Ví Dặm Là Gì ? Những Câu Hò Ví Dặm Nghệ Tĩnh Nổi Tiếng Nhất, Chia Sẻ Nguồn Gốc, Các Đặc Điểm Của Ví Giặm.
NỘI DUNG CHÍNH
Hò Ví Dặm Là Gì ?
Hò ví dặm là thể loại dân ca mang đậm bản sắc xứ Nghệ cả về điệu hát, ca từ, nội dung và không gian, thời gian thể hiện. Đó là sản phẩm tinh thần, phản ánh trung thực những khía cạnh độc đáo của cuộc sống con người nơi đây.
Hát ví thường là hát tự do. Không có tiết tấu từng khuôn nhịp, người hát có thể co giãn một cách ngẫu hứng. Âm điệu cao thấp ngắn dài có khi còn tùy thuộc vào lời thơ (ca từ) bằng hay trắc, ít từ hay nhiều từ. Ví thuộc thể ngâm vĩnh, bằng phương pháp phổ thơ dân tộc (lục bát, song thất lục bát, lục bát biến thể…)
Còn dặm là thể hát nói, bằng thơ ngụ ngôn thơ/vè 5 chữ, nói cách khác thì dặm là thơ ngụ ngôn/ về nhật trình được tuyền luật hoá. Khác với ví, dặm là thể hát có tiết tấu rõ ràng, có phách mạnh phách nhẹ, có nhịp nội nhịp ngoại. Thông thường một bài dặm có nhiều khổ, mỗi khổ có 5 câu (câu 5 thường điệp lại câu 4), mỗi câu có 5 từ (không kể phụ âm đệm). Tuy vậy, cũng có những bài dặm/ về không phân khổ rõ ràng, mà cứ hát một lèo, có khi đến hàng chục hàng trăm câu, và mỗi câu cũng không nhất thiết có 5 chữ mà có thể 4 hoặc 6, 7 chữ (do lời thơ biến thể).
Ví dụ một khổ Hát dặm cuối thế kỉ 19: “Đồn chợ Cầu hơn đỗ/ Đồn chợ Trổ hơn vưng/ Gạo chợ Trổ cầm thưng/ Tui với mự chung lưng/ Tui năm quan tiền kẽm/ Mự một vài tiền đồng/ Ai chung nữa cũng không/ Vô đàng trong chạm gạo/ Ra đàng ngoài chạm gạo…”
Cùng tìm hiểu thêm ✨Hát Quan Họ✨ Những Bài Dân Ca Quan Họ Bắc Ninh Hay
Ví Dặm Là Dân Ca Đặc Trưng Của Xứ Nào
Ví Dặm Là Dân Ca Đặc Trưng Của Xứ Nào? Dân ca Ví, Dặm xứ Nghệ, còn có tên gọi khác là Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, là hai lối hát dân ca không có nhạc đệm. Do cộng đồng hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo, lưu truyền trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt.
Theo kết quả kiểm kê mới nhất, hiện nay có 75 nhóm Dân ca Ví, Dặm, với khoảng 1.500 thành viên, điển hình là Nhóm Dân ca Ví, Dặm Hồng Sơn, Nhóm Dân ca Ví, Dặm Ngọc Sơn ở tỉnh Nghệ An, Nhóm Dân ca Ví, Dặm O Nhẫn, Thạch Khê ở tỉnh Hà Tĩnh; việc thực hành, truyền dạy Dân ca Ví, Giặm được đẩy mạnh ở 15 huyện ở tỉnh Nghệ An và 12 huyện ở tỉnh Hà Tĩnh.
Hát Dặm Nghệ Tĩnh Là Gì
Hát Dặm Nghệ Tĩnh Là Gì? Cũng như hát Ví, Hát dặm Nghệ Tĩnh là thể loại dân ca cổ truyền đậm đà nhất về phong cách dân ca của vùng Nghệ Tĩnh.
Đây là một thể loại dân ca cổ truyền và phổ biến nhất ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Một bài Hát dặm có thể gồm nhiều phần, mỗi phần thường được gọi là khổ. Mỗi khổ Hát dặm cổ truyền gồm 5 câu thơ, mỗi câu thơ có 5 chữ. Câu thơ thứ 5 bao giờ cũng nhắc lại câu thơ thứ 4.
Nhưng xuất phát từ cách biến hóa của giai điệu nên lời thơ ở âm thứ 3 cũng phải thay đổi từ âm không dấu trở thành âm có dấu huyền. Ví dụ như câu Hát dặm cổ truyền sau đây: “Mự nó biết tui mô/ Tui nỏ biết mự mô/ Sóng ngoài bể đồn vô/ Mây rừng xanh kéo lại/ Mây đại ngàn kéo lại”.
Đừng bỏ lỡ thông tin 🍀Dân Ca Là Gì🍀 Các Làn Điệu Dân Ca Việt Nam Đầy Đủ Nhất
Nguồn Gốc Của Ví Dặm
Về nguồn gốc, ví dặm khởi phát từ hai hình thức dân ca Nghệ Tĩnh: hát ví và hát giặm. Hát ví có nhiều thể như ví phường vải, ví phường cấy, ví phường nón, ví phường gặt, ví phường đan, ví phường củi,… nhưng ví phường vải là đặc sắc nhất.
Ra đời cách đây hàng trăm năm, dân ca ví, dặm Nghệ – Tĩnh bắt nguồn từ chính cuộc sống lao động, nên từng làn điệu, câu hát đều tương ứng với mỗi ngành nghề. Đây là hai lối hát dân ca không nhạc đệm, được cộng đồng xứ Nghệ sáng tạo ra. Ca từ có nội dung đa dạng, phản ánh mọi mặt của cuộc sống.
Nhiều bài hát mang tính giáo dục sâu sắc như: kính trọng cha mẹ, chung thủy, nghĩa tình, trung thực, góp phần gìn giữ các tập tục, truyền thống tốt đẹp trong ứng xử xã hội ở làng xã. Dân ca ví, giặm được thực hành rộng khắp trong cộng đồng người Việt ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
Các Đặc Điểm Của Ví Dặm
Sau đây là Các Đặc Điểm Của Ví Dặm chủ yếu:
- Ví Dặm có đặc tính địa phương về thang điệu, điệu thức, tiết tấu, giai điệu và giọng hát. Các kỹ năng hát đúng tiết tấu, cao độ, trường độ, luyến láy chủ yếu được trao truyền giữa các thế hệ bằng truyền khẩu, trực tiếp từ các nghệ nhân, đảm bảo thể hiện được giọng hát, ngữ điệu của phương ngữ Nghệ – Tĩnh.
- Ví Dặm được diễn xướng theo ba hình thức: hát lẻ, hát đối, hát cuộc. Mỗi cuộc hát thường có ba chặng: hát dạo, hát đối và hát xe kết, nổi bật nhất là hát giao duyên. Ca từ bằng thể thơ lục bát, song thất lục bát, lục bát biến thể (hát ví), 5 chữ (hát giặm), cô đọng, súc tích, dễ thuộc, dễ nhớ, dễ hát.
- Hát ví có âm điệu tự do phụ thuộc vào lời ca, bối cảnh và tâm tính của người hát, âm vực không quá một quãng 8. Hát giặm có tiết tấu rõ ràng, có phách mạnh, phách nhẹ, nhịp 3/4 và 6/8. Hai lối hát này luôn xen kẽ cùng nhau.
Có thể bạn quan tâm 💚 Đồng Dao Là Gì 💚 100 Bài Đồng Dao Hay Nhất
Những Bài Ví Dặm Nghệ Tĩnh Nổi Tiếng Nhất
Cùng tham khảo ngay Những Bài Ví Dặm Nghệ Tĩnh Nổi Tiếng Nhất sau đây:
Hò Ví Dặm
Anh ơi … chứ khoan vội , khoan vội mà bực mình. Em xin… kể lại cho anh tỏ tường.
Anh cứ nhủ rằng em không thương em đo lường thì rất cặn kẻ, chính thương anh nên em bàn với mẹ, phải ngăn anh không đi chuyến ngược đường.
Giận thì giận mà thương thì thương,giận thì giận mà thương thì thương, anh sai đường em không chịu nổi, anh ơi anh xin đừng có giận vội , trước tiên anh phải tự trách mình.
Anh cứ nhủ rằng em không thương em đo lường thì rất cặn kẻ, chính thương anh nên em bàn với mẹ, phải ngăn anh không đi chuyến ngược đường.
Giận thì giận mà thương thì thương,giận thì giận mà thương thì thương, anh sai đường em không chịu nổi, anh ơi anh xin đừng có giận vội , trước tiên anh phải tự trách mình…
Nghe Em Hát Dân Ca
Anh đã bao lần nghe em hát khúc dân ca
Xoan ghẹo quê mình
giai điệu ấy sao mà tha thiết thế
hay tự quê ta vố đã đa tình
Thưở mẹ cha hò hẹn cửa đình
tháng giêng hai dập dìu hát hội
đêm trăng hò nên lòng bối rối
câu hát trao duyen bay lượn thẹn thùng
Em hát nữa đi
em hát nữa đi
anh chẳng về đâu
hay anh đưa em về
xin đừng khách sáo
ta chèo thuyền bẻ sợi nhuộm áo
hát nữa đi em
tiếng hát ân tình
làng xoan ghẹo sẽ xanh tươi mãi
tuổi xuân mình trong câu hát
trong câu hát dân ca
Em hát nữa đi
em hát nữa đi
anh chẳng về đâu
em chẳng về đâu
anh chẳng về đâu
em chẳng về đâu….
anh chẳng về đâu…
Hò hụi
(Hù là khoan là hù là khoan a la khoan hò khoan là hù là khoan)
Tìm em (hù là khoan)
Như thể tìm chim (hù là khoan)
Chim ăn bể bắc (là hù là khoan)
Anh tìm bể đông
(Bớ hò bớ hụi. Bớ hụi hát hụi hò khoan.)
(Hù là khoan là hù là khoan a la khoan hò khoan là hù là khoan)
Tình em (hù là khoan)
Như nước dòng sông (hù là khoan)
Thương anh áo rách (là hù là khoan)
Phòng không mà buồn
(Bớ hò bớ hụi. Bớ hụi hát hụi hò khoan.)
(Hù là khoan là hù là khoan a la khoan hò khoan là hù là khoan)
Giận mà thương
Ngâm thơ:
Anh ơi khoan vội (mà) bực mình,
Em xin kể lại (mà) phân minh cho anh tỏ tường.
Anh cứ nhủ rằng em không thương
Em đo lường thì rất cặn kẽ
Chính thương anh nên em bàn với mẹ
Phải ngăn anh không đi chuyến ngược Lường
Giận thì giận mà thương thì thương
Giận thì giận mà thương thì thương
Anh sai đường thì em không chịu nổi
Anh yêu ơi xin đừng có giận vội
Mà trước tiên anh phải tự trách mình
Anh cứ nhủ rằng em không thương
Em đo lường thì rất cặn kẽ
Chính thương anh nên em bàn với mẹ
Phải ngăn anh không đi chuyến ngược Lường
Giận thì giận mà thương thì thương
Giận thì giận mà thương thì thương
Anh sai đường thì em không chịu nổi
Anh yêu ơi xin đừng có giận vội
Mà trước tiên anh phải tự trách mình
Ngâm thơ:
Chứ người ơi, em yêu anh cha mẹ nỏ ưng
Cấm em cửa trước thì em lại vòng ra cửa sau.
Em yêu anh cha mẹ đánh trăm roi,
Chứ xong rồi em đứng (ơ) dậy
Mà em quyết tâm thương chàng
Giận thì giận mà thương thì thương
Giận thì giận mà thương thì thương
Anh sai đường thì em không chịu nổi
Anh yêu ơi xin đừng có giận vội
Mà trước tiên anh phải tự trách mình.
Hò giã gạo
Khoan ơi khoan mời bạn khoan hò khoan hò hơ ớ hơ hết hạ thu sang mùa màng rộn rã chứ đến đây xin mở lời chào tất cả con bà con…
muốn thương nhau thì mượn câu hò tiếng hát để tâm sự đổi trao chứ mời thanh niên nữ với nam ớ nữ hò hơ ớ hơ mời thanh niên nam nữ ta mạnh dạn bước vào chơi…..
mà hò chơi….hò hơ hớ hơ… hò hơ ớ hơ này hỡi anh ơi cho em hởi anh chữ chi mà chữ chốc xuống đất chữ chi mà chữ cất lên tra,
chử chi nặng ai na cũng không nổi chử chi mà gió thổi bay mà không bay …hò hơ ớ hơ…trai nam nhi bên chàng mà đặng đối đặng,
đối đặng thì miếng trầu cay thiếp trao chàng. Hai chữ tiền tài thì anh quẳng xuông đất, hai chữ nhân nghĩa anh cất lên cao,
hai chữ nhớ thương thì phượng na không nổi,
chữ tình chữ nghĩa gió thổi bay mà không bay… hò hơ ớ hơ trai nam nhi bên chàng đặng đối đặng…
trai nam nhi bên chàng đối đặng hỏi em chừ răng tính răng?… hò hơ ớ hơ Thiếp lại hỏi chàng trong trăm thứ dầu,
có dầu chi là dầu không thắp, trong trăm thứ bắp có bắp chi là loại bắp không rang.
Trong ngàn thứ than có than chi là than không quạt,
trong vạn thứ bạc có bạc chi là loại bạc không đổi tiêu mà không tiêu.
Trai nam nhi bên chàng đặng đối đặng…đối đặng thì giải lụa điều trao mà thiếp trao… hò hơ ớ hơ .
Trăm ngàn thứ dầu có nắng dãi mưa dầu là dầu không thắp, trong trăm thứ bắp có lắp bắp mồm,
lắp bắp miệng là loại bắp không rang. Trăm ngàn thứ than có than thở, thở than là than không ai quạt,
trăm ngàn thứ bạc có bạc tình bạc nghĩa là loại bạc không đổi tiêu là không tiêu….
Trai nam nhi bên chàng đối đặng hỏi em chừ răng tính răng
Mời trầu
Tay em têm trầu lá trầu cay xứ Nghệ
Đây miếng cau non tiện chung lòng đào
Em xin mời bạn miếng trầu ngày vui mở hội
Nghĩa tình sâu nặng quê hương đất Lam Hồng.
Là người ơi đường xa tới đây hãy nhận lấy miếng trầu.
Trầu quê sông Lam quê mình
Bén duyên thời xin thắm lại để nhớ mãi ngày hôm nay.
Bén duyên thời xin thắm lại để nhớ mãi ngày hôm nay
Trồng Cây Lại Nhớ Đến Người
A ơ chứ trồng cây à tôi lại nhớ Người chứ rừng bao nhiêu à cây mọc thì tôi ơn Người bấy nhiêu nhớ Bác Hồ trồng cây năm xưa.
Bác tuy già nhưng mạnh khỏe vì thương dân.
Bác dặn dò cặn kẽ ươm mầm xanh ta như mẹ thương con cả một đời vì nước vì non cả một đời vì nước vì non.
Bác vẫn còn nghe điệu hò ví dặm dòng sông Lam núi Hồng đỡ hận chào quê hương ư,.
Bác dặn lại ơ rồi.
Bác vẫn còn như màu xanh bất tử tình yêu thương núi đồi ấp ủ rừng cây ru ư,.
Bác ngủ ngon lành
À ơ chứ còn non à còn nước còn Người chứ lòng dân ta à xứ Nghệ càng nhớ những lời.
Bác răn.
Nhớ Bác Hồ về quê năm xưa.
Bác thăm già cùng hỏi trẻ hàng cây xanh vẫn chào
Người mạnh khỏe thăm làng Sen thêm yêu cả Giang Sơn cả một đời vì nước vì non cả một đời vì nước vì non.
Bác vẫn còn nghe câu hò ví dặm dòng sông Lam núi Hồng nỏ hận chào quê hương ư,.
Bác dặn lại ơ rồi.
Bác vẫn còn như màu xanh bất tử tình yêu thương núi đồi ấp ủ rừng cây ru ư,.
Bác ngủ ngon lành à ơ chứ còn non
À còn nước còn Người chứ lòng dân ta à xứ Nghệ càng nhớ những lời.
Bác răn.
Nhớ Bác Hồ về quê năm xưa.
Bác thăm già cùng hỏi trẻ hàng cây xanh vẫn chào
Người mạnh khỏe thăm làng Sen thêm yêu cả Giang Sơn cả một đời vì nước vì non cả một đời vì nước vì non.
Bác vẫn còn nghe câu hò ví dặm dòng sông Lam núi Hồng nỏ hận chào quê hương ư,.
Bác dặn lại ơ rồi.
Bác vẫn còn như màu xanh bất tử tình yêu thương núi đồi ấp ủ rừng cây ru ư,.
Bác ngủ ngon lành.
Thập Ân Phụ Mẫu
À à ơi trưa hè bên chiếc võng đưa
Mẹ ru con ngủ (ớ) giữa trưa bóng tròn à à ơi
Đức mẹ nặng nề là con nhớ
Công cha là công cha đức mẹ có nặng (ơ) nề
Con chưa chưa lấy được chút gì báo ơn
Nào ai có cha rồi thì ai có mẹ thì hơn
Ai ơi, có cha rồi thì ai có mẹ nuôi con Thì ơn ấy
Không cha rồi thì chẳng mẹ Con càng khổ thay
Con nhớ tình thâm Là con ơi ngày ấy con trọng thay
Nhớ tình thâm ơi ngày ấy con trọng thay
Ơi công cha rồi thì nghĩa mẹ xém tày bằng non
Con ở làm sao là con ơi cho phải đạo làm con
Lắng nghe thì con ơi chứ mẹ kể ngọn nguồn khúc nhôi
Mẹ kể thâm ân kể từ trong lòng mẹ có thai
Ơi có âm dương rồi có thiên định
Nào Ai biết gì mẹ kể từ khi là con ơi bú mớm nâng niu
Con trai rồi thì con gái công lao nhọc nhằn
Chăm lo đêm ngày sao cho con bú con ăn.
Chăm lo đêm ngày sao cho con bú ăn rồi con ăn.
Ơi cái quần rồi thì cái áo chiếu chăn ướt đằm đằm
Ướt thời mẹ chịu đành tâm ráo để
Thì con ơi chứ mẹ xích con nằm được yên
Đốt ngọn đèn ru là con ơi suốt cả thâu đêm (ứ)
Bao giờ cho con trở lại lớn khôn bằng người
Cha mẹ nuôi con là con ơi không chút bỏ rơi
Lung Linh Hồn Quê Xứ Nghệ
Người ơi… dòng sông Lam vừa trong vừa mát
Lựa mái chèo đưa câu hát ngân nga, ơ..ờ
Ai về xứ Nghệ quê ta
Nghe câu ví ơ..giặm, thiết tha ân ơ…tình
Quanh quanh đường vô xứ Nghệ
Ơi sơn thủy hữu tình
Miền nước biếc non xanh
Mênh mang câu ví giặm
Sâu nặng nghĩa tình câu ví giặm
Địa linh nhân ơ kiệt
Đất hiếu học ham ờ làm
Đất thí võ, hồn văn
Bao danh nhân biết bao tựa anh hùng
Lớn lên từ mạch nguồn câu ví giặm
Gừng cay ơ muối mặn
Bởi hết dận rồi ơ thương
Lời vàng đá sắt son
Đã thương nhau dù biển cả non nguồn
Ba vạn sáu ngàn ngày vẫn không hề phai nhạtDòng Lam ngân câu hát
Về quê Bác sen hồng
Trùng điệp điệp, non hồng
Nghe vang vọng núi sông
Giang tình ơi đưa xuống bạn câu Kiều
Đang gảy khúc tư sầu theo thuyền về bến cũ
Ví đò đưa em lái
Ví phường cấy mặn mòi
Ví phường vải dệt lứa đôi
Ví có xa xôi ta xích lại
Ví có xa gần ta xích lại
Bao đời nay rồi mãi mãi
Ví cứ thủ thỉ tâm tình
Như dòng sữa mát lành
Ví giặm lắng sâu mộc mạc mà chân thành
Ví giặm lung linh tâm hồn quê xứ Nghệ
Lung linh hồn quê xứ Nghệ
Cùng tìm hiểu về 💚 Vè Là Gì 💚 Những Bài Vè Dân Gian Ngắn Nổi Tiếng Nhất
Lời Bài Ví Dặm Một Mùa Trăng Đầy Đủ
Xem ngay Lời Bài Ví Dặm Một Mùa Trăng Đầy Đủ bên dưới:
Ví Dặm Một Mùa Trăng
Đêm ví dặm đôi bờ nghe khắc khoải
Thuyền chở trăng về hò hẹn với dòng sông
Ta bên nhau như câu ví giữa dòng
Để xa r nhớ mãi bóng hình ai
Em dối lòng em nỏ thương anh
Để câu ví cứ nửa vời con nước
Ánh mắt trao mà lòng ngần ngại
Lần lữa mãi câu hò bến sông
Xuôi mái chèo a về cùng e
Đêm trăng lên con thuyền rời bến
Có chi mà e cứ giận
Để giữa dòng câu ví đợi chờ nhau
Trăng ơi trăng về lại nơi đây
Cho lòng vơi nỗi nhớ
Bến sông xưa có còn thuyền neo đậu
Giận mà thg để r mình xa cách
Thương mà giận ta cứ mãi tìm nhau
Người ơi câu ước hẹn năm xưa
Nay mình trăng thao thức
Cả k gian vẫn chờ ng quay lại
Một mình anh ngậm ngùi thương câu ví
Em vẫn chờ vẫn đợi một mùa trăng
Bài Ví Dặm Người Ơi Đặc Sắc
Có thể bạn sẽ yêu thích Bài Ví Dặm Người Ơi Đặc Sắc sau đây:
Ví Dặm Người Ơi
… Rồi một chiều chợt nhớ quê hương
Nghe em hát dân ca xứ Nghệ
Câu hát ru như một thời thuở bé
Đưa ta về bến bãi tuổi thơ xưa
… Điệu ví quê hương giữa bộn bề bận rộn
Đất quê mình còn nghèo lắm người ơi
Sao điệu ví nghĩa tình đến thế
Nao nao lòng đứa con ở nơi xa
… Mời anh về Hà Tĩnh
Ôi khúc hát sông quê ai đi xa mô đó
Nghe thân thương như dòng sông thuở nhỏ
Ai lạ ai quen sao nỡ không về
… Em cứ đùa anh nỏ cho và nỏ lấy
Sao mềm lòng ngồi hát để anh nghe
Khúc dân ca có từ trong máu thịt
Không thể dối lòng làm sống dậy một hồn quê
… Tôi viết tặng em bài ca lần đầu gặp gỡ
Bởi chia xa không nói được nên lời
Nhưng điệu ví theo anh về mãi mãi
Anh cứ mơ hoài điệu ví dặm là em
… Mời anh về Hà Tĩnh
Ôi khúc hát sông quê ai đi xa mô đó
Nghe thân thương như dòng sông thuở nhỏ
Ai lạ ai quen sao nỡ không về
… Em cứ đùa anh nỏ cho và nỏ lấy
Sao mềm lòng ngồi hát để anh nghe
Khúc dân ca có từ trong máu thịt
Không thể dối lòng làm sống dậy một hồn quê
… Tôi viết tặng em bài ca lần đầu gặp gỡ
Bởi chia xa không nói được nên lời
Nhưng điệu ví theo anh về mãi mãi
Anh cứ mơ hoài điệu ví dặm là em
… Nhưng điệu ví theo anh về mãi mãi
Anh cứ mơ hoài điệu ví dặm là em
Anh cứ mơ hoài điệu ví dặm là em
Có thể bạn sẽ yêu thích tuyển tập 💚 Ca Dao Về Con Cò 💚 Những Bài Thơ Có Hình Ảnh Con Cò