Dọc Đường Xứ Nghệ: Nội Dung, Soạn Bài, Giáo Án, Phân Tích

Nội Dung Tác Phẩm Dọc Đường Xứ Nghệ, Giá Trị, Phân Tích, Soạn Bài, Giáo Án. Tổng Hợp Sơ Đồ Tư Duy, Ý Nghĩa Nhan Đề, Đọc Hiểu, Giá Trị Tác Phẩm.

Giới Thiệu Tác Phẩm Dọc Đường Xứ Nghệ

“Dọc đường xứ Nghệ” là một đoạn trích từ tiểu thuyết lịch sử “Búp sen xanh” của nhà văn Sơn Tùng. Tác phẩm này viết về cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ thời thơ ấu cho đến khi trưởng thành.

Sơn Tùng (tên thật là Bùi Sơn Tùng) sinh năm 1928 tại Nghệ An và mất năm 2021 tại Hà Nội. Ông là một nhà văn nổi tiếng với nhiều tác phẩm về lãnh tụ Hồ Chí Minh và các danh nhân cách mạng, văn hóa Việt Nam.

Nội dung chính:

  • Đoạn trích “Dọc đường xứ Nghệ” kể về chuyến đi của ba cha con Phó bảng qua các địa danh lịch sử ở xứ Nghệ. Trong chuyến đi này, ông Phó bảng giải thích cho hai con trai, Côn và Khiêm, về những địa danh và câu chuyện lịch sử gắn liền với chúng. Qua đó, tác phẩm ca ngợi sự hiểu biết sâu rộng của ông Phó bảng và sự ham học hỏi của hai cậu bé, đặc biệt là Côn.

Bố cục tác phẩm được chia thành 4 đoạn:

  1. Đoạn 1: Giới thiệu về đền thờ Thục Phán An Dương Vương và câu chuyện tình sử của Mỵ Châu – Trọng Thủy.
  2. Đoạn 2: Giải thích về hòn Hai Vai.
  3. Đoạn 3: Giới thiệu về đền Quả Sơn.
  4. Đoạn 4: Những suy tư của ba cha con về việc đời.

Giá trị nội dung và nghệ thuật:

  • Nội dung: Tác phẩm ca ngợi sự hiểu biết về lịch sử, địa lý của ông Phó bảng và sự ham học hỏi của hai cậu bé. Đồng thời, nó cũng thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên và khát vọng lớn lao của nhân dân.
  • Nghệ thuật: Lối viết đơn giản, chân thật và tự nhiên, kết hợp giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm

Nội Dung Tiểu Thuyết Dọc Đường Xứ Nghệ

Văn bản “Dọc đường xứ Nghệ” kể chuyện người cha Nguyễn Sinh Sắc sau khi về quê đi thăm bạn bè và cho hai con theo cùng. Sau đây là nội dung đoạn trích:

Dọc đường xứ Nghệ
Tác giả: Sơn Tùng

Ba cha con Phó bảng lại thủng thẳng bước trên con đường mà sông, núi mây trời đẹp như bức gâm thêu. Đi hết dãy núi Cấm, sang địa phận Diễn Châu, mảnh đất nổi tiếng trong lịch sử với tên gọi Châu Diễn, Côn tần ngần nhìn ngôi đền cổ kính có nhiều toà từ trên đỉnh núi xuống tận chân núi, sát đường Thiên li. Côn ngạc nhiên hơn khi đứng trên dốc nhìn về phía tây, đối diện với ngôi đền, dãy núi xa xa rất nhiều hình nhiều vẻ, càng ngắm, núi càng biến hoá những hình ảnh theo sự tưởng tượng của Côn. Hòn lèn gần nhất nằm ở giữa cánh cổng bát ngát màu xanh, lại y như một con người cụt đầu đứng hiện ngang giữa đời. Côn nói với cha

– Thưa cha, con muốn được cha chỉ bảo chúng con về sự tích ngôi đền ni, vẻ tên của các hòn núi kia, trông lạ mắt quá cha ạ.

Thấy con ham muốn tìm hiểu về cội nguồn, ông Sắc bước đến bên gốc cây tùng già, giở cơm nắm cho hai con ăn. Dưới bóng cây cổ thụ, ba cha con quan Phó bảng cùng nhìn về phía núi non biêng biếc trải tận chân trời xa, ông kể cho con nghe trọn câu chuyện lịnh sử Mỵ Châu – Trọng Thuỷ. Côn ngạc nhiên hỏi cha:

– Thành Cổ Loa ở mãi tận đâu, thưa cha?

– Cha chưa đi tới đó, nhưng cha đọc sách thấy xa… xa lắm, con ạ

Khiêm lắc đâu, giọng hơi kéo dài

– Người đời xưa có lẽ họ bịa chuyện chứ nàng Mỵ Châu kiếm đâu cho đủ lông ngỗng mà rải khắp con đường dài ấy cha?

Ông Sắc cười. Côn nói, vẻ thán phục:

– Chuyện Mỵ Châu – Trọng Thuỷ hay tuyệt, tài tình lắm. Con nhận thấy vua nhà Triệu nước Tàu nham hiểm ghê gớm. Chàng Trọng Thuỷ ngoan ngoãn làm theo mẹo của cha bày đặt. Còn vua nhà Thục nước ta lại trọng chữ tín, thành thật muốn hai nước ở kế nhau có hoà hiếu để dân được sống yên ổn làm ăn. Nhưng vua nước ta lại không đề phòng sự gian giảo, bội ước của vua nhà Triệu. Nàng Mỵ Châu lại ruột để ngoài da. Cha vậy, con vậy thì giữ nước làm sao được?  Nhưng câu chuyện lại cho thấy điều đáng trọng, không khinh được của vua Thục là: Người đã phải tự chém con gái mình và tự xử án mình bằng hành động nhảy xuống biển về tội đê mắt nước chứ không cam chịu nộp mình
cho giặc.

Quan Phó bảng Sắc hơi sững sờ nhìn hai con, nhìn ngồi đến thờ Thục Phán:

– Con nói đúng. Nước có lúc thịnh, lúc suy. Đó là điều thường thấy trong trời đất. Nhưng con người ta lại phải biết giữ trọn khí tiết. Vua Thục Phán thuộc loại đó. Con hãy để ý về phong cảnh núi non, đền đài. Con vừa hỏi cha về hòn núi kia giống một người cụt đầu. Người ta thường gọi nó là hòn Hai Vai hoặc là núi “Tướng quân rơi đầu” đó con ạ. Còn phía xa xa kia là hòn Trồng Thủng. Từ hòn Trồng Thủng, một đãy núi dài dằng dặc sát chân trời, đó là núi Cờ Rách.

Hai mắt Côn chơm chớp nhìn theo hướng tay chỉ của cha. Khiêm thì ngạc nhiên thốt lên:

– Ai tưởng tượng ra đầu tiên hình đáng các hòn núi nớ hẳn là mắt tiên, cha nhể

– Từ lòng người mà suy ngẫm ra… con ạ. Người ta còn gọi vùng núi ấy là vùng Ba Hỏn. Theo chuyện kể từ hồi xửa hỏi xưa thì nước ta có giặc từ phương Bắc tràn vào, dân ở khắp miền đất nước ta nhất tề đứng dậy chồng giặc giữ nước. Từ vùng Nghệ Tĩnh ni có một vị tướng kéo đại binh ra Bắc đánh dư trăm trận, chẳng may trong một trận giáp chiến, con ngựa của ông vấp phải cọc, quy chân trước, bọn giặc xúm lại, ông bị một lát đại đao đi qua cổ, đầu rơi xuống đất. Ông nhoai người ra lây được đầu lắp lên cổ và phi ngựa mở đường máu chạy trở về. Quân sĩ của ông cũng kéo cờ mở trồng về theo. Trên đường về, vị tướng này đã gặp một ông lão tại phía bắc sông Mã (Thanh Hoá). Vị tướng dừng ngựa, hỏi:

– Thưa ông, từ xưa đã có người nào bị chặt đầu, lại chắp lên cổ mà sống được không?

– Thưa tướng quân, sống được ạ

Vị tướng lại thúc ngựa phi về tới Diễn Châu, quân sĩ bủa ra tận vùng Yên Thành. Vị tướng gặp một bà già ở phía nam sông Bùng liền hỏi:

– Thưa cụ, xưa nay có người nào bị chặt đầu, lại tự mình chắp vào cổ mà vẫn sống được không?

Bả cụ lắc đầu:

– Loài quỷ, loài yêu tinh thì mới có thể bị chặt đầu này mọc ra đầu khác, còn loài người thì nếu bị chặt đầu là chết.

Bà cụ vừa nói dứt lời, đầu vị tướng quân rơi xuống đất. Và ông đã hoá thành hòn núi Hai Vai. Ngựa của ông chạy thêm một đoạn lên vùng Yên Thành, hoá núi Mã Phục, tại làng Yên Mã. Trống, cờ cũng hoá thành Trống Thủng, núi Cờ Rách

Nghe cha kể xong câu chuyện, Khiêm vẻ mặt đăm chiêu nghĩ ngợi… Côn mắt vẫn nhìn về hòn Hai Vai, nói

– Cha ơi! Ước vọng của dân ta thật là đẹp. Tưởng tượng của người ta đền là tuyệt! Phải không cha?

Con nói đúng. Dáng núi non của quê ta thường thẻ hiện khát vọng của con người.

Một hôm, ba cha con quan Phó bảng Sắc đi qua xã Bạch Ngọc, thấy đền Quả Sơn uy nghỉ hơn cả đến Thục Phán An Dương Vương. Côn lại ngạc nhiên hỏi cha

– Chắc vị thân ni có công lớn lắm cho nên mới được dân làm đền thờ nguy nga, cha nhể?

– Đền ni thờ một ông quan đời nhà Lý đó, con ạ.

– Quan trường mà cũng bắt dân làm đền thờ. Ô! Tệ quá phải không cha?

– Con nghĩ hơi xốc nổi đó. Trong đám người làm quan có kẻ bất tài lại có người tài cao, đức trọng, làm lợi cho dân, được dân nhớ ơn làm đền của cụ Phó bảng tác thờ phụng. Con nên nhớ, đến Quả Sơn ni là nơi thờ quan động đến nhận thức, tình Lý Nhật Quang. Ngài là con thứ tám của vua Lý Thái Tổ, được phong tước Uy Minh hầu. Năm Tân Tỵ, vua Lý Thái Tông cử Lý Nhật Quang vào làm quan coi giữ đất Nghệ. Ngài đã có công mở mang bờ cõi, dẹp yên giặc phía tây, phía nam của đất nước. […] Nghề nông, nghề tằm tang, dệt lụa, đánh cả, làm muối được sớm thịnh hành khắp xứ Nghệ là do công lao. của quan Lý Nhật Quang. […]

Nghe xong câu chuyện của cha kể, Côn im lặng một hồi lâu. Còn nói như khoe với cha về điều mình thích thú

– Bây giờ con mới hiểu ra cái ý nghĩa câu vè mả bà ngoại thường nói vui: Dân vạn đại, quan nhất thời / Ghế ngoại cậu bé Côn đã quan ai ngôi xin chớ thờ ơ/ Thương dân, dân lập đền thờ / Hại dân, dân đái ngập mồ thối xương

Quan Phó bảng vừa cười vừa nói:

– Bà ngoại nói không phải để mua vui đâu mà bà dạy cha, dạy những người có học, có chức trọng quyền cao đó, con ạ.

Quan Phó bảng Sắc đã dân hai con trai đi hầu khắp những nơi nổi tiếng về phong cảnh đẹp, về di tích lịch sử của Nghệ An. Ông lại đưa hai con sang Hà Tĩnh. Hai anh em Khiêm, Côn được cha dẫn về thăm nhà thờ họ Nguyễn Tiên Điền, thăm mộ đại thi hào Nguyễn Du. Côn tần ngần đứng bên cha, bên anh trước mộ Nguyễn Du và chạnh lòng thầm nhớ những câu thơ trong Truyện Kiều: Sè sè nắm đất bên đường/ Râu rầu ngọn cô nửa vàng, nửa xanh / Rằng sao trong tiết Thanh minh / Mà đây hương khỏi vắng tanh thế mà”…

 Côn hỏi cha

– Nguyễn Du đã để lại Truyện Kiều mà bà ngoại thuộc, mẹ của con thuộc, đi An và bao nhiêu người ở làng ta đều thuộc. Công lao lớn ây sao dân lại không làm đền thờ ông Nguyên Du, hả cha?

 – Người quê mình không coi công việc làm thợ, làm văn là trọng, con ạ. Thậm chí lại coi những người đàn giỏi hát hay là “đồ xưởng ca vô loài”.

– Sao con lại thầy có ngôi đền thờ thẳng ăn trộm bị đánh chết, hả cha?

Quan Phó bảng phì cười:

– Cha làm sao giải thích nỗi những điều ấy với con được?

Khiêm chau da trán, nhưng đã kiếm được, chỉ nói “mát” em:

– Việc đời đã dớ dận, mi lại “thông minh” dở dận nốt.

– Hứ, – Côn lườm anh Khiêm – anh đừng có khinh em là dớ dân. Anh không để ý chứ vừa rồi ta đi qua một cái miếu thờ cả cái tên ăn trộm, ăn cướp nữa. Trước cửa miều có một hàng chữ lớn, đắp ni: “Đạo tặc tối linh tôn thân”?

Khiêm im lặng. Ba cha con quan Phó bảng như rơi vào khoảng không và trong dòng suy nghĩ của mỗi người hiện lên một câu hỏi lớn về những việc đời…

(Búp sen xanh, NXB Kim Đông, Hà Nội, 2005)

Chia sẻ tác phẩm🔰Những Cánh Buồm [Hoàng Trung Thông] 🔰Nội Dung Bài Thơ, Phân Tích

Tóm Tắt Dọc Đường Xứ Nghệ

Chia sẻ thêm bản tóm tắt văn bản Dọc đường xứ Nghệ cho bạn dễ nắm bắt tác phẩm.

Dọc đường xứ Nghệ kể lại chuyến đi thăm bạn bè của quan phó Bảng cùng hai người con là Khiêm và Côn. Dọc đường đi, hai người con đã đặt cho cha rất nhiều những câu hỏi về cảnh sắc thiên nhiên đất nước. Ông Sắc nổi tiếng là người học rộng biết nhiều nên đã giải thích cặn kẽ, tỉ mỉ cho các con. Qua cuộc trò chuyện của ba cha con trên đường đã bộc lộ phẩm chất riêng biệt của hai người con Khiêm và Côn.

Về Nhà Văn Sơn Tùng

Chia sẻ một số thông tin quan trọng về nhà văn Sơn Tùng cho bạn tham khảo.

  • Sơn Tùng, tên thật là Bùi Sơn Tùng (sinh năm 1928 tại Nghệ An, mất ngày 22 tháng7 năm 2021 tại Hà Nội),
  • Ông tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1944, có 70 năm tuổi Đảng. Nhà văn Sơn Tùng để lại một di sản văn chương đồ sộ đáng tự hào với hàng chục tác phẩm, trong đó có 21 tác phẩm tiêu biểu.
  • Là nhà văn Việt Nam với nhiều tác phẩm về lãnh tụ Hồ Chí Minh và các danh nhân cách mạng, danh nhân văn hóa Việt Nam, trong đó nổi tiếng nhất là tiểu thuyết Búp sen xanh viết về cuộc đời Hồ Chí Minh.
  • Cả cuộc đời lao động và sáng tạo của mình, nhà văn Sơn Tùng dành nhiều công sức và tâm huyết cho đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh, xây dựng và lan tỏa hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở cả trong và ngoài nước. 

Tham khảo thêm ❤️️ Tiếng Gà Trưa [Xuân Quỳnh] ❤️️Hay đặc sắc

Xuất Xứ Và Hoàn Cảnh Sáng Tác Dọc Đường Xứ Nghệ

  • Đoạn trích “Dọc đường xứ Nghệ” trích từ cuốn tiểu thuyết lịch sử Búp sen xanh
  • Búp sen xanh là cuốn tiểu thuyết lịch sử viết về cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh từ thời thơ ấu cho đến khi trưởng thành. Đọc tác phẩm, tác giả đưa ta về với làng quê xứ Nghệ những năm đầu thế  kỷ XX, nơi ấy là làng Sen – quê nội, làng Hoàng Trù (làng Chùa)-quê ngoại của Bác với những câu dân ca, bài vè, câu ví dặm, với tên suối tên sông…

Phân tích bài thơ🌷Một Con Mèo Nằm Ngủ Trên Ngực Tôi 🌷 Hay nhất

Ý Nghĩa Nhan Đề Tác Phẩm Dọc Đường Xứ Nghệ

Nhan đề tác phẩm Dọc đường xứ Nghệ nói về chuyến đi thăm bạn bè của ba cha con Phó bảng. Đi đến đâu ông Phó bảng cũng giải thích cho hai cậu con trai Côn và Khiêm về những địa danh lịch sử, những phong cảnh đất nước và những câu chuyện gắn với địa danh đó

Bố Cục Văn Bản Dọc Đường Xứ Nghệ

Bố cục văn bản Dọc đường xứ Nghệ được chia thành 3 phần:

  • Đoạn 1 (từ đầu…“không cam chịu nộp mình cho giặc”): Câu chuyện tình sử Mị Châu – Trọng Thủy, đền thờ Thục Phán
  • Đoạn 2 (tiếp…“có chức trọng quyền cao đó, con ạ”): Câu chuyện về vùng Ba Hòn và đền Quả Sơn
  • Đoạn 3 (còn lại): Câu chuyện về đền thờ Nguyễn Du.

Chia sẻ tác phẩm 🌿Em Bé Thông Minh 🌿 Nội Dung Truyện Cổ Tích, Ý Nghĩa, Giá Trị

Đọc Hiểu Tác Phẩm Dọc Đường Xứ Nghệ

Hướng dẫn các em học sinh đọc hiểu tác phẩm Dọc đường xứ Nghệ chi tiết:

1.Những địa danh cha con cụ Phó bảng đi qua

a. Câu chuyện về ngôi đền gắn với tình sử Mị Châu – Trọng Thủy

– Các chi tiết miêu tả ngôi đền:

  • Ngôi đền cổ kính có nhiều tòa từ trên đỉnh núi xuống tận chân núi, sát đường Thiên lí
  • Nhìn từ xa, dãy núi có nhiều hình nhiều vẻ

– Câu chuyện về ngôi đền:

  • Ngôi đền gắn với câu chuyện tình sử Mỵ Châu – Trọng Thủy, với thành Cổ Loa, vua Thục Phán….
  • Nơi có đền thờ Thục Phán

b. Câu chuyện về vùng Ba Hòn

– Câu chuyện về vùng núi Ba Hòn:

  • Có một vị tướng đánh thắng giặc phương Bắc rất nhiều trận nhưng trong một lần không may đã bị giặc chém đầu. Vị tướng nhoai người lấy đầu lắp lên cổ phi ngựa chạy trở về
  • Trên đường về gặp một ông lão ở phía bắc sông Mã, hỏi ông có tin người bị chặt đầu mà chắp lên cổ sống được không. Ông lão tin. Tướng quân tiếp tục phi về
  • Về Diễn Châu gặp một bà già ở phía nam sông Bùng, hỏi bà có tin người bị chặt đầu mà chắp lên cổ sống được không. Bà lão không tin. Đầu tướng quân rơi xuống đất, ông hóa thành hòn núi Hai Vai
  • Ngựa hóa núi Mã
  • Trống, cờ hóa núi Trống Thủng, Cờ Rách

=> Câu chuyện mang màu sắc hư cấu kì ảo nhưng chứa đựng trong đó những giá trị cao đẹp, niềm tin, ước vọng của nhân dân. Các hòn núi gắn liền với câu chuyện đầy bi hùng, thể hiện sức mạnh, sự kiên cường, quả cảm, anh hùng của nhân dân ta.

c. Câu chuyện về đền Quả Sơn

  • Ngôi đền uy nghi hơn cả đền Thục Phán An Dương Vương
  • Câu chuyện về ngôi đền Quả Sơn: thờ vị quan Lý Nhật Quang – người có công mở mang bờ cõi, dẹp yên giặc phía tây, phía nam, truyền dạy các nghề cho người dân

d. Câu chuyện về nhà thờ họ Nguyễn Tiên Điền

  • Ba cha con đến thăm nhà thờ họ Nguyễn Tiên Điền, thăm mộ đại thi hào Nguyễn Du và nhớ về kiệt tác Truyện Kiều của ông
  • Nguyễn Du là người có tài năng và để lại một kho tàng những tác phẩm mang nhiều giá trị nhưng lại không được lập đền thờ vì quan niệm không coi trọng thơ văn của người xưa. Vậy mà có thằng ăn trộm bị đánh chết lại được lập đền thờ vì “đạo tặc tối linh tôn thần”

2. Cậu bé Côn

  • Những câu hỏi và sự lí giải về sự kiện lịch sử cho thấy Côn là cậu bé có tâm hồn lương thiện và suy nghĩ thấu đáo, lo xa về những việc trọng đại
  • Nhân vật Côn có tính cách ngoan ngoãn, hiếu học

3. Nhân vật cụ phó Bảng

  • Trong đoạn trích, cụ Phó bảng đã giáo dục các con tu dưỡng làm người bằng cách kể và giảng giải cho các con về các câu chuyện đời trước
  • Tính cách của cụ Phó bảng: ân cần, từ tốn, khí tiết

Giá Trị Tác Phẩm Dọc Đường Xứ Nghệ

Lưu ý ngay các giá trị tác phẩm Dọc đường xứ Nghệ mà chúng tôi chia sẻ sau đây nhé!

Giá trị nội dung

  • Đoạn trích “ Dọc đường xứ Nghệ” đã ca ngợi sự hiểu biết sâu rộng về địa lí, truyền thống lịch sử của cụ Phó bảng, đồng thời ca ngợi sự ham thú học hỏi, tìm hiểu của hai cậu bé Côn và Khiêm. Đặc biệt là Côn với những suy tư chăn chở lớn lao, sâu sắc.
  • Qua văn bản ta thấy được vẻ đẹp muôn màu của thiên nhiên đất nước và khát vọng lớn lao của nhân dân.

Giá trị nghệ thuật

  • Cả văn bản là câu chuyện vui vẻ dọc đường của ba cha con gợi lên sự chân thật, sinh động, hấp dẫn.
  • Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, thú vị. Qua câu chuyện, gửi gắm những bài học sâu sắc
  • Kết hợp tự sự với miêu tả, biểu cảm. Lối viết đơn giản chân thật, tự nhiên.

Xem thêm tác phẩm 🌼 Ông Một [Vũ Hùng] 🌼 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

Soạn Bài Dọc Đường Xứ Nghệ

Các em học sinh có thể dựa theo gợi ý sau đây để soạn bài Dọc đường xứ Nghệ, chuẩn bị cho tiết học thật tốt.

*Trả lời câu hỏi giữa bài: 

👉Câu 1 (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chú ý những quan sát, câu hỏi của cậu bé Côn trong phần 1.

Đáp án: Những câu hỏi của cậu bé Côn trong phần 1 là:

  • Thưa cha, con muốn được cha chỉ bảo chúng con về sự tích ngôi đền ni, về tên của các hòn núi kia, trông lạ mắt quá cha ạ.
  • Thành Cổ Loa ở mãi tận đâu, thưa cha?

👉Câu 2 (trang 29 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Cậu bé Côn phê phán điều gì và coi trong giá trị nào ở nhân vật vua Thục?

Đáp án:

  • Cậu bé Côn phê phán: nhà Triệu nước Tàu nham hiểm ghê gớm, chàng Trọng Thủy ngoan ngoãn làm theo mẹo của cha bày đặt; Vua nước ta không đề phòng; Mị Châu ruột để ngoài da…giữ nước là sao được.
  • Cậu bé Côn coi trọng: Vua nhà Thục nước ta trọng chữ tín; Người đã phải tự chém con mình và tự xử án mình, để mất nước chứ không nộp mình cho giặc.

👉Câu 3 (trang 30 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)” Ý nghĩa của các địa danh được nhắc tới ở đây là gì? 

Đáp án: Các địa danh được nhắc tới: hòn Hai Vai, hòn Trống Thủng, núi Cờ Rách, vùng Ba Hòn. Tên các địa danh phần nào giải thích về đặc điểm của địa danh đó: hòn Hai Vai là hòn núi giống người cụt đầu/ núi Tướng quân rơi đầu; núi Cờ Rách là dãy núi dài dằng dặc sát chân trời…. và hình dạng núi non thường thể hiện khát vọng của con người.

* Trả lời câu hỏi cuối bài: 

👉Câu 1 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Câu chuyện được kể theo ngôi kể nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng ngôi kể ấy trong văn bản “Dọc đường xứ Nghệ”

Đáp án:

Câu chuyện được kể theo ngôi thứ ba, người kể tự giấu mình đi và gọi tên các nhân vật theo tên của chúng. Cách kể này giúp người kể có thể kể chuyện một cách linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật, cuộc trò chuyện giữa ba cha con cứ diễn ra tự nhiên lần lượt theo mạch cảm xúc và mạch truyện: từ những ngọn núi, ngôi đền nhìn thấy trên đường đi dẫn vào các địa danh, các sự kiện và nhân vật lịch sử.

👉Câu 2 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Những câu hỏi và cách lí giải về sự kiện lịch sử cho thấy Côn là cậu bé có tâm hồn, suy nghĩ như thế nào? Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này?

Đáp án:

Những câu hỏi và sự lí giải về sự kiện lịch sử cho thấy Côn là cậu bé có tâm hồn trong sáng, hồn nhiên vô tư nhưng cũng hiểu biết sâu rộng. Qua đó chúng ta thấy được phần nào tính cách của chú bé tôn trọng người lớn và tinh thần ham học hỏi.

👉Câu 3 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Trong đoạn trích, cụ Phó bảng đã giáo dục các con tu dưỡng làm người bằng cách nào? Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật quan Phó bảng?

Đáp án:

Trong đoạn trích, cụ Phó bảng đã giáo dục các con tu dưỡng làm người từ những trải nghiệm thực tế và từ những trải nghiệm để các con phát biểu vốn hiểu biết, suy luận và thiếu sót chỗ nào sẽ bổ sung và sửa chữa ngay chỗ đó. Qua đó chúng ta thấy được phần nào tính cách của cụ Phó bảng chỉn chu, sáng tạo trong cách dạy con, uốn nắn con. Không chỉ có vậy chúng ta còn thấy được sự tỉ mỉ, ân cần đối đãi với các con và Người có vốn học vấn sâu rộng.

👉Câu 4 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Văn bản “Dọc đường xứ Nghệ” gợi cho em những suy nghĩ gì?

Đáp án:

Câu chuyện Dọc đường xứ Nghệ của cha con cụ Phó bảng gợi cho em những suy nghĩ về những địa danh (núi Hai Vai, hòn Trống Thủng, núi Cờ Rách, đền thờ Thục Phán…), những nhân vật lịch sử (Lý Nhật Quang), cách đối đãi ứng xử đối với nhân dân, với con người xung quanh. Bên cạnh đó còn gợi cho em về một phương pháp giáo dục hữu ích đó là học thông qua trải nghiệm, học bằng phương pháp thảo luận.

Giáo Án Dọc Đường Xứ Nghệ

Sưu tầm mẫu giáo án giảng dạy văn bản Dọc đường xứ Nghệ cho những bạn đang cần:

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.Mức độ yêu cầu cần đạt: Nêu được ấn tượng chung về các văn bản đọc hiểu; nhận biết được một số yếu tố hình thức (bối cảnh, nhân vật, ngôi kể và sự thay đổi ngôi kể, ngôn ngữ vùng miền,…) và nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,…) của văn bản.

2. Năng lực

a. Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

b. Năng lực riêng:

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Dọc đường xứ Nghệ.
  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Dọc đường xứ Nghệ.
  • Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.
  • Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề.

c. Phẩm chất: Giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc và ý thức vé trách nhiệm của công dân đối với đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Chuẩn bị của giáo viên:

  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Tranh ảnh về nhà văn Sơn Tùng.
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. Khởi động
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Dọc đường xứ Nghệ.
  3. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ về trải nghiệm của bản thân.
  4. Sản phẩm: Chia sẻ của HS hiểu biết về mảnh đất miền Trung.
  5. Tổ chức thực hiện:
  • Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
    • GV đặt câu hỏi gợi mở: Có bạn nào ghé thăm mảnh đất Nghệ An chưa? Em biết gì về vùng đất ấy? Hãy chia sẻ cùng cô và các bạn.
  • Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
    • HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ và trả lời.
  • Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
    • GV mời 2 – 3 HS chia sẻ hiểu biết của bản thân.
  • Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
    • GV nhận xét, khen ngợi các HS đã mạnh dạn chia sẻ trải nghiệm của mình.
    • Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Mỗi vùng quê của đất nước Việt Nam đều có phong cảnh núi non tuyệt đẹp. Gắn với mỗi địa danh còn là những sự tích, câu chuyện được kể lại. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu văn bản Dọc đường xứ Nghệ để tìm hiểu về hành trình đi qua các địa danh của ba cha con cụ Phó Bảng. Mỗi địa danh họ đi qua gắn với một câu chuyện. Và qua các câu chuyện đó, cụ Phó Bảng đã giáo dục các con những phẩm chất, tu dưỡng làm người.

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm Dọc đường xứ Nghệ.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về tác giả, tác phẩm Dọc đường xứ Nghệ
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu được một số nét về tác giả Sơn Tùng và thông tin tác phẩm Dọc đường xứ Nghệ
  4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu HS trình bày phần chuẩn bị ở nhà về tác giả, tác phẩm.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS đọc thông tin tác giả trong SGK, tóm tắt ý chính.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV mời 2 HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
– GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Đọc văn bản
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu HS tự đọc văn bản và chia bố cục văn bản.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS tóm tắt văn bản, xác định ngôi kể, nhân vật.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV mời 2 HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
– GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
– Tên: Sơn Tùng
– Năm sinh – năm mất: 1928 – 2021
– Quê quán: Nghệ An
2. Tác phẩm
– Búp xen sanh xuất bản năm 2003, ghi lại quãng đời niên thiếu của Bác Hồ một cách công phu, thể hiện quá trình hình thành tính cách của bậc vĩ nhân mà tầm tư tưởng đã  vượt ra biên giới quốc gia được cả thế giới ngưỡng mộ.
 – Thể loại: Tiểu thuyết lịch sử    
 2. Đọc – kể tóm tắt
– Ngôi kể: Ngôi thứ ba
– Bố cục:
+ Phần 1: từ đầu … “không cam chịu nộp mình cho giặc”: Câu chuyện tình sử Mị Châu – Trọng Thủy, đền thờ Thục Phán.
+ Phần 2: tiếp … “thể hiện khát vọng của con người”: Câu chuyện về vùng Ba Hòn.
+ Phần 3: còn lại: Câu chuyện về đền thờ Nguyễn Du.

Có thể bạn sẽ quan tâm 🌱 Con Hổ Có Nghĩa 🌱 Tìm hiểu chi tiết

Sơ Đồ Tư Duy Dọc Đường Xứ Nghệ

Hãy xem ngay các mẫu sơ đồ tư duy Dọc đường xứ Nghệ sau đây để biết cách học bài nhanh thuộc nhé!

Sơ Đồ Tư Duy Dọc Đường Xứ Nghệ
Sơ Đồ Tư Duy Dọc Đường Xứ Nghệ
Sơ Đồ Tư Duy Dọc Đường Xứ Nghệ Dễ Hiểu
Sơ Đồ Tư Duy Dọc Đường Xứ Nghệ Dễ Hiểu

3 Mẫu Phân Tích Dọc Đường Xứ Nghệ Hay Nhất

Sưu tầm các mẫu phân tích Dọc đường xứ Nghệ hay nhất gửi đến bạn đọc.

Mẫu Phân Tích Dọc Đường Xứ Nghệ Hay – Mẫu 1

Nhắc tới nhà văn Sơn Tùng, chúng ta sẽ nhớ ngay tới cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Búp sen xanh”. Tác phẩm đã đem đến cho bạn đọc những hình dung cụ thể, chân thực về cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh từ thời niên thiếu tới tuổi trưởng thành. Đặc biệt, đến với đoạn trích “Dọc đường xứ Nghệ”, ta sẽ thấy được một cậu bé Côn ham học, thích tìm hiểu.

Trên đường đi, cậu bé Côn luôn chú ý quan sát vạn vật xung quanh. Trong đôi mắt trẻ thơ của Côn, quê hương hiện lên với “những ngôi đền cổ kính”, với “dãy núi xa xa rất nhiều hình nhiều vẻ”. Ngắm nhìn các di tích, cảnh sắc ấy, Côn không khỏi tò mò, thắc mắc. Vì thế, cậu bé đã mạnh dạn hỏi cha về các sự tích gắn liền với chúng “Thưa cha, con muốn được cha chỉ bảo chúng con về sự tích ngôi đền ni, về tên của các hòn núi kia, trông lạ mắt quá cha ạ.”.

Có thể thấy, Côn là một người ham học hỏi, thích tìm hiểu mọi thứ xung quanh. Đứng trước những điều mới lạ, cậu luôn muốn tìm tòi, khám phá sâu rộng. Côn khao khát được hiểu hơn về cuộc sống, về cội nguồn dân tộc. Như vậy, ngay từ thơ bé, cậu bé Côn đã rèn luyện và bồi đắp cho bản thân một tinh thần ham học đáng ngưỡng mộ.

Bên cạnh đó, Côn còn là cậu bé có suy nghĩ chín chắn, thấu đáo. Sau khi nghe cha kể xong chuyện “Mỵ Châu – Trọng Thủy”, cậu bé đã thẳng thắn bày tỏ suy nghĩ của mình về các nhân vật. Côn phê phán việc vua Thục “không đề phòng sự gian giảo, bội ước của vua nhà Triệu”. Nhưng đồng thời, cậu bé cũng coi trọng hành động của An Dương Vương ở cuối câu chuyện.

Có thể thấy, dù tuổi còn nhỏ nhưng Côn đã có những lí giải, phân tích hết sức chín chắn. Đặc biệt, giây phút đứng trước mộ Nguyễn Du, Côn cảm thấy vô cùng chạnh lòng, xót xa mà nhớ đến mấy câu thơ “…Rằng sao trong tiết Thanh minh/ Mà đây hương khói vắng tanh thế mà?…”. Cậu bé luôn thắc mắc, hoài nghi tại sao thằng trộm bị đánh chết được lập đền thờ còn Nguyễn Du công lao to lớn lại không.

Với việc sử dụng ngôi kể thứ ba, người đọc đã có cái nhìn khách quan, cụ thể về câu chuyện và nhân vật Côn. Ngoài ra, tác giả Sơn Tùng còn xây dựng thành công nhân vật qua lời nói, suy nghĩ. Từ đây, Côn hiện lên thật sắc nét với bao phẩm chất tốt đẹp, đáng ngưỡng mộ. Không chỉ vậy, các từ ngữ địa phương “ni”, “dớ dận” cũng làm câu chuyện trở nên gần gũi, thân quen.

Nhân vật Côn quả là một cậu bé điềm đạm, thông minh, yêu thích học hỏi. Theo dòng thời gian, những câu chuyện gắn liền với Người như “Dọc đường xứ Nghệ” nói riêng và “Búp sen xanh” nói chung sẽ mãi in sâu trong tâm trí dân tộc Việt Nam. Cảm ơn nhà văn Sơn Tùng đã mang đến một tác phẩm giàu giá trị như vậy.

Mẫu Phân Tích Dọc Đường Xứ Nghệ Ngắn Hay – Mẫu 2

“Dọc đường xứ Nghệ” là một trích đoạn tiêu biểu của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Búp sen xanh”. Đoạn trích đã mang đến cho bạn đọc những hình dung cụ thể về thời niên thiếu của Người khi sống bên gia đình qua nhân vật Côn.

Đầu tiên, khi dừng chân tại vùng đất Diễn Châu, được nghe cha kể về truyền thuyết “Mỵ Châu – Trọng Thủy”, cậu bé Côn đã thẳng thắn chỉ ra căn nguyên của mọi việc xung quanh câu chuyện.

Với khả năng phân tích, nhìn nhận vấn đề cốt lõi bằng tư duy khách quan, đa chiều, Côn nhận thấy nhà Triệu quá nham hiểm, chàng Trọng Thủy lại ngoan ngoãn làm theo lời cha, nàng Mị Châu thì ruột để ngoài da. Đồng thời, Côn còn thẳng thắn nêu lên hạn chế của vua Thục khi không nhận ra bản chất của kẻ thù, trọng chữ tín mà không đề phòng. Mặc dù vậy, cậu vẫn công tâm khi công nhận cách xử sự của vua An Dương Vương ở cuối truyện.

Tuy nhỏ tuổi nhưng Côn đã có những am hiểu sâu sắc về cuộc sống. Sau khi nghe cha kể xong các sự tích gắn liền với hòn Hai Vai và núi “Tướng quân rơi đầu”, Côn không tiếc lời ngợi ca ước mơ chính đáng ở người xưa. Đồng thời, cậu còn thể hiện tấm lòng trân trọng, ngợi ca tài năng và trí tưởng tượng phong phú của các tác giả dân gian.

Ngoài ra, Côn còn là một cậu bé có tâm hồn yêu mến văn thơ và biết đề cao công bằng, tôn trọng lẽ phải. Điều này được khắc họa rõ nét qua chi tiết ba cha con cụ Phó bảng tới thăm mộ đại thi hào Nguyễn Du. Sau khi chạnh lòng trước cảnh “hương khói vắng tanh” nơi đại thi hào yên nghỉ, Côn đã không khỏi thắc mắc vì sao Nguyễn Du lại không được lập đền thờ như thằng ăn trộm bị đánh chết.

Để làm nổi bật nhân vật cậu bé Côn, tác giả đã có những sáng tạo về hình thức nghệ thuật. Trước hết, việc sử dụng ngôi kể thứ ba giúp độc giả có cái nhìn toàn diện, chân thực về câu chuyện thời thơ ấu của Người. Tiếp đến, nhà văn còn thành công trong việc khắc họa nhân vật thông qua lời nói, hành động và suy nghĩ.

Nhân vật Côn trong đoạn trích “Dọc đường xứ Nghệ” hiện lên thật chân thực với vẻ đẹp về nhân cách và tâm hồn. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng cậu đã có thể hiểu sâu biết rộng, mang trong mình những suy nghĩ sâu sắc. Mong rằng, các câu chuyện gắn liền với cuộc đời của Người sẽ luôn in sâu trong tâm trí dân tộc Việt Nam.

Mẫu Phân Tích Dọc Đường Xứ Nghệ Hay Đặc Sắc – Mẫu 3

Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, vậy nên đối với nền văn học nước ta, cuộc đời và con người của Bác luôn là nguồn cảm hứng sáng tác bất tận. Trong số đó, không thể không nhắc đến tiểu thuyết “Búp sen xanh” của nhà văn Sơn Tùng được viết từ năm 1948 đến năm 1980.

Búp sen xanh không đi xây dựng một thần tượng trong lòng nhân dân mà mang tới những câu chuyện khắc họa đời sống thường ngày giản dị và chân thật về Hồ Chí Minh “cao mà không xa, mới mà không lạ, to lớn mà không làm ra vĩ đại, sáng chói mà không gây choáng ngợp, gặp lần đầu mà như thân thuộc từ lâu”.

Đoạn trích “Dọc đường xứ Nghệ” nằm ở chương đầu có tên Thời thơ ấu của tiểu thuyết Búp sen xanh, theo chân cậu bé Côn thuở nhỏ (chính là Bác Hồ). Đoạn trích kể lại chuyến đi về xứ Nghệ của ba cha con cụ Phó bảng là cụ Nguyễn Sinh Sắc, hai cậu bé Côn (Bác Hồ) và Khiêm (anh trai Bác Hồ).

Dọc đường đi đến đâu, ông Phó bảng cũng kể cho hai con nghe về những địa danh lịch sử và những câu chuyện gắn với địa danh đó. Qua lời kể của cha, hai cậu bé thể hiện sự ham học hỏi và đặc biệt là Côn với những lời nhận xét, đánh giá sâu sắc về đất nước, con người nước Nam. 

Ngay từ đầu đoạn trích, theo chân ba cha con cụ Phó bảng về Nghệ An, người đọc đã được chiêm ngưỡng khung cảnh yên bình, đẹp đến vô thực của nước ta, nơi “sông núi mây trời đẹp như bức gấm thêu”. Cha con Côn đi hết dãy núi Cấm, đến Diễn Châu, Côn nhìn thấy một ngôi đền cổ kính sát đường Thiên Lí cùng với những ngọn núi nhiều hình thù theo trí tưởng tượng của cậu.

Với sự tò mò không thể kìm nén, Côn đã xin cụ Phó bảng kể về sự tích của ngôi đền và những hòn núi đó. Đây chính là địa danh lịch sử đầu tiên trên con đường về xứ Nghệ mà cụ Sắc giải thích cho các con. Ngôi đền đó gắn với chuyện tình của Mị Châu – Trọng Thủy, vậy là khi ngồi nghỉ ăn cơm nắm, cụ Phó bảng đã kể lại toàn bộ câu chuyện đó cho hai con.

Sau khi nghe xong, hai cậu bé đều thích thú và có những cách nhìn nhận khác nhau về câu chuyện. Anh Khiêm có cái nhìn rất thực tế khi đã cảm nhận chuyện là do bịa, vì Mị Châu kiếm đâu được lông ngỗng để trải khắp đường như thế. Còn em Côn lại tiếp tục tò mò hỏi cha thành Cổ Loa ở đâu? Nhưng cụ Sắc cũng chưa đi, cụ chỉ biết nó ở “xa…xa lắm, con ạ”. 

Chưa dừng lại ở đó, tuy còn là một cậu bé nhưng Côn lại có cái nhìn rất sâu sắc về câu chuyện Mị Châu – Trọng Thủy, khiến người đọc không khỏi ngạc nhiên. Cậu bé nhìn ra được sự nham hiểm của vua Triệu, Trọng Thủy thì ngoan ngoãn nghe lời cha, khen vua Thục nước ta biết giữ chữ tin nhưng không biết đề phòng vua Triệu, Mị Châu thì ruột để ngoài da.

Và câu chốt lại của Côn là “Nhưng câu chuyện lại cho thấy điều đáng trọng, không khinh được của vua Thục là: Người đã phải tự chém con gái mình và tự xử án mình bằng hành động nhảy xuống biển về tội để mất nước chứ không cam chịu nộp mình cho giặc.” Một đứa trẻ nhỏ tuổi lại có thể có được tầm nhìn xa, trông rộng, biết nhìn ra điểm mạnh, điểm yếu của người khác như vậy thật đáng khâm phục.

Sau khi nghe những lời của Côn, cụ Sắc cũng sững người nhìn ngôi đền thờ vua Thục mà dạy hai con “Nước có lúc thịnh, lúc suy. Đó là điều thường thấy trong trời đất. Nhưng con người ta lại phải biết giữ trọn khí tiết. Vua Thục Phán thuộc loại đó”. Rồi cụ Sắc lại tiếp tục giải thích cho hai con về hình hài kì lạ của những hòn núi, gồm ngọn núi giống người cụt đầu gọi là hòn “Hai Vai” hoặc núi “Tướng Quân rơi đầu”, hòn “Trống Thủng”, núi “Cờ Rách”, núi “Mã Phục”.

Trước tiên là câu chuyện về vùng Ba Hòn có hòn “Hai Vai”, hòn “Trống Thủng” và núi “Cờ rách”. Chuyện kể rằng khi giặc phương Bắc tràn xuống xâm lược nước ta có một vị Tướng quân ở vùng Nghệ Tĩnh đã mang quân ra Bắc đánh thắng nhiều trận, nhưng trong một trận không may bị giặc chém rơi mất đầu, vị tướng quân đó nhặt đầu lên lắp vào, tiếp tục phi ngựa “mở đường máu” trở về.

Trên đường vị Tướng gặp một ông lão ở cuối sông Mã và hỏi ông lão có tin người bị mất đầu mà chắp lên cổ vẫn sống được không, ông lão bảo tin, tướng quân đi tiếp. Về đến Diễn Châu, gặp một bà lão ở phía Nam sông Bùng, tướng quân hỏi câu tương tự thì bà lão không tin “Loài quỷ, loài yêu tinh thì mới có thể bị chặt đầu này mọc ra đầu khác, còn loài người thì nếu bị chặt đầu là chết”. Đến đây, đầu tướng quân rơi xuống, người ông hóa thành hòn Hai Vai, ngựa của ông hóa thành hòn Mã Phục, trống và cờ trong trận chiến hóa thành hòn Trống Thủng và Cờ Rách.

Trước khi nghe câu chuyện cha kể, Khiêm đã nói “Ai tưởng tượng ra đầu tiên hình dáng các hòn núi nớ hẳn là mắt tiên”, nhưng khi nghe xong, cậu lại “đăm chiêu nghĩ ngợi”, còn Côn lại cảm nhận thấy ước vọng của người xưa thật đẹp và trí tượng tượng thì thật tuyệt. Đúng như vậy, tuy câu chuyện về các hòn núi rất hư cấu, nhưng nó lại mang theo đó là những giá trị nhân văn cao đẹp, bởi nó thể hiện tinh thần bất khuất, kiên cường của nhân dân ta. 

Ba cha con cụ Phó Bảng tiếp tục cuộc hành trình thì đi qua đền Quả Sơn, ngôi đền này nhìn còn uy nghi hơn cả đền Vua Thục Phán trước đó ba cha con gặp. Tại đây, cụ Sắc lại tiếp tục kể cho Khiêm và Côn nghe về vị vua Lý Nhật Quang, người đã mở rộng bờ cõi, dẹp tan giặc xâm lược và dạy cả nghề cho nhân dân. Đất nước ta thật nhiều con người bình thường nhưng lại phi thường qua từng địa danh và câu chuyện cụ Sắc kể cho các con nghe với vốn hiểu biết phong phú của cụ.

Cuối cùng, cụ Phó Bảng đưa hai con đến thăm nhà thợ họ Nguyễn Tiên Điền và mộ của Đại thi hào Nguyễn Du, người vô cùng tài năng và để lại nhiều tác phẩm có giá trị cho nền văn học nước ta, nhưng không được lập đền thờ. Côn lại thắc mắc với cha “Sao con lại thấy có ngôi đền thờ thằng ăn trộm bị đánh chết, hả cha?”, câu hỏi này có lẽ vì cậu bé còn quá nhỏ, chưa thể hiểu hết sự đời con người nên cụ Sắc chỉ biết cười trừ.

Nhưng điều Côn thắc mắc lại thể hiện cậu bé không chỉ ham học hỏi mà cái nhìn của cậu cũng vô cùng sâu sắc, đúng là đáng buồn thay khi trong xã hội xưa người đem lại nhiều công lao lớn cho nền văn học đất nước như Nguyễn Du lại không được lập đền thờ mà có thằng ăn trộm bị đánh chết lại được lập đền thờ vì “đạo tặc tối linh tôn thần”.

Qua những câu chuyện cụ Phó bảng kể cho hai con trên đường dọc xứ Nghệ đã thể hiện cụ là người có vốn hiểu biết vô cùng sâu rộng, là người có cả trí và tài, hơn cả là có tình yêu quê hương đất nước. Và cụ cũng có cách giáo dục con cái rất đúng đắn, lan tỏa tình yêu thương đất nước cho các con thông qua những câu chuyện lịch sử của những con người đi trước đã làm nên Tổ quốc. Cả hai anh em Khiêm và Côn đều ngoan ngoãn và có tinh thần hiếu học. Cậu bé Côn tuy nhỏ tuổi nhưng có cái nhìn sâu sắc trong việc nhìn nhận, đánh giá con người, sự việc.

Với cách kể truyện giản dị và chân thật, nhà văn Sơn Tùng đã tái hiện thành công phẩm chất của Bác Hồ khi còn nhỏ qua cậu bé Côn. Đoạn trích Dọc đường xứ Nghệ với những địa danh và câu chuyện lịch sử qua lời kể củ cụ Nguyễn Sinh Sắc đã giáo dục cậu bé Khiêm và Côn những bài học về cách làm người và tình yêu quê hương, đất nước. Cũng qua đó, nhắc nhở mỗi chúng ta, đặc biệt là học sinh, tương lai của đất nước phải luôn nhớ ơn cha ông đi trước và cố gắng tu dưỡng bản thân để xứng đáng với lịch sử nước nhà, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Sưu tầm thêm các mẫu phân tích 💚 Ếch Ngồi Đáy Giếng 💚 Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

Viết một bình luận