Bài Thơ Bè Xuôi Sông La ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án ✅ Ngắm Nhìn Một Bức Tranh Quê Hương Tuyệt Đẹp Dù Trong Thời Kỳ Kháng Chiến.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Thơ Bè Xuôi Sông La
Bài thơ Bè xuôi sông La
Tác giả: Chưa rõ
Bè ta xuôi sông La
Dẻ cau cùng táu mật
Muồng đen và trai đất
Lát chun rồi lát hoa.
Sông La ơi sông La
Trong veo như ánh mắt
Bờ tre xanh im mát
Mươn mướt đôi hàng mi
Bè đi chiều thầm thì
Gỗ lượn đàn thong thả
Như bầy trâu lim dim
Đắm mình trong êm ả
Sóng long lanh vẩy cá
Chim hót trên bờ đê.
Ta nằm nghe, nằm nghe
Giữa bốn bề ngây ngất
Mùi vôi xây rất say
Mùi lán cưa ngọt mát
Trong đạn bom đổ nát
Bừng tươi nụ ngói hồng
Đồng vàng hoe lúa trổ
Khói nở xoà như bông.
Thohay.vn Chia sẽ ❤️ Bài Thơ Dinh Dưỡng Của Bé ❤️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án
Tranh + Hình Ảnh Bài Thơ Bè Xuôi Sông La
Giáo Án Bài Thơ Bè Xuôi Sông La Lớp 4
Giáo Án Bài Thơ Bè Xuôi Sông La
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
– Đọc đúng các tiếng trong bài, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ trong bài.
– Trả lời được các câu hỏi của bài thơ gì ?
– Hiểu nội dung bài:
+cần phải biết quý trọng thời gian, yêu lao động;
+ nếu để nó trôi qua sẽ không lấy lại được.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
– Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học:
+ phát triển vốn từ chỉ người,
+ chỉ vật;
+ kỹ năng đặt câu.
– Biết yêu quý thời gian, yêu quý lao động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
– GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học
– GV treo tranh lên bảng.
– GV giới thiệu bài rồi ghi tên bài lên bảng.
– HS mở SGK chuẩn bị học bài.
– HS: Vở bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
– Gọi HS đọc bài thơ Bè xuôi sông La
– GV hỏi nội dung trong bài thơ HS vừa đọc xong
– Nhận xét, tuyên dương.
2. Dạy bài mới:
a. Khởi động:
– Kể lại những việc em đã làm ngày hôm qua?
– GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
b. Khám phá:
* Hoạt động 1: Đọc văn bản.
– GV đọc mẫu: giọng đọc lưu luyến, tình cảm.
– Hoạt động HS chia đoạn: 4 khổ thơ; mỗi lần xuống dòng là một khổ thơ.
– Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ lúa trổ, lim dim, êm ả
– Luyện đọc khổ thơ: GV gọi HS đọc nối tiếp từng khổ thơ. Chú ý quan sát, hỗ trợ HS.
* Hoạt động 2:
Trả lời câu hỏi.
– GV gọi HS đọc lần lượt các câu hỏi trong sgk
– GV cho HS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện các câu hỏi trong sách giáo khoa
– GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
– HS học thuộc lòng 2 khổ thơ bất kỳ.
– Nhận xét, tuyên dương HS.
* Hoạt động 3:
Luyện phát âm.
– Gv cho Hs nối tiếp nhau đọc từng câu trước lớp.
– Chú ý theo dõi Hs đọc để phát hiện thêm các từ cần luyện phát âm, các câu cần chú ý ngắt giọng và các em mắc lỗi.
– Các từ đó có thể là
– Hướng dẫn Hs ngắt nhịp thơ.
– Giới thiệu các câu cần luyện ngắt giọng. Yêu cầu hs tìm cách đọc và luyện đọc các câu này.
Luyện đọc lại:
– Gọi HS đọc toàn bài; Chú ý giọng đọc tình cảm, lưu luyến thể hiện sự tiếc nuối.
– Nhận xét, khen ngợi.
Luyện Thi đọc.
– Gv đọc mẫu lần 1.
– Nối tiếp nhau đọc bài theo tổ hoặc theo dãy bàn. Mỗi em đọc 1 câu. Đọc từ đầu cho đến hết bài.
– hs đọc từ khó.
– Yêu cầu Hs nối tiếp nhau đọc bài vòng 2.
– 5 đến 7 hs đọc bài cá nhân.
– Cả lớp đọc đồng thanh.
– Gọi hs đọc chú giải.
– Cả lớp đồng thanh đọc lại các câu này.
– Chia nhóm và luyện đọc trong nhóm của mình.
– Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân.
– Nhận xét, cho điểm.
* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.
– Gọi HS đọc lần lượt các yêu cầu sgk
– Cho HS trả lời câu hỏi
– Tuyên dương, nhận xét.
– Yêu cầu 2: HDHS đặt câu với từ vừa tìm được.
– GV sửa cho HS cách diễn đạt.
– Yêu cầu HS viết câu vào bài
– Nhận xét chung, tuyên dương HS.
3. Củng cố, dặn dò:
– Hôm nay em học bài gì?
– GV nhận xét giờ học.
– dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài mới
Thohay.vn Tặng Bạn 🍼 Bài Thơ Con Đường Làng❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án A-Z
Cảm Nhận Về Bài Thơ Bè Xuôi Sông La
Thohay.vn chia sẽ bài văn hay viết Cảm Nhận Về Bài Thơ Bè Xuôi Sông La.
Vũ Duy Thông viết bài thơ “Bè xuôi sông La” vào năm 1967, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta đang diễn ra vô cùng sôi sục và ác liệt.
Bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn, gợi tả vẻ đẹp hữu tình, thơ mộng của dòng sông La, và nói lên niềm tin tưởng lạc quan về một ngày mai kiến thiết đất nước trong hòa bình.
Khổ thơ đầu gợi tả những bè gỗ quý từ nguồn sâu rừng xa trên dãy Trường Sơn nối đuôi nhau xuôi dòng sông La. Có biết bao thứ gỗ quý, nguồn lâm sản của núi rừng quê hương: dẻ cau, táu mật, muồng đen, trai đất, lát chun, lát hoa.
Các từ: “cùng”, “và”, “rồi” gợi lên hình ảnh những bè gỗ quý nối đuôi nhau xuôi dòng sông, kéo dài mãi ra tưởng như vô tận, không thể nào đếm hết, càng ngắm càng thích thú say mê:
“Bè ta xuôi sông La
Dẻ cau cùng táu mật
Muồng đen và trai đất
Lát chun rồi lát hoa”.
Hai chữ “bè ta” biểu lộ tất cả niềm tự hào của nhà thơ. Câu thơ “Sông La ơi sông La” như một tiếng reo cất lên, dào dạt niềm thiết tha sung sướng trước cảnh sắc xinh đẹp, nên thơ của dòng sông quê hương.
Sông La là một chi lưu của dòng sông Ngàn Trươi từ Trường Sơn chảy qua huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, rồi nhập lưu với dòng sông Lam mà đổ về Cửa Hội. Sông La rất đẹp, một vẻ đẹp êm đềm thơ mộng, nhất là những buổi chiều xuân, chiều thu.
Nước sông ”trong veo”; đôi bờ sông là những hàng tre xanh biếc tỏa bóng mát. Tác giả đã lấy “ánh mắt” (thiếu nữ) để so sánh với nước sông trong veo, lấy “hàng mi” (giai nhân) để ví với bờ tre, lá tre xanh “im mát” đôi bờ sông.
“Sông La ơi sông La
Trong veo như ánh mắt
Bờ tre xanh im mát
Mươn mướt đôi hàng mi”.
Người đọc xúc động nhớ tới hai câu thơ của Tế Hanh trong bài thơ “Nhớ con sông quê hương”:
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre…”.
Trời về chiều, sông La càng trở nên đáng yêu. Gương sông phản chiếu ánh tà dương mà trở nên long lanh. Gió thổi nhẹ, mặt sông gợn sóng lăn tăn như “vảy cú”. Trên bờ đê, tiếng chim hót ríu ran:
“Sóng long lanh vảy cá
Chim hót trên bờ đê”
Ẩn dụ “vảy cá” nói về con sóng lăn tăn, một nét vẽ khá tài hoa. Vần thơ đầy ánh sáng và âm thanh đồng quê như dẫn người đọc trôi về cõi mộng.
Những bè gỗ được nhà thơ cảm nhận đầy chất thơ. Bè gỗ được nhân hóa: “Bè đi chiều thầm thì”. Những bè gỗ như “đàn” (cá) lượn “thong thả”, như “bầy trâu” đang “lim dim” cặp mắt tắm mát trên dòng nước “trong veo”.
Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ và so sánh được tác giả vận dụng sáng tạo để viết nên những câu thơ đầy hình tượng gợi cảm:
“Bè đi chiều thầm thì
Gỗ lượn đàn thong thả
Như bầy trâu lim dim
Đằm mình trong êm ả”.
Các từ láy: “thầm thì”, “thong thả”, “lim dim”, “êm ả” dùng rất đắt, có giá trị đặc tả một buổi chiều êm ả, thơ mộng, thanh bình của dòng sông La.
Đoạn cuối bài thơ nói lên những suy nghĩ, niềm tin tưởng lạc quan về một ngày mai kiến thiết quê hương đất nước trong hòa bình. Các điệp ngữ: “nằm nghe, nằm nghe”, các từ ngữ: “ngây ngất”, “rất say”, “ngọt mát” gợi tả bao cảm xúc dào dạt đang dâng lên trong lòng nhà thơ:
“Ta nằm nghe, nằm nghe
Giữa bốn bề ngây ngất
Mùi vôi xây rất say
Mùi lán cưa ngọt mát”.
Các hình ảnh ẩn dụ: “nụ ngói hồng”, “hoa lúa trổ”, “khói nở xòa như bông” hiện lên trong cảnh “đạn bom đổ nát” gợi tả cảnh tái thiết đất nước trong một ngày mai thắng trận. Tinh thần lạc quan tin tưởng sáng bừng vần thơ:
“Trong đạn bom đổ nát
Bừng tươi nụ ngói hồng
Đồng vàng hoa lúa trổ
Khói nở xòa như bông”.
Hiện thực đất nước tưng bừng tráng lệ hôm nay cho ta cảm được cái hay, cái đẹp trong khổ cuối bài thơ này.
“Bè xuôi sông La” là một bài thơ hay. Giọng thơ nhẹ nhàng, trìu mến thiết tha. Ngôn ngữ thơ, hình tượng thơ rất đẹp, gợi lên vẻ đẹp mặn mà đáng yêu của dòng sông La với những bè gỗ quý xuôi dòng.
Ý tưởng bài thơ sâu sắc, nó đem đến cho người đọc một niềm tin ngời sáng, như Bác Hồ đã dặn trước lúc Người đi xa:
“Còn non, còn nước, còn người,
Thắng giặc Mĩ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay”.