Bài Thơ Bác Gấu Đen Và Hai Chú Thỏ ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án ✅ Thohay.vn Chia Sẽ Các Thông Tin Đầy Đủ, Hữu Ích Về Bài Thơ Cho Bé.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Thơ Bác Gấu Đen Và Hai Chú Thỏ
Bài thơ Bác gấu đen và hai chú thỏ
Tác giả: Chưa rõ
Bác gấu đen
Đi chơi rừng
Gặp mưa giông
Bị ướt cả
Bác gõ cửa
Nhà thỏ nâu
Thỏ càu nhàu
Không cho trú
Bác buồn quá
Lại ra đi
Mưa dầm dề
Càng ướt sũng
Nhà thỏ trắng
Bác dừng chân
Thỏ ân cần
“Mời bác sưởi”
Đêm mưa càng dữ dội
Thỏ nâu bị đổ nhà
Chạy đến miệng kêu la
“Bác ơi cứu cháu với!”
Bác nhẹ nhàng thăm hỏi
“Thỏ nâu cứ yên lòng
Mai bác làm nhà mới
Chỉ một loáng là xong”.
Em yêu bạn thỏ trắng
Em quý bác gấu đen
Bác gấu thật tốt bụng
Thỏ trắng thật đáng khen.
Thohay.vn Chia sẽ ❤️️ Bài Thơ Đám Ma Bác Giun ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án
Tranh + Hình Ảnh Bài Thơ Bác Gấu Đen Và Hai Chú Thỏ
Giáo Án Bài Thơ Bác Gấu Đen Và Hai Chú Thỏ
Giáo Án Bài Thơ Bác Gấu Đen Và Hai Chú Thỏ
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
– Trẻ nhớ tên chuyện “Bác Gấu Đen và hai chú Thỏ”, nhớ tên các nhân vật trong chuyện: Gấu Đen, Thỏ Trắng, Thỏ Nâu.
– Trẻ hiểu nội dung câu chuyện: Kể về bác Gấu Đen đi chơi bị mưa ướt và được Thỏ Trắng giúp đỡ cho trú nhờ. Còn Thỏ Nâu là người ích kỹ, không biết giúp đỡ người khác nhưng biết nhận lỗi.
– Trẻ biết thể hiện giọng điệu của các nhân vật cùng cô.
– Trẻ biết cách chơi, luật chơi của trò chơi “thi đội nào nhanh”
2. Kỹ năng:
– Trẻ biết nghe hiểu và trả lời được các câu hỏi to, rỏ ràng.
– Phát triển vốn từ, ngôn ngữ cho trẻ.
– Rèn kỹ năng chú ý, ghi nhớ có chủ định.
– Rèn kỹ năng thể hiện giọng điệu, cử chỉ của nhân vật trong chuyện.
– Rèn kỹ năng hợp tác với bạn khi tham gia chơi trò chơi.
3. Thái độ:
– Trẻ tích cực, hứng thú tham gia hoạt động cùng cô, cùng bạn.
– Thông qua câu chuyện giáo dục trẻ ngoan, biết yêu thương giúp đỡ mọi người xung quanh và các bạn trong lớp, biết nghe lời cô giáo, ông bà, ba mẹ.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô:
– Giáo án; que chỉ, xắc xô.
– Mô hình sân khấu, thú nhồi bông về Thỏ Nâu, Thỏ Trắng.
– Sa bàn xoay nội dung chuyện.
– Nhạc bài hát “Đố bạn”, “Trời nắng, trời mưa”, nhạc trò chơi vận động.
2. Đồ dùng của trẻ:
– 3 tranh Ao vẽ cảnh khu rừng.
– 3 bộ tranh rời về hình ảnh và các nhân vật liên quan đến nội dung câu chuyện và một số hình ảnh con vật khác.
– Mũ các nhân vật: Gấu Đen, Thỏ Nâu, Thỏ Trắng đủ cho cô và mỗi trẻ.
III. Tiến hành:
* Hoạt động 1: Giới thiệu câu chuyện “Bác Gấu Đen và hai chú Thỏ”.
– Cho trẻ đứng 2 vòng cung phía trước mặt cô vận động theo bài hát “Đố bạn”.
– Các con vừa bắt chước dáng đi của ai nhỉ? Thế Gấu sống ở đâu?
– Có 1 câu chuyện kể về bác Gấu Đen đi chơi ở trong rừng đấy. Để biết được chuyện gì xảy ra với Gấu Đen hôm nay cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện “Bác Gấu Đen và hai chú Thỏ”.
– Kể chuyện cho trẻ nghe:
+ Cô kể lần 1: Cô kể diễn cảm thể hiện giọng điệu, cử chỉ nhân vật, kết hợp cho trẻ xem hoạt cảnh. (Trẻ ngồi 2 vòng cung)
Hỏi trẻ: Cô kể cho lớp mình nghe câu chuyện gì?
+ Cô kể lần 2: Cô kể diễn cảm kết hợp sa bàn xoay. (Trẻ ngồi hình chữ U)
– Đàm thoại (Kèm theo sa bàn):
+ Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì?
+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
+ Bác Gấu Đen đi chơi về gặp chuyện gì?
+ “Trời mưa to như trút nước. Gió thổi ào ào… bẻ gãy cả cành cây. Gấu Đen đi chơi về bị ướt lướt thướt”. Các con có biết “Ướt lướt thướt” có nghĩa là gì không?
Cô giải thích: “ướt lướt thướt” có nghĩa là bị ướt hết cả người từ đầu xuống chân, nước mưa chảy ròng ròng từ trên tóc xuống mặt mũi, quần áo đấy.
+ Bác Gấu Đen đã đến nhà ai để xin trú nhờ?
+ Khi bác Gấu Đen đến Thỏ Nâu đã làm gì?
+ Vì sao Thỏ Nâu không cho bác Gấu trú nhờ?
Các con thể hiện lại giọng của Thỏ Nâu nào? (“Không được đâu, người bác to quá, làm đỗ nhà của cháu mất”)
+ Khi bị Thỏ Nâu đuổi bác Gấu đến nhà ai các con?
+ Bạn Thỏ Trắng đã làm gì khi bác Gấu Đen đến?
+ Chuyện gì xảy ra với Thỏ Nâu vào lúc nữa đêm?
+ Ai đã giúp Thỏ Nâu dựng lại nhà?
+ Trong hai bạn Thỏ Nâu và Thỏ Trắng ai ngoan hơn? Vì sao?
Cô giáo dục trẻ: Trong hai bạn Thỏ Nâu và bạn Thỏ Trắng thì bạn Thỏ Trắng ngoan hơn vì bạn Thỏ Trắng biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ mọi người. Còn bạn Thỏ Nâu ích kỹ, chưa biết quan tâm giúp đỡ mọi người nhưng đã biết nhận lỗi rồi đấy.
Các con phải biết học tập bạn Thỏ Trắng ngoan ngoản, biết giúp đỡ mọi người, giúp đỡ các bạn trong lớp, biết nghe lời cô giáo, ông bà, ba mẹ để trở thành người tốt, được mọi người yêu mến.
* Hoạt động 2: Dạy trẻ kể chuyện:
Cho trẻ xúm xít bên cô kể chuyện 2 lần:
– Lần 1 kể chuyện cùng cô.
– Lần 2 cô dẫn chuyện và cho trẻ kể tiếp lời thoại các nhân vật theo nội dung câu chuyện. (Cô giúp trẻ thể hiện giọng điệu các nhân vật)
* Hoạt động 3: Trò chơi “Thi đội nào nhanh”
– Chia trẻ thành 3 đội (Gấu Đen, Thỏ Trắng, Thỏ Nâu), thi đua nhau gắn các nhân vật và hình ảnh có trong nội dung câu chuyện.
– Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi:
+ Cách chơi: Bạn đầu hàng chạy lên gắn 1 nhân vật hoặc 1 hình ảnh rồi chạy về cuối hàng đứng. Bạn tiếp theo tiếp tục trò chơi. Cùng 1 thời gian đội nào gắn đúng, gắn nhanh sẽ chiến thắng. Thời gian chơi được tính bằng 1 bản nhạc.
+ Luật chơi : Mỗi bạn chỉ gắn 1 nhân vật hoặc 1 hình ảnh.
– Tổ chức cho trẻ chơi, kiểm tra kết quả chơi.
* Kết thúc:
– Cô nhận xét tuyên dương.
– Cho trẻ làm những chú thỏ đi tắm nắng theo nhạc bài “Trời nắng, trời mưa” và cất dọn đồ dùng.
Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Bài Thơ Năm Mảnh Gỗ ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án