Thơ Nguyễn Đình Thi: Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ

Thơ Nguyễn Đình Thi ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ ✅ Đừng Nên Bỏ Qua Các Thông Tin Về Cuộc Đời, Sự Nghiệp Tác Giả Nguyễn Đình Thi.

Tiểu Sử Cuộc Đời Tác Giả Nguyễn Đình Thi

Nguyễn Đình Thi là một nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học và nhạc sĩ Việt Nam thời hiện đại. Tên tuổi của ông rất nổi tiếng trên văn đàn Việt Nam. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về tác giả này thì đừng nên bỏ qua phần khái quát tiểu sử cuộc đời nhà thơ Nguyễn Đình Thi sau đây.

  • Nguyễn Đình Thi (1924–2003), sinh ra và lớn lên tại thành phố Luông Pra Băng, nước Lào nhưng quê gốc ở Vũ Thạch – Hà Nội.
  • Năm 1929, ông theo bố mẹ trở về quê hương sinh sống và đi học ở Hà Nội, sau đó chuyển sang Hải Phòng.
  • Năm 1940, sau khi tốt nghiệp Tú tài Nguyễn Đình Thi bắt đầu tham gia vào con đường cách mạng và trở thành thành viên của Hội Văn hoá Cứu quốc. Từ đây tinh thần yêu nước trong ông càng mạnh mẽ hơn.
  • Từ năm 1945 trở đi, ông được nhà nước tin tưởng và cử vào Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam và Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 1. 
  • Nguyễn Đình Thi cũng từng là đại diện của Việt Minh trong Đảng Dân chủ đồng thời nắm giữ rất nhiều chức vụ quan trọng trong lĩnh vực văn hóa.
  • Trong thời lỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Nguyễn Đình Thi đã có những đóng góp rất to lớn cho dân tộc, ông tham gia nhiều chiến dịch và sáng tác văn học để phục vụ kháng chiến. Mặc dù đã bị kẻ thù bắt và mua chuộc nhưng ông vẫn một lòng thuỷ chung với Tổ quốc.

Đón đọc thêm 🌿Thơ Hoàng Tố Nguyên 🌿 Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ

Sự Nghiệp Sáng Tác Nhà Thơ Nguyễn Đình Thi

Nhắc đến nhà thơ Nguyễn Đình Thi là nhắc đến một sự nghiệp sáng tác đa dạng, đồ sộ. Hãy cùng Thohay.vn điểm qua các nét chính trong sự nghiệp sáng tác của ông ngay dưới đây nhé!

  • Năm 1942, nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã bắt đầu viết sách triết học khi ông đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Tác phẩm như: Triết học nhập môn, Triết học Nitsơ, Triết học Anhxtanh, Siêu hình học, Triết học Căng…
  • Thơ Nguyễn Đình Thi mang một diện mạo mới, độc đáo và hiện đại. Bài thơ được xem là tâm đắc nhất của của nhà thơ Nguyễn Đình Thi, đó là bài “Đất nước”, đây là một tác phẩm bất hủ của văn học. Sau này, bài thơ “Đất nước” đã được nhạc sỹ Đặng Hữu Phúc phổ thành bản Giao Hưởng – Hợp xướng cùng tên “Đất nước”.
  • Tiểu thuyết “Xung kích” là tác phẩm văn đầu tiên của Nguyễn Đình Thi. “Xung kích” đã tái hiện sinh động cuộc chiến đấu của một đại đội xung kích trong chiến thắng Trung Du năm 1951. Tác phẩm này đã đạt giải thưởng văn nghệ 1951 – 1952.
  • Tiểu thuyết được xem là thành công nhất trong lĩnh vực văn xuôi của Nguyễn Đình Thi là tác phẩm “Vỡ bờ”. Tác phẩm đã tái hiện bức tranh đa chiều của xã hội Việt Nam từ năm 1939 đến năm 1945.
  • Nhà thơ Nguyễn Đình Thi còn là một ngòi bút phê bình văn học sắc sảo. Tiểu luận “Nhận đường” của ông đã giúp thế hệ văn nghệ sĩ lúc bấy giờ tìm ra con đường đi đúng đắn, đó là “Văn nghệ phụng sự chiến đấu nhưng chính chiến đấu đem đến cho văn nghệ một sức sống mới, sắt lửa mặt trận đang đúc lên văn nghệ mới của chúng ta” (“Nhận đường”).
  • Nguyễn Đình Thi được xem là một nghệ sĩ đa tài, ông sáng tác nhạc, làm thơ, viết tiểu thuyết, kịch, tiểu luận phê bình. Ở lĩnh vực nào ông cũng có những đóng góp đáng trân trọng.
  • Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Thi gắn liền với hoạt động cách mạng. Nguyễn Đình Thi là một trong những cái tên có đóng góp to lớn trong việc cổ vũ, động viên tinh thần chiến đấu của nhân dân ta qua các giai đoạn kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp khắc nghiệt.

Vinh danh:

  • Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng Nhất
  • Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất
  • Huân chương Độc lập hạng Nhất
  • Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng
  • Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học nghệ thuật.

Phong Cách Sáng Tác Của Nguyễn Đình Thi

Tìm hiểu chi tiết về phong cách sáng tác của nhà thơ Nguyễn Đình Thi.

  • Thơ của Nguyễn Đình Thi luôn giản dị nhưng giàu tính triết lý. Thơ của ông thường nói về tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào dân tộc. Có thể kể đến một số bài thơ như: Đất nước, Nhớ, Hắc hải, Lá đỏ,…
  • Phong cách thơ của ông tự do, phóng khoáng mà vẫn hàm súc, sâu lắng, suy tư và có nhiều tìm tòi theo hướng hiện đại.
  • Những tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Đình Thi là sự phản ánh kịp thời cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến. Các tác phẩm của ông đều mang tính thời sự về các cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam.

=> Nguyễn Đình Thi dành cả cuộc đời để tìm tòi, khám phá và sáng tạo những con chữ của mình trong thơ ca. Cũng nhờ tâm hồn đam mê nghệ thuật cùng với bản lĩnh hơn người, dám thay đổi và sáng tạo mà những áng thơ của Nguyễn Đình Thi luôn tạo cho độc giả một cảm nhận sâu sắc, đặc biệt và mang đậm phong cách cá nhân, khiến cho độc giả khi đã đọc qua một lần rất khó để quên.

Xem thêm về 🌷Thơ Đỗ Trọng Khơi 🌷 Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ

Tuyển Tập Các Tác Phẩm Của Nhà Thơ Nguyễn Đình Thi

Tuyển tập các tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Đình Thi, xem ngay đừng bỏ lỡ.

Tuyển Tập Thơ

*Trong cát bụi (1992)

  • Đêm tháng bảy
  • Buổi chiều ấy
  • Cách mạng
  • Mùa thu vàng
  • Truyền thuyết về chim phượng
  • Những chiếc lá
  • Hoa chua me đất
  • Từ bên ấy trông về
  • Vượt biển
  • Gió bay
  • Một khoảng trời xanh kia
  • Ngõ tối
  • Không sợ và sợ
  • Nắng phố
  • Sông Mã xa
  • Sương lạnh
  • Sen biếc
  • Là một tia nắng
  • Nhìn xem
  • Trời chiều
  • Một chút mùa thu
  • Núi xưa
  • Hoa không tên
  • Trong đêm
  • Anh tìm em

*Sóng reo (2001)

  • Áng mây xưa
  • Chiều vàng
  • Đêm mưa
  • Đôi mắt
  • Giao thừa
  • Gió thu
  • Sáng nay
  • Tiếng chào
  • Trở lại Mường Luông
  • Xa tất cả

*Một số tác phẩm khác

  • Chia tay
  • Chia tay trong đêm Hà Nội
  • Đất nước
  • Đi tìm cách mạng
  • Hoa vàng
  • Không nói
  • Lá đỏ
  • Ngày về
  • Hắc Hải
  • Người tử sĩ
  • Tia nắng
  • Nhớ
  • Dòng sông trong xanh
  • Những tiếng hát
  • Quê hương Việt Bắc
  • Việt Nam quê hương ta
  • Người chiến sĩ

Truyện, Văn Xuôi

  • Xung kích (1951)
  • Thu đông năm nào (1954)
  • Bên bờ sông Lô (tập truyện ngắn, 1957)
  • Cái Tết của mèo con (truyện thiếu nhi, 1961)
  • Vào lửa (1966)
  • Mặt trận trên cao (1967)
  • Vỡ bờ (tập I năm 1962, tập II năm 1970)
  • Trên sóng thời kỳ (tập bút ký, 1996)
  • Tuyết (tập truyện ngắn, 2003)

Triết Luận

  • Triết học nhập môn (1942)
  • Triết học Kant (1942)
  • Triết học Nietzsche (1942)
  • Triết học Einstein (1942)
  • Triết học Descartes (1942)
  • Siêu hình học (1942)

Tiểu Luận

  • Mấy vấn đề văn học (1956)
  • Một số vấn đề đấu tranh tư tưởng trong văn nghệ hiện nay (1957)
  • Công việc của người viết tiểu thuyết (1964)
  • Nhận đường.

Kịch

  • Con nai đen (1961)
  • Hoa và Ngần (1975)
  • Giấc mơ (1983)
  • Tiếng sóng (1980)
  • Cái bóng trên tường (1982)
  • Rừng trúc (1978)
  • Nguyễn Trãi ở Đông Quan (1979)
  • Người đàn bà hóa đá (1980)
  • Trương Chi (1983)
  • Hòn Cuội (1983 – 1986)

Nhạc

  • Người Hà Nội (1947)
  • Diệt phát xít (1945)

Đừng nên bỏ qua🌿Thơ Trần Nhân Tông 🌿 Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ

15 Bài Thơ Hay Nhất Của Nguyễn Đình Thi

Dưới đây là nội dung 15 bài thơ hay nhất của Nguyễn Đình Thi mà bạn nên đọc ít nhất một lần.

Đất Nước

Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.

Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha!
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa

Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Ðêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về!
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.
Từ những năm đau thương chiến đấu
Ðã ngời lên nét mặt quê hương
Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu
Ðã bật lên những tiếng căm hờn

Bát cơm chan đầy nước mắt
Bay còn giằng khỏi miệng ta
Thằng giặc Tây, thằng chúa đất
Ðứa đè cổ, đứa lột da…

Xiềng xích chúng bay không khoá được
Trời đầy chim và đất đầy hoa
Súng đạn chúng bay không bắn được
Lòng dân ta yêu nước thương nhà!

Khói nhà máy cuộn trong sương núi
Kèn gọi quân văng vẳng cánh đồng
Ôm đất nước những người áo vải
Ðã đứng lên thành những anh hùng.

Ngày nắng đốt theo đêm mưa dội
Mỗi bước đường mỗi bước hy sinh
Trán cháy rực nghĩ trời đất mới
Lòng ta bát ngát ánh bình minh.

Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng loà.

Đi Tìm Cách Mạng

Xung quanh làng xóm lầm than
Thóc Tây, đay Nhật muôn vàn thảm thương
Đi phu, đi lính, đắp đường
Người nghèo một cổ mấy tròng thắt ngang
Mùa mùa lúa vẫn chín vàng
Lúa đi đâu mất, ta làm cho ai?
Địa chủ nó có trăm vòi
Hút vào xương tuỷ, mồ hôi dân mình
Tiếng đồn trên núi rừng xanh
Có quân Cách mạng Việt Minh phất cờ
Sao vàng soi lối tự do
Dân nghèo theo hết vỡ bờ nổi lên
Chiến khu ta ở Tây Nguyên
Quân đang vượt núi xuống miền trung du
Mặt trời đang xé sương mù
Dân mình đang phá ngục tù nghìn năm
Truyền đơn rải ở chợ làng
Cờ đỏ mọc giữa đường quan ban ngày
Đồng quê như có lửa bay
Nhà giàu bàn tán, dân cày truyền tin
Quyết lòng dấn bước đi tìm
Một đêm nổi gió băng mình thoát thân

Ngày Về

Hà Nội chiều nay mưa tầm tã
Ta lại về đây giữa chốn xưa
Nước hồ Gươm sao xanh dịu quá
Tháp Rùa rơi lệ cười trong mưa

Ta nhìn hai mắt ta nhìn mãi
Lòng ta như lửa đốt dầu sôi
Nằm lại những chân rừng đầu núi
Hôm nay bao đồng chí đâu rồi

Ta đứng khóc giữa trời mưa hắt
Leng keng chuông xe điện đổ hồi
Lòng ta bỗng như dòng suối mát
Ta đã về đây Hà Nội ơi

Em Hà Nội má em ửng đỏ
Áo hoa em cất tự bao giờ
Góc phố bờ tường bao máu đổ
Còn tươi nguyên như những lá cờ

Từ khắp bốn phương trời lửa đạn
Đàn con về sau những năm xa
Cởi súng gạt mồ hôi trên trán
Ta lại xây Hà Nội của ta

Núi Xưa

Ba năm tôi mới về núi cũ
Đi giữa ngàn hoa lau trắng bay
Rừng già vẫn lối xưa ngập lá
Suối nhỏ reo róc rách trong mây

Nắng hoe những dải đồi non mịn
Những xóm làng mờ biếc dưới xa
Ngày nào tất cả lăn trong lửa
Chết sống bao phen mỗi mái nhà

Tóc đã điểm sương, chân đã mỏi
Núi ơi, người năm trước về đây
Cô gánh cỏ tranh nhìn thoáng lạ
Áo bạc mồ hôi má đỏ hây…

Việt Nam Quê Hương Ta

Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn

Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa
Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung

Đất trăm nghề của trăm vùng
Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem
Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ

Nước bâng khuâng những chuyến đò
Đêm đêm còn vọng câu hò Trương Chi
Đói nghèo nên phải chia ly
Xót xa lòng kẻ rời quê lên đường

Ta đi ta nhớ núi rừng
Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ
Nhớ đồng ruộng, nhớ khoai ngô
Bũa cơm rau muống quả cà giòn tan…

Người Tử Sĩ

Mũ sắt mờ trong sương phủ
Anh nằm yên như ngủ say
Máu thấm đầy manh áo cũ
Nửa đường anh ngã xuống đây

Để anh trên sườn núi vắng
Không biết có bao giờ trở lại
Một ngày về tìm anh ở đâu
Giữa rừng nghìn lối cỏ lau

Nắm súng chào anh lần cuối
Chúng tôi lại đi mê mải
Nắng lên nhuộm đỏ hàng cây
Véo von những tiếng chim rừng.

Lá Đỏ

Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ

Em đứng bên đường như quê hương
Vai ác bạc quàng súng trường.

Ðoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhoà trời lửa.

Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhau nhé giữa Sài Gòn.

Em vẫy cười đôi mắt trong.

Sông Mã Xa

Viếng Quang Dũng

Anh nơi im lặng bên kia
Có nhớ sương bay phố hè
Gió thổi trắng trời sông Mã
Chiều mây dốc núi gọi về

Gió Thu

Năm mươi năm như một bóng mây
Gió thu lại thổi suốt đêm dài
Vẳng nghe khúc hát người năm ấy
Chén rượu bên đèn nước mắt đầy

Trở Lại Mường Luông

Mái nhà cũ đen rêu nói Tôi vẫn nhớ
Cậu bé ngã ở đây máu loang ngực áo

Núi Chàng nói Tôi vẫn nhìn
Nơi xa kia người tôi yêu

Núi Nàng nói Tôi vẫn đợi
Người tôi yêu nơi xa kia

Tượng Phật trên vách đá nói Tôi vẫn gọi
Tình thương cho mỗi nhà mỗi người

Con đường trong sương mây nói Tôi vẫn nghe
Bản nhỏ sớm chiều lao xao mõ trâu

Dòng sông nói Tôi vẫn rì rào
Tưới nuôi muôn loài sống chết sinh nở

Đôi Mắt

Mắt em nhìn
Nghìn muôn xa cách
Trăng soi lặng yên
Rừng núi
Đêm này

Em cười
Sao anh gục buồn thế

Tóc dài mộng ấm
Mùa thu vàng hoe đôi mắt xa
Anh ngồi giữa đáy buổi chiều
Lúa ào vào mặt

Em cười
Sao anh gục buồn thế

Tự nhiên
Trên tay anh mái đầu yêu đã lạnh
Anh nhìn
Xa quá
Em mỉm cười
Mãi mãi

Mùa Thu Vàng

Nào ai biết việc đời đưa rất lạ
Tôi đến một nơi gió núi xôn xao
Trong rừng sâu triền miên xa tất cả
Như đã về đây từ một thuở nào

Tôi đi mãi vào ngàn thông rợp bóng
Như đi sang một cõi khác nào rồi
Quên hết cả chỉ thấy trời xanh rộng
Và mùa thu im lặng ở quanh tôi

Đã có mùa xuân đời tôi không nhỉ
Và đã có không cả một mùa hè
Tôi chỉ nhớ đã đi nhiều mê mải
Năm tháng đêm ngày theo một ánh xa

Và hôm nay một mình trên đất lạ
Tôi chợt nhận ra đã tới mùa thu
Bao nhiêu chuyện tôi không còn nhớ nữa
Với cả bao nhiêu nét mặt đã mờ

Tôi nhìn lại tất cả chìm nhòa hết
Rồi sương tan dần ánh sáng lặng trong
Cho tôi nhìn về mãi xa xa tít
Bỗng nhiên tôi thấy rõ một bờ sông

Bóng áo vải thô một cô gái nhỏ
Hàng trẩu cao đường đỏ lá vàng hoe
Em tiễn anh lính đi nơi đạn lửa
Môi run run em chúc có ngày về

Em gái ơi tôi vẫn đây còn sống
Còn em bây giờ ở nơi đâu
Bao nhiêu nước đã trôi bao nhiêu sóng
Nơi dòng sông xanh in bóng núi cao

Ôi mùa thu hôm nay nghiêng cánh vàng
Đưa tôi bay về nơi nguồn tìm em.

Cách Mạng

Những gì kia cuộn nhau
Trong bao đời bóng đêm

Cái ác của kẻ mạnh
Cái hèn của kẻ yếu
Cái tham của kẻ thừa
Cái thèm của kẻ thiếu
Dân tộc thù dân tộc
Con người sợ con người
Không sao chịu nổi
Lật hết đi
Thử xoay ngược lại
Xem thành cái gì

Cái hèn của kẻ mạnh
Cái ác của kẻ yếu
Cái thèm của kẻ thừa
Cái tham của kẻ thiếu
Dân tộc sợ dân tộc
Con người thù con người

Đã bao đời
Bóng đêm xoay ngược
Vẫn là bóng đêm

Nhưng nước mắt người mẹ
Làm đứng dậy người con
Giọt máu người ngã xuống
Thành ngôi sao dẫn đường
Và lặng im cũng thành tiếng gọi

Ra khỏi bóng đêm
Đi tới buổi sáng
Không có bóc lột ăn hiếp
Mỗi dân tộc cần đến mỗi dân tộc
Mỗi con người cần đến mỗi con người

Thưa bạn
Tôi nghĩ cách mạng là như vậy
Mở ra buổi sáng
Mới vỡ nghìn hang ổ
Của những gì cuộn nhau trong bóng đêm

Nhưng đó không phải chuyện một lúc

Những Tiếng Hát

Chiều dần tắt gió ù ù nổi
Ánh đèn trên mặt biển chập chờn
Trong một quán hàng đen muội khói
Lính thuỷ ngồi chen uống rượu suông

Dưới ngọn đèn dây loe ánh đỏ
Người bạc đầu nhìn kẻ còn măng
Những gò má sạm màu sương gió
Những cánh tay lực lưỡng ngang tàng

Họ nín lặng nghe nàng thiếu nữ
Mắt biếc xanh màu nước xa khơi
Tóc xoã mây vàng đôi vú thở
Phập phồng theo tiếng nhạc tuyệt vời

Tiếng hát ngọt ngào như suối chảy
Dịu dàng như lời mẹ dỗ con
Bâng khuâng thương nhớ buồn tê tái
Như mắt người chinh phụ héo hon

Ôi tiếng hát Nga sao vời vợi
Như thảo nguyên xa rộng mênh mông
Gió cát mịt mù trên cỏ cháy
Chim rơi cánh mỏi giữa tầng không

Như tiếng gió gầm trên núi vắng
Như tiếng quân reo giữa chiến trường
Như cánh chim âu đùa với sóng
Gọi biển trào lên đón nắng vàng

Tiếng hát bay lên cao phấp phới
Như gió xuân rũ lá bạch dương
Như những mảng trời xanh đang vẫy
Như tiếng chim trên tuyết trắng hồng

Tiếng hát đã ngừng trong giây lát
Những dư âm còn vọng lạ lùng
Cô gái mắt nhìn quanh ngơ ngác
Như còn say tiếng hát chưa xong

Đoàn thuỷ thủ chân trời góc biển
Đời lênh đênh đã cứng tim gan
Mà sao cũng bàng hoàng xao xuyến
Lắm kẻ chau mày lệ chứa chan

Ta muốn hát muốn cười ta khóc
Nước mắt ta lã chã vơi đầy
Hãy rót nữa rượu tràn trên cốc
Uống đi các bạn cả đêm này

Từng bàn rượu những người thuỷ thủ
Bá vai nhau cùng hát vang lừng
Trong tiếng hát tràn đầy thương nhớ
Họ tưởng bay về tới cố hương

Có phải tiếng hò rô kéo gỗ
Trên bãi lau hầm hập nắng trưa
Quằn quại những lưng người chín đỏ
Dòng sông dài uể oải về xa

Có phải kéo dài trên sa mạc
Bóng lạc đà đi miết buổi chiều
Lều vài quây vòng bên giếng nước
Lửa bập bùng tiếng hát đăm chiêu

Đêm nơi đâu sương mù bay toả
Trăng soi thấp thoáng mái tranh nghèo
Bễ lò rèn phì phò thở lửa
Chú bé ngồi mơ nghe dế kêu

Đâu tiếng sáo vi vu đùa gió
Dưới trời sao vằng vặc đêm hè
Ôm chặt người yêu trên đệm lá
Thì thầm đang hát kẻ chăn dê

Trên núi tuyết cao cao có phải
Mùa xuân đang tới tiếng chim gù
Xanh vút hàng thông soi bóng suối
Rừng sâu cọc cạch búa tiều phu

Và nắng gội cánh đồng vàng rạ
Chiều gặt xong đoàn thợ gặt về
Có phải bên sông cười rộn rã
Ướt loáng đôi vai cô gái quê…

Quê Hương Việt Bắc

Hoa lau phơ phất quấn chân
Gió cháy mặt người chiến sĩ
Rời đồng bằng lên rừng núi
Ta đi đã mấy mùa xuân

Sơn La những lũng đầy sương
Những đồi vàng hoe lúa chín
Những buổi rời tay bịn rịn
Châu đi quấn quýt bờ mương

Còn đâu những bản mường yêu dấu
Giặc đến trời hoang đất ngập tro
Nhớ bước lui quân lòng rỏ máu
Ôi nắm xôi bà cụ Thái cầm cho

Lòng ta vẫn ở trên Tây Bắc
Những đêm thao thức tiếng từ quy
Ta khóc hờn căm thề giết giặc
Sông Đà ơi ta sẽ trở về

Từ những ngày đầu non nớt ấy
Ta đã đi – đi tới không ngừng
Trên những con đường đầy lửa cháy
Lòn ta nặng nghĩa quê hương

Lòng ta không ngừng ca hát
Ôi những núi chàm sáng ngời
Ta yêu những rừng Việt Bắc
Nơi ta khôn lớn lên người

Quê hương ta núi sông lộng lẫy
Mỗi lần vùng dậy lại đẹp hơn
Mỗi tấc đất ngày đêm bỏng giẫy
Mỗi lòng người như nước suối trong

Cao Bằng đèo lên cao vút
Mây trắng gọi người đi xa
Ta đạp quân thù ngã gục
Ta chào thế giới về ta

Lạng Sơn rừng hồi lộng gió
Đêm đêm vang tiếng cọp gầm
Sông Kỳ Cùng ào ào sóng đổ
Những ngày mải miết hành quân

Sông Thoa hiền từ cuộn đỏ
Ta về chiến thắng huy hoàng
Chị lái đò cười đon đả
Chào anh bộ đội sang ngang

Ta yêu những dòng sông Việt Bắc
Đã bao lần tiễn bước quân đi
Đã bao lần đục ngầu máu giặc
Những bờ sông kể chuyện thầm thì

Ta yêu những buổi trưa đầm ấm
Em bé trồng rau đuổi lũ gà
Ta yêu những nẻo đường thêu nắng
Chưa bao giờ đẹp như bây giờ

Đất nghèo càng chắt chiu yêu quý
Củ mài Yên Bái sắn Tuyên Quang
Gian khổ đã nuôi lòng chiến sĩ
Ta yêu bà mẹ Mán Cao Lan

Còn đây mãi sông Lô sông Chảy
Đại bác gầm lên tiếng tự hào
Lửa Phố Ràng, phố Lu còn cháy
Bến Bình Ca sóng vỗ xôn xao

Ta tới núi xanh và suối bạc
Ngang trời Tam Đảo đứng nghiêng nghiêng
Ôi Cao Vân, Phú Minh, Quảng Nạp
Trái tim ta đập ở Thái Nguyên

Mỗi tảng đá gốc cây bờ cỏ
Như thiêng liêng phơ phất bóng cờ
Ta đã tìm cây đa lịch sử
Hòn đất chôn rau nước Cộng hoà

Một nhà sàn đơn sơ vách nứa
Bốn bên suối chảy cá bơi vui
Đêm đêm cháy hồng lên bếp lửa
Ánh đèn khuya còn sáng trên đồi

Nơi đây sống một người tóc bạc
Người không con mà có triệu con
Nhân dân ta gọi Người là Bác
Cả đời người là của nước non

Việt Bắc quê hương ta sáng chói
Đất tự do của những anh hùng
Chim bay rợp trời mây rộng rãi
Quân đi rung chuyển những sông rừng

Bàn tay trắng ta giằng lấy súng
Chân không giầy đạp nát đồn Tây
Trong áo rách lòng ta có Đảng
Giữa nghìn dông bão chẳng lung lay

Người chiến sĩ bước đi phơi phới
Nắng mưa Việt Bắc đã vàng người
Chiều chiều ca hát quê hương mới
Mỗi bước đi lòng một thắm tươi.

Chia sẻ thông tin chi tiết về 🌿Thơ Trần Hữu Thung 🌿 Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ

Viết một bình luận