Bài Thơ Bác Bảo Vệ ❤️️ Nội Dung, Ý Nghĩa, Giáo Án ✅ Giúp Bé Phát Triển Kỹ Năng Nói Với Bài Thơ Ngắn Hay Bên Dưới.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Thơ Bác Bảo Vệ
Bài thơ: Bác Bảo Vệ
Tác giả: Chưa rõ
Hôm nào đến lớp
Em cũng chào to
Cháu chào bác ạ
Đôi mắt tròn to.
Thân hình vạm vỡ
Bác đứng cổng trường
Nụ cười dễ thương
Nhắc mau vào lớp.
Cần gì báo giúp
Chẳng ngại bao giờ
Yêu trẻ em thơ
Bác làm bảo vệ.
Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️Kéo Cưa Lừa Xẻ ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Cách Chơi, Giáo Án
Ý Nghĩa Bài Thơ Bác Bảo Vệ
Bài thơ nói về công việc ý nghĩa hàng ngày của bác Bảo Vệ, qua đó cũng nhắc nhở các bé phải biết lễ phép, chào hỏi và tôn trọng nghề của bác Bảo Vệ.
Giáo Án Bài Thơ Bác Bảo Vệ
Giáo Án Bài Thơ Bác Bảo Vệ.
I. Mục đích yêu cầu
– Trẻ nhớ, gọi tên bác bảo vệ và biết một số công việc của bác bảo vệ ở trường mầm non.
– Luyện kỹ năng quan sát, phát âm cho trẻ. Trẻ nói to, rõ ràng, đủ câu, trả lời được các câu hỏi của cô.
– Giáo dục trẻ: Biết yêu quý tôn trọng bác bảo vệ. Biết giữ gìn và bảo vệ trường lớp, môi trường sạch đẹp.
II. Chuẩn bị
– Tranh bác bảo vệ
– Lô tô các cô bác( bác bảo vệ, cô lao công, cô giáo của con, cô nấu ăn)
– Chiếu ngồi
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1:
– Cô cho hát bài ” Trường chúng cháu là trường mầm non”
– Các con vừa hát bài hát gì?
– Trong trường mầm non có những ai?
– Trong trường mầm non có các cô luôn chăm sóc dạy dỗ các con, các cô bác nấu ăn và có cả bác bảo vệ trông coi tài sản của trường mình nữa đấy.
2 . Hoạt động 2:
a. Giảng bài:
– Cô và các con cùng tìm hiểu về bác bảo vệ trường Mầm non nhé?
– Buổi sáng các con được bố, mẹ đưa các con đến trường bằng xe gì?
– Vào buổi sáng ai mở cổng cho các con vào trường?
– Khi vào trường có ai hướng dẫn bố, mẹ các con đựng xe đúng nơi qui định và trông giữ xe cho bố, mẹ các con?
– Trong sân trường các con được chơi những đồ chơi nào? (Đu quay, cầu trượt, bập bênh …
– Vậy ai đã bảo vệ, giữ gìn, đồ chơi cho các con?
– Buổi chiều khi bố mẹ đến đón hết các con về, bác bảo vệ rất cận thận đi từng, lớp để kiểm tra tài sản, phòng nhóm và xém lớp đã khoá cửa cửa chưa đấy.
* Quan sát hình ảnh trên vi tính:
– Cho trẻ xem tranh tổng hợp thể hiện các công việc bác bảo vệ và đàm thoại về (tên gọi, các công việc cụ thể của bác bảo vệ:
+ Đây là ai? Bác bảo vệ tên là gì? (Bác tên là bác Trường).
+ Bác làm bảo vệ ở trường nào? (Trường Mầm non Mầm non Hương Sen).
+ Ai trông xe cho bố mẹ các con? (Bác bảo vệ)
+ Buổi chiều hết giờ làm việc bác bảo vệ làm những công việc gì? (Bác khoá cửa lớp, đóng cổng trường)
– Cô cho dừng lai để trẻ quan sát, trẻ chỉ… nhận biết, tập nói (tập thể, cá nhân) theo các yêu cầu của cô.
* Quan sát qua từng trang cụ thể từng công việc: Cho trẻ chỉ, đàm thoại theo nội dung từng bức tranh:
– Bác bảo vệ đang làm gì? (Mở cổng trường)
– Bác bảo vệ ngồi trên ghế làm gì? (Trong xe cho bố, mẹ các con)
– Buổi chiều bác bảo vệ đang làm gì đây? (Khoá cửa lớp)
– Hết giờ bác bảo vệ làm gì? (Đóng cổng trường)
Cô xếp tranh, gọi trẻ lên chỉ NB các công việc và trả lời các câu hỏi của cô: Tranh bác bảo vệ mở cổng trường đâu? Bác bảo vệ trông xe đâu? …
– Cô hỏi trẻ: Hôm nay các con xem tranh về ai? Cô nói: Bác bảo vệ là người hàng ngày bảo vệ tài sản của trường, của lớp, bảo vệ giữ gìn đồ chơi ở sân trường cho các con? …
– Giáo dục trẻ phải ngoan ngoãn biết yêu quý bác bảo vệ, biết giữ gìn đồ chơi, trường lớp, biết bảo vệ môi trường sạch đẹp, không vứt rác bừa bãi trên sân trường, phải bỏ rác vào nơi quy định.
* Hoạt động 3: Trò chơi “ Chọn tranh tô” (Các cô bác trong trường của bé)
– Cô giới thiệu tên gọi tranh lô tô ( Bác bảo vệ, cô giáo, cô nấu ăn, cô lao công)
– Cô hướng dẫn trẻ cách chơi:Lần 1: Cô gọi tên và giơ tranh lô tô mẫu chọn giơ theo và nhắc lại tên gọi cô bác trong tranh lô tô. lần 2 như lần 1 nhưng không giơ mẫu.
+ Lần 2: Cô gọi tên, không giơ tranh lô tô mẫu(Cô khuyến khích tạo hứng thú để trẻ tích cực chơi ra chơi cùng cô 2-3 lần)
– Kết thúc: Cô và trẻ dạo chơi, vừa đi vừa hát bài ‘Khúc hát dạo chơi”
– Giáo dục trẻ khi đến lớp không khóc nhè học ngoan, biết vâng lời ông bà, bố mẹ, cô giáo
* NDKH : Đọc thơ Cô giáo của con
– Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả
– Cô cùng trẻ đọc 1 -2 lần
– Cô khuyến khích trẻ đọc thơ hứng thú
* Kết thúc : Cô hướng cho ntrer ra chơi
Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Đồng Dao Ù À Ù Ập ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Cách Chơi