Tranh Đông Hồ Nét Tinh Hoa Của Văn Hóa Dân Gian Việt Nam [Full]

Tranh Đông Hồ Nét Tinh Hoa Của Văn Hóa Dân Gian Việt Nam ❤️️ Phân Tích Hay ✅ Tìm Hiểu Chi Tiết Về Bố Cục, Ý Nghĩa, Giá Trị Tác Phẩm.

NỘI DUNG CHÍNH

Nội Dung Tác Phẩm Tranh Đông Hồ Nét Tinh Hoa Của Văn Hóa Dân Gian Việt Nam

Tác Phẩm Tranh Đông Hồ Nét Tinh Hoa Của Văn Hóa Dân Gian Việt Nam đã giới thiệu chi tiết về đề tài, chất liệu, cách chế tác và cách lưu giữ, phục chế tranh Đông Hồ. Dưới đây là nội dung tác phẩm, mời bạn cùng đọc.

Tranh dân gian Đông Hồ hấp dẫn người xem ở màu sắc, bố cục, khuôn hình với các chất liệu hoàn toàn tự nhiên. Vẻ đẹp của tranh Đông Hồ gần gũi, ấm áp nhưng cũng rất độc đáo. Đó là một di sản quý giá cần được gìn giữ, phát huy. 

1. Đề tài dân đã, hình tượng sinh động, ngộ nghĩnh

Từ Những hình ảnh mộc mạc, bình dị của làng quê như gà, lọn, trâu, bò, tôm, cá,… các nghệ nhân Đông Hồ đã vẽ nên những bức tranh ngộ nghĩnh, tràn đầy sức sống và gửi gắm nhiều tóc mong. Khi vào tranh, gà thì thành Gà đại cát, Gà tr hùng trâu thành Trâu sề, lợn thành Lợn đàn, Lợn độc”; em bé âu yếm, đùa nghịch với con gà, con tôm thì thành các hình tượng Bé ôm gà, Bé ôm tôm,… Những mặt trái, những góc khuất của đời sống nông thôn vào tranh trở thành những câu chuyện hài hước kể bằng đường nét màu sắc trong Đám cưới chuột, Trạng chuột 0inh qu, Thầy đồ Cóc, Truyện Trê – Cóc, Hứng dừa, Đánh ghen”,,…

2. Chất liệu tự nhiên, sắc màu bình dị, ấm áp

Phong vị dân gian của tranh Đông Hồ thấm nhuần trong ý tưởng, cảm hứng nghệ thuật, đường nét, bố cục cũng như chất liệu giấy, màu sắc, quá trình chế tác,…

Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp: vỏ con điệp (sò biển) được nghiền nát, trộn với hồ! rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy đó. Màu sắc sử dụng trong tranh là màu tự nhiên lấy từ cây cỏ: màu đen từ than xoan hay than lá tre; màu xanh từ gỉ đồng, lá chàm; màu vàng từ hoa hoè màu đỏ từ sỏi son, gỗ vang„… Bốn gam màu cơ bản này tương ứng với một bộ thường gồm bốn bản khắc gỗ để in tranh Đông Hè.

3. Chế tác khéo léo, công phu

Các nghệ nhân đã lấy để tài và ý tưởng ngày trong cuộc sống hằng ngày hoặc từ các truyện dân gian (truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười,…) để vẽ mẫu. Khi đã hoàn chỉnh bản thảo, người sáng tác cán lại rõ ràng, mạch lạc từng nét, từng bảng màu bằng mực nho lên giấy bản móng và sắp xếp đưa vào bản khắc gỗ. Mỗi màu được tách riêng thành một bản khắc, một tranh có bao nhiều màu là có bấy nhiêu bản khắc.

Khi in, người làm tranh đặt cả xấp giấy in thành từng chồng trước mặt, tay phải cảm “tay co” đóng sau lưng ván in, úp ván xuống “bìa” đã quét đẫm màu, được làm theo kiểu hộp mực dấu để lấy màu vào bản khắc, rồi úp mặt ván khắc đã thấm màu đỏ lên mặt giấy như cách đóng triện, xong lật ngửa ván khắc lên, tờ giấy đã dính vào ván khắc vì màu được pha bằng hỗ nếp đặc quánh.

Thợ in lấy xơ mướp xoa đều lưng mặt giấy để mực màu thấm đều mặt giấy, sau đó nhẹ nhàng bóc tờ giấy khỏi ván in, sẽ được một lần in. Tranh bao nhiêu màu, in bấy nhiêu lần.

4. Rộn ràng tranh Tết

Cứ khoảng tháng 7, tháng 8 hằng năm, là cả làng đã tất bật để chuẩn bị cho mùa tranh Tết, khắp làng rực rỡ sắc màu của giấy điệp, không một mảnh đất trống nào không được người dân làng Hồ tận dụng để phơi giấy: từ sân nhà, sân đình, ven các ngõ xóm, đường làng, dọc theo triền đê cho đến các nóc nhà, nóc bếp,… Mỗi năm một lần, chợ tranh họp vào tháng Chạp trong các ngày 6, 11, 16, 21, 26. Chợ tranh đông vui, sầm uất được tổ chức ngày trong đình làng. Người buôn tranh mua ở chợ và còn vào từng gia đình đặt và chọn mua. Họ mang cả những đặc sản địa phương tới bán và đổi tranh. Người dân thôn quê mua tranh về dán trên tường, hết năm lại lột bỏ, dùng tranh mới.

5. Lưu giữ và phục chế

Làng tranh Đông Hồ từng có một thời cực thịnh: vào khoảng cuối thế kỉ XIX đến những năm 40 của thế kỉ XX. Tuy nhiên, xu thế thương mại hoá thời kinh tế thị trường gần đây đặt dòng tranh Đông Hồ cũng như các dòng tranh dân gian khác trước nguy cơ mai một, thất truyền. Rất may là ở Đông Hồ, còn có những nghệ nhân, những dòng họ vẫn giàu tâm huyết với nghề. Họ đã cố gắng vượt qua nhiều khó khăn, chật vật của đời sống thường ngày để duy trì, nuôi dưỡng nghề tranh mà bao thế hệ đã góp công gây dựng. Đặc biệt, việc kịp thời thu mua lại, lưu giữ cả trăm bản khắc cổ, đồng thời phục chế hàng trăm bản khắc gỗ khác,… là một trong những cách đầu tiên và hiệu quả để cứu nghề tranh Đông Hồ. 

Tìm hiểu thêm về tác phẩm ❤️️Nam Quốc Sơn Hà ❤️️ Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

Tóm Tắt Tranh Đông Hồ Nét Tinh Hoa Của Văn Hóa Dân Gian Việt Nam

Để có thể nắm bắt nội dung tác phẩm nhanh chóng thì bạn có thể tham khảo bản Tóm Tắt Tranh Đông Hồ Nét Tinh Hoa Của Văn Hóa Dân Gian Việt Nam mà Thohay.vn chia sẻ sau đây.

1. Đề tài dân dã, hình tượng sinh động, ngộ nghĩnh

Những hình ảnh quen thuộc, bình dị trong đời sống hằng ngày như gà, lợn, trâu, bò, …; những góc khuất của đời sống nông thôn là đề tài quen thuộc, chủ yếu và được sáng tạo trong các bức tranh Đông Hồ.

2. Chất liệu tự nhiên, sắc màu bình dị, ấm áp

  • Chất liệu: giấy điệp, chổi lá thông để quét lên.
  • Màu sắc: màu đen từ than xoan hay than lá tre; màu xanh từ gỉ đồng, lá chàm; màu vàng từ hoa hòe; màu đỏ từ sỏi son, gỗ vang; … à 4 gam màu chủ đạo.

3. Chế tác khéo léo, công phu

  • Vẽ mẫu.
  • Can lại rõ ràng từng nét, bảng mày bằng mực nho lên giấy bản mỏng rồi xếp vào bản khắc gỗ.
  • Khi in, đặt xấp giấy in trước mặt; tay phải cầm “tay co” đóng sau lưng ván in, úp ván xuống “bìa” để quét đẫm màu; úp mặt ván khắc đã thấm màu lên mặt giấy; lật ngửa ván khắc lên.
  • Thợ in lấy xơ mướp xoa đều lưng mặt giấy để màu mực thấm đều; bóc từ giấy khỏi ván in; số màu của tranh tương ứng với số lần in.

4. Rộn ràng tranh Tết

  • Khoảng tháng 7, tháng 8 hằng năm là dịp để chuẩn bị cho mùa tranh Tết.
  • Chợ tranh họp vào tháng Chạp trong các ngày 6, 11, 16, 21, 26.

5. Lưu giữ và phục chế

  • Vào khoảng cuối thế kỉ XIX đến những năm 40 của thế kỉ XX là thời kì hưng thịnh. Xu thế thương mại hóa thời kinh tế thị trường đã làm chúng dần mai một, thất truyền.
  • Ở Đông Hồ vẫn có những nghệ nhân tâm huyết với nghề, cố gắng để duy trì, nuôi dưỡng nghề tranh Đông Hồ này

Về Tác Giả Tranh Đông Hồ Nét Tinh Hoa Của Văn Hóa Dân Gian Việt Nam

Về Tác Giả Tranh Đông Hồ Nét Tinh Hoa Của Văn Hóa Dân Gian Việt Nam, văn bản này được một nhóm biên soạn tổng hợp từ văn bản “Tranh dân gian Đông Hồ – Đông Hồ Folk Paintings” của An Chương và “Tranh Đông Hồ – Nét tinh hoa văn hóa dân gian Việt Nam” của Khánh An.

Đón đọc tác phẩm🌿 Bạch Đằng Hải Khẩu 🌿 Nội Dung, Nghệ Thuật 

Về Tác Phẩm Tranh Đông Hồ Nét Tinh Hoa Của Văn Hóa Dân Gian Việt Nam

Về Tác Phẩm Tranh Đông Hồ Nét Tinh Hoa Của Văn Hóa Dân Gian Việt Nam, văn bản này thuộc thể loại báo chí, phương thức biểu đạt chính là thuyết minh. Văn bản này đã nêu lên những đặc điểm đặc trưng của tranh Đông Hồ đồng thời ngợi ca và khẳng định giá trị của loại hình nghệ thuật đặc sắc này trong thể hiện văn hóa dân tộc.

Đề tài tranh Đông Hồ thường lấy từ truyện dân gian, cảm hứng từ cuộc sống sinh hoạt, chất liệu thường được làm bằng giấy gió, mực nho. Tranh Đông Hồ được sử dụng chủ yếu vào ngày Tết, trong các sự kiện cúng bái. Tranh Đông Hồ được các nghệ nhân giữ gìn, phục chế và sáng tạo từ ngàn đời.

Hoàn Cảnh Sáng Tác Tranh Đông Hồ Nét Tinh Hoa Của Văn Hóa Dân Gian Việt Nam

Hoàn Cảnh Sáng Tác Tranh Đông Hồ Nét Tinh Hoa Của Văn Hóa Dân Gian Việt Nam như thế nào?

Như đã chia sẻ thì thực tế đây là một bài báo được nhóm biên soạn tổng hợp từ văn bản Tranh dân gian Đông Hồ – Đông Hồ Folk Paintings của An Chương, NXB Mỹ thuật, 2010, trang 13-22 và văn bản Tranh Đông Hồ – Nét tinh hoa văn hóa dân gian Việt Nam của Khánh An.

Tìm hiểu chi tiết về ❤️️Tiếng Mẹ Đẻ Nguồn Giải Phóng Các Dân Tộc Bị Áp Bức ❤️️ Nội Dung, Nghệ Thuật 

Ý Nghĩa Nhan Đề Tác Phẩm Tranh Đông Hồ Nét Tinh Hoa Của Văn Hóa Dân Gian Việt Nam

Ý Nghĩa Nhan Đề Tác Phẩm Tranh Đông Hồ Nét Tinh Hoa Của Văn Hóa Dân Gian Việt Nam đã thể hiện rõ sự quan trọng của dòng tranh dân gian Đông Hồ trong văn hoá và nghệ thuật Việt Nam. Thông qua nhan đề, ta có thể thấy rõ điểm nổi bật của tranh dân gian Đông Hồ đến từ sự dân dã, tự nhiên của nghệ thuật dân gian

Bố Cục Tranh Đông Hồ Nét Tinh Hoa Của Văn Hóa Dân Gian Việt Nam

Bố Cục Tranh Đông Hồ Nét Tinh Hoa Của Văn Hóa Dân Gian Việt Nam được chia làm 6 phần cụ thể như sau:

  • Phần 1: Từ đầu đến “gìn giữ, phát huy”: Tóm tắt nội dung chính đề cập trong bài.
  • Phần 2: Tiếp theo đến “Hứng dừa, đánh ghen”: Đề tài dân dã, hình tượng sinh động, ngộ nghĩnh
  • Phần 3: Tiếp theo đến “in tranh Đông Hồ”: Chất liệu tự nhiên, sắc màu bình dị, ấm áp
  • Phần 4: Tiếp theo đến “in bấy nhiêu lần”: Cách chế tác khéo léo công phu và tỉ mỉ.
  • Phần 5: Tiếp theo đến “dùng tranh mới”: Rộn ràng tranh Tết
  • Phần 6: Đoạn còn lại: Lưu giữ và phục chế

Chia sẻ cho bạn đọc 💚 Dục Thúy Sơn [Nguyễn Trãi] 💚 Sơ đồ tư duy, phân tích hay nhất

Đọc Hiểu Tác Phẩm Tranh Đông Hồ Nét Tinh Hoa Của Văn Hóa Dân Gian Việt Nam

Giúp bạn nhanh chóng tiếp thu bài học trên lớp thì Thohay.vn gợi ý cho bạn cách Đọc Hiểu Tác Phẩm Tranh Đông Hồ Nét Tinh Hoa Của Văn Hóa Dân Gian Việt Nam sau đây.

Thông qua tác phẩm, hãy nắm vững các nội dung về tranh Đông Hồ như sau:

1. Quy trình chế tác tranh Đông Hồ

  • Lựa chọn đề tài, chủ đề, thông điệp muốn truyền tải
  • Xây dựng bản thảo
  • Can lại từng nét, từng bảng màu và tách riêng thành một bản khắc bằng mực nho lên giấy bản mỏng (tranh có bao nhiêu màu thì có bấy nhiêu bản khắc).
  • In tranh

2. Nghệ thuật

  • Sử dụng sa- pô: có tác dụng thông báo, khái quát nội dung cần triển khai
  • Mục đích viết: cung cấp tri thức về tranh Đông Hồ
  • Thái độ người viết: tự hào về nghệ thuật tranh truyền thống, ngợi ca, cảm phục những người đang ngày ngày lưu giữ những giá trị truyền thống đó.

Giá Trị Tranh Đông Hồ Nét Tinh Hoa Của Văn Hóa Dân Gian Việt Nam

Cùng Thohay.vn tìm hiểu Giá Trị Tranh Đông Hồ Nét Tinh Hoa Của Văn Hóa Dân Gian Việt Nam sau đây nhé!

Giá trị nội dung

  • Văn bản cung cấp cho người đọc những thông tin Tranh Đông Hồ – Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam, sự hấp dẫn, độc đáo ở màu sắc, bố cục, khuôn hình. Với những chất liệu hoàn toàn tự nhiên, tranh Đông Hồ có màu sắc gần gũi, ấm áp rất đặc biệt mà có lẽ chỉ riêng Việt Nam mới có.
  • Cho thấy thái độ trân trọng của tác giả đối với tranh Đông Hồ và những nghệ nhân làm ra nó. Từ đó kêu gọi sự gìn giữ và phát huy của mọi người đối với những giá trị văn hóa của dân tộc

Giá trị nghệ thuật

  • Sử dụng ngôn từ rõ ràng, mạch lạc..
  • Văn bản có sự kết hợp giữa thuyết minh và miêu tả, tự sự.
  • Có sự sưu tầm và tìm tòi thông tin từ nhiều nguồn.

Mời bạn cùng đọc thêm các mẫu phân tích 🔻 Một Thời Đại Trong Thi Ca 🔻 Hay nhất

Soạn Bài Tranh Đông Hồ Nét Tinh Hoa Của Văn Hóa Dân Gian Việt Nam

Các em học sinh có thể tham khảo cách Soạn Bài Tranh Đông Hồ Nét Tinh Hoa Của Văn Hóa Dân Gian Việt Nam như sau nhé!

👉Câu 1: (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1) Hãy chỉ ra các công đoạn chính của quá trình chế tác một bức tranh Đông Hồ được nêu trong văn bản.

Đáp án:

  • Chọn đề tài, ý tưởng và phác thảo
  • Can lại bản thảo rõ nét cùng với màu sắc phù hợp
  • In thành từng chồng. Dùng bìa đã quét đẫm màu
  • Lấy xơ mướp thoa đều mặt giấy để mực màu đều thấm

👉Câu 2: (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Xác định đề tài của văn bản trên. Chỉ ra một số đoạn, mục có lồng ghép yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm trong văn bản và nêu mục đích của việc lồng ghép ấy.

Đáp án:

Đề tài: nói về tranh Đông Hồ- một nét văn hóa dân gian của Việt Nam

Những đoạn có yếu tố miểu tả hoặc biểu cảm

  • ”Cả làng tất bật, chuẩn bị cho mùa tranh Tết, khắp làng rực rỡ sức màu của giấy điệp..”
  • ”Chợ tranh đông vui, sầm uất..”
  • ”Chế tác khéo léo, công phu”
  • ”Rộn ràng tranh Tết”

Mục đích: bày tỏ cảm xúc, sự công nhận, thán phục của người viết đối với nghệ thuật tranh Đông Hồ

👉Câu 3: (trang 86 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1) Theo bạn, nội dung của các mục 1,2,3 của văn bản trên đã bổ sung thông tin cho nhau và góp phần thể hiện thông tin chính của văn bản như thế nào?

Đáp án:

Mục 1,2,3 của văn bản trên đã góp phần nổi bật ý chính của văn bản: tranh Đông Hồ là gì, trông như thế nào, chất liệu và cách làm ra một bức tranh ra sao. Đây là những ý giúp người đọc thấy và hiểu rõ được điều mà tác giả muốn nói đến là gì

👉Câu 4: (trang 86 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1) Nhan đề, sa-pô, đề mục có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện thông tin chính trong văn bản trên?

Đáp án:

  • Nhan đề, đề mục: giúp chia rõ từng phần của văn bản, thể hiện được là phần này của văn bản đang nói đến điều gì, nói về ai
  • Sa-pô: xuất phát từ tiếng Pháp là chapeau – Cụm từ này có nghĩa là cái mũ. Có thể nói một cách đơn giản thì nó chính là phần nội dung mở đầu nằm ở phía trên cùng của bài viết có tác dụng dẫn dắt , tạo được sự thú vị và kích thích người đọc xem bài viết.

👉Câu 5: (trang 86 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1) Xác định mục đích viết và quan điểm của người viết thể hiện trong văn bản trên. Bạn có đồng tình với quan điểm đó hay không? Vì sao?

Đáp án:

  • Mục đích : giới thiệu về một nét văn hóa dân gian lâu đời đang dần bị mai một: tranh Đông Hồ
  • Quan điểm của người viết: khẳng định đây là một nét văn hóa truyền thống cần được lưu giữ và phát triển

Đây là một quan điểm vô cùng chính xác vì hiện nay nhiều nét văn hóa dân gian đang bị lất át bởi sự phát triển hiện đại, nhanh chóng trong cuộc sống. Nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ dường như chưa được tiếp xúc và có phần lãng quên những nét văn hóa này. Vì thế, việc làm cho văn hóa dân gian như tranh Đông Hồ phát triển là một điều đúng đắn

👉Câu 6: (trang 86 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Kể tên một số di sản văn hóa ở địa phương và phát biểu suy nghĩ của bạn về việc bảo tồn, phát huy các di sản ấy

Đáp án:

Nhã nhạc cung đình Huế là một di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận vào năm 2003.  Theo đánh giá của UNESCO, trong các thể loại nhạc cổ truyền ở Việt Nam, nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia. 

Đặc trưng của Nhạc cung đình là tính bao trùm đối với tất cả các bộ môn âm nhạc khác, từ Lễ nhạc (dùng vào các cuộc tế lễ lớn nhỏ của cung đình, trong các chùa miếu), nhạc thính phòng, sân khấu, kể cả các vũ điệu, mà mỗi bộ môn đều có những nghệ sĩ thượng thặng chuyên sáng tạo và biểu diễn. Các quy định về quy mô dàn nhạc, cách thức diễn xướng, nội dung bài bản… của Nhã nhạc đều rất chặt chẽ, phản ánh tính quy củ qua các định chế thẩm mỹ rất cao, có khả năng phản ánh tư tưởng, quan niệm triết lý của chế độ quân chủ đương thời

Thể loại này được xem như một nét văn hóa tiêu biểu của xứ Huế và luôn được phát triển, thu hút khách du lịch đến tìm hiểu. Có thể nói đây là một cách bảo tồn di sản văn hóa rất hay khi đưa nó vào du lịch để gì giữ và phát triển hơn nữa

Giáo Án Tranh Đông Hồ Nét Tinh Hoa Của Văn Hóa Dân Gian Việt Nam

Dưới đây là phần chia sẻ về Giáo Án Tranh Đông Hồ Nét Tinh Hoa Của Văn Hóa Dân Gian Việt Nam, các giáo viên có thể tham khảo.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.Mức độ yêu cầu cần đạt:

  • Nhận biết được một số dạng văn bản thông tin tổng hợp: thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận; giải thích được mục đích của việc lồng ghép các yếu tố đó vào văn bản.
  • Biết suy luận và phân tích mối liên hệ giữa các chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản; phân tích và đánh giá được đề tài, thông tin cơ bản của văn bản, cách đặt nhan đề của tác giả; nhận biết được mục đích của người viết.

2. Năng lực

a. Năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động đọc, viết, nói và nghe, năng lực hợp tác thông qua các hoạt động làm việc nhóm, chia sẻ, góp ý cho bài viết và bài nói của bạn.

b. Năng lực riêng:

  • Nhận biết được một số dạng VB thông tin tổng hợp: thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận; giải thích được mục đích của việc lồng ghép các yếu tố đó vào VB.
  • Biết suy luận và phân tích mối liên hệ giữa các chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của VB; phân tích và đánh giá được đề tài, thông tin cơ bản của VB, cách đặt nhan đề của tác giả; nhận biết được mục đích của người viết.
  • Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để biểu đạt nội dung VB một cách sinh động, hiệu quả; phân tích, đánh giá được cách đưa tin và quan điểm của người viết ở một bản tin; nêu được ý nghĩa hay tác động của VB thông tin đã đọc đối với bản thân.

c. Phẩm chất: Trân trọng giữ gìn, phát huy các di sản văn hoá của quê hương, đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Chuẩn bị của giáo viên:

  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2.Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. Khởi động
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Tranh Đông Hồ – nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam.
  3. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ về tranh Đông Hồ.
  4. Sản phẩm: Chia sẻ của HS về tranh Đông Hồ.
  5. Tổ chức thực hiện:
  • Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
    • GV đặt câu hỏi cho cả lớp:
  1. Theo bạn, thế nào là một di sản văn hoá? Hãy nói về giá trị một di sản văn hoá của địa phương hoặc đất nước mình mà bạn quan tâm.
  2. Đã bao giờ bạn xem tranh Đông Hồ và tìm hiểu về cách thức, quá trình chế tác nên những bức tranh ấy chưa? Kể tên một số bức tranh và chia sẻ những điều bạn biết với bạn cùng nhóm.
  • Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
    • HS nghe GV đặt câu hỏi và nêu yêu cầu.
  • Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
    • GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp.
  • Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
    • GV nhận xét, khen ngợi HS.
    • GV chuẩn kiến thức:
  1. Di sản văn hóa là di sản của các hiện vật vật thể và các thuộc tính phi vật thể của một nhóm hay xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước, đã duy trì đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau. Di sản văn hóa bao gồm tài sản văn hóa (như các tòa nhà, cảnh quan, di tích, sách, tác phẩm nghệ thuật và các hiện vật), văn hóa phi vật thể (như văn hóa dân gian, truyền thống, ngôn ngữ và kiến thức) và di sản tự nhiên (bao gồm cảnh quan có tính văn hóa quan trọng và đa dạng sinh học).
  2. – Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Trên đất nước chúng ta, mỗi vùng miền, dù là nông thôn hay thành thị, đều có những truyền thống văn hoá giàu giá trị nhân văn và thực tiễn. Điều đáng lo ngại là hiện nay, không ít di sản văn hoá lâu đời và quý giá ấy đang có nguy cơ xuống cấp, mai một dần đi. Trước tình hình ấy, chúng ta cần có giải pháp khắc phục thế nào?Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

  1. Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề Những di sản văn hóa. Nắm được các khái niệm về một số yếu tố của thơ về từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp đối, chủ thể trữ tình.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài Những di sản văn hóa.
  3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung bài Những di sản văn hóa.
  4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV mời 1 HS đọc chủ đề của Bài học số 4  (Những di sản văn hóa) trước lớp.
– GV đặt câu hỏi cho HS: Theo các em, nội dung của chủ đề Bài 4. Những di sản văn hóa là gì?.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS lắng nghe, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV mời 1 – 2 HS trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: Trong bài học này, các em sẽ được tìm hiểu thể loại văn bản thông tin tổng hợp qua chủ đề Những di sản văn hóa.
1. Giới thiệu bài học
– Chủ đề Những di sản văn hóa bao gồm các văn bản thông tin tổng hợp.
– Tên và thể loại của các VB đọc chính và VB đọc kết nối chủ đề:

– Tranh Đông Hồ – nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam: VB thông tin
– Những bản tin: VB thông tin
– Lí ngựa ô hai vùng đất: Thơ
– Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây: VB thông tin

Phân tích tác phẩm 💌 Người Cầm Quyền Khôi Phục Uy Quyền 💌 Nội Dung, Nghệ Thuật

Sơ Đồ Tư Duy Tranh Đông Hồ Nét Tinh Hoa Của Văn Hóa Dân Gian Việt Nam

Các em học sinh có thể dựa vào Sơ Đồ Tư Duy Tranh Đông Hồ Nét Tinh Hoa Của Văn Hóa Dân Gian Việt Nam sau đây để nhanh chóng nắm vững bài học.

Sơ Đồ Tư Duy Tranh Đông Hồ Nét Tinh Hoa Của Văn Hóa Dân Gian Việt Nam
Sơ Đồ Tư Duy Tranh Đông Hồ Nét Tinh Hoa Của Văn Hóa Dân Gian Việt Nam
Sơ Đồ Tư Duy Đơn Giản
Sơ Đồ Tư Duy Đơn Giản

3 Mẫu Phân Tích Tranh Đông Hồ Nét Tinh Hoa Của Văn Hóa Dân Gian Việt Nam Hay Nhất

Mời bạn tham khảo 3 Mẫu Phân Tích Tranh Đông Hồ Nét Tinh Hoa Của Văn Hóa Dân Gian Việt Nam Hay Nhất sau đây.

Mẫu Phân Tích Tranh Đông Hồ Nét Tinh Hoa Của Văn Hóa Dân Gian Việt Nam Hay Đặc Sắc – Mẫu 1

Tranh Đông Hồ hay còn gọi là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ thuộc dòng tranh dân gian Việt Nam được người dân làng Đông Hồ sáng tạo với những chất liệu hoàn toàn tự nhiên, màu sắc gần gũi, ấm áp và in từ ván khắc gỗ. Đây là dòng tranh dân gian gắn bó với đời sống của người dân Việt Nam và thể hiện sinh động xã hội nông nghiệp Việt cổ truyền, cuộc sống lao động của người nông dân bình dị, chất phác, phản ánh một cách sâu sắc phong tục, tập quán sinh hoạt của người dân Việt.

Từ xa xưa, vào dịp Tết Nguyên Đán người dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ đã có thói quen mua tranh Đông Hồ về trang hoàng nhà cửa với ước mong cuộc sống gia đình hoà thuận, cuộc sống sung túc, ấm no, hạnh phúc, yêu thương con người, ý chí, nghị lực trong cuộc sống,… Vì thế, tranh Đông Hồ đi vào cuộc sống của người dân Việt qua nhiều thế hệ.

Những đề tài mà người làm tranh thể hiện là những hình ảnh rất đời thường gắn với vùng quê Đồng bằng Bắc Bộ như hình tượng các con vật gắn bó với ngôi nhà, đồng ruộng, nếp sống của người dân như tranh trâu, lợn, cá, đàn gà, tranh đứa bé ôm con gà vinh hoa, ôm con vịt phú quý. Chủ đề tranh châm biếm như tranh đám cưới chuột, tranh đánh ghen,…

Tranh sinh hoạt như tranh đánh vật, đánh đu, tiến sĩ vinh quy, tranh lịch sử Bà TrưngPhù Đổng Thiên VươngNgô Quyền hoặc tranh Truyện Kiều, Thạch Sanh. Bên cạnh đó có các loại tranh thờ như trúc mai, tranh tứ quý,…

Không chỉ có những đặc điểm riêng biệt về đường nét và bố cục, nét dân gian của tranh Đông Hồ còn nằm ở màu sắc và chất liệu giấy in. Tranh Đông Hồ được in thủ công từ ván khắc gỗ, kết hợp với nét chữ, màu sắc và câu chuyện trong mỗi bức tranh tạo nên nết độc đáo của tranh Đông Hồ.

Những nguyên liệu tạo nên hồn cốt của bức tranh đều tự nhiên. Tranh có bao nhiêu bản khắc gỗ thì tương ứng với số lượng bảng màu. Giấy in tranh Đông Hồ là giấy điệp. Giấy điệp là loại giấy dó (giấy được làm bằng vỏ cây dó) được phết lên một lớp điệp một màu trắng lấp lánh  với ánh của những mảnh điệp nhỏ dưới ánh sáng (điệp là bột được tán từ vỏ sò điệp ở biển) trộn với hồ dán (hồ dán được nấu từ bột gạo tẻ hoặc gạo sắn, cũng có khi nấu bằng bột sắn).

Màu sắc sử dụng trong tranh là màu tự nhiên từ cây cỏ như đen (than xoan hay than lá tre), xanh (gỉ đồng, lá chàm), vàng (hoa hòe), đỏ (sỏi son, gỗ vang),… Đây là những gam màu cơ bản, không pha trộn và thường thì tranh Đông Hồ chỉ dùng tới 4 màu để tương ứng với số bản khắc gỗ. Những chất màu thô này được trộn với nhau và hoà với một lượng bột nếp trước khi in để tạo một lớp hồ, làm cho giấy tranh cứng hơn sau khi phơi khô

Ván khắc in tranh Đông Hồ có 2 loại: ván in nét và ván in màu. Ván in nét thường được làm từ gỗ thị hoặc gỗ thừng mực. Gỗ thị có thớ đa chiều, vừa mềm, dễ khắc. Dụng cụ khắc ván là những mũi đục hay còn gọi là bộ ve, được làm bằng thép cứng. Mỗi bộ ve có khoảng 30-40 chiếc. Ván in nét được làm bằng gỗ mỡ bởi vì khi phết màu nên để in tranh gỗ mỡ có khả năng giữ màu cao hơn nhiều loại gỗ khác.

Để hoàn thành một bức tranh, người làm tranh phải rất công phu, cẩn thận và thực hiện nhiều giai đoạn: sơn hồ lên giấy, phơi giấy cho khô hồ, quét điệp rồi lại phơi giấy cho khô lớp điệp, khi in tranh phải in từng màu lần lượt, nếu có bao nhiêu màu thì có bấy nhiêu lần in, mỗi lần in là một lần phơi,… Cứ như thế, từng lớp, từng lớp dưới ánh sáng mặt trời lấp lánh các hình ảnh, đường nét của cảnh sắc thiên nhiên, nếp sinh hoạt của người dân,…

Tranh Đông Hồ phản ánh các đề tài gần gũi với đời sống sinh hoạt của người dân, phản ánh ước mơ, khát vọng sống của con người về một cuộc sống no đủ, hạnh phúc. Tranh Đông Hồ chủ yếu đi sâu miêu tả tính chân thực cuộc sống sinh hoạt, lao động sản xuất đời thường trong mối quan hệ giữa người với người, và giữa người với thiên nhiên thể hiện tính nhân văn sâu sắc, cầu an, cầu phúc, cầu lộc, cầu tài.

Tính triết lý của tranh Đông Hồ sâu sắc vừa vui tươi dí dỏm, hóm hỉnh vừa sâu cay nửa hư nửa thực mang tính trừu tượng như tranh đánh ghen, hứng dừa, đám cưới chuột,… Nhiều bức tranh nói lên nỗi niềm khát khao được hạnh phúc, ấm no, ước nguyện, giàu có, yên lành, trồng cây thì cây tốt, chăn nuôi thì sinh sôi nảy nở béo khỏe và sâu xa hơn nữa mong sao tình làng nghĩa xóm hòa thuận, đoàn kết, an khang, thịnh vượng như tranh đàn lợn, đàn gà, tứ quý, hoa lá, chim muông,..

Tranh Đông Hồ với những giá trị nghệ thuật đậm chất dân gian đã đi vào sử sách, thi ca và tâm hồn người Việt từ những đặc điểm độc đáo ở màu sắc, bố cục, khuôn hình. Ngôn ngữ tạo hình đơn giản, dễ hiểu, hình tượng rõ ràng, đáp ứng được những nhu cầu về tâm lý, tư tưởng, tình cảm và mong ước của nhiều đối tượng nên tranh Đông Hồ dễ đi vào lòng người với những ấn tượng sâu sắc. 

Tranh Đông Hồ có được sức sống lâu bền và sự cuốn hút đặc biệt với nhiều thế hệ người Việt cũng như du khách nước ngoài bởi những đề tài trên tranh phản ánh khá chân thực, sinh động và đậm chất cuộc sống mộc mạc, giản dị cũng như nét văn hóa truyền thống của người Việt.

Mẫu Phân Tích Tranh Đông Hồ Nét Tinh Hoa Của Văn Hóa Dân Gian Việt Nam Chọn Lọc – Mẫu 2

Cũng như tranh làng Sình, tranh Kim Hoàng, tranh Nam Hoàng, tranh Hàng Trống… tranh Đông Hồ ở Bắc Ninh là một dòng tranh dân gian đặc sắc, đòi hỏi sự khéo léo của đôi tay người Việt. 

Tranh Đông Hồ thuộc dòng tranh in từ ván khắc gỗ, do người dân làng Đông Hồ sáng tạo, sản xuất và phát triển thành làng nghề. Đây là dòng tranh gắn bó và thể hiện sinh động xã hội nông nghiệp Việt cổ truyền, cuộc sống lao động của người nông dân bình dị, chất phác, phong tục, tập quán, sinh hoạt của người dân Việt.

Tranh Đông Hồ với giá trị nghệ thuật đậm chất dân gian đã đi vào sử sách, thơ ca, đi vào tâm hồn người Việt Nam. Thơ Tú Xương về tranh Đông Hồ ngày Tết có câu: Đì đoẹt ngoài sân tràng pháo chuột Loẹt lòe trên vách bức tranh gà Hay trong bài thơ “Bên kia sông Đuống”, nhà thơ Hoàng Cầm cũng miêu tả vẻ đẹp của tranh Đông Hồ với những câu thơ: “Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp” Không chỉ có những đặc điểm riêng biệt về đường nét và bố cục, nét dân gian của tranh Đông Hồ còn nằm ở màu sắc và chất liệu giấy in.

Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp: người ta nghiền nát vỏ con điệp, một loại sò vỏ mỏng ở biển, trộn với hồ (hồ được nấu từ bột gạo tẻ, hoặc gạo nếp, có khi nấu bằng bột sắn – hồ dùng để quét nền tranh thường được nấu loãng từ bột gạo tẻ hoặc bột sắn, hồ nấu từ bột nếp thường dùng để dán) rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó.

Màu sắc sử dụng trong tranh là màu tự nhiên từ cây cỏ như đen (than xoan hay than lá tre), xanh (gỉ đồng, lá chàm), vàng (hoa hòe), đỏ (sỏi son, gỗ vang)… Đây là những gam màu cơ bản, không pha trộn và thường thì tranh Đông Hồ chỉ dùng tới 4 màu để tương ứng với số bản khắc gỗ. 

Để hoàn thành một bức tranh, người làm tranh phải rất công phu, cẩn thận và thực hiện nhiều giai đoạn: sơn hồ lên giấy, phơi giấy cho khô hồ, quét điệp rồi lại phơi giấy cho khô lớp điệp, khi in tranh phải in từng màu lần lượt, nếu có 5 màu thì 5 lần in, mỗi lần in là một lần phơi… Cứ như thế, từng lớp, từng lớp dưới ánh sáng mặt trời lấp lánh các hình ảnh, đường nét của cảnh sắc thiên nhiên, nếp sinh hoạt của người dân…

Trước kia tranh Đông Hồ được bán ra chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán, người dân nông thôn mua tranh về dán trên tường, hết năm lại lột bỏ, dùng tranh mới. Thời kì cực thịnh của làng tranh là vào khoảng cuối thế kỉ 19 đến những năm 40 của thế kỉ 20. Lúc ấy, trong làng có 17 dòng họ thì tất cả đều làm tranh.

Đến hẹn lại lên, cứ khoảng tháng 7, tháng 8 hàng năm là cả làng đã tất bật để chuẩn bị cho mùa tranh Tết, khắp làng rực rỡ sắc màu của giấy điệp, không một mảnh đất trống nào không được người dân làng Hồ tận dụng để phơi giấy: từ sân nhà, sân đình, ven các ngõ xóm, đường làng, dọc theo triền đê cho đến các nóc nhà, nóc bếp…

Sở dĩ tranh Đông Hồ có được sức sống lâu bền và sự cuốn hút đặc biệt với nhiều thế hệ người Việt cũng như du khách nước ngoài bởi những đề tài trên tranh phản ánh khá chân thực, sinh động và đậm chất cuộc sống mộc mạc, giản dị cũng như nét văn hóa truyền thống của người Việt. Cứ bóc tách từng lớp nang văn hoá hiện trên mỗi bức tranh Đông Hồ cũng đủ cho chúng ta thấy vốn liếng văn hoá Việt thuần khiết và trong sáng tới chừng nào.

Trước sức ép của thị trường nhưng làng tranh dân gian Đông Hồ đang dần “bừng sáng” trở lại, hứa hẹn sẽ trở thành một điểm tham quan du lịch văn hóa có sức hấp dẫn du khách cả trong và ngoài nước.

Hy vọng trong tương lai gần, cùng với sự đầu tư, vào cuộc của các cơ quan chức năng và lòng nhiệt huyết, yêu nghề của các nghệ nhân, làng tranh Đông Hồ sẽ tìm lại được vị trí vốn có của mình và ngày càng phát triển, làm giàu thêm cho nền văn hoá đậm đà bản sắc của dân tộc Việt Nam. 

Mẫu Phân Tích Tranh Đông Hồ Nét Tinh Hoa Của Văn Hóa Dân Gian Việt Nam Ngắn Hay – Mẫu 3

Tranh dân gian Đông Hồ là nghề làm tranh khắc gỗ dân gian, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống, được cộng đồng dân làng Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh sáng tạo và phát triển từ mấy trăm năm qua, có giá trị về lịch sử, văn hóa và nghệ thuật đặc sắc.

Và trong văn bản Tranh Đông Hồ Nét Tinh Hoa Của Văn Hóa Dân Gian Việt Nam, tác giả đã cung cấp cho người đọc những thông tin cơ bản về tranh Đông Hồ ở nhiều khía cạnh như hình tượng, đề tài, chất liệu, màu sắc, cách thức chế tác, cách lưu giữ phục chế và dịp mà tranh được sử dụng nhiều nhất.

Tuy nhiên hiện nay, tranh dân gian Đông Hồ đang đứng trước nguy cơ mai một do tác động của nền kinh tế thị trường, nhu cầu thẩm mỹ của người dân thay đổi, “đầu ra” cho tranh gặp nhiều khó khăn. Dân làng tranh giờ đây chủ yếu làm hàng mã.

Bên cạnh đó, theo đánh giá của một số họa sĩ, tranh Đông Hồ không còn mang tính hồn nhiên, chất phác, “thuần Việt” như xưa, mà đang dần bị thương mại hoá, không có màu sắc thắm như tranh cổ, do người ta trộn màu trắng vào điệp để tiết kiệm lượng điệp, khiến giấy mất độ óng ánh.

Ngoài ra, màu sử dụng cũng chuyển sang dùng loại màu công nghiệp cho rẻ và tiện, các bản khắc mới thường thô và sơ sài, không được tinh tế như bản cổ. Đặc biệt, một số bản khắc đã bị đục bỏ phần chữ Hán, hoặc chữ Nôm, vốn là một phần cấu tạo nên bố cục của tranh, khiến tranh bị mất đi tính hoàn chỉnh.

Chính vì lý do như vậy nên trong văn bản “Tranh Đông Hồ Nét Tinh Hoa Của Văn Hóa Dân Gian Việt Nam”, tác giả đã đưa đến cho chúng ta những thông tin chính xác, khách quan về nghề tranh dân gian Đông Hồ, đồng thời thể hiện suy nghĩ của mình về nghề truyền thống này và đưa ra sự bảo vệ thuần phong mĩ tục của dân tộc.

Theo ý kiến cá nhân, em đồng tình với quan điểm của người viết vì chúng ta cần phải giữ gìn những yếu tố truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc và tranh dân gian Đông Hồ là một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Đặc biệt, hiện nay những yếu tố truyền thống đang dần bị mai một vì vậy cần phải có những bài viết như vậy để giới trẻ được biết và có ý thức trong việc gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp.

Tặng bạn đọc các mẫu phân tích 💚 Tinh Thần Thể Dục [Nguyễn Công Hoan] 💚 Ý nghĩa nhất

Viết một bình luận