Thuật Hứng Bài 3: Nội Dung Bài Thơ + Đọc Hiểu + Phân Tích

Thuật Hứng Bài 3 ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Đọc Hiểu, Phân Tích ✅ Giới Thiệu Đến Bạn Một Trong Những Bài Thơ Hay Của Nguyễn Trãi Nằm Trong Tập Thơ Quốc Âm Thi Tập.

Nội Dung Bài Thơ Thuật Hứng 3

Bài thơ: Thuật hứng bài 3
Tác giả: Nguyễn Trãi

Một cày một cuốc thú nhà quê,
Áng cúc lan chen vãi đậu kê.
Khách đến chim mừng hoa xẩy rụng,
Chè tiên nước ghín nguyệt đeo về.
Bá Di người rặng thanh là thú,
Nhan Tử ta xem ngặt ấy lề.
Hễ tiếng dữ lành tai quản đắp,
Cầu ai khen liễn lệ ai chê.

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Ngôn Chí Bài 13 ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Đọc Hiểu, Cảm Nhận

Ý Nghĩa Thuật Hứng Bài 3

Bài thơ là một bài tự sự của Nguyễn Trãi, thể hiện sự hài lòng và thoải mái với cuộc sống đơn giản và yên bình ở quê nhà.

Thuật Hứng Bài 3 Đọc Hiểu

☛ Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Nêu 2 đặc điểm khiến em nhận diện được thể thơ đó.

Trả lời:

– Bài thơ trên được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
– Hai đặc điểm của thể thơ trên:
+ Bài thơ có 8 câu, mỗi câu 7 tiếng;
+ Bài thơ gieo vần ê (vần bằng, độc vận) ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8.

☛ Câu 2. Theo em, bài thơ được sáng tác vào thời điểm nào trong cuộc đời Nguyễn Trãi? Vì sao em biết được điều đó?

Trả lời
:

– Bài thơ được sáng tác vào thời điểm Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn.
– Ta biết được điều đó nhờ những thông tin từ nội dung bài thơ: “Thú nhà quê” của Nguyễn Trãi và những công việc cày, cuốc, chăm lan, trồng cúc, gieo kê, đậu..

☛ Câu 3. Nội dung 4 câu thơ đầu của bài thơ là gì? Khái quát bằng 1 – 2 câu.

Trả lời:

Nội dung 4 câu thơ đầu của bài thơ: Bốn câu thơ đầu miêu tả cuộc sống ẩn dật, thanh nhàn của Nguyễn Trãi chốn thôn quê với những công việc, những thú vui giản dị, thanh cao. Từ đó ta thấy được tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, lối sống thanh bạch của nhà thơ.

☛ Câu 4. Các điển tích được nhắc đến trong bài thơ là gì? Ý nghĩa của việc dẫn điển tích?

Trả lời
:

– Các điển tích được nhắc đến trong bài thơ là: Bá Di, Nhan Tử – họ đều là những người lựa chọn lối sống ẩn dật, giản dị, vô ưu.
– Ý nghĩa của việc dẫn điển tích: Nhằm bày tỏ nhân cách sống giản dị, vô ưu mà Nguyễn Trãi học từ người quân tử. Nguyễn Trãi cũng có lựa chọn giống như các bậc hiền bối.

☛ Câu 5. Những câu thơ nào thể hiện rõ nhất quan niệm sống của Nguyễn Trãi? Theo em, quan niệm ấy là gì?

Trả lời:

– Những câu thơ nào thể hiện rõ nhất quan niệm sống của Nguyễn Trãi:
Hễ tiếng dữ lành tai quản đắp,
Cầu ai khen liễn lệ ai chê.
– Quan niệm sống ấy là: Sống vô ưu, lòng không vướng bận trước những chuyện thị phi lành, dữ, khen, chê

☛ Câu 6. Em có đồng tình với quan niệm sống của Nguyễn Trãi không? Vì sao?

Trả lời:

– Em đồng tình với quan niệm sống của Nguyễn Trãi.
– Vì: Quan niệm sống của Nguyễn Trãi là quan niệm sống tích cực, lạc quan; sống không bận tâm đến những chuyện thị phi dù tốt hay xấu bên ngoài sẽ giúp tâm hồn chúng ta luôn được thanh thản, an yên, cuộc sống luôn vui vẻ, không vì những điều tiếng dị nghị mà u uất, buồn sầu, chỉ thiệt mình.

☛ Câu 7. Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong hai câu thực, nêu tác dụng?

Khách đến chim mừng hoa xẩy rụng,
Chè tiên nước kín nguyệt đeo về.

Trả lời:

Khách đến chim mừng hoa xẩy rụng,
Chè tiên nước kín nguyệt đeo về.
– Nhân hóa: chim mừng
– Đối: Khách đến >< Chè tiên ; chim mừng >< nước kín; hoa xẩy rụng >< nguyệt đeo về.
– Tác dụng: Thể hiện cuộc sống yên bình, hòa hợp với thiên nhiên, vui với thú nhàn của Nguyễn Trãi, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi.Tạo sự sinh động hấp dẫn, sự cân xứng, hài hòa cho lời thơ.

☛ Câu 8. Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi trong bài thơ.

Trả lời:

Qua những bài thơ viết về thiên nhiên, ta thấy tâm hồn Nguyễn Trãi luôn tha thiết một tình yêu, niềm say mê với tự nhiên. Thiên nhiên trong thơ văn Nguyễn Trãi có cảnh tráng lệ, hùng vĩ, cũng có cảnh bình dị, dân dã. Tâm hồn Nguyễn Trãi luôn rộng mở, tinh tế, lãng mạn, nâng niu từng vẻ đẹp của thiên nhiên, giao hòa trọn vẹn với thiên nhiên.

2+ Mẫu Phân Tích Bài Thơ Thuật Hứng 3 Hay Nhất

Chia sẽ top 2 mẫu băn phân tích bài thơ thuật hứng 3 hay nhất.

☛ Phân Tích Bài Thơ Thuật Hứng 3 Đặc Sắc

Nhà phê bình văn học Hegel đã từng nói: “Thi ca là thứ nghệ thuật chung của tâm hồn đã trở nên tự do, không bó buộc vào nhận thức giác quan vê vật chất bên ngoài. Thay vì thế nó diễn ra riêng tư trong không gian bên trong và thời gian bên trong của tác giả và cảm xúc”. Đúng, văn chương đích thực phải là thứ văn chương “chín đủ cảm xúc” (Xuân Diệu), cũng là thứ văn khi đọc lên mà ta như thấy được cả thế giới tâm hồn, tình cảm của người cầm bút, nhất định phải là thứ văn mà sau khi gấp lại, người ta vẫn bâng khuâng mãi khôn nguôi. Thuật hứng số 3 của Nguyễn Trãi là một bài thơ như thế:

Một cày một cuốc thú nhà quê,
Áng cúc lan chen vãi đậu kê.
Khách đến chim mừng hoa xẩy rụng,
Chè tiên nước kín nguyệt đeo về.
Bá Di người rặng thanh là thú,
Nhan Tử ta xem ngặt ấy lề.
Hễ tiếng dữ lành tai quản đắp,
Cầu ai khen liễn lệ ai chê.

Phạm Văn Đồng có nhận định rằng “Văn chương của Nguyễn Trãi đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, đều hay và đẹp lạ thường”. Lang thang trong những nẻo đường văn học, ta bắt gặp cái nhẹ nhàng, giản dị mà thanh cao toát ra từ hồn thơ Nguyễn Trãi – một nhà thơ lớn của dân tộc.

Những tác phẩm ông để lại cho đời tựa như đang cựa mình thức giấc, hướng tới chỗ sâu kín, thiết tha và cao đẹp nhất trong tâm hồn người, làm khơi dậy bao nhiêu tình cảm đẹp. Nó xứng đáng là những vì sao rực rỡ nhất trong bầu trời lấp lánh bao vì tinh tú của thi ca dân tộc. Ông có nhiều tác phẩm thơ ca như: “Quốc âm thi tập” hiện còn 254 bài thơ, được chia nhiều loại, nhiều thể tài khác nhau; Ngôn chí (21 bài), Thuật hứng (25 bài), Bảo kính cảnh giới (61 bài)… Phần lớn các bài thơ trong “Quốc âm thi tập ” không có nhan đề. Đây là bài thơ 43 trong “Bảo kính cảnh giới”.

Các bài thơ trong “Bảo kính cảnh giới ” hàm chứa nội dung giáo huấn trực tiếp, những bài thơ này rất đậm đà chất trữ tình, cho ta nhiều thú vị.Trong số các sáng tác của ông, không thể không kể đến bài thơ “Thuật hứng” số 3 trích “Quốc âm thi tập”.

Những câu mở đầu của bài thơ cho thấy bức tranh thôn quê hết sức bình dị, chân thật. Không cần phải là những hình ảnh, thú vui cao sang nó cũng đã làm cho nhà thơ cảm thấy thật yên bình, không phải bận tâm vào cuộc sống xô bồ, xung quanh chỉ toàn là đấu đá:

Một cày một cuốc thú nhà quê,
Áng cúc lan chen vãi đậu kê.

Những hình ảnh của hoa “cúc lan”, “đậu kê” cho thấy đời sống bình dị, mộc mạc. Trong câu ông đã sử dụng biện pháp liệt kê để làm rõ hơn đời sống của người trí thức khi trở về với cuộc sống yên bình, rời xa chốn quan trường, náo nhiệt đầy rẫy những tham vọng. Bức tranh hiện ra trước mắt người đọc là bức tranh làng quê với hoạt động bình dị, mộc mạc nhưng rất đỗi thắm thiệt tình yêu thương quê hương của tác giả. Không chỉ trong hằng ngày, ngay cả khi có khách đời sống của người quan lại, tri thức xưa vẫn không có gì thay đổi, vẫn mộc mạc, đơn sơ nhưng đầy trân quý:

Khách đến chim mừng hoa xẩy rụng,
Chè tiên nước kín nguyệt đeo về.
Bá Di người rặng thanh là thú,
Nhan Tử ta xem ngặt ấy lề.

Thiên nhiên vẫn tươi đẹp chào khách. Thiên nhiên có “hoa”, “có chim”, “có chè thơm ngọt”. Khách đến nhà ông vẫn chào đón bằng những thứ quen thộc ngày thường, không ồn ào, không phải là sự xa vời, tất cả bình dị, mộc mạc đến lạ thường. Đó mới là đời sống lí tưởng của người trí thức. Thể hiện cuộc sống yên bình, hòa hợp với thiên nhiên, vui với thú nhàn của Nguyễn Trãi, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi. Tạo sự sinh động hấp dẫn, sự cân xứng, hài hòa cho lời thơ.

Những câu thơ cuối đã thể hiện rõ ràng quan niệm sống của nhà thờ:

Hễ tiếng dữ lành tai quản đắp,
Cầu ai khen liễn lệ ai chê.

Sống vô ưu, lòng không vướng bận trước những chuyện thị phi lành, dữ, khen, chê. Quan niệm sống của Nguyễn Trãi là quan niệm sống tích cực, lạc quan; sống không bận tâm đến những chuyện thị phi dù tốt hay xấu bên ngoài sẽ giúp tâm hồn chúng ta luôn được thanh thản, an yên, cuộc sống luôn vui vẻ, không vì những điều tiếng dị nghị mà u uất, buồn sầu, chỉ thiệt mình.

Thuật hứng số 3 cho thấy cuộc sống bình dị, mộc mạc của tác giả. Những hình thơ đều là hình ảnh của cuộc sống đời thường dung dị. Thiên nhiên tươi đẹp, yên bình với hoa, với chim. Không sang trọng, cầu kì, cuộc sống cáo quan ở ẩn của tác giả chính là cuộc sống hòa mình vào dòng chảy cuộc sống đời thường. Qua đó, ta thấy được tâm hồn rộng mở, chan hòa với thiên nhiên, đất nước của tác giả.

Con người Nguyễn Trãi qua thơ văn ông trước hết là một người yêu nước thiết tha, sâu sắc và mạnh mẽ. Nội dung tiến bộ nhất của tư tưởng yêu nước của Nguyễn Trãi là tư tưởng thân dân: vì dân và chiến đấu cho dân. Tư tưởng ấy trải dài trong suốt cuộc đời nhà thơ.

Bằng tài năng sử dụng ngôn từ tài tình, khéo léo của mình, ông để lại nhiều tác phẩm thơ chữ Hán với thế giới thẩm mĩ phong phú, vừa trữ tình, trí tuệ, vừa hào hùng, lãng mạn. Nguyễn Trãi là người tiên phong về phong trào thơ Nôm và để lại những bài thơ giàu trì tuệ, sâu sắc, thấm đẫm trải nghiệm về cuộc đời, được viết bằng ngôn ngữ tinh luyện trong sáng, đăng đối một cách cổ điển.

Nguyễn Trãi là nhà thơ đã sớm đưa tục ngữ vào tác phẩm, ông cũng là người đã sáng tạo hình thức thơ thất ngôn xen lục ngôn, một hình thức khác với Đường Luật. Có thể nói Nguyễn Trãi là một nhân vật tài đức có đủ, trí dũng song toàn trong lịch sự Việt Nam thời phong kiến.

Bài thơ “Thuật hứng” với giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng, nhưng không kém phần thanh cao. Nó là lời bày tỏ tình cảm cao đẹp của ông với cuộc đời nhàn hạ, thanh bạc mà không một lần quên nghĩ về nghĩa tử với nước với dân, nghĩ về tấm lòng trung hiếu. Quả thật, Nguyễn Trãi hoàn toàn xứng đáng với lời ngợi ca của vua Lê Thánh Tông đã dành cho ông: “Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo”.

☛ Mẫu Phân Tích Bài Thơ Thuật Hứng 3 Hay Nhất

Nguyễn Trãi, một chính trị gia xuất sắc và tài năng, cũng là một nhà văn tài ba, không thể không được nhắc đến khi nhắc đến những con người hùng vĩ của quốc gia. Ông đã sử dụng toàn bộ tài năng và tri thức của mình để cống hiến cho sự phát triển của đất nước. Sau khi đạt được độc lập cho đất nước, Nguyễn Trãi đã trở về và làm việc như một quan chính trực, tận tụy với công việc và tách biệt công tư.

Tuy nhiên, tính thẳng thắn và tinh khiết của ông không thể tồn tại trong thế giới đầy quan tham và tham nhũng. Ông đã phải chịu nhiều lần bị hãm hại. Cuối cùng, ông quyết định trở về với cuộc sống bình yên và thanh thản của quê nhà.

Từ đó, bài thơ “Thuật hứng bài 3” ra đời. Bài thơ này thể hiện cuộc sống yên bình và tĩnh lặng ở vùng quê mà Nguyễn Trãi đã trở về. Nó mang đến một hình ảnh tươi đẹp về sự thanh nhã và nhẹ nhàng của cuộc sống trong môi trường tự nhiên, nơi ông đã tìm thấy sự an lành và niềm vui thực sự. Bằng những từ ngữ tinh tế, bài thơ mô tả cảnh quan thiên nhiên và trạng thái tâm trạng của Nguyễn Trãi, tạo nên một tác phẩm nghệ thuật thú vị và đáng ngưỡng mộ.

Một cày một cuốc thú nhà quê,
Áng cúc lan chen vãi đậu kê.

Những câu khai mở trong bài thơ lộ ra một cảnh quan thôn quê đơn giản và chân thật đến tột cùng. Ngay cả trong những hình ảnh và thú vui giản dị, nhà thơ cũng tìm thấy sự thanh bình và không cần phải lo lắng về cuộc sống đầy bận rộn và sự đấu tranh quanh ta. Những hình ảnh của hoa “cúc lan” và “đậu kê” tạo nên bức tranh về cuộc sống bình dị, giản dị. Bằng cách liệt kê những hình ảnh này, tác giả nhấn mạnh rằng cuộc sống của người trí thức khi trở về với nguyên vẹn và yên bình đã rời xa cuộc sống quan trường và lòng tham vọng. Câu thơ mang đến một cảm giác về sự bình yên và giản dị trong cuộc sống quê hương.

Chúng tôi nhìn thấy sự tình nguyện và sự gắn kết với đất đai, và những giá trị không thể đo lường bằng tiền bạc. Bức tranh về cuộc sống thôn quê trong bài thơ này truyền tải sự tươi đẹp và sự chân thành của người dân quê hương, gợi lên trong chúng ta một cảm giác thân thuộc và sự trân quý về nguồn gốc và truyền thống của chúng ta. Sự kết hợp giữa thiên nhiên và văn hóa, mang lại một cảm giác tươi vui, phấn khởi và đầy sức sống. Tác giả sử dụng hình ảnh độc đáo và tinh tế để diễn đạt sự vui mừng, sự ngọt ngào và sự thanh cao của những trạng thái tâm trạng và tình cảm trong cuộc sống.

Khách đến chim mừng hoa xẩy rụng,
Chè tiên nước kín nguyệt đeo về.
Phân tích Thuật hứng 3 của Nguyễn Trãi

Câu thơ này tạo ra một hình ảnh tươi vui và hài hước. Từ “khách đến” ám chỉ sự xuất hiện của người khách, và từ “chim mừng” cho thấy sự phấn khởi của chim khi chứng kiến người khách đến thăm. Người khách đến nhà ông được đón chào bằng những điều thân thuộc, không có sự ồn ào hay cảm giác xa lạ. Tất cả đều bình dị và mộc mạc đến mức đáng ngạc nhiên.

Điều này chính là lý tưởng sống của một người trí thức. Việc “hoa xẩy rụng” thể hiện sự hân hoan, sự phấn khích của cả chim và hoa trong việc chào đón người khách. Mang đến một tình cảm của sự đón nhận, sự hoan nghênh và sự vui mừng trong cuộc sống. Từ “chè tiên” để chỉ một loại chè đặc biệt, có chất lượng tốt và hương vị tuyệt vời. Từ “nước kín” thể hiện sự ngọt ngào và đậm đà của chè.

Câu thơ còn sử dụng hình ảnh “nguyệt” để ám chỉ về sự thanh cao và tinh túy của chè. Việc “đeo về” càng làm cho hình ảnh trở nên sống động và thú vị. Điều này thể hiện cuộc sống yên bình và hài hòa với thiên nhiên, sự thú vị trong sự thảnh thơi của Nguyễn Trãi, và cũng là cách thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi.

Bá Di người rặng thanh là thú,
Nhan Tử ta xem ngặt ấy lề.

Những hình ảnh sắc nét và mạnh mẽ. Tác giả sử dụng ngôn ngữ tinh tế và hình ảnh độc đáo để diễn đạt cảm xúc và ý nghĩa sâu sắc trong việc quan sát và đánh giá con người. Câu thơ này tạo ra một hình ảnh mạnh mẽ và biểu đạt sự ngưỡng mộ. Từ “Bá Di” đề cập đến một người tên là Bá Di, có thể là một người có uy tín và đáng kính. Từ “rặng thanh” ám chỉ sự thanh cao, tinh tế và nổi bật của Bá Di.

Từ “là thú” thể hiện sự tôn trọng và ngưỡng mộ của tác giả đối với nhân phẩm và phẩm chất của Bá Di. Từ “Nhan Tử” có thể chỉ đến một người tên là Nhan Tử, và tác giả muốn tường thuật việc mình đã xem và quan sát Nhan Tử rất kỹ. Từ “ngặt” thể hiện sự cẩn thận và sự chú ý đến chi tiết. Từ “ấy lề” có thể ám chỉ đến sự nổi bật và đáng chú ý của Nhan Tử trong mắt tác giả. Hai câu kết của bài thơ đã thể hiện rõ ràng quan niệm sống của tác giả:

Hễ tiếng dữ lành tai quản đắp,
Cầu ai khen liễn lệ ai chê.

Tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lựa chọn lời nói và sự hiểu biết về tác động của nó đến người khác. Câu thơ chứa đựng một thông điệp sâu sắc về sự quan trọng của lời nói và tác động của nó đến người khác. Từ “tiếng dữ” ám chỉ đến những lời nói xấu, độc ác hoặc gây tổn thương. Từ “lành tai” biểu thị khả năng lắng nghe và tiếp thu của người nghe. Từ “quản đắp” thể hiện hành động ngăn chặn và định hình thông điệp tiêu cực.

Đưa ra một quan điểm mạnh mẽ về sự đa dạng của quan điểm và khẩu hiệu trong xã hội. Từ “cầu ai khen” biểu thị sự tìm kiếm sự tán dương, sự tán thành và sự đồng thuận từ người khác. Từ “liễn lệ” ám chỉ đến sự tự do và sự chấp nhận. Từ “ai chê” biểu thị những ý kiến trái ngược và sự phản đối từ người khác.

Tâm niệm sống của Nguyễn Trãi được thể hiện qua việc sống một cách bình tĩnh và không bị cuốn vào những chuyện thị phi, bất kể tính chất tốt hay xấu của chúng. Ông có quan niệm tích cực và lạc quan về cuộc sống, không để tâm đến những sự vụ ngoại vi và tranh cãi, giữ cho tâm hồn luôn thanh thản và bình yên. Điều này giúp ông tận hưởng cuộc sống vui vẻ, không để bị ảnh hưởng bởi những ý kiến phê phán và chỉ trích từ người khác. Ông không buồn rầu và uất ức vì những lời đồn thổi hay chỉ trích mà chỉ tập trung vào bản thân mình.

Bài thơ “Thuật hứng số 3” thể hiện một cuộc sống đơn giản và chân thực của tác giả. Những hình ảnh trong bài thơ đều là những cảnh quan hàng ngày, tưởng chừng bình dị nhưng đầy đủ sự tươi đẹp và yên bình của thiên nhiên, với những hoa, chim trở thành biểu tượng cho sự thanh thản và hạnh phúc. Cuộc sống ẩn dật và không cầu kỳ của tác giả được thể hiện qua việc ông sống hòa nhập với nhịp sống đời thường, không mênh mông trong sự xa hoa hay danh vọng. Thông qua đó, chúng ta có thể cảm nhận được tâm hồn rộng lớn và hòa mình với tự nhiên, với quê hương của tác giả.

Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Ngôn Chí Bài 10 ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Đọc Hiểu, Phân Tích

Viết một bình luận