Bài Thơ Có Một Nghề Như Thế [Nội Dung + Nghệ Thuật + Phân Tích]

Bài Thơ Có Một Nghề Như Thế ❤️️ Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích ✅Tổng Hợp Thông Tin Về Tác Giả, Ý Nghĩa, Bố Cục, Hoàn Cảnh Sáng Tác.

Nội Dung Bài Thơ Có Một Nghề Như Thế

Nghề nhà giáo là một trong những nghề cao quý nhất, là nghề giúp nuôi dưỡng tương lai của đất nước. Trong số các bài thơ nói về nghề “trồng người” này thì bạn không nên bỏ qua bài thơ Có một nghề như thế. Dưới đây là nội dung của bài thơ:

Có một nghề như thế
Tác giả: Đinh Văn Nhã

Có một nghề bụi phấn bám đầy tay
Người ta bảo đó là nghề trong sạch nhất
Có một nghề không trồng cây vào đất
Mà mang lại cho Đời đầy “trái ngọt hoa tươi”!

Có một nghề rèn luyện cả đời người
Để mang lại sự tốt tươi cho thiên hạ
Có một nghề thật đớn đau nghiệt ngã
Để mang tặng cho Đời những Tài tử Giai nhân
Lặn lội cả đời nhả kén tơ ươm
Cho loài Người được khoác lụa vàng óng ả!

Có một nghề vượt bao khó khăn cao cả
Để rèn luyện cho Đời những nguồn lực vô biên
Có một nghề luôn đào tạo những “Tài, Hiền”
Cho đất nước được bình yên thịnh vượng!

Có một nghề luôn tạo niềm vui sướng
Cho bao người đạt sự nghiệp thăng hoa
Có một nghề từ sáng đến chiều tà
Dạy dỗ học trò miệt mài không ngơi nghỉ

Có một nghề ngay từ trong suy nghĩ
Nhận trách nhiệm với Đời,
Làm Thầy của cả những bậc Vĩ nhân!
Có một nghề cũng có lúc quên thân
Mang con chữ gieo vần nơi heo hút
Có một nghề bỏ tiền lương mua giấy bút
Dạy các em thơ xứ Mèo Vạc vùng cao
Xua nắng Hè Thu, cõng gió Đông vào
Thổi mát rượi những ngày Hè oi bức!

Có một nghề cứ mỗi khi thức giấc
Đã nghĩ nặng tình về thế hệ mai sau.
Nguyên khí Quốc Gia sẽ trôi dạt về đâu?
Khi Hiền Tài không được nuôi trồng chăm bón!

Ôi Trời Đất giao cho ngành ta trọng trách lớn
Nghiệp mênh mang mà chức sắc lại cỏn con!

Ta luôn ước mơ cho Đất nước được vuông tròn
Thoát địch họa và tai ương rình rập
Phải gắng xây một lâu đài vững chắc
Cho Tổ Quốc được yên vui, Thế giới được thái bình.
Cho Quê hương ta trong đó có mình
Được hưởng trọn quang vinh ấm no hạnh phúc!

Nghề Nhà Giáo được vinh danh tiến bước
Cùng mọi nghề xây mực thước cho đời
Cho Thiên hạ mãi mãi xanh tươi
Cho cuộc sống được đổi đời oanh liệt
Cho thế gian ai ai cũng nhận biết
Nghề Giáo là Thầy giúp đất nước được thăng hoa!

Đọc hiểu bài thơ 🍀Dấu Chân Qua Trảng Cỏ 🍀 Nội Dung Bài Thơ, Nghệ Thuật, Phân Tích

Tác Giả Bài Thơ Có Một Nghề Như Thế

Tìm hiểu một số thông tin về tác giả của bài thơ ngay sau đây.

  • Tác giả bài thơ đó chính là Giáo sư – Viện sĩ, TSKH, Nhà giáo Ưu tú Đinh Văn Nhã.
  • Ông sinh năm 1948 tại Quỳnh Lộc,Quỳnh Lưu, Nghệ An.
  • Một nhà khoa học lớn, nhà quản lý xuất sắc, một con người tài đức vẹn toàn,… là những ngôn từ thường được nhắc đến bên cạnh tên ông. 
  • Ông là một nhà khoa học lớn có ảnh hưởng không chỉ trong nước mà với quốc tế với nhiều giải thưởng, nhiều công trình khoa học được vinh danh cùng nhiều Huy chương do các Hiệp hội Quốc tế trao tặng.
  • Ông cũng là người rất tâm huyết, đóng góp nhiều cho sự nghiệp giáo dục và viết văn, làm thơ”.

Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Có Một Nghề Như Thế

Bài thơ Có một nghề như thế được Giáo sư Đinh Văn Nhã sáng tác vào ngày 6/1/2017, nhằm vinh danh những người làm nghề giáo – những người thầy, người cô không ngại khó khăn, vất vả vẫn miệt mài sự nghiệp “trồng người”. Bài thơ chính là nỗi lòng của ông cũng như của những nhà giáo trong ngành.

Giới thiệu tác phẩm🌿Đây Thôn Vĩ Dạ🌿 Nội Dung Bài Thơ, Nghệ Thuật, Phân Tích

Ý Nghĩa Bài Thơ Có Một Nghề Như Thế

Bài thơ mang ý nghĩa gửi gắm đến người đọc rằng chúng ta cần biết trân trọng, yêu quý nghề giáo, đó là một nghề rất vất vả, khổ nhọc nhưng mang đóng vai trò quan trọng cho tương lai sau này của đất nước.

Bố Cục Bài Thơ Có Một Nghề Như Thế

Bố cục bài thơ Có một nghề như thế có thể chia thành 3 đoạn:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến “trái ngọt hoa tươi”: giới thiệu về nghề giáo
  • Đoạn 2: Tiếp theo đến “chức sắc lại cỏn con!”: Sự khó khăn, vất vả của nghề giáo
  • Đoạn 3: Phần còn lại: Mong muốn đất nước ngày càng giàu đẹp, mọi người ngày càng trân trọng nghề giáo hơn

Tìm hiểu chi tiết bài 🌸 Vội Vàng [Xuân Diệu] 🌸 Sơ Đồ Tư Duy, Phân Tích, Dàn Ý

Nghệ Thuật Bài Thơ Có Một Nghề Như Thế

Xem thêm về giá trị nghệ thuật trong bài thơ Có một nghề như thế dưới đây.

  • Bài thơ sử dụng thể thơ tự do nhằm diễn đạt dễ dàng ý nghĩa của từng câu thơ
  • Thơ tự do nên nhịp điệu đa dạng trong từng câu thơ
  • Sử dụng biện pháp ẩn dụ như “trồng cây” ý chỉ sự dạy dỗ học sinh, “trái ngọt hoa tươi” ý chỉ thành quả của việc dạy dỗ học sinh nên người,…

Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Có Một Nghề Như Thế Hay

Chia sẻ cho bạn đọc mẫu cảm nhận về bài thơ Có một nghề như thế hay đặc sắc sau đây.

“Có một nghề bụi phấn bám đầy tay
Người ta bảo đó là nghề trong sạch nhất
Có một nghề không trồng cây vào đất
Mà mang lại cho đời đầy “trái ngọt hoa tươi”!

Vâng! đó chính là nghề giáo, nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Còn gì cao quý hơn việc giáo dục một người trở thành một người tử tế, lương thiện, vững vàng về kiến thức để bước vào đời. Nghề giáo cũng như bao ngành nghề khác trong xã hội góp phần làm giàu, làm đẹp cho cuộc sống.

Cái khác biệt lớn nhất, sản phẩm của nghề giáo là con người – chủ thể kiến tạo nên mọi mặt của đời sống xã hội. Cũng vì thế, nghề giáo được xã hội tôn vinh là “nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”.

Có một nghề rèn luyện cả đời người
Để mang lại sự tốt tươi cho thiên hạ
Có một nghề thật đớn đau nghiệt ngã
Để mang tặng cho Đời những Tài tử Giai nhân
Lặn lội cả đời nhả kén tơ ươm
Cho loài Người được khoác lụa vàng óng ả!

Mỗi nhà giáo bằng những cách khác nhau đã và đang tham gia vào quá trình đổi mới giáo dục bằng sự tận tâm, tận lực, trách nhiệm và tâm huyết. Muốn có những trò giỏi thì phải có những người thầy tốt.

Nhà giáo không chỉ đóng vai trò quan trọng trong truyền bá kiến thức, kỹ năng, mà còn góp phần hình thành và phát triển nhân cách người học. Thông qua việc dạy học, người thầy phải “gieo mầm” những phẩm chất tốt đẹp, tạo dựng cho người học thái độ và năng lực nghề nghiệp cần thiết để trở thành người có ích cho xã hội.

Có một nghề vượt bao khó khăn cao cả
……
Dạy dỗ học trò miệt mài không ngơi nghỉ

Khoa học – công nghệ mãi mãi không bao giờ có thể thay thế vai trò của người giáo viên, không có thầy, cô giáo, chúng ta chỉ có thể chìm trong khối kiến thức ấy mà chẳng biết đâu là con đường ra, như đi mãi cũng chẳng thấy ánh sáng, đúng như câu tục ngữ “không thầy đố mày làm nên”, một câu tục ngữ là câu hỏi, lời khẳng định mang một giá trị, ý nghĩa trường tồn với thời gian.

Để là người truyền lửa, đòi hỏi trong mỗi hành trang của người giáo viên dù ở bất cứ thời đại nào luôn cần có một bầu nhiệt huyết, một trái tim yêu nghề, kiến thức chuyên môn nhất định và một sự kiên nhẫn, không ngại khó khăn.

Người thầy luôn cần trái tim của một người mẹ đủ kiên nhẫn, thừa bao dung và chan chứa yêu thương đàn con nhỏ. Có như thế mới có thể đi trọn đời với nghiệp trồng người gian nan. Thiếu kiên nhẫn, thầy chẳng thể chờ đợi sự tiến bộ của trò từng chút một. Không bao dung, thầy chẳng thể vị tha trước lỗi lầm, sự nghịch dại của “nhất quỷ, nhì ma”.

Không nuôi dưỡng một tình yêu thương bao la, người thầy chắc chắn sẽ nhanh chóng vấp phải chướng ngại trên con đường giáo dục nhân cách học sinh. Mỗi người giáo viên đều là một tấm gương để học trò của mình noi theo và bất kỳ người học trò nào cũng tìm thấy trong nhân cách của mình có dấu ấn của người thầy, cô giáo.

Có một nghề ngay từ trong suy nghĩ
Nhận trách nhiệm với Đời,
…..
Ôi Trời Đất giao cho ngành ta trọng trách lớn
Nghiệp mênh mang mà chức sắc lại cỏn con!

Ngành nghề nào rồi cũng đối diện khó khăn nhưng nghề giáo thì quả là không đong đếm nổi áp lực. Chỉ khi nào nhà giáo luôn ấp ủ lòng yêu nghề và nuôi dưỡng tình thương trò thì mới sản sinh được những nguồn năng lượng tích cực để vượt qua áp lực, hoàn thành sứ mệnh cao cả của người “kỹ sư tâm hồn”.

Chính vì vậy, nếu không yêu nghề, thương trò, không thể làm nghề giáo. Trải qua nhiều thế hệ, nghề dạy học cũng có lúc thăng trầm nhưng phẩm chất của thầy cô giáo vẫn luôn được giữ vững. Để dạy cho học sinh trở thành những người chân chính, trước nhất thầy giáo, cô giáo phải là những người chân chính, có lòng tự trọng.

Ta luôn ước mơ cho Đất nước được vuông tròn
……
Nghề Giáo là Thầy giúp đất nước được thăng hoa!

Nghề giáo cứ như thế mang trong mình những trọng trách lớn lao theo năm tháng. Có con đường nào đến thành công mà không qua những khổ công rèn luyện, phải biết bao gian lao, vất vả… trong những khó nhọc, chông gai đó, chính người thầy đã tiếp bước, đã thắp và giữ ngọn lửa niềm tin, ngọn lửa tri thức. Người thầy, với vai trò định hướng đã luôn luôn làm tròn trách nhiệm người truyền lửa của mình.

Chúng ta hy vọng các thầy, cô giáo sẽ tiếp tục thắp sáng ngọn lửa niềm tin, thắp sáng lý tưởng cao đẹp mà biết bao thế hệ thầy, cô đã giữ gìn. Cũng mong những thế hệ học sinh, những thế hệ tương lai của đất nước luôn ghi nhớ công ơn của những người thầy đã vất vả dạy dỗ các em nên người. Hy vọng rằng đất nước ngày càng đẹp giàu để nghề giáo ngày càng được trân trọng hơn.

Hướng dẫn đọc hiểu🌊 Đoàn Thuyền Đánh Cá 🌊 Nội Dung Bài Thơ, Nghệ Thuật, Phân Tích

Viết một bình luận