Bài Thơ Cánh Diều Tuổi Thơ Lớp 4 ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án ✅ Cùng Tìm Hiểu Ý Nghĩa Bài Thơ Qua Nội Dung Bên Dưới.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Thơ Cánh Diều Tuổi Thơ Lớp 4
Bài thơ Cánh diều tuổi thơ
Tác giả: Đào Quang.
Trên bãi cỏ xanh
Chúng em chạy nhanh
Cánh diều lộng gió
Bay vào trời xanh
Cái xanh, cái tím
Cái đỏ, cái vàng…
Con chim, con bướm
Con rồng, ông trăng…
Vi vu tiếng sáo
Êm ả nắng chiều
Cùng mây, cùng gió
Thả hồn phiêu diêu
Bay cao, bay mãi
Cái chỉ em cầm
Như là mơ ước
Giữ chặt trong tâm
Diều là câu hát
Diều là vần thơ
Cánh diều mơ ước
Cho em tuổi thơ.
Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Bài Thơ Hạt Gạo Làng Ta ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án
Tranh Bài Thơ Cánh Diều Tuổi Thơ
Hình Ảnh Bài Thơ Cánh Diều Tuổi Thơ
Giáo Án Bài Thơ Cánh Diều Tuổi Thơ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đoạn một đoạn trong bài.
– Hiểu nội dung: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
Học sinh có năng lực: Đọc trôi chảy, đúng tốc độ và diễn cảm một đoạn trong bài. Rút ra được nội dung bài tập đọc.
Học sinh chưa hoàn thành: Đọc đúng, rõ ràng bài tập đọc.
2. Kĩ năng: Đọc lưu loát và diễn cảm một đoạn trong bài Tập đọc.
3. Thái độ: Yêu thích trò chơi thả diều.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
– Gv: Giáo án, SGK, bảng trình chiếu.
– HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định: Học sinh hát.
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
HS1: Đọc đoạn 3 bài tập đọc “Chú Đất Nung (tiếp theo)” và trả lời câu hỏi “Đất Nung đã làm gì khi thấy hai người bột gặp nạn?”
Trả lời
– Đất Nung nhảy xuống nước, vớt họ lên bờ phơi nắng cho se bột lại.
– HS nhận xét- Gv nhận xét, kết luận.
HS2: Đọc đoạn 4 bài “Chú Đất Nung (tiếp theo)” và trả lời câu hỏi: “Em hãy nêu ý nghĩa của bài tập đọc”
Trả lời: Muốn làm người có ích phải biết rèn luyện, không sợ gian khổ, khó khăn. Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa đã trở thành người có ích, chịu được nắng mưa, cứu sống được hai người bột.
– HS nhận xét- Gv nhận xét, kết luận.
– Gv nhận xét bài cũ cả lớp.
3. Bài mới (34 phút)
a. Giới thiệu bài: (1 phút ) Gv cho Hs quan sát tranh.
– Gv yêu cầu Hs trả lời: Tranh vẽ gì?
– HS trả lời.
– GV giới thiệu bài : Bài đọc Cánh diều tuổi thơ sẽ cho các em thấy niềm vui sướng và những khát vọng đẹp đẽ mà trò chơi thả diều mang lại cho trẻ em.
– Gv gọi Hs nhắc lại tên bài học.
– Gv giới thiệu các hoạt động.
b. Nội dung
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Luyện đọc. (18 phút)
Mục tiêu: Đọc lưu loát bài văn. Hiểu nghĩa của một số từ trong bài.
Các bước tiến hành:
– Yêu cầu Hs mở SGK trang 146
– Gọi 1 Hs có năng lực đọc toàn bài.
– Gv gọi Hs chia đoạn bài tập đọc.
– Gv kết luận: 2 đoạn ( đoạn 1 từ Tuổi thơ của tôi đến những vì sao sớm, đoạn 2 là từ Ban đêm đến khát khao của tôi).
– Gv cho Hs luyện đọc nối tiếp từng đoạn.
* Đọc lần 1: Gv kết hợp sửa lỗi phát âm cho từng Hs. ( Sửa ngay tại chỗ chưa đúng).
– Gv yêu cầu học sinh đọc lướt đoạn 1 và tìm câu văn nào khó đọc.
– GV gọi HS đọc – Gv nhận xét, hướng dẫn HS đọc (nếu cần)
Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,// như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
– Gv yêu cầu học sinh đọc lướt đoạn 2 và tìm câu văn khó đọc
Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời / và bao giờ cũng hy vọng khi tha thiết cầu xin : “Bay đi diều ơi! Bay đi”
– GV gọi HS đọc – Gv nhận xét, hướng dẫn HS đọc (nếu cần)
* Đọc lần 2: Cho Hs đọc nối tiếp, HS rút ra các từ cần luyện đọc , Gv kết hợp ghi bảng.
– Hướng dẫn Hs đọc từ khó : sáo đơn, sáo kép, sáo bè, huyền ảo, khát khao.( Gv đọc mẫu- HS đồng thanh – cá nhân)
– GV gọi HS đọc phần chú giải.
– GV hỏi học sinh trong phần chú giải cần giải thích thêm từ nào.
– GV cho HS xem hình ảnh các từ “mục đồng”
– GV yêu cầu HS đặt câu với các từ “huyền ảo”
+ Cảnh núi non hùng vĩ đẹp một cách thật huyền ảo.
– Gv yêu cầu HS đọc lướt đoạn 2 và cho biết từ “Ngân Hà” nằm trong câu nào.
– GV hỏi từ “Ngân Hà” đặt trong câu văn này có nghĩa là gì?
– GV gọi HS trả lời – Gv nhận xét và kết luận: Ngân Hà là Vào những đêm trời quang nhìn lên bầu trời ta có thể thấy một dải màu trắng bạc kéo dài do rất nhiều ngôi sao tạo thành. Nó được người Trung Quốc hình tượng hoá thành hình ảnh một dòng sông chảy trên trời và gọi nó là Ngân Hà hay còn gọi là Sông Ngân.
– Gv cho HS xem ảnh dải Ngân Hà.
* Đọc lần 3: Luyện đọc theo nhóm đôi
– Hs đọc thầm theo nhóm đôi
– Gv kiểm tra phần đọc của các nhóm (1-2 nhóm)
– Gọi Hs đọc thi theo nhóm đôi
– Cho Hs nhận xét, chọn nhóm đọc tốt.
– Gv nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
– GV nêu giọng đọc của bài: Các em đọc bài với giọng vui, tha thiết, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, thể hiện vẻ đẹp của cánh diều, của bầu trời, niềm vui sướng và khát vọng của đám trẻ khi chơi thả diều: nâng lên, hò hét, mềm mại, phát dại, vi vu trầm bổng, gọi thấp xuống, huyền ảo, thảm nhung, cháy lên, cháy mãi, ngửa cổ, tha thiết cầu xin, bay đi, khát khao.
– Gv đọc diễn toàn bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. (10 phút)
Mục tiêu: Hiểu nội dung bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng.
Cách tiến hành:
– Gv cho HS đọc lướt đoạn 1 và trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
Chuyển ý: Với những cánh diều như vậy các bạn nhỏ đã cùng nhau chơi trò thả diều. Vậy, trò chơi thả diều mang lại cho các bạn nhỏ điều gì, các em sẽ tìm hiểu qua câu hỏi 2.
Câu 2: Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn và những mơ lớn như thế nào?
(Hoạt động nhóm 5)
Chuyển ý: Trò chơi thả diều không những mang lại những niềm vui lớn, những ước mơ đẹp mà còn mang lại điều đặc biệt gì nữa mời các em cùng tìm hiểu qua câu mở bài và kết bài của bài tập đọc.
– GV gọi HS đọc câu mở bài và kết bài của bài tập đọc.
Câu 3: Qua các câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ?
a. Cánh diều là kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ.
b. Cánh diều khơi gợi những mơ ước đẹp cho tuổi thơ.
c. Cánh diều đem đến bao niềm vui cho tuổi thơ.
– GV kết luận: Ý nào cũng đúng nhưng đúng và đầy đủ nhất là ý b – Cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ.
* Rút ra nội dung bài
– Dựa vào nội dung các câu trả lời trong phần tìm hiểu bài em hãy rút ra nội dung bài tập đọc.
Nội dung bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng.
– GV gọi HS đọc nội dung bài.
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm. (5 phút)
Mục tiêu: Đọc diễn cảm thể hiện đúng yêu cầu của bài.
Cách tiến hành:
– Gv gọi HS đọc nối tiếp 2 đoạn của bài.
– GV gọi HS nhận xét – GV nhận xét, bổ sung về cách đọc từng đoạn.
– GV hỏi HS cách đoạn diễn cảm đoạn 1 và đoạn 2
– HDHS đọc bài văn : Bài tập đọc Cánh diều tuổi thơ là ghi lại cảm xúc của tác giả về cánh diều nên chúng ta đọc giọng vui, tha thiết, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, thể hiện vẻ đẹp của cánh diều, của bầu trời, niềm vui sướng và khát vọng của đám trẻ khi chơi thả diều.
– GV chọn 1 đoạn để học sinh luyện đọc diễn cảm:
Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.
Chiều chiều,/ trên bãi thả,/ đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,// như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
– GV gọi HS đọc.
– GV cho HS nhận xét, GV bổ sung cách đọc của HS.
– GV đọc mẫu đoạn đọc diễn cảm. (Nếu cần)
– GV gọi HS đọc lại đoạn diễn cảm..
– Gv tổ chức cho Hs thi đọc diễn cảm theo bài.
– Gv cho Hs nhận xét.
– Gv nhận xét và tuyên dương những Hs đọc tốt.
– Hs mở SGK trang 146
– Hs đọc
– Hs chia đoạn.
– Hs theo dõi SGK
– Hs đọc.
– Hs nêu câu văn.
– Hs đọc
– HS nêu câu văn
– HS đọc.
– HS tìm những từ khó
– HS đọc đồng thanh – cá nhân
– HS đọc phần chú giải
– HS trả lời.
– HS xem hình ảnh và đặt câu
– HỎI đọc lướt và trả lời
– HS trả lời – HS lắng nghe.
– HS xem ảnh.
– Luyện đọc thầm theo nhóm đôi
– Hs đọc bài theo nhóm đôi ( 1-2 nhóm )
– HS thi đọc.
– Hs lớp nhận xét, chọn nhóm đọc tốt.
– Vỗ tay tuyên dương nhóm đọc tốt.
– HS lắng nghe.
–
HS đọc lướt
– Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Trên cánh diều có nhiều loại sáo – sáo đơn, sáo kép, sáo bè..Tiếng sáo vi vu trầm bổng.
– Trò chơi thả diều mang lại
+ Những niềm vui lớn là: Các bạn thi nhau hò hét thả diều thi, vui sướng đến phát dại nhìn lên trời.
+ Những ước mơ lớn: Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo, đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ, bạn nhỏ thấy lòng cháy lên, cháy mãi khát vọng. Suốt một thời mới lớn, bạn đã ngửa cổ chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hy vọng, tha thiết cầu xin: Bay đi diều ơi, bay đi
– HS đọc.
– Hs trả lời.
– HS lắng nghe.
– HS phát biểu.
– HS đọc
– 2 HS đọc nối tiếp.
– HS nhận xét – lắng nghe.
– HS trả lời.
– HS lắng nghe.
– HS đọc.
– HS nhận xét – lắng nghe
– HS lắng nghe.
– HS đọc
– HS thi
– HS nhận xét.
– HS lắng nghe.
4. Củng cố, dặn dò: (3 phút ).
– Gv gọi Hs nhắc lại tên bài học.
– Gv cho Hs nhắc lại nội dung bài.
– GV hỏi: Trò chơi thả diều là trò chơi dân gian hay hiện đại? Em còn biết các trò chơi dân gian nào không?
– GV liên hệ giáo dục: Thả diều là một trò chơi dân gian vừa vui vừa có ích. Các em nên lựa chọn các trò chơi dân gian như vậy để chơi ,vì các trò chơi dân gian không chỉ mang lại niềm vui mà còn mang lại những ý nghĩa khác! Hãy thường xuyên chơi để khám phá ra những ý nghĩa trong các trò chơi dân gian như nhà văn Tạ Duy Anh đã được trò chơi thả diều khơi gợi những ước mơ.
– Gv dặn dò Hs xem lại bài học.
– Gv nhận xét tiết học.
* Rút kinh nghiệm:
Chia Sẽ Thêm ✔ Bài Thơ Về Hoa Mai ❤️Nội Dung + Giáo Án