Bài Thơ Hắc Hải 1958 Của Nguyễn Đình Thi [Nội Dung + Cảm Nhận]

Bài Thơ Hắc Hải 1958 [Nguyễn Đình Thi] ❤️️ Nội Dung, Cảm Nhận ✅ Tham Khảo Thông Tin Về Hoàn Cảnh Sáng Tác, Ý Nghĩa, Nghệ Thuật Bài Thơ.

Nội Dung Bài Thơ Hắc Hải Của Nguyễn Đình Thi

Nhắc đến Nguyễn Đình Thi là nhắc đến nhà thơ của quê hương đất nước và niềm tự hào dân tộc. Trong đó không thể nào bỏ qua Bài thơ Hắc Hải với trích đoạn nổi tiếng Việt Nam quê hương ta. Dưới đây là nội dung bài thơ:

Bài thơ Hắc Hải (Trích đoạn Việt Nam quê hương ta)
Tác giả: Nguyễn Đình Thi

Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn

Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa

Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung

Đất trăm nghề của trăm vùng
Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem
Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ

Nước bâng khuâng những chuyến đò
Đêm đêm còn vọng câu hò Trương Chi
Đói nghèo nên phải chia ly
Xót xa lòng kẻ rời quê lên đường

Ta đi ta nhớ núi rừng
Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ
Nhớ đồng ruộng, nhớ khoai ngô
Bũa cơm rau muống quả cà giòn tan…

Đọc hiểu chi tiết bài👉Việt Nam Quê Hương Ta👈 Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Hắc Hải 1958

Hoàn cảnh sáng tác Bài thơ Hắc Hải 1958 của Nguyễn Đình Thi như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây để biết chi tiết nhé!

Nguyễn Đình Thi luôn trăn trở – suy ngầm để cho ra đời hình tượng văn học – nghệ thuật giàu chất thơ, có sức khái quát thành biểu tượng văn hoá nhằm thuyết phục những bộ óc cực đoan và những cuộc tranh luận không cần thiết. Từ đí tác phẩm nghệ thuật “Bài thơ Hắc Hải” (thơ 1958) đã được thai nghén và ra đời.

Bài thơ ra đời trong tâm thế của nhân cách nhà giáo Nguyễn Đình Thi lý tính và trong nhân cách nghệ sỹ Ngưyễn Đình Thi mạnh về trực giác thẩm mỹ.

Tác phẩm “Bài thơ Hắc Hải” khi được công bố đã làm sôi nổi không khí tranh luận trên văn đàn về tính hiện đại, tính dân tộc được lắng xuống để nhường chỗ cho một trạng thái tư duy tổng quát sâu sắc hơn về quan điểm lịch sử cụ thể. Tác phẩm như một tiếng nói “vô ngôn”, nó đã xuyên thấm vào tâm hồn và trí tuệ nhiều thế hệ bạn đọc.

Ý Nghĩa Bài Thơ Hắc Hải

Trích đoạn Việt Nam quê hương ta thuộc Bài thơ Hắc hải của Nguyễn Đình Thi thông qua miêu tả hình ảnh giản dị, thân thuộc của làng quê Việt Nam để ca ngợi vẻ đẹp của quê hương: vẻ đẹp của thiên nhiên tươi đẹp, trù phú, của những người lao động cần cù, chịu khó, của truyền thống đấu tranh bất khuất, của lòng thủy chung và sự tài hoa.

Đọc hiểu tác phẩm 🔰Đất Nước [Nguyễn Đình Thi]🔰Nội Dung, Tác Giả, Tác Phẩm

Đọc Hiểu Bài Thơ Hắc Hải

Hướng dẫn đọc hiểu Bài thơ Hắc Hải bằng các câu hỏi có đáp án chi tiết sau đây:

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: 

Việt Nam đất nắng chan hoà 
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời 
Mắt đen cô gái long lanh 
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung 
Đất trăm nghề của trăm vùng 
Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem 
Tay người như có phép tiên 
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ. 
(Trích Bài thơ Hắc Hải – Nguyễn Đình Thi) 

👉 Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? 

Đáp án: Đoạn thơ được viết theo thể thơ lục bát 

👉 Câu 2. Chỉ ra 02 hình ảnh về con người Việt Nam trong đoạn thơ trên. 

Đáp án: 2 hình ảnh về con người Việt Nam trong đoạn thơ trên là:  

Mắt đen cô gái long lanh 
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung 

👉 Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ “Tay người như có phép tiên – Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ”. 

Đáp án: Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ “Tay người như có phép tiên – Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ” là so sánh nhằm nhấn mạnh vào tài năng và sự khéo léo của con người Việt Nam, chỉ bằng bàn tay có thể làm được nhiều thứ.

👉 Câu 4. Từ đoạn thơ trên, em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam? (Viết khoảng 5 – 7 dòng)

Đáp án: Việt Nam quê hương em, không chỉ có danh làm thắng cảnh hùng vĩ mà còn có con người với những nét đẹp về cả ngoại hình lẫn phẩm chất. Việt Nam có cả rừng vàng, biển bạc, với nguồn tài nguyên trù phú và phong cảnh hữu tình với nhiều dạng phong cảnh khác nhau. Con người Việt Nam thân thiện, tốt bụng, luôn giữ gìn những bản sắc dân tộc. Không những thế còn khéo léo, thủy chung, tài hoa,…Thật không sai khi nói rằng không thể có những từ ngữ nào để miêu tả hết được con người và đất nước Việt Nam.

Đọc thêm ☀️Bài Thơ Nhớ Của Nguyễn Đình Thi☀️ Nội Dung, Phân Tích

Nghệ Thuật Bài Thơ Hắc Hải

Tổng kết các giá trị nghệ thuật trong Bài thơ Hắc hải của Nguyễn Đình Thi.

  • Trích đoạn Việt Nam quê hương ta thuộc Bài thơ Hắc hải được viết bằng thể thơ lục bát.
  • Phương thức biểu đạt chính là Biểu cảm kết hợp miêu tả.
  • Âm điệu thơ vừa nhẹ nhàng, bay bổng vừa sôi nổi, trầm hùng.
  • Bài thơ giàu hình ảnh với biện pháp tu từ ẩn dụ, những tính từ, động từ gợi cảm,…
  • Những hình ảnh đất nước, con người được tái hiện trong câu thơ vô cùng mộc mạc và giản dị, đúng như con người Việt Nam ta.

5+ Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Hắc Hải Hay Nhất

Tham khảo cách viết văn cảm nhận, phân tích Bài thơ Hắc Hải hay nhất thông qua các bài văn mẫu dưới đây.

Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Hắc Hải Chọn Lọc

Việt Nam – Đất nước thân yêu của những người dân Việt Nam.Một đất nước đã trải qua hàng nghìn năm đấu tranh dành độc lập.Việt Nam anh dũng nhưng lại mang trong mình những vẻ đẹp tự nhiên. Một trong những vẻ đẹp ấy là vẻ đẹp bình dị Việt Nam được thể hiện qua hai khổ thơ đầu của trích đoạn Việt Nam đất nước ta ơi!…” thuộc Bài thơ Hắc Hải của nhà thơ Nguyễn Đình Thi.

Mở đầu bài thơ, nhà thơ đã phác họa nên bức tranh thiên nhiên tươi đẹp của Việt Nam:

Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

Nhà thơ đã coi Việt Nam là một người bạn thân từ rất lâu:”Việt Nam đất nước ta ơi!”.Việt Nam như một người bạn thân thiết dã rất thân thuộc và gần gũi không chỉ với tác giả mà cả chúng ta. Từng lời thơ vang lên mộc mạc như hiện lên trước mắt người đọc một làng quê thanh bình, yên ả nhưng không hoang vu, heo hút mà nơi đấy lại ấm áp.

Những cánh đồng mênh mông tưởng chừng như vô tận đang dần hiện ra trước mắt người đọc. Những biển lúa mênh mông, bát ngát và xanh mát, mang theo hương thơm dịu nhẹ của cánh đồng Việt Nam khiến ai đã từng chứng kiến đều muốn quay lại, nhất là khi lúa chín.

Những bông lúa chín vàng treo lủng lẳng, những hạt lúa vang ươm chắc nịnh theo gió bay xa manh theo bao hạnh phúc về một vụ mùa bội thu. Chiều chiều, từng đàn cò trắng rập rờn cánh bay trở thành những câu hát quên thuộc của đồng quê:”Con cò là cò bay lả,lả bay la. Bay từ là từ ruộng lúa,bay ra là ra cánh đồng. Tình tính tang là tang tính tình…”.Rồi cả dãy núi Trường Son sớm chiều may bay che phủ một làn sương trắng mỏng manh.

Những cách đồng mênh mông, bát ngát; những cánh cò bay lả rập rờn và đỉnh Trường Sơn mây mờ che phủ như đã được thổi hồn vào làm cho những cảnh vật ấy có sức sống . Từ đó, khổ thơ đã làm nổi bật vẻ đẹp thanh bình, giản dị, mộc mạc của thiên nhiên Việt Nam, đồng thời thể hiện tình yêu những vẻ đẹp bình dị, dân dã đất nước của tác giả.

Nếu khổ thơ thứ nhất là về thiên nhiên đất nước thì khổ thơ thứ hai lại nói về con người Việt Nam.

Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn

Con người Việt Nam luôn cần cù, chịu thương chịu khó. Từ khi xây dụng đất nước đến khi lúc chiến đấu để bảo vệ tổ quốc thân yêu, người Việt Nam luôn chịu rất nhiều cực khổ: đói kem, mất mùa, chết chóc nhưng không vì vậy mà chúng ta chịu bỏ cuộc. Chúng không cam tâm bị mất nước nên luôn phải đấu tranh để bảo vệ dân tộc, bảo vệ chủ quyền độc lập.

Giặc kia dù mạnh thế nào, cao siêu bao nhiêu thì cũng sẽ chịu cúi đầu trước những con người dũng cảm mà thôi. Một dân tộc trước kia bị xem thường rồi cũng sẽ vươn lên. Con người Việt Nam là thế đấy, luôn cố gắng vươn lên, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, làm cho những đế quốc hùng mạnh rồi cũng bị tiêu diệt như bài Nam Quốc Sơn Hà đã viết.

Từ hai khổ thơ đầu, nhả thơ đã ca ngợi vẻ đẹp giản dị, mộc mạc của thiên nhiên, con người Việt Nam, đồng thời nhà thơ cũng thể hiện tình yêu thương, sự gắn bó sâu sắc đối với quê hương đất nước. Qua đoạn thơ, ta càng cảm thấy yêu mến và trân trọng quê hương nhiều hơn.

Bài thơ đã tái hiện lại đất nước và con người Việt Nam với những vẻ đẹp mộc mạc mà đáng quý. Đó là mảnh đất hình chữ S với biển lúa mênh mông, cánh cò bay lả rập rờn, với đỉnh núi mây mờ che cả sớm chiều. Ở nơi đấy, người dân chân chất thật thà, chịu thương chịu khó. Mặc khó khăn, gian khổ, mặc kẻ thù lăm le, họ vẫn kiên cường chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ mảnh đất cha ông đã dày công gây dựng.

Và rồi chiến tranh qua đi, người nông dân ấy lại trở về với điền viên, được sống với chính sự hiền hòa của mình. Những vẻ đẹp ấy không chỉ là phẩm chất, mà đã trở thành một truyền thống quý báu được bao đời người dân ta đến nay giữ gìn và phát huy. Qua đó, ông truyền đến người đọc tình yêu, lòng tự hào sâu sắc dành cho quê hương đất nước của mình.

Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Hắc Hải Hay

Nguyễn Đình Thi là một nhà thơ nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Một trong số những tác phẩm của ông khi viết về quê hương, đất nước là bài thơ Việt Nam quê hương ta trích trong trường ca Hắc Hải.

“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn”

Những câu thơ trên đã đi vào tiềm thức mỗi người dân Việt Nam bộc lộ niềm tự hào về quê hương. Nhà thơ đã tinh tế vẽ nên một bức tranh hài hòa màu sắc, cảnh vật của làng quê Việt Nam. Những hình ảnh quen thuộc của làng quê xưa đã đi vào lời thơ. Hình ảnh cánh đồng lúa mênh mông, với những cánh cò trắng bay lả rập rờn cũng từng xuất hiện trong ca dao:

“Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng”

Cùng với đó là đỉnh núi Trường Sơn hùng vĩ hiện lên trong sương mờ. Cảnh thiên nhiên đất nước hiện lên với vẻ thanh bình. Và để có được điều đó, biết bao thế hệ đã phải chịu thật nhiều đau thương. Họ vất vả làm lụng ngày này tháng khác. Hình ảnh “áo nâu nhuộm bùn” đã cho thấy được sự tần tảo của những con người thật thà, chất phác nơi thôn quê.

Từ bức tranh làng quê, tác giả đã gợi lại quá khứ hào hùng của dân tộc Việt Nam:

“Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa

Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung”

Con người Việt Nam phải chịu những đau thương, mất mát từ chiến tranh. Mảnh đất quê hương đã nuôi dưỡng những con người anh hùng dám quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Dù chìm trong máu lửa đau thương, nhưng dân tộc Việt Nam vẫn kiên cường đứng lên đấu tranh để giành lại độc lập, tự do cho đất nước. Không chỉ có vậy, con người Việt Nam trọn vẹn tình nghĩa thủy chung thật đáng ngưỡng mộ.

“Đất trăm nghề của trăm vùng
Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem
Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ”

Ngoài phẩm chất tốt đẹp, con người Việt Nam cũng thật tài năng – “trăm nghề của trăm vùng”. Mỗi mảnh đất đều nổi tiếng với một nghề truyền thống được truyền từ đời ông cha để lại. Việt Nam quả là một đất nước giàu truyền thống. Hình ảnh so sánh “tay người như có phép tiên” cho thấy sự khéo léo, tài năng của con người. Câu thơ cuối gợi cho tôi cảm nhận về hình ảnh chiếc nón bài thơ vốn đã quen thuộc.

Như vậy, bài thơ đã gợi ra một đất nước Việt Nam luôn tươi đẹp, thơ mộng và tràn đầy sức sống. Con người Việt Nam tuy vất vả nhưng khéo léo, kiên cường và thủy chung.

Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Hắc Hải Tiêu Biểu

Với trái tim đong đầy yêu thương cùng ngòi bút tài tình, các tác phẩm của Nguyễn Đình Thi thường hướng tới chủ đề ca ngợi quê hương, đất nước. Nổi bật trong những sáng tác đó phải kể đến tác phẩm “Việt Nam quê hương ta” trích từ Bài thơ Hắc Hải. Bài thơ đã để lại cho em biết bao rung động về vẻ đẹp cảnh sắc thiên nhiên và con người Việt Nam thân thương.

Trước hết, câu thơ mở đầu vang lên thật trìu mến:

“Việt Nam đất nước ta ơi”

Bằng việc sử dụng từ “ơi”, tác giả đã làm nổi bật sắc thái trìu mến, tha thiết. Giờ đây, câu thơ giống như lời mời gọi thân thiết mọi người hãy ghé thăm phong cảnh đất nước:

“Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”

Bức tranh thiên nhiên được khắc họa thật tài tình qua muôn vàn cảnh sắc. Đầu tiên, đó là khung cảnh trù phú, trải dài bất tận của những cánh đồng lúa. Đó còn là cảnh tượng thanh bình, yên ả ở mỗi miền quê “cánh cò bay lả”. Hay đó là vẻ đẹp vừa hùng vĩ, vừa nên thơ của dãy Trường Sơn lịch sử.

Có thể thấy, mỗi cảnh sắc đều mang những nét riêng biệt nhưng đặt trong tổng thể lại vô cùng hòa hợp. Sự hòa hợp ấy đã tạo nên một Việt Nam yên bình, trù phú, bát ngát.

Bức tranh quê hương càng thêm nổi bật nhờ sự xuất hiện của con người Việt:

“Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn”

Ngàn đời nay, đất nước thân yêu của chúng ta phải đối mặt với biết bao vất vả, đau thương. Chính vì thế, nhân dân đã không ngừng cố gắng, chăm chỉ để dựng xây và bảo vệ nước nhà. Họ cần mẫn, chịu thương chịu khó trong lao động sản xuất. Từ hình ảnh “áo nâu nhuộm bùn”, ta cũng thấy được sự tần tảo, cần cù của cha ông bao thế hệ.

Ở những dòng thơ tiếp theo, tác giả tiếp tục tô đậm vẻ đẹp dân tộc Việt trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm:

“Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”

Chính mảnh đất quê hương đã nuôi dưỡng những vị anh hùng dân tộc. Khi đất nước đứng trước nguy cơ bị xâm lăng, họ đã dũng cảm, kiên cường chiến đấu. Dù phải đổ máu hi sinh, họ vẫn vững lòng quyết chí “vùng đứng lên”, không hề run sợ nao núng. Bản lĩnh anh hùng, ý chí lớn lao đã giúp họ có sức mạnh để đạp đổ quân thù, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ nước nhà. Và sau này, hòa bình lặp lại, những con người tay cầm súng gươm lại trở về với bản tính hiền hậu, lương thiện vốn có.

Con người Việt còn hiện lên với tấm lòng chung thủy, son sắt:

“Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung”

Hình ảnh người con gái với đôi mắt long lanh làm chúng ta không khỏi xao xuyến, bồi hồi. Và ta càng thêm rung động nỗi niềm thương mến khi cảm nhận được tâm tình thủy chung, một lòng một dạ ở họ.

Cuối cùng, nhà thơ Nguyễn Đình Thi cũng không quên khẳng định sự khéo léo của nhân dân ta:

“Đất trăm nghề của trăm vùng
Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem
Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ”

Mỗi vùng miền trên đất nước đều nổi tiếng với một nghề truyền thống nào đó. Tiếp nối bước chân của cha ông, tổ tiên, thế hệ sau vẫn ngày ngày kế thừa, phát huy các công việc ấy. Nhờ vậy, mảnh đất quê hương trở nên phong phú, giàu có với trăm nghề. Có thể nói, chính những đôi bàn tay tài hoa đã làm nên các giá trị tốt đẹp cho đất nước.

Với việc sử dụng hình ảnh gần gũi, quen thuộc, lời thơ sâu lắng, dạt dào cảm xúc kết hợp cùng các biện pháp tu từ: nhân hóa “Việt Nam đất nước ta ơi”, so sánh “Tay người như có phép tiên”,… tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp thiên nhiên và phẩm chất đáng quý ở con người Việt Nam.

Đọc bài thơ “Việt Nam quê hương ta”, em cảm thấy vô cùng tự hào, yêu mến về Tổ quốc. Cảm ơn nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã mang đến một tác phẩm giàu ý nghĩa, giàu sức sống như vậy. Mong rằng, những giá trị tốt đẹp của bài thơ sẽ sống mãi theo dòng chảy thời gian.

Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Hắc Hải Ngắn Gọn

Việt Nam quê hương ta là một bài thơ hay của Nguyễn Đình Thi được trích từ trường ca Hắc Hải. Bài thơ viết về quê hương, đất nước. Những câu thơ đầu tiên, tác giả đã khắc họa phong cảnh rộng lớn, hùng vĩ nhưng cũng rất nên thơ, trữ tình.

Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn

Những hình ảnh tiêu biểu cho đất nước, con người Việt Nam được tác giả khắc họa như: “biển lúa, cánh cò, đỉnh Trường Sơn, áo nâu nhuộm bùn, đất nghèo, hoa thơm quả ngọt”. Cùng với đó là đức tính tốt đẹp của người Việt Nam – sự vất vả, cần cù nhưng vẫn giữ phẩm chất tốt đẹp.

Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa

Tiếp đến, nhà thơ đã cho người đọc thấy được truyền thống đánh giặc bảo vệ đất nước. Từ bao đời nay, dân tộc Việt Nam đã phải đối mặt với những kẻ thù xâm lược. Nhưng trong hoàn cảnh đó, nhân dân ta vẫn kiên cường, đoàn kết đấu tranh chống lại kẻ thù. Nhiều anh hùng đã đứng lên lãnh đạo nhân dân bảo vệ đất nước.

Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung

Sau đó, nhà thơ tiếp tục cho người đọc sẽ hiểu hơn về phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam. Đó là tinh thần kiên cường, bất khuất (chịu nhiều đau thương, chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên, đạp quân thù xuống đất đen) và chịu thương chịu khó (súng gươm vứt bỏ lại hiền hơn xưa).

Đất trăm nghề của trăm vùng
Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem
……
Nhớ đồng ruộng, nhớ khoai ngô
Bũa cơm rau muống quả cà giòn tan…

Cùng với tình nghĩa thủy chung – “yêu ai yêu trọn tấm lòng thuỷ chung”. Và cả sự tài hoa, khéo léo của con người – “tay người như có phép tiên”. Nguyễn Đình Thi đã bộc lộ lòng tự hào, tình yêu sâu sắc dành cho con người, đất nước Việt Nam.

Như vậy, bài thơ “Việt Nam quê hương ta” đã để lại cho người đọc nhiều cảm xúc sâu sắc.

Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Hắc Hải Ngắn Hay

Những câu thơ lục bát trong “Việt Nam quê hương ta” trích từ trường ca Hắc Hải của tác giả Nguyễn Đình Thi như khúc ca trong trẻo, ngọt ngào về vẻ đẹp thiên nhiên cũng như con người Việt Nam.

Mở đầu bài thơ, cảnh sắc quê hương hiện lên thật thanh bình, yên ả. Những cánh đồng lúa rộng lớn, khoáng đạt như “biển” đã nhấn mạnh sự giàu có, trù phú nơi làng quê.

Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

Trên nền không gian ấy, đàn cò đang tung đôi cánh trên bầu trời xanh. Thiên nhiên đất trời của nước ta còn hiện lên với dãy núi Trường Sơn hùng vĩ mà thơ mộng. Tất cả đã mở ra trước mắt người đọc bức tranh quê hương hòa hợp sắc màu.

Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn

Nổi bật trong bức tranh ấy là hình ảnh con người Việt Nam với những vẻ đẹp, phẩm chất đáng quý. Đó là đức tính cần cù, chăm chỉ của cha ông từ bao đời nay.

Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa

Đó là ý chí kiên cường, bản lĩnh anh hùng trong các cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa

Hay còn là tấm lòng yêu thương, chung thủy son sắt khi “Yêu ai yêu trọn tâm tình thủy chung”.

Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung

Như vậy, quê hương Việt Nam tươi đẹp không chỉ nhờ những ưu ái từ thiên nhiên mà còn do sự vun đắp, xây dựng của nhân dân. Bàn tay khéo léo, tài năng của họ “Đất trăm nghề của trăm vùng” đã làm nên cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Từ đây, đất nước ngày càng phát triển lớn mạnh và bền vững.

Đất trăm nghề của trăm vùng
Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem
Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ

Nước bâng khuâng những chuyến đò
Đêm đêm còn vọng câu hò Trương Chi
Đói nghèo nên phải chia ly
Xót xa lòng kẻ rời quê lên đường

Qua lời thơ mộc mạc, hình ảnh thơ gần gũi cùng các biện pháp tu từ như ẩn dụ “mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”, so sánh “Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”, nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã khẳng định và ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, con người của dân tộc ta trong suốt mấy ngàn năm lịch sử.

Không nên bỏ qua 🌿Bài Thơ Trở Về Quê Nội🌿Ý nghĩa

Viết một bình luận