Thơ Hoàng Trung Thông [Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ]

Thơ Hoàng Trung Thông ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ ✅ Gửi Đến Bạn Đọc Những Thông Tin Thú Vị Về Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Sáng Tác Của Nhà Thơ Hoàng Trung Thông.

Tiểu Sử Cuộc Đời Tác Giả Hoàng Trung Thông

Hoàng Trung Thông là một nhà thơ tiêu biểu có vị trí đại diện cho nền thơ ca cách mạng của Việt Nam. Hãy cùng Thohay.vn tìm hiểu chi tiết hơn về tiểu sử cuộc đời tác giả Hoàng Trung Thông ngay sau đây nhé!

  • Hoàng Trung Thông sinh ngày 5/5/ 1925, mất ngày 4/1/ 1993 tại Hà Nội. Quê gốc của ông tại xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, Việt Nam.
  • Ông còn có một số bút danh khác: Đặc Công, Bút Châm.
  • Thuở nhỏ nhà thơ Hoàng Trung Thông theo học chữ Hán tại quê nhà và ông được coi như một thần đồng, nổi tiếng khắp vùng.
  • Năm 12 tuổi, ông theo học trường Quốc Học Vinh. Ông sớm thoát ly tham gia cách mạng trong phong trào Việt Minh từ khi còn là học sinh tại Nghệ An.
  • Trong kháng chiến chống Pháp, lúc đầu ông hoạt động văn nghệ ở Liên khu IV,sau ra công tác ở Hội văn nghệ TW.
  • Bên cạnh việc sáng tác thi ca và nghiên cứu lý luận, phê bình văn học, viết thư pháp, ông đảm nhiệm các chức trách quan trọng:
    • Cán bộ văn nghệ của khu ủy Liên khu IV
    • Tỉnh ủy viên tỉnh ủy Nghệ An
    • Ủy viên Tiểu ban Văn nghệ Trung ương
    • Thư ký tòa soạn Tạp chí Văn nghệ thuộc Hội Văn nghệ Việt Nam
    • Giám đốc Nhà xuất bản Văn học
    • Vụ trưởng Vụ Văn nghệ Ban Tuyên huấn Trung ương
    • Ủy viên Thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam
    • Ủy viên Đảng Đoàn Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam (khoá II)
    • Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khoá III)
    • Viện trưởng Viện Văn học, Tổng biên tập tạp chí Văn học.

Chia sẻ thêm cho bạn về ❤️️Thơ Nguyễn Khoa Điềm ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ

Sự Nghiệp Sáng Tác Nhà Thơ Hoàng Trung Thông

Chia sẻ cho bạn đọc các thông tin quan trọng về sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Hoàng Trung Thông.

  • Hoàng Trung Thông thuộc lớp các nhà thơ xuất hiện và trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954).
  • Sau những năm chống Mỹ cứu nước, ông vẫn tiếp tục làm thơ và xuất bản nhưng ấn tượng về thơ của ông sau nửa thế kỷ nhìn lại vẫn thuộc về những bài thơ mùa đầu kháng chiến khi ông ra mắt với bạn đọc, cùng thời với Hồng Nguyên, Trần Mai Ninh, Tân Sắc, Tham Tâm… 
  • Bên cạnh làm thơ trữ tình, ông còn là một nhà phê bình văn học có uy tín. Những bài viết của ông về Chặng đường mới của văn học chúng ta (1961), Bác Hồ làm thơ và thơ của Bác (1977) thật sự có những phát hiện và đóng góp không nhỏ trong việc tìm hiểu, thưởng thức nền văn học Việt Nam hiện đại.
  • Ông viết nhiều bài nghiên cứu, phê bình văn học, giới thiệu thơ Chu Văn An, Nguyễn Đình Chiểu, Đỗ Phủ, Lục Du, Puskin, Xuân Diệu, Chế Lan Viên v.v.
  • Thông qua đó, ta có thể nhận định Hoàng Trung Thông là người đa tài và uyên bác, vừa tinh thông Hán học và văn hóa phương Đông, vừa am tường và tiếp biến tinh hoa văn hóa phương Tây để làm nên vốn quý cho riêng mình

Giải thưởng:

  • Giải ba dịch văn học dịch tác phẩm Vương Quý và Lý Hương Hương của Lý Quý, Trung Quốc (1954).
  • Giải thưởng thơ Hội Văn nghệ Việt Nam năm 1954 – 1955.
  • Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật đợt I, năm 2001
  • Năm 2022, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học – nghệ thuật (đợt 6) với các tập thơ: Đường chúng ta đi, Những cánh buồm, Đầu sóng, Tiếng thơ không dứt..

Phong Cách Sáng Tác Của Hoàng Trung Thông

Dưới đây là một số nét chính trong phong cách sáng tác của Hoàng Trung Thông.

  • Hoàng Trung Thông là người có học vấn uyên bác. Thơ ca của ông giúp con người sống tốt hơn, tâm hồn trong sạch hơn, đánh thức tình yêu với con người, nỗ lực đấu tranh vì những lý tưởng nhân đạo và sự tiến bộ của con người.
  • Thơ của ông vừa mộc mạc, giản dị, vừa giàu chất suy tưởng và triết lý. Điều này bắt nguồn từ niềm cảm xúc chân thành, sự rung cảm chân thật và quan niệm thẩm mỹ gần gũi với đa số công chúng yêu văn chương, nghệ thuật.
  • Những sáng tạo của ông thường gắn bó mật thiết với cuộc đời nhưng không dễ dãi; song hành cùng hơi thở của cuộc sống và được đón nhận một cách nồng hậu. Cho nên, thơ Hoàng Trung Thông mang một vẻ đẹp bình dị được chắt lọc từ cuộc sống đời thường.

Giới thiệu thêm cho bạn đọc 🌸Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ 🌸Tìm hiểu chi tiết

Tuyển Tập Các Tác Phẩm Của Nhà Thơ Hoàng Trung Thông

Tuyển tập các tác phẩm của nhà thơ Hoàng Trung Thông, xem ngay đừng bỏ lỡ nhé!

Tuyển Tập Thơ

*Quê hương chiến đấu (1955)

  • Bài ca vỡ đất
  • Bao giờ trở lại
  • Đồng bằng, quê hương chiến đấu
  • Mẹ con
  • Sông Hồng Hà
  • Sống trong hầm bí mật

*Đường chúng ta đi (1960)

  • Đường chúng ta đi
  • Ánh đèn quê hương
  • Mưa trên sông Bạch Đằng
  • Mỗi lần đi
  • Đồng tháng tám
  • Trên gác chùa Keo
  • Dặn con
  • Về thăm quê
  • Gió biển
  • Đọc thơ Bác
  • Sương mù bên kia sông Bến Hải
  • Bên bờ Ban Tích
  • Đêm Tây-bá-lợi-á
  • Bàn tay Sô-panh
  • Bên Bắc Hải

*Những cánh buồm (1964)

  • Anh chủ nhiệm
  • Chiều đến Bình Ca
  • Chợ Cô-sầu
  • Cửa Tùng
  • Gửi Việt Bắc
  • Hái hoa sen
  • Mảng đất này
  • Một đêm
  • Những cánh buồm
  • Những mái tóc
  • Quảng trường Mai-a-kop-xky
  • Thác Bản Giốc
  • Thăm mộ Nguyễn Du
  • Tiếng sáo
  • Trên hồ Ba Bể
  • Trên võng tre
  • Trước tượng Ghết-tô

*Đầu sóng (1968)

  • Bài thơ báng súng
  • Bên bờ sông Đơnhiep
  • Cái rét Nga
  • Cấy
  • Đêm Vằn Chải
  • Đến Diên An
  • Lên tháp Đại Nhạn ngày mưa
  • Ngựa thồ
  • Phà đêm
  • Qua mộ Bạch Cư Dị
  • Thơ cho con
  • Tiếng đàn

*Như đi trong mơ (1977)

  • Đánh cá đèn
  • Đảo và thuyền
  • Mát
  • Những chiều thứ bảy
  • Thu Sa Pa
  • Trên đỉnh đèo Hải Vân

*Hương mùa thơ (1984)

  • Chỉ thích nhìn mắt anh
  • Chiều mưa bản Piệc
  • Đến Cổng Trời
  • Hãy yêu anh
  • Ngày xuân
  • Trong nghĩa trang liệt sĩ

*Tiếng thơ không dứt (1989)

  • Bên bờ Vitsla
  • Là thế
  • Lá vàng quả chín
  • Mùa nhớ
  • Nếu em muốn tìm anh
  • Như tình anh tình em
  • Tuyết

*Mời trăng (1992)

  • Dưới bóng hoè
  • Để râu
  • Giá như tôi đọc
  • Khách ở quê ra chơi
  • Khó
  • Lời trối
  • Mời trăng
  • Nếu tôi chết
  • Ngày
  • Nhìn
  • Quét lá
  • Tứ tuyệt (I)
  • Tứ tuyệt (II)

*Một số tác phẩm khác

  • Chiến công tuổi thơ
  • Sa Vĩ
  • Trong gió lửa
  • Ô kê cuốn gói

Văn Xuôi, Tiểu Luận Phê Bình

  • Chặng đường mới của văn học chúng ta (1961)
  • Cuộc sống thơ và thơ cuộc sống (1979)
  • Những người thân những người bạn (2008)
  • Những ngày thu ở Liên Xô (ký, 1983)

Các Tác Phẩm Dịch

*Puskin (Nga)

  • Nàng công chúa thiên nga
  • Ông lão đánh cá và con cá vàng
  • Người tù Kavkaz
  • Đoàn người Di Gan
  • Thơ Liên Xô (nhiều người dịch)

*Maiakovski (Nga)

  • Quay trái
  • Nhật lệnh số 1 của đoàn quân nghệ thuật
  • Lê Nin (trích trường ca)
  • Cáo biệt
  • Nói chuyện với Lê Nin
  • Bài thơ hay nhất
  • Tờ hộ chiếu Liên Xô
  • Chuyện người Ku zơ nét và xây dựng Ku zơ nét
  • Bọn phá hoại và tụi giết người
  • Những người loạn họp
  • Những thằng nịnh hót
  • Bọn đặt điều nói nhảm
  • Làm thơ như thế nào (dịch cùng Lê Đạt)

*Konstantin Simonov (Nga)

  • Mùa đông năm 70

*Thơ Triệu Cơ Thiên (Triều Tiên)

  • Triều Tiên chiến đấu

*Thơ Đức

  • Thơ Heine (dịch cùng Tế Hanh)

*Thơ Trung Quốc

  • Thơ và từ Mao Chủ tịch (dịch cùng Nam Trân)
  • Vương Quý và Lý Hương Hương (thơ của Lý Quí)
  • Về Diên An (nhiều tác giả)
  • Thơ Lỗ Tấn (1 bài)

*Thơ Hunggari

  • Thơ Petophi (17 bài)

*Thơ Ba Lan

  • Thơ Adam Mickievich (6 bài)
  • Thơ Wladislawz Bronievski (5 bài

*Thơ Châu Phi

  • Những nhà thơ da đen (8 bài)

*Thơ chữ Hán Việt Nam

  • Thơ Cao Bá Quát

*Thơ Pháp

  • Louis Aragon (2 bài)
  • Eugène Pottier (2 bài)
  • Louis Michel (1 bài)
  • Jean Baptiste Clément (1 bài)
  • Victor Hugo (1 bài)

Chia sẻ thông tin về 🔰 Thơ Thanh Thảo 🔰 Cuộc đời, sự nghiệp

15 Bài Thơ Hay Nhất Của Hoàng Trung Thông

Tham khảo ngay 15 bài thơ hay nhất của Hoàng Trung Thông được sưu tầm dưới đây nhé!

Những Cánh Buồm

Hai cha con bước đi trên cát
Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh
Bóng cha dài lênh khênh
Bóng con tròn chắc nịch,

Sau trận mưa đêm rả rích
Cát càng mịn, biển càng trong
Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng
Nghe con bước, lòng vui phơi phới.

Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi:
“Cha ơi, sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời,
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”

Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:
“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa,
Sẽ có cây, có cửa, có nhà
Vẫn là đất nước của ta
Ở nơi đó cha chưa hề đi đến.”

Cha lại dắt con đi trên cát mịn,
Ánh nắng chảy đầy vai
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời
Con lại trỏ cánh buồm xa hỏi khẽ:
“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,
Để con đi!”

Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm
Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận
Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.

Nếu Tôi Chết

Nếu tôi chết
Đừng có ai
Khóc lóc làm gì
Thế là hết
Đừng có ai bi

Nằm dưới mồ
Tôi ngượng ngùng
Chỉ nhớ khúc tình si
Nếu tôi chết
Đắp điếm ngôi mồ tôi
Và anh hay chị sẽ viết
Giữ lòng trong suốt đời

Đã hơn sáu mươi tuổi
Tôi chỉ cười thôi
Đỗ Phủ đã từng nói
Nhân sinh thập cổ lai hy

Tôi sống hơn ông nhiều tuổi
Còn mơ màng chi
Tôi viết còn ít quá
Thì đi là phải đi

Ấy đó món nợ đời
Đã vay thì phải trả
Xong một cuộc đời tôi
Nghĩ bụng thì bảo dạ

Nếu tôi chết
Có ai
Đưa vòng hoa xuống mộ
Thì thôi đừng tiếc hoài.

Gió Biển

Gió mặn gọi tôi về với biển
Như mùa xuân gọi én bay về
Hàng thông sóng vỗ. Chao xao xuyến!
Tôi đứng mênh mông gió bốn bề.

Gió gió! Mặt trời căng ánh đỏ
Cánh buồm căng ngực vút ra khơi
Mặt nước biển căng đầy sóng vỗ
Máu phập phồng căng giữa tim tôi

Bấy lâu bụi phủ trong phòng nhỏ
Lấy cánh quạt trần làm cánh gió
Bây giờ biển thổi gió bao la
Lảo đảo thuyền tim chừng muốn vỡ.

Bấy lâu soi bóng mặt hồ xinh
Chút sóng lăn tăn cũng rợn mình
Bây giờ tám hướng trời tung sóng
Như cuốn người bay thành vệ tinh

Tôi tắm gió, tắm trời, tắm sóng
Biển khơi ơi! Lồng lộng gió đông
Thịt da tôi ngấm đầy gió mặn
Như cánh buồm nâu ngấm gió nồng.

Trên Hồ Ba Bể

Tặng Nông Quốc Chấn

Thuyền ta chầm chậm vào Ba-bể
Núi dựng cheo leo, hồ lặng im
Lá rừng với gió ngâm se sẽ
Hoạ tiếng lòng ta với tiếng chim.
Thuyền ta lướt nhẹ trên Ba-bể
Trên cả mây trời trên núi xanh
Mây trắng bồng bềnh trôi lặng lẽ
Mái chèo khua bóng núi rung rinh.

Thuyền ta vòng mãi trên Ba-bể
Cây chạy theo thuyền thuyền vẫy đi
Phải ta vượt khỏi nơi trần thế
Tới giữa mông lung, giữa diệu kỳ.

Nghe đồn xưa có thần Ba-bể
Vì giận nhân dân giết mất bò
Nửa đêm nổi sấm làm giông tố
Dìm bản làng vui xuống đáy hồ.

Thuyền ta lại lướt trên Ba-bể
Chuyện cũ tan dần như khói sương
Ta đẩy mái chèo xua lặng lẽ
Sáng ngời mặt nước ánh vầng dương.

Đẹp sao du kích hồ Ba-bể
Chồng Nhật kiên cường lại đánh
Tây Rẽ đá chèo mây chân bước nhẹ
Vụt chém quân thù như chặt cây.

Thuyền ta quanh quất trên Ba-bể
Đỏ ối vườn cam, thắm bãi ngô
Nhộn nhịp trâu về, vang tiếng trẻ
Đâu còn giông bão hung thần xưa.

Thuyền ơi chầm chậm chờ ta nhé
Chim hót trên đầu ta lắng nghe
Một lần đã tới, ôi Ba-bề
Muốn ở đây thôi chẳng muốn về.

Lá Vàng Quả Chín

Một lá vàng rơi
Lá non đâm chồi
Một quả chín rụng
Cây non ra đời
Có cây có lá
Có hoa có quả
Quả từ hoa từ lá từ cây
Quả ngọt, bùi, chua, chát, đắng, cay
Như không lạ mà như rất lạ.

Trên Võng Tre

Tôi nằm trên võng tre đung đưa
Kẽo kẹt hai đầu tiếng buổi trưa
Tôi nằm trên võng, nằm trong mộng
Vắng tiếng ru hời mẹ hát ngày xưa.

Tôi nằm trên võng
Đứng bóng trưa hè,
Râm ran tiếng ve,
Sân nhà bên xã viên trang thóc.
Cô giáo bình dân cao giọng đọc,
Mắt đã lim dim lòng vẫn nghe.

Tôi nằm trên võng
Rún nhẹ bàn chân
Như thuyền trên sóng,
Lúc xa, lúc gần
Ôi giấc ngủ sau giờ lao động,
Cái võng tre êm người bạn thân.

Đã mấy năm không nằm trên võng
Nhớ mùi hương lúa quyện hương cau
Nhịp võng đung đưa, trưa gió lặng
Chập chờn cánh mộng bay về đâu…

Đường Chúng Ta Đi

Tôi đi trong muôn dặm trời xuân
Nghe quê xa hòa điệu với quê gần;

Nghe lúa thở rì rào trên đất rộng
Nghe gió chạy bao la, nghe biền gào tiếng sóng

Ôi trong sao màu nước biếc sông Lam
Như màu mưa trên, đỉnh sóng Trường Giang.

Tôi nhớ mãi cánh buồm nâu của biển
Cũng phất phới như hàng dương xao xuyến.

Tôi nghe vui từng giọt nắng quê ta
Cũng xôn xao như mảnh tuyết rừng Nga.

Tôi mang nắng mang mưa mang gió
Mang tiếng ca vui, mang lời phẫn nộ.

Mang nửa bầu trời nhức nhói mù sương
Mang cả mùa trăng trải mộng trên đường.

Chân bước mãi không kể gì năm tháng
Dù tội nặng mưa rơi, dù ngày trần ánh sáng.

Tôi ươm hồn trên những nẻo đường đi
Như đồng quê ươm hạt giồng thần kỳ

Đường ta đó, hàng cây đang tỏa biếc
Cảm ơn Đảng, Mùa – xuân – bất – tuyệt.

Đường ta đi chưa nhổ hết chông gai
Nhưng hoa thơm đã ngát nửa bầu trời.

Đích đã đến dù bao nhiêu gió bão
Như vệ tinh ta nhất định vào quỹ đạo.

Đường ta đi người tiếp bước chân người
Đợt sóng gần tiếp đợt sóng xa khơi.

Đi đi mãi, trái tim mang điệu hát
Đi đi mãi dưới trời xanh bát ngát

Gieo những mùa vàng, gieo những mùa thơ.

Tiếng Sáo

Em bé trên mình trâu
Ngồi thổi cây sáo sậy
Tiếng sáo ngân xa mãi
Đàn trâu đi chậm rãi, cúi đầu…

Đàn trâu đi mồm nhai cỏ xanh
Mấy con chim nhảy nhót trên cành
Mặt trời lên bờ tre sương lóng lánh
Tiếng sáo em đánh thức cả bình minh.

Tiếng sáo em: bài ca gọi nghé
Tiếng sáo em: khúc hát gọi bê
Bê nghé tung tăng theo bước mẹ
Tiếng sáo em: hơi thở của đồng quê.

Tôi muốn đổi những tháng ngày mơ mộng
Lấy một phút em ngồi thổi sáo trên mình trâu
Mồ hôi rơi vầng trán em đen bóng
Giọt giọt mồ hôi tôi thấy đâu.

Trong gió mai tiếng sáo em ngân dài
Như cánh cò trên đồng xanh sóng vỗ
Vầng trán em giọt mồ hôi rơi
Tiếng sáo dắt đàn trâu ra bãi cỏ.

Bài Ca Vỡ Đất

Chúng ta đoàn áo vải
Sống cuộc đời rừng núi bấy nay.
Ðồng xanh ta thiếu đất cày.
Nghe rừng lắm đất lên đây với rừng
Tháng ngày ta góp sức chung.
Vun từng luống đất cuốc từng gốc cây.

Ðường xa ta tới đây
Trên đồi cây khát nắng.
Giữa hai dòng suối vắng
Ðoàn ta vui cấy cày.

Bàn tay lao động
Ta gieo sự sống
Trên từng đất khô.
Bàn tay cần cù.
Mặc dù nắng cháy
Khoai trồng thắm rẫy
Lúa cấy xanh rừng.
Hết khoai ta lại gieo vừng.
Không cho đất nghỉ, không ngừng tay ta.

Suối chảy quanh ta
Tiếng suối ngân nga
Hoà theo gió núi
Ta đào mương mở suối
Tuổi ta là những tuổi đấu tranh
Cho dù bạc áo nông binh
Vẫn còn vỡ đất cấy xanh núi đèo.

Chim reo trong lá.
Hòn đá cheo leo.
Chúng ta một lớp người nghèo.
Giữa chiều nắng gió.
Ðào cây cuốc cỏ
Tỉa đỗ trồng khoai.

Ngày còn dài
Còn dai sức trẻ.
Cuốc càng khoẻ.
Càng dễ cày sâu.
Hát lên! ta cuộc cho mau
Nhanh tay ta cuốc ta đào đất lên.
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

Ta vui mùa lúa thơm.
Ta mừng ngày quả chín.
Gửi ra người tiền tuyến
Diệt quân thù, gối đất nằm sương.

Máu ai nhuộm thắm sao vàng.
Mồ hôi ta đổ xuống hàng rau tươi.

Rừng xanh xanh cả máu người.
Còn màu lúa tốt còn tươi áo chàm.

Mùa Nhớ

Nắng vừa đổ lửa trên hàng phượng
Ve gọi vào mùa gặt lúa chiêm
Đồng ruộng hôm qua còn trải biếc
Hôm nay ai vẽ sắc vàng lên.

Bao nhiêu mưa gió bao sương nắng
Bao bữa mồ hồi thành suối tuôn
Cho lúa đồng ta bông trĩu nặng
Cho lòng ai thắm đượm mùi hương

Rộn vui vì nỗi mùa chiêm tốt
Mà mỗi người yêu còn cách xa
Tiếng hát đưa nhanh nghe loạt xoạt
Mơ buồn bỗng hóa giấc mơ hoa

Người xa xa có nhớ ta không
Mỗi hạt sương sa hạt lạnh lùng
Mỗi hạt lúa vàng thành hạt ấm
Tiếng ve mùa gặt gợi tình chung.

Hái Hoa Sen

Nước đầm như thủy tinh
Lá sen xòe múa quạt
Hoa nghiêng dài rung rinh
Một trời hương dịu mát.

Ba cô con gái
Mái đầu nghiêng nghiêng.
Một tay đẩy thuyền,
Một tay rẽ lá,
Nắng chờn vờn trên má
Thuyền đi quanh trong đầm.

Hái từng đóa sen hồng,
Hái từng bông sen trắng,
Thuyền chở đầy hoa thắm,
Tay ôm đầy hương thơm.

Thuyền đi trên lá biếc
Bóng người lồng bóng hoa
Nắng trên đầu không biết
Gió mát đưa lời ca:

Ờ ơ…
Ruộng sâu hợp tác ta trồng lúa
Đầm sâu hợp tác ta thả sen
Lúa nặng gánh, hoa đầy thuyền
Đời như hoa nở lúa lên từng ngày…

Ba cô con gái
Má hồng hây hây
Hoa lướt nhẹ trên tay
Thuyền đi êm trên lá
Tiếng hát bay ngời trong nắng hạ
Thuyền chở đầy hoa, đầy ước mơ.

Bao Giờ Trở Lại

Các anh đi
Ngày ấy đã lâu rồi
Xóm làng tôi còn nhớ mãi
Các anh đi
Bao giờ trở lại
Xóm làng tôi trai gái vẫn chờ mong
Làng tôi nghèo
Nho nhỏ bên sông
Gió bấc lạnh lùng
Thổi vào mái rạ
Làng tôi nghèo
Gió mưa tơi tả
Trai gái trong làng vất vả ngược xuôi
Các anh về mái ấm nhà vui
Tiếng hát câu cười
Rộn ràng xóm nhỏ
Các anh về tưng bừng trước ngõ
Lớp đàn em hớn hở theo sau
Mẹ già bịn rịn áo nâu
Vui đàn con nhỏ rừng sâu mới về
Từ lưng đèo
Dốc núi mù che
Các anh về
Xôn xao làng tôi bé nhỏ
Nhà lá đơn sơ
Nhưng tấm lòng rộng mở
Nồi cơm nấu dở
Bát nước chè xanh
Ngồi vui kể chuyện tâm tình bên nhau
Anh giờ đánh giặc nơi đâu
Chiềng Vàng, Vụ Bản, hay vào Trị Thiên
Làng tôi thắng lợi vụ chiêm
Lúa thêm xanh ngọn, khoai lên thắm vồng
Giảm tô hai vụ vừa xong
Đêm đêm ánh đuốc dân công rực đường
Dẫu rằng núi gió đèo sương
So anh máu nhuộm chiến trường thấm chi
Bấm tay tính buổi anh đi
Mẹ thường vẫn nhắc: biết khi nào về?
Lúa xanh xanh ngắt chân đê
Anh đi là để giữ quê quán mình
Cây đa, bến nước, sân đình
Lời thề nhớ buổi mít tinh lên đường
Hoa cau thơm ngát đầu nương
Anh đi là giữ tình thương dạt dào
Các anh đi
Khi nào trở lại
Xóm làng tôi
Trai gái vẫn chờ mong
Chờ mong chiến dịch thành công
Xác thù chất núi bên sông đỏ cờ
Anh đi chín đợi mười chờ
Tin thường thắng trận, bao giờ về anh?

Anh Chủ Nhiệm

Nắng chiều thấp thoáng ngọn cây tre
Sóng lúa mênh mông cuộn đổ về
Anh cùng tôi bước trên đê nhỏ
Áo nâu bạc màu bay với gió
Anh giơ tay vẽ giữa đồng xanh
Vẽ cả ngày mai thành bức tranh
Kìa dòng mương chảy cầu đương bắc
Lò gạch xây cao, đường thẳng tắp
Nơi đây kho thóc nhà chăn nuôi
Tiền đã lo xong đất cắm rồi
Chân vẫn bước đều miệng vẫn nói
Phơi phới lòng anh như gió thổi

Anh làm chủ nhiệm đã ba năm
Ba năm vật lộn cùng khó khăn
Có mùa mạ cháy đồng khô cạn
Mười bậc nước leo lên ruộng hạn
Có mùa lúa chín lụt tràn qua
Lại phải nghiêng đồng hắt nước ra
Người nhiều, ruộng ít trâu bò ít
Chạy ngược chạy xuôi lo rối rít
Ngoài ba mươi tuổi máu đương sôi
Không chịu khoanh tay đứng ngó trời
Xoay mùa, chuyển vụ, tăng năng suất
Thiếu đất lên rừng tay vỡ đất
Còn nhiều nếp cũ thói riêng tây
Trăm miệng, trăm người, trăm cái gay
Hõm mắt thâu đêm lo việc xã
Gió rét đường trơn, chân bấm đá
Hết làng, hết ruộng thôi đi về
Miệng nói, tay làm, tai lắng nghe
Cùng bao đồng chí, anh đi trước
Đứng mũi chịu sào đầu gió ngược
Có đêm nằm nghĩ cảnh gieo neo
Vợ yếu, con đông, chưa hết nghèo
Nhưng rồi thấy rõ đường đi tới
Nước nổi lo chi bèo chẳng nổi
Lại lao vào việc lòng say sưa
Hết sớm thôi chiều nắng lại mưa
“Ơi anh củ nhiệm! Anh chủ nhiệm”
Bao tiếng thân thương, lời cảm mến
Tay anh nắm chặt tay xã viên
Xốc cả phong trào vững tiến lên

Anh cùng tôi bước trên đê nhỏ
Áo nâu bạc màu bay với gió
Mắt tôi ôm hết cả đồng xanh
Cả dáng hình anh thành bức tranh

Chiều Đến Bình Ca

Chiều đến Bình – ca không tiếng hát
Chỉ nghe rào rạc tiếng sông Lô
Dòng sông chảy biếc trời man mác
Một chuyến phà sang sóng vỗ bờ.

Phải chăng anh người lái phà năm trước
Ánh đèn đêm soi bóng nước lăn tăn.
Phà xưa chở xe ta đi chiến dịch,
Nay chở đầy máy kéo xe lăn.

Tôi đứng bên sông chiều gió lạnh
Tưởng như còn đứng gọi đò đêm.
Núi cao ngửa mặt nhìn mây trắng
Bè nứa xuôi về, thuyền ngược lên.

Phải chăng anh người lái phà năm trước
Chờ suốt đêm dài xe nối xe…

Đọc Thơ Bác

Ngục tối, trái tim càng cháy lửa
Xích xiềng không khóa nổi lời ca
Trăm sông nghìn núi chân không ngã
Yêu nước yêu người yêu cỏ hoa.

Đọc lời thơ Bác tâm hồn Bác
Một tấm gương trong chẳng bụi mờ
Bóng cây đại thụ trùm xanh mát
Cánh rộng chim bằng bay tự do.

Tự do! Gươm súng nào ngăn được
Biển rộng sông dài ý chí cao
Thân ở trong tù, lòng ở Nước
Bay quanh hồn mộng ánh vàng sao.

Khi chim rừng ca rộn núi
Khi nhìn khóm chuối ánh trăng soi
Lao lung vẫn giữ lòng thư thái
Nắm chắc trong tay cả cuộc đời.

Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp
Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh
Vần thơ của Bác, vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.

Đón xem thêm🌱 Thơ Bình Nguyên Trang 🌱Những Bài Thơ Hay Nhất

Viết một bình luận