Vần Thơ Là Gì, Cách Gieo Vần Thơ [15+ Ví Dụ Về Vần Thơ Hay Nhất]

Vần Thơ Là Gì, Cách Gieo Vần Thơ ❤️️ 15+ Ví Dụ Về Vần Thơ ✅ Tìm Hiểu Về Cách Gieo Vần Thơ, Chia Sẻ Cho Bạn Đọc Các Ví Dụ Cụ Thể.

Vần Thơ Là Gì

Các bài thơ thường có vần điệu mỗi khi đọc lên, tạo cảm giác thuận miệng cho người đọc. Vậy vần thơ nghĩa là gì? Cùng Thohay.vn tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Vần thơ là những chữ có cách phát âm giống nhau hoặc gần giống nhau, được dùng để tạo âm điệu trong các bài thơ. Làm thơ gieo vần là một quy luật để nối các câu trong bài thơ với nhau. Thường vần được dùng để nối câu gieo vào chữ cuối cùng của câu thơ.

Ví dụ: tôi – thôi (giống nhau vần “ôi”); trắng – lặng (giống nhau vần “ăng”)

Chia sẻ bạn 🌿Cách Làm Thơ Đơn Giản Nhất 🌿50+ Bài Thơ Tự Sáng Tác Hay 

Vần Trong Thơ Là Gì

Vần trong thơ là gì? Vần trong thơ hay còn được gọi là vần thơ vừa được chúng tôi chia sẻ đến bạn. Vậy vần thơ được phân loại như thế nào? Xem ngay gợi ý dưới đây để biết chi tiết nhé!

Phân loại vần thơ

  • Nếu chia theo dấu của tiếng thì có: vần bằng và vần trắc.
  • Nếu chia theo vị trí bắt vần thì có: vần lưng và vần chân.

👉Vần bằng và vần trắc

– Vần bằng là vần dùng toàn thanh bằng bắt với nhau. Thanh bằng thì có thanh huyền và thanh ngang

=> Ví dụ: tôi – thôi (vần bằng – hai chữ đều thanh ngang).

– Vần trắc là vần dùng toàn thanh trắc bắt với nhau. Thanh trắc gồm những dấu còn lại. 

=>Ví dụ: trắng – lặng (vần trắc – dấu sắc bắt với dấu nặng)

👉Vần lưng và vần chân

– Vần lưng là vần bắt ở giữa câu. Ví dụ: (“lặng” bắt vần với “nắng”)

“Bờ cát dài phẳng lặng
Soi ánh nắng pha lê”

– Vần chân là vần bắt ở cuối câu. Ví dụ: (“chồng” bắt vần với “không”)

“Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng,
Trời ơi! người ấy có buồn không?”

NÊN XEM 👉 Thể Thơ Là Gì

Vần Thơ Hay Vầng Thơ

Vần thơ hay vầng thơ? Đây có lẽ là thắc mắc chung của nhiều người, vì vậy để rõ và chính xác hơn, mời bạn theo dõi phần chia sẻ thông tin sau đây:

Vần :

  •  Gốc là chữ Vận  ( 韻 ) từ Hán Việt. Có nghĩa hai chữ đồng âm như bông, không, mộng…
  •  Là từ nôm có nghĩa là những nguyên âm và phụ âm ghép lại thành chữ hay còn gọi là Ráp Vần trong cách ghép chữ Việt . Thí dụ : chữ bông do b ghép với vần ông.

Vầng: còn được gọi là Vừng: Vầng trăng, vừng trăng…Từ này được các văn nghệ sĩ ở Miền Nam sau 1954 đến 1975 sử dụng và ngày nay vẫn tiếp tục sử dụng:

  • Vầng mây: đám mây
  • Vầng thơ: bài thơ…

Ví dụ: Khi Phạm Duy phổ nhạc bài “Thơ Sầu Rụng” của Lưu Trọng Lư. Ông đặt tên bài hát là “Vầng Thơ Sầu Rụng”

=>Như vậy,ta có thể nhìn vào các trang mạng cũng như các diễn đàn thơ ca ngày nay, chúng ta rất ít thấy từ “vầng thơ” mà hầu hết đều dùng chữ “vần thơ”.

Tìm hiểu thêm về ❤️️Các Thể Thơ Hiện Đại, Cách Gieo Vần ❤️️ 30+ Bài Thơ Mẫu

Những Cách Gieo Vần Thơ

Có những cách gieo vần thơ nào? Làm sao để có thể gieo vần thơ một cách suôn sẻ, đúng quy luật tạo nên âm điệu cho bài thơ? Cùng Thohay.vn tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Cách Gieo Vần Thơ 4 Chữ

Thơ 4 chữ hay còn được gọi là thơ tứ ngôn, đây được xem là thể thơ đơn giản nhất trong các thể thơ bởi vì luật bằng trắc chỉ được áp dụng cho chữ thứ 2 và thứ 4 trong câu thơ.

Nếu chữ thứ 2 là trắc thì chữ thứ 4 là bằng và ngược lại. Còn về cách gieo vần ở thể thơ này được chia làm 2 loại gồm gieo vần tiếp và gieo vần tréo. Ngoài ra còn một cách gieo vần nữa nhưng không phổ biến là gieo vần 3 tiếng. Cụ thể như sau:

Gieo vần tiếp

x B x T (v1)
x B x T (v1)
x T x B (v2)
x T x B (v2)

Ví dụ

Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy…”
(Trần Đăng Khoa)

Gieo vần tréo

x B x T (v1)
x T x B (v2)
x B x T (v1)
x T x B (v2)

Ví dụ

Bò ơi, bò nghỉ
Sau buổi cày mai
Có gì ngẫm nghĩ
Nhai mãi, nhai hoài…
(Huy Cận)

Gieo vần 3 tiếng

Lá đổ rào rào,
Trăng vàng xôn xao
Chuỗi cười ha hả,
Trên cánh đồi cao.

Tham khảo chi tiết hơn tại🍃Cách Làm Thơ 4 Chữ🍃 đơn giản nhất

Cách Gieo Vần Thơ Lục Bát

Thơ lục bát là thể thơ phổ biến nhất của Việt Nam. Cách gieo vần thơ lục bát cũng không quá khó, bạn có thể tham khảo thông tin sau đây:

Thơ lục bát cũng có quy định nghiêm ngặt về cách gieo vần: hiệp vần ở tiếng thứ 6 của 2 dòng và giữa tiếng thứ 8 của dòng bát với tiếng thứ 6 của dòng lục. Trong câu bát, tiếng 6 và 8 tuy cùng vần bằng nhưng một tiếng có dấu huyền và một tiếng không có dấu.

Ví dụ:

Thôn đoài ngồi nhớ thôn Ðông
Một người chín nhớ mười mong một người
Gió mưa là bệnh của trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
(Nguyễn Bính)

Bỗng dưng buồn bã không gian
Mây bay lũng thấp giăng màn âm u
Nai cao gót lẫn trong mù
Xuống rừng nẻo thuộc nhìn thu mới về.
(Huy Cận)

Có hai ngoại lệ trong thơ lục bát:

  • Tiếng thứ 2 câu lục có thể là trắc, khi ấy nhịp thơ ngắt ở giữa câu.

Người nách thước, kẻ tay đao
Đầu trâu mặt ngựa, ào ào như sôi.
(Nguyễn Du)

  • Tiếng cuối câu lục có thể vần với tiếng 4 câu bát, khi đó tiếng 2 và 6 của câu bát sẽ đổi ra trắc. Câu thơ sẽ ngắt nhịp ở giữa câu bát, như trong câu ca dao sau:

Đêm nằm gối gấm không êm
Gối lụa không mềm bằng gối tay em.

Hướng dẫn trọn bộ 🌻Cách Làm Thơ Lục Bát🌻 Nguồn Gốc Thể Thơ, Luật Thơ, Gieo Vần

Cách Gieo Vần Thơ 7 Chữ

Trong cách gieo vần thơ 7 chữ, vần những tiếng 1, 3 và 5 không kể, còn các tiếng 2, 4 và 6 có thể phân tích như sau:

2 4 6
bằng trắc bằng
2 4 6
trắc bằng trắc

Ví dụ:

Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời
Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi!
Long lanh tiếng sỏi vang vang hận:
Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người
(Xuân Diệu)

👉Cách gieo vần

-Vần tréo (thường dùng): Nhiều khi trong thi đoạn bốn câu, chỉ cần hai tiếng bằng ở cuối câu hai và bốn vần với nhau, hai tiếng trắc cuối câu một và ba không cần:

Ví dụ:

Vậy đó bỗng nhiên mà họ lớn,
Tuổi hai mươi đến, có ai ngờ!
Một hôm trận gió tình yêu lại:
Đứng ngẩn trông vời áo tiểu thơ.
(Huy Cận)

-Vần ba tiếng bằng (thường dùng)

Ví dụ:

Dĩ vãng nào xanh như mắt em?
Chao ôi! Màu tóc rợn từng đêm!
Hàng mi khuê các chìm sương phủ
Vời vợi ngàn sao nhạt dáng xiêm.
(Đinh Hùng)

Áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong,
Hôm xưa em đến, mắt như lòng,
Nở bừng ánh sáng. Em đi đến,
Gót ngọc dồn hương, bước tỏa hồng.
(Huy Cận)

Đón đọc thêm 🌻Thơ 7 Chữ Là Thể Thơ Gì🌻 Cách Làm Thơ 7 Chữ + Luật Thơ 

Cách Gieo Vần Thơ 8 Chữ

Thể thơ 8 chữ không có quy luật nhất định, có nghĩa là vần điệu tự do hơn. Tuy nhiên, thông thường thì trong câu ở cuối có tiếng trắc thì tiếng 3 trắc, tiếng 5 và 6 bằng; ở cuối có tiếng bằng thì tiếng 3 bằng, tiếng 5 và 6 trắc. Nhưng nhiều lúc cũng không như thế.

Cách gieo vần

👉Vần tiếp: Sẽ là hai vần bằng tiếp theo là hai vần trắc,hoặc ngược lại

Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé,
Tôi sẽ trách cố nhiên nhưng rất nhẹ;
Nếu trót đi, em hãy gắng quay về,
Tình mất vui lúc đã vẹn câu thề
Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở.
Thơ viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ,
Cho nghìn sau… lơ lửng… với nghìn xưa…
(Hồ Dzếnh)

👉Vần tréo(Vần gián cách): Một vần bằng rồi tới một vần trắc. Như vậy, câu 1 vần với câu 3, câu 2 vần với câu 4.

Hai đứa kéo nhau chạy vào mộng mị
Giờ tắt thở nằm trên bãi hư vô
Bầy ngựa chứng hàng thùy dương vó bão
Gió đưa trăng lăn vào đá tiếng ru
(Tô Thùy Yên)

👉Vần ôm: Câu 1 vần với câu 4, câu 2 vần câu 3.

Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc
Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường.
Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu đương
Tôi thay mực cho vừa màu áo tím.
(Nguyên Sa)

Chia sẻ đầy đủ thông tin 🍃Thơ Tám Chữ Là Thơ Gì 🍃 Bên Cạnh Tìm Hiểu Vần Thơ Là Gì

Cách Gieo Vần Thơ Đường Luật

Thơ Đường luật là thể thơ có nguồn gốc từ Trung Quốc, thể thơ này đã phát triển mạnh mẽ trên chính quê hương của nó và lan tỏa mạnh mẽ sang các khu vực lân cận, trong đó có Việt Nam.

Vần được gieo ở cuối các câu 1, 2, 4, 6 và 8. Những câu này được gọi là “vần với nhau”. Nếu một bài thơ Đường luật mà chữ cuối của một trong các câu này không vần với nhau thì được gọi “thất vần”.

Những chữ có vần giống nhau hoàn toàn gọi là “vần chính”, những chữ có vần gần giống nhau gọi là “vần thông”. Hầu hết thơ Đường luật dùng vần thanh bằng, nhưng cũng có các ngoại lệ.

Ví dụ: hai câu 1, 2 trong bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:

Bước tới đèo Ngang, bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

Ta có 2 chữ “tà” và “hoa” vần với nhau, trường hợp này là vần thông

Ngoài Việc Tìm Hiểu Vần Thơ Là Gì, Bạn Có Thể Xem Thêm 🔰Thơ Đường Luật Là Gì 🔰

Cách Gieo Vần Thơ Thất Ngôn Bát Cú

Thơ thất ngôn bát cú là loại thơ mỗi bài có 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Thơ thất ngôn bát cú có thể được làm theo hai luật: luật bằng và luật trắc. Về vần thì có hai loại: vần bằng và vần trắc. 

Luật bằng vần bằng: Luật bằng vần bằng là bài thơ mà tiếng thứ hai của câu đầu là tiếng bằng và các tiếng ở cuối các câu 1-2-4-6-8 phải vần với nhau và đều là vần bằng. 

Ví dụ:

Mèo nào đông rét cuộn trong lò
Mỉu nào êm nệm chẳng lấm tro
Chú quê cả đời luôn độc lập
Ả thành trọn kiếp mất tự do
Trần gian săn chuột luôn ngạo nghễ
Bếp nhà lục bánh mãi tẽn tò
Ước được như ai đời phiêu lãng
Bởi chút vàng son dạ đắn đo

Luật trắc vần bằng:

Luật trắc vần bằng là bài thơ mà tiếng thứ hai của câu đầu là tiếng trắc và các tiếng ở cuối các câu 1-2-4-6-8 phải vần với nhau và phải là vần bằng. 

Ví dụ:

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Dừng chân đứng lại: trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
“Bà Huyện Thanh Quan”

Xem thêm chi tiết 🌿Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật🌿 Ngoài Việc Tìm Hiểu Vần Thơ Là Gì

Cách Gieo Vần Thơ Thất Ngôn Tứ Tuyệt

Về cách gieo vần thơ thất ngôn tứ tuyệt thì bạn có thể xem thông tin sau đây:

  • Âm điệu của bài thơ phải làm theo chính luật.
  • Về vần điệu, nên gieo vần ở cuối của các câu 1-2-4 xen kẽ tiếng không có dấu và tiếng có dấu huyền để âm điệu bài thơ được du dương trầm bổng. 
  • Thơ thất ngôn tứ tuyệt có thể được gieo vần thông vận hoặc theo luật bất tận 

Thơ thất ngôn tứ tuyệt có 2 thể là luật trắc vần bằng và luật bằng vần bằng. Mỗi thể có một bảng luật được xem là “công thức” căn bản” để người làm thơ tuân thủ theo:

👉Bảng luật trắc vần bằng – 3 vần không đối

T – T – B – B – T – T – B (gieo vần) 

B – B – T – T – T – B – B (gieo vần) 

B – B – T – T – B – B – T 

T – T – B – B – T – T – B (gieo vần) 

Ví dụ:

Thuở ấy tuy còn tuổi ấu thơ
Mà sao vẫn nhớ đến bây giờ
Xuân về nũng nịu đòi mua pháo
Để đón giao thừa thỏa ước mơ

👉Bảng luật bằng vần bằng – 3 vần không đối

B – B – T – T – T – B – B (gieo vần) 

T – T – B – B – T – T – B (gieo vần) 

T – T – B – B – B – T – T 

B – B – T – T – T – B – B (gieo vần) 

Lưu ý: Các chữ cuối của các câu 1-2-4 bắt buộc cùng vần với nhau

Ví dụ:

Đôi mình cách biển và ngăn sông 
Dõi mắt tìm nhau nhỏ lệ hồng 
Ngắm ánh trăng thề nhớ kỷ niệm 
Đêm trường thao thức nhớ mênh mông

Tham khảo thêm chia sẻ ❤️️Thất Ngôn Tứ Tuyệt ❤️️Bên Cạnh Thông Tin Vần Thơ Là Gì

15 Ví Dụ Về Vần Thơ

Thohay.vn vừa chia sẻ cho bạn các thông tin về vần thơ là gì, cách gieo vần của các thể loại thơ, ngay sau đây là 15 ví dụ về vần thơ, mời bạn theo dõi.

Cô em
Tác giả: Chưa rõ

Hôm nay quay lại
Bên mái trường xưa
Cây cối lưa thưa
Không như ngày trước
Xưa có dòng nước
Chảy qua lòng cô
Có em xấu hổ
Được cô vỗ về.

Không tên
Tác giả: Chưa rõ

Em yêu đồng rộng
Bát ngát mênh mông
Bên cạnh con sông
Chiều chiều tắm mát
Có con đê nhỏ
Chim hót líu lo
Bạn nhỏ vui chơi
Thêm bài học mới.

Quê Hương
Tác giả: Nguyễn Đình Huân

Quê hương là một tiếng ve
Lời ru của mẹ trưa hè à ơi
Dòng sông con nước đầy vơi
Quê hương là một góc trời tuổi thơ
Quê hương ngày ấy như mơ
Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu
Quê hương là tiếng sáo diều
Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê
Quê hương là phiên chợ quê
Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa
Quê hương là một tiếng gà
Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng
Quê hương là cánh đồng vàng
Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều
Quê hương là dáng mẹ yêu
Áo nâu nón lá liêu siêu đi về
Quê hương nhắc tới nhớ ghê
Ai đi xa cũng mong về chốn xưa
Quê hương là những cơn mưa
Quê hương là những hàng dừa ven kinh
Quê hương mang nặng nghĩa tình
Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời
Quê hương ta đó là nơi
Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về.

Quê Ơi
Tác giả: Châu Lê

Quê nghèo nuôi lớn khôn tôi
Chang chang nắng đỏ ngày ngồi lưng trâu
Vui cùng ruộng lúa đồng sâu
Bạn bè trang lứa xanh đầu thuở xưa…

Thương cha cày cấy chiều mưa
Thương mẹ tần tảo buổi trưa ngoài đồng
Nhọc nhằn cái khổ nghề nông
Chạnh lòng con viết nhớ mong quê mình.

Mẹ Ơi
Tác giả: Hoài Thương

Mẹ ơi tuổi đã xế chiều
Mà sao đời mẹ quá nhiều khổ đau
Thời gian nhuộm bạc mái đầu
Vẫn chưa qua hết bể dâu kiếp người
Con mong thấy được nụ cười
Trên môi của mẹ rạng ngời niềm vui
Một đời cay đắng ngậm ngùi
Cho con hạnh phúc ngọt bùi yêu thương !
Mẹ là vầng sáng thái dương
Niềm tin dẫn lối soi đường con đi
Trọn đời con mãi khắc ghi
Chỉ cần có mẹ chuyện gì cũng qua !
Bên con mãi nhé đừng xa
Như dòng sữa ngọt mẹ là quê hương
Nhân sinh một cõi vô thường
Mẹ là tất cả yêu thương vô bờ.

Chuyến Đò Tri Thức
Tác giả: Bằng Lăng Tím

Tôi về thăm mái trường xưa
Bao nhiêu kỷ niệm như vừa mới đây
Pha sương mái tóc cô thầy
Bảng đen phấn trắng…còn đây căn phòng
Con đò neo đậu bến sông
Đưa đàn em nhỏ ấm nồng yêu thương
Bằng lăng tím rụng cuối đường
Phượng buồn nỗi nhớ vấn vương níu hè
Ríu ran chim hót cành me
Cánh diều mơ ước ta về tuổi thơ
Bên trang giáo án từng giờ
Lặng thầm thầy vẫn đưa đò qua sông
Ngoài sân vương sợi nắng hồng
Chuyến đò tri thức mênh mông tình thầy.

Lẽ sống
Tác giả: Đặng Hải

Lẽ sống tình đời sống khắp nơi
Sống đời có ích tệ sống chơi
Ai làm trăm sự cho ta sống
Cớ sao tham sống chỉ hại đời.
Lẽ sống tình đời sống khắp nơi
Sống đẹp xem ai quyết xây đời
Tự tránh xa hoa nơi đàng điếm
Trần thế không nên sống ham chơi
Vui sao sống đẹp mãi sáng ngời
Ghi dấu sáng danh nghĩa tình đời
Nhân văn ghi chép thiên niên kỷ
Nghĩa tình cao cả với con người.

Gia đình
Tác giả: chưa rõ

Những ngày khốn khó đã qua đi
Nghĩ lại năm xưa mạch với mì
Vất vả thương cha sương bạc tóc
Gian nan xót mẹ lệ tràn mi
Công lao dưỡng dục lòng luôn nhớ
Ơn nghĩa sinh thành dạ mãi ghi
Ngẫm thấy gia đình trên tất cả
Lợi danh phú quý chẳng là gì.

Gia đình hạnh phúc
Tác giả: Tùng Nguyễn

Gia đình hạnh phúc vẹn toàn gia
Nội ngoại đôi bên sống thuận hòa
Gái thảo thay chồng an ủi mẹ
Rể hiền giúp việc động viên cha

Con ngoan nghĩa nặng vui lòng bố
Cháu giỏi tình thâm thỏa dạ bà
Cuộc sống tuy còn nhiều trắc trở
Tin rằng trái ngọt vẫn phần ta.

Ơn nghĩa thầy cô
Tác giả: chưa rõ

Bến đậu ngàn năm trải nghĩa thầy
Bao đời gọi trẻ ý vàng xây
Bền tâm vững dạ thuyền nhân đẩy
Biển sắc rừng hương chữ đạo vầy

Bện ngữ chân thành cho kẻ lấy
Ban lời thiện chí để người gây
Bàn tay vẽ thắm điều răn dậy
Bảng phấn hằn in dưỡng mộng đầy.

Quê hương
Tác giả: Tế Hanh

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe”,
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

Tổ quốc nơi đầu sóng
Tác giả: chưa rõ

Thêm một ngày trên quần đảo Trường Sa
Biển tĩnh lặng mà lòng người rất động
Sắp bão giông không còn cơn gió lộng
Cơn bão lòng cuồn cuộn phía Trường Sa.
Thêm một ngày trên vùng biển của ta
Thềm lục địa lại oằn lên đau nhói
Ngàn năm xưa ông cha đi mở cõi
Phía chân trời, xương cốt gửi Hoàng Sa.
Ngoài khơi xa vẫn lởn vởn bóng ma
Loài lang sói đói mồi nên thèm khát
Bao cơn sóng dập dồn xô Đá Lát
Song Tử vững vàng, Nam Yết vẫy Sơn Ca.
Có đất nước nào như Tổ Quốc ta
Lịch sử cha ông bốn ngàn năm bất khuất
Trong gian khó vẫn gồng lên giữ đất
Đất nước loé lên hình tia chớp ngang trời.
Các con mẹ vật lộn giữa biển khơi
Ngăn sóng dữ đè lên thềm lục địa
Con quái vật khổng lồ kia sắp sửa
Hút máu người trên thân mẹ Việt Nam.
Từ Cà Mau liền dải tới Nam Quan
Mẹ Việt Nam vẫn chưa tròn giấc ngủ
Đất cha ông không nguôi ngày đoàn tụ
Đứa con Hoàng Sa lưu lạc trở về.
Một ngày buồn sao thấy dài lê thê
Biển tĩnh lặng mà lòng người rất động
Đã bao lần khiến kẻ thù vỡ mộng
Trong lòng người từng đợt sóng trào dâng.

TẶNG BẠN TUYỂN TẬP 👉 Thơ Vần B, C, D, T, H, Q, P, S, Đ, G, X

Một chút đơn phương
Tác giả: chưa rõ

Một chút thương yêu gửi cho người ấy
Dường như vô tình anh chẳng thấy đâu
Để lại cho em một chút thương đau
Tình yêu đơn phương nên nào ai thấy?
Một chút vu vơ gửi cho người ấy
Gom cả sao trời em cấy thành thơ
Một chút mộng mơ bên bờ thương nhớ
Chỉ một chút hờn vô cớ… để đau
Một chút gió yêu đã cảm đã sầu
Đâu phải tình đầu mà sao ngẩn ngơ
Đâu phải còn thơ mà hờn trăng gió
Chỉ một chút đùa… sao nhớ làm chi?
Chỉ chút ngu ngơ tim lạc đường đi
Họ đã nói chi làm mi bối rối?
Để một chút buồn vương vương lên gối
Ôi chuyện tình yêu… bối rối muộn phiền
Chỉ chút vu vơ mà em xao xuyến
Đâu có hẹn hò mà mến mà thương
Tình yêu đơn phương sẽ là tình buồn
Em đong sợi buồn để… thương mình em.

Đoá bình minh
Tác giả: Hàn Quốc Vũ

Ai đâu dỡ nắp đoá bình minh
Trút nắng mùa xuân ngọt mắt tình
Để nửa hồn ta không động đậy
Cung đời chết dại với em trinh.

Thắm thiết
Tác giả: Hàn Quốc Vũ

Sợi chỉ tình yêu em cột khẽ
Bằng lời phỉ thuý ngọc trong veo
Chờ anh liếc mắt thành một mối
Dệt thắm mùa xuân số phận nghèo.

Đất Quảng
Tác giả: Tụ Vinh

Nước biếc non xanh rạng khí hùng
Huy hoàng đất Quảng áng xuân dung
Lung linh phố Hội hòn dương tỏa
Lấp lánh sông Hàn bóng nguyệt lung
Biển thắm văn chương bừng tiết nghĩa
Non hồng võ nghệ toát hương trung
Hào quang sáng chói hoa anh tuấn
Đất mẹ ngàn thu tiếng lẫy lừng.

Viết một bình luận