vĩ đại, đã giúp Người tìm thấy con đường giải phóng dân tộc

Cùng với Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Pác Bó, Cao Bằng còn có nhiều điểm du lịch lịch sử nổi tiếng, hấp dẫn khác như: Khu di tích Quốc gia đặc biệt Rừng Trần Hưng Đạo – nơi ghi dấu sự thành lập và hoạt động của đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam; Khu di lích lịch sử Chiến dịch Biên giới 1950 (thôn Nà Lạn, xã Đức Long, huyện Thạch An); Khu di tích Anh hùng liệt sỹ Kim Đồng (làng Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng); Di tích đồn Phai Khắt…

Từ trung tâm Thành phố Cao Bằng trải qua 89 cây số qua đèo Mã Phục, đèo Khau Liêu, đi qua những bản làng, men theo dòng sông Quây Sơn xanh biếc du khách sẽ đến với Thác Bản Giốc – một trong những thác nước đẹp nhất Việt Nam. Thác nằm trên địa phận xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

Thác Bản Giốc có độ cao 35m và độ rộng 300m, xếp thành 3 tầng gồm nhiều ngọn thác lớn nhỏ khác nhau với những tên gọi khác nhau như Đuây Bắc, Lầy Sản, Ngà Moong, Ngà Trang, Ngà Vài, Ngà Rằng, Thoong Áng… Những khối nước lớn đổ xuống qua nhiều bậc đá vôi tạo thành một màn bụi nước trắng xóa. Từ phía xa, du khách có thể nghe thấy tiếng thác nước chảy ầm ào vang động cả một vùng đất rộng lớn. Giữa thác có một mô đất rộng phủ đầy cây xẻ dòng sông thành ba lồng nước như ba dải lụa trắng. Vào những ngày hè oi ả không khí ở đây vẫn mát lạnh và vào mỗi ban mai ánh mặt trời chiếu qua làn hơi nước tỏa thành dải cầu vồng lung linh, huyền ảo.

Ngày nay, Thác Bản Giốc được xem là dòng thác đẹp nhất Việt Nam, nằm trên đường biên giới Việt – Trung, giữa khung cảnh núi non trùng điệp còn đậm nét nguyên sơ. Bản Giốc còn được vinh danh là thác nước tự nhiên lớn nhất Đông Nam Á và lớn thứ tư thế giới trong các thác nước nằm trên một đường biên giới quốc gia.

Cùng với Thác Bản Giốc, thiên nhiên còn ưu ái ban tặng cho mảnh đất nơi đây hàng loạt những hang động tự nhiên đồ sộ, hoang sơ, kỳ thú như Động Ngườm Ngao (Trùng Khánh), hang Dơi (Hạ Lang), hang Ki Lu, hang Khuổi Khua (Phục Hòa), cùng với vùng Phja Oắc – Phja Đén (Nguyên Bình) và quần thể hồ – sông – hang ngầm Thang Hen, tạo thành vùng du lịch sinh thái kỳ thú, hấp dẫn nhiều du khách.

Động Ngườm Ngao nằm ở bản Gun, xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Theo tài liệu khảo sát của Hội khảo sát Hoàng gia Anh vào năm 1995 thì động Ngao có chiều dài 2.144m. Động gồm ba cửa chính là: Ngườm Ngao, Ngườm Lồm (tức cửa gió, quanh năm mát lạnh) và cửa Bản Thuôn phía sau núi thuộc Bản Thuôn. Ngườm Ngao có một vẻ đẹp vô cùng kỳ thú được tạo nên bởi những lớp thạch nhũ lộng lẫy, vàng rực. Những dải nhũ đá muôn màu sắc mọc từ dưới lên, từ trên các vòm đá cao rủ xuống với nhiều hình dáng đẹp phản chiếu ánh sáng lung linh.

Thuộc địa phận xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng ở độ cao hàng nghìn mét so với mặt biển, Hồ Thang Hen là một hồ đẹp trong số 36 hồ lớn nhỏ trong vùng rừng núi của huyện Trà Lĩnh. Nằm ở giữa một vùng núi non và màu xanh của cây vươn mình trên các vách đá cheo leo soi bóng xuống mặt nước trong, uốn lượn theo lòng lũng mấp mô những mỏ đá ngầm. Một điều đặc biệt kỳ thú theo người dân bản địa cho biết, cứ vào khoảng 10 năm một lần, bỗng dưng nước hồ Thang Hen cạn gần hết và chỉ sau một vài ngày nước lại dâng lên.

Theo truyền thuyết dân gian, ngày xưa ở Cao Bằng có một chàng trai tên là Sung thông minh tuấn tú. Chàng thi đỗ làm quan và được vua ban thưởng bảy ngày vinh quy bái tổ. Về quê, chàng kết hôn cùng nàng Boóc xinh đẹp. Mải quyến luyến bên người vợ xinh đẹp mới cưới, chàng quên mất ngày trở về kinh. Đến đêm thứ bảy chàng mới sực nhớ, vội chia tay vợ và bố mẹ chạy về kinh.

Giữa đêm tối trong rừng hoang, chàng chạy được 36 bước chân thì ngã đầu đập vào núi rồi chết. 36 bước chân của chàng ngày nay là 36 cái hồ lớn nhỏ với những tên gọi khác nhau của tiếng địa phương thuộc huyện Trà Lĩnh. Tương truyền rằng nơi chàng nằm xuống chính là hồ Thang Hen ngày nay.

Với hơn 20 dân tộc quần cư sinh sống, như Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh, Hoa, Lô Lô…, nền văn hóa truyền thống của Cao Bằng được hình thành bởi những phong tục tập quán, văn hóa đặc trưng riêng của từng cộng đồng dân cư, tựa như vườn hoa đa sắc màu văn hóa hấp dẫn khách du lịch đến khám phá và trải nghiệm.

Đến Cao Bằng, du khách có thể thưởng thức những điệu hát Sli, hát Then, hát Lượn truyền thống; khám phá nét độc đáo trong các nghi lễ của dân tộc thiểu số như Lễ mừng thọ của người Tày, đám cưới của người Lô Lô đen, người Mông, tục cúng Phi Ham của người Tày Nùng, lễ hội Nàng Hai, Hội Thanh Minh, Hội chùa Sùng Phúc… Hay thưởng thức những đặc sản nổi tiếng, mang đậm nét ẩm thực dân tộc như lạp xường, xôi trám, hạt dẻ Trùng Khánh, bánh khảo, bánh chè lam…

Với những nét độc đáo, đặc sắc về cảnh quan, lịch sử và văn hóa, Cao Bằng hứa hẹn là điểm đến hấp dẫn, lý thú không thể bỏ qua của du khách trên hành trình đến với vùng Việt Bắc.

Mẫu Thuyết Minh Về Cao Bằng Nổi Bật

Cao Bằng là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở vùng Đông Bắc, phía Bắc và Đông Bắc giáp Quảng Tây (Trung Quốc), đường biên giới dài trên 333 km, phía Tây giáp 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, phía Nam giáp 2 tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn. Theo chiều Bắc – Nam 80 km (từ xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm đến xã Quang Trọng, huyện Thạch An). Theo chiều Đông – Tây 170 km (từ xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang đến xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm).

Nhìn chung, tỉnh Cao Bằng có địa hình khá đa dạng, bị chia cắt bởi hệ thống sông, suối khá dày, núi đồi trùng điệp, thung lũng sâu,… và sự phức tạp của địa hình tạo ra nhiều tiểu vùng sinh thái đặc thù, cho phép Cao Bằng phát triển đa dạng cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, đặc điểm địa hình như vậy đã ảnh hưởng lớn đến việc giao lưu phát triển kinh tế – xã hội và đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở, đặc biệt là giao thông, đồng thời đã tạo ra sự manh mún đất trong sản xuất nông nghiệp và dễ gây ra hiện tượng rửa trôi, xói mòn đất trong mùa mưa.

Khí hậu Cao Bằng mang tính nhiệt đới gió mùa lục địa núi cao và có đặc trưng riêng so với các tỉnh miền núi khác thuộc vùng Đông Bắc. Có tiểu vùng có khí hậu á nhiệt đới. Cao Bằng là cửa ngõ đón gió mùa Đông Bắc từ Trung Quốc tràn sang vào mùa Đông và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam vào mùa Hè. Nhìn chung khí hậu Cao Bằng mát mẻ quanh năm lại có nhiều núi cao, phong cảnh thiên nhiên hữu tình nên rất thích hợp cho việc nghỉ ngơi, du lịch.

Dù nhiều lần thay đổi tên gọi, điều chỉnh địa giới hành chính, song lãnh thổ Cao Bằng cơ bản vẫn ổn định. Hiện nay, Cao Bằng có 13 đơn vị hành chính cấp huyện (01 thành phố và 12 huyện); 199 xã, phường, thị trấn (14 thị trấn, 4 phường, 181 xã); có 46 xã thị trấn biên giới, có 2 cửa khẩu quốc gia, 1 của khẩu quốc tế.

Thiên nhiên đã tạo cho Cao Bằng nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Thác Bản Giốc, động Ngao huyện Trùng Khánh; hồ Thang Hen huyện Trà Lĩnh… Cao Bằng là nơi có nhiều khu di tích lịch sử tiêu biểu cho truyền thống đấu tranh giữ nước, bảo vệ nền độc lập tự do dân tộc như hai di tích Quốc gia đặc biệt: Khu di tích lịch sử Pác Bó huyện Hà Quảng, Rừng Trần Hưng Đạo huyện Nguyên Bình; khu di tích Lam Sơn huyện Hoà An, di tích Đông Khê – Đức Long huyện Thạch An… gắn liền với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Với lợi thế cảnh quan thiên nhiên, môi trường trong sạch, bản sắc văn hóa độc đáo, Cao Bằng đang định hướng đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Khi những khó khăn về giao thông vận tải được tháo gỡ, chắc chắn trong tương lai không xa, kinh tế-xã hội của Cao Bằng sẽ có bước phát triển mạnh mẽ tương xứng với tiềm năng của tỉnh.

Viết một bình luận