Việt Nam Quê Hương Ta [Nội Dung Bài Thơ + Nghệ Thuật + Phân Tích]

Việt Nam Quê Hương Ta ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Nghệ Thuật, Phân Tích ✅ Tìm Hiểu Xuất Xứ Và Hoàn Cảnh Sáng Tác, Tổng Hợp Sơ Đồ Tư Duy, Văn Mẫu.

Nội Dung Bài Thơ Việt Nam Quê Hương Ta

Bài thơ “Việt Nam quê hương ta” ca ngợi vẻ đẹp của quê hương: vẻ đẹp của thiên nhiên tươi đẹp, trù phú, của những người lao động cần cù, chịu khó, của truyền thống đấu tranh bất khuất, của lòng thủy chung và sự tài hoa.

Việt Nam quê hương ta
Tác giả: Nguyễn Đình Thi

Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn

Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa
Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung

Đất trăm nghề của trăm vùng
Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem
Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ

Nước bâng khuâng những chuyến đò
Đêm đêm còn vọng câu hò Trương Chi
Đói nghèo nên phải chia ly
Xót xa lòng kẻ rời quê lên đường

Ta đi ta nhớ núi rừng
Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ
Nhớ đồng ruộng, nhớ khoai ngô
Bũa cơm rau muống quả cà giòn tan…

Xem thêm bài thơ 🌸Gấu Con Chân Vòng Kiềng 🌸 Nội Dung Bài Thơ, Nghệ Thuật, Phân Tích

Về Tác Giả Nguyễn Đình Thi

Thohay.vn tổng hợp các thông tin quan trọng về tác giả Nguyễn Đình Thi.

  • Nguyễn Đình Thi (1924- 2003), sinh ra tại Thành phố Luông Pha Băng, nước Lào.
  • Ông tham gia kháng chiến và giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng.
  • Nguyễn Đình Thi được xem là một nghệ sĩ đa tài, ông sáng tác nhạc, làm thơ, viết tiểu thuyết, kịch, tiểu luận phê bình. Ở lĩnh vực nào ông cũng có những đóng góp đáng trân trọng.
  • Phong cách nghệ thuật: Thơ ông tự do, phóng khoáng mà vẫn hàm súc, sâu lắng, suy tư và có nhiều tìm tòi theo hướng hiện đại.
  • Những tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Đình Thi là sự phản ánh kịp thời cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến. Các tác phẩm của ông đều mang tính thời sự về các cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam.
  • Tác phẩm: 
    • Thơ: Người chiến sỹ (1958); Bài thơ Hắc Hải (1958); Dòng sông trong xanh (1974); Tia nắng (1985); Đất nước (1948 – 1955); Việt Nam quê hương ta; Nhớ; Lá đỏ…
    • Tiểu thuyết “Xung kích”, “Vỡ bờ”; “Thu đông năm nay” (1954), “Bên bờ sông Lô” (1957), “Vào lửa” (1966), “Mặt trận trên cao” (1967) …

Tặng bạn trọn bộ tuyển tập 👉 THƠ NGUYỄN ĐÌNH THI

Về Tác Phẩm Việt Nam Quê Hương Ta

Về tác phẩm Việt Nam quê hương ta, đây là bài thơ thuộc thể loại thơ lục bát.

Nội dung tác phẩm: Tác giả đã thể hiện sự tự hào về đất nước, quê hương qua những khung cảnh thiên nhiên và văn hoá, con người như (mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn, Quê hương biết mấy thân yêu), sự đồng cảm với những vất vả, hi sinh của người dân (bao nhiêu đời đã chịu nhiều đau thương,  mặt người vất vả in sâu). Qua đó thể hiện tình  cảm yêu mến, quý trọng với dân tộc.

Đọc hiểu tác phẩm 🔰Và Tôi Nhớ Khói 🔰 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Việt Nam Quê Hương Ta

Hoàn cảnh và xuất xứ bài thơ “Việt Nam quê hương ta”: Trích từ trường ca Bài thơ Hắc Hải sáng tác 1955 – 1958 (nguồn: Tuyển thơ Nguyễn Đình Thi, NXB Văn học, 2001)

Ý Nghĩa Nhan Đề Bài Thơ Việt Nam Quê Hương Ta

Nhan đề bài thơ “Việt Nam quê hương ta” đã gợi ra vẻ tươi đẹp của thiên nhiên, cảnh sắc đất nước ta. Đồng thời dựa vào tiêu đề, tác giả muốn khắc họa những phẩm chất, đức tính tốt đẹp ở con người Việt Nam: chịu thương chịu khó, anh dũng, thủy chung,…

Sưu tầm các mẫu phân tích🌼 Con Muốn Làm Một Cái Cây 🌼 Hay nhất

Bố Cục Bài Thơ Việt Nam Quê Hương Ta

Bố cục bài thơ Việt Nam quê hương ta có thể chia thành 2 phần như dưới đây:

  • Khổ 1: Nói về vẻ đẹp thiên nhiên của Việt Nam
  • Khổ 2,3,4,5: Khắc hoạ vẻ đẹp con người Việt Nam

Xem thêm 🌼Chùm Thơ Về Đất Nước Việt Nam🌼 Hay nhất

Giá Trị Tác Phẩm Việt Nam Quê Hương Ta

Chia sẻ thêm cho bạn đọc giá trị tác phẩm Việt Nam quê hương ta:

Giá trị nội dung

  • Nhà thơ đã ca ngợi vẻ đẹp giản dị, mộc mạc của thiên nhiên, con người Việt Nam, qua đó thể hiện tình yêu thương, sự gắn bó sâu sắc của tác giả đối với quê hương đất nước.

Giá trị nghệ thuật

  • Thể thơ lục bát sử dụng uyển chuyển.
  • Giọng điệu linh hoạt, mượt mà, gần gũi với ca dao dân ca.
  • Từ ngữ tự nhiên và gần gũi với đời thường.

Khám phá các mẫu văn hay về ❤️️Bài Thơ Lượm [Tố Hữu] ❤️️ Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật

Dàn Ý Bài Thơ Việt Nam Quê Hương Ta

Nhất định đừng bỏ qua dàn ý bài thơ Việt Nam quê hương ta chi tiết sau đây.

I. Mở bài:

  • Giới thiệu tác giả và tác phẩm.
  • Nêu khái quát cảm xúc về bài thơ.

II. Thân bài:

1. Vẻ đẹp thiên nhiên Việt Nam

– Tiếng gọi trìu mến, thân thương “Việt Nam đất nước ta ơi”.

– Cảnh sắc thiên nhiên:

  • + “Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”: từ láy “mênh mông” cùng biện pháp so sánh đã tô đậm sự trù phú của những cánh đồng lúa.
  • + “Cánh cò bay lả rập rờn”: gợi hình ảnh cánh cò bay lượn trên bầu trời. -> mở ra không gian thanh bình, yên ả.
  • + “Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”: vẻ đẹp vừa kì vĩ, vừa nên thơ của đỉnh Trường Sơn hùng vĩ.

=> Bức tranh thiên nhiên hiện lên thật tươi đẹp, rực rỡ -> mở ra khung cảnh Việt Nam yên bình, trù phú.

2. Vẻ đẹp con người Việt

  • “Mặt người vất vả in sâu/ Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn”: đức tính cần cù, chịu thương chịu khó trong lao động của ông cha ta từ ngàn đời xưa.
  • “Đất nghèo nuôi những anh hùng/ Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên”: phẩm chất kiên cường, anh dũng, bất khuất trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
  • “Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”: nhấn mạnh bản tính lương thiện, hiền hòa vốn có của người Việt Nam.
  • “Yêu ai yêu trọn tấm tình thủy chung”: tấm lòng thủy chung, sắt son của con người.
  • “Tay người như có phép tiên/ Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ”: sự khéo léo, tài hoa của nhân dân.

3. Cảm nghĩ về hình thức nghệ thuật của bài thơ.

  • Sử dụng các hình ảnh gần gũi, quen thuộc.
  • Lời thơ sâu lắng, dạt dào cảm xúc.
  • Sử dụng các biện pháp tu từ: nhân hóa “Việt Nam đất nước ta ơi”, so sánh “Tay người như có phép tiên”,…

III. Kết bài: Khẳng định lại giá trị của tác phẩm.

Soạn Bài Việt Nam Quê Hương Ta Lớp 6

Hãy chuẩn bị trước cho tiết học bằng cách soạn bài nhé! Dưới đây là các gợi ý soạn bài Việt nam quê hương ta lớp 6.

👉Câu 1 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Em hãy chỉ ra cách gieo vần và ngắt nhịp của bốn dòng thơ đầu.

Đáp án:

  • Cách gieo vần của 4 câu thơ đầu: ơi – trời; hơn – rờn – sơn
  • Cách ngắt nhịp: câu 1 và câu 3 nhịp 2/2/2, câu 2 và câu 4 nhịp 2/2/2/2

👉Câu 2 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Trong văn bản tác giả tập trung miêu tả những hình ảnh nào tiêu biểu cho đất nước, con người Việt Nam và nói đến những vẻ đẹp nào của quê hương?

Đáp án:

  • Trong bài thơ, tác giả đã nhắc đến những hình ảnh tiêu biểu của quê hương: cánh đồng lúa, cánh cò, núi đồi.
  • Từ đó tác giả đã nói đến những vẻ đẹp của quê hương: vẻ đẹp cảu thiên nhiên, của những người lao động cần cù, chịu khó, của truyền thống đấu tranh bất khuất, của lòng chung thuỷ, sự tài hoa.

👉Câu 3 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Tìm và nêu tác dụng của những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ đặc sắc mà tác giả sử dụng để miêu tả cảnh sắc quê hương trong bốn dòng thơ đầu.

Đáp án: Các biện pháp tu từ:

  • Biện pháp tu từ nhân hoá: Việt Nam đất nước ta ơi
  • BPTT so sánh không ngang bằng: Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Tác dụng: Khiến cho hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, thân quen, làm tăng mức độ của đất trời Việt Nam không đâu sánh bằng. Từ đó toát lên vẻ đẹp của quê hương đất nước. 

👉Câu 4 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Tìm và nêu tác dụng của hình ảnh, từ ngữ đặc sắc được dùng để khắc hoạ vẻ đẹp của con người Việt Nam trong đoạn thơ còn lại.

Đáp án:

  • Vẻ đẹp cần cù, vất vả trong lao động: mặt người vất vả in sâu, áo nâu nhuộm bùn.
  • Tinh thần kiên cường, bất khuất (chịu nhiều đau thương, chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên, đạp quân thù xuống đất đen) và chịu thương chịu khó (súng gươm vứt bỏ lại hiền hơn xưa).
  • Tình nghĩa thủy chung: yêu ai yêu trọn tấm lòng thuỷ chung, tay người như có phép tiên, trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.

👉Câu 5 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước được thể hiện như thế nào trong văn bản? Hãy chỉ ra một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện trực tiếp tình cảm ấy.

Đáp án:

Tác giả đã thể hiện sự tự hào về đất nước, quê hương qua những khung cảnh thiên nhiên và văn hoá, con người như (mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn, Quê hương biết mấy thân yêu), sự đồng cảm với những vất vả, hi sinh của người dân (bao nhiêu đời đã chịu nhiều đau thương, mặt người vất vả in sâu). Qua đó thể hiện tình  cảm yêu mến, quý trọng với dân tộc.

👉Câu 6 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Văn bản gợi cho em suy nghĩ và cảm xúc gì về con người và cảnh sắc quê hương?

Đáp án: Văn bản gợi ra một đất nước Việt Nam luôn tươi đẹp, thơ mộng và tràn đầy sức sống. Con người Việt Nam tuy vất vả nhưng khéo léo, kiên cường và thủy chung.

Đừng bỏ lỡ tác phẩm 💚 Chị Sẽ Gọi Em Bằng Tên 💚 Nội Dung, Nghệ Thuật

Giáo Án Bài Thơ Việt Nam Quê Hương Ta

Gợi ý cách soạn giáo án bài thơ Việt Nam quê hương ta cho các giáo viên tham khảo.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố khắc sâu kiến thức về văn bản Việt Nam quê hương ta mà các em đã được học thông qua các hệ thống câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện…

2. Năng lực

a. Năng lực chung

  • Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về văn bản đã học
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề  để hiểu về văn bản đã học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

b. Năng lực riêng:

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Việt Nam quê hương ta.
  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Việt Nam quê hương ta.
  • Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản thơ.
  • Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản thơ với các truyện có cùng chủ đề.

c. Phẩm chất

  • Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
  • Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  • Học liệu: Ngữ liệu/ Sách giáo khoa, phiếu học tập.
  • Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. Khởi động
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
  3. Nội dung: HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ.
  5. Tổ chức hoạt động:

– GV đặt câu hỏi gợi dẫn yêu cầu HS nêu những vẻ đẹp của Việt Nam.

– GV dẫn vào bài mới.

HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC

  1. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững những nội dung chính của văn bản Việt Nam quê hương ta.
  2. Nội dung: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, thể thơ và bố cục.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– HS thực hiện nhiệm vụ. GV hỗ trợ khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả
– GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
– GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.
NV2: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận:
+ Nhóm 1+2: Vẻ đẹp thiên nhiên được thể hiện trong bài thơ.
+ Nhóm 3+4: Vẻ đẹp con người được thể hiện trong bài thơ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– Các nhóm thực hiện nhiệm vụ. GV hỗ trợ khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả
– GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.     
NV3: Tổng kết về nghệ thuật và nội dung
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, tổng kết về nội dung và nghệ thuật của văn bản thơ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– HS thực hiện nhiệm vụ. GV hỗ trợ khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả
– GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
– Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003), quê: Hà Nội.
– Chủ đề sáng tác: Ca ngợi quê hương là một chủ đề quan trọng trong thơ ông.
2. Tác phẩm
– Trích Bài thơ Hắc Hải (1955 – 1958)
3. Đọc, tìm hiểu chú thích
– Thể thơ: lục bát
4. Bố cục: 2 phần
– Phần 1: vẻ đẹp thiên nhiên (4 câu đầu)
.- Phần 2: vẻ đẹp con người  (còn lại). 
II. Kiến thức trọng tâm
1. Vẻ đẹp thiên nhiên
– Gợi tả vẻ đẹp của thiên nhiên từ vùng núi cao đến đồng bằng bao la, mênh mông, rộng lớn,
– Hình ảnh “biển lúa” gợi ra sự giâu đẹp, trù phú của quê hương
.- Nghệ thuật: so sánh kết hợp đảo ngữ, ẩn dụ bao quát bức tranh thiên nhiên rộng lớn.
2. Vẻ đẹp con người
– Vất vả, cần cù trong lao động: chịu nhiều đau thương, vất vả in sâu gắn liền với đồng ruộng.
– Kiên cường, anh dũng trong chiến đấu nhưng rất đỗi hiền lanh, giản dị, chất phác.
– Vẻ đẹp thủy chung, son sắt: yêu ai yêu trọng tấm tinh thủy chung.
– Vẻ đẹp khéo léo, chăm chỉ trong lao động: tay người như có phép tiên
– Nghệ thuật: ẩn dụ, hoán dụ, so sánh nhằm khắc họa, tô đậm vẻ đẹp của co người Việt Nam.
=> Thể hiện niềm tự hào, yêu mến của tác giả và trân trọng những
III. Tổng kết
1. Nội dung – Ý nghĩa
– Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Nam: cần cù, chịu khó, kiên cường, dũng cảm, thủy chung, tài hoa.
– Thể hiện sự tự hào, trân trọng, yêu mến của tác giả với những vẻ đẹp của quê hương, con người Việt Nam.
2. Nghệ thuật
– Thể thơ lục bát, ngôn ngữ giản dị mà ẩn ý, sâu sắc.
–  Nghệ thuật tu từ so sánh, hoán dụ, ẩn 

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

  1. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
  2. Nội dung: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  4. Tổ chức thực hiện:

– GV phát đề cho HS, yêu cầu mỗi HS tự hoàn thành BT.

1. Đoạn thơ Việt Nam quê hương ta được viết theo thể thơ nào? Thể thơ đó mang những đặc điểm gì? Đặc điểm đó giúp gì cho việc thể hiện cảm xúc trước thiên nhiên và con người Việt Nam?

– Thể thơ: ………………………………………………………………………………………………….

– Đặc điểm: ……………………………………………………………………………………………….

– Tác dụng: ……………………………………………………………………………………………….

2. Em có đồng ý với nhận xét sau đây không? Vì sao? Đánh dấu  vào trước đáp án em chọn và giải thích lí do.

Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng đan xen giữa ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học giúp cho hình ảnh đất nước và con người Việt Nam hiện lên vừa gần gũi, giản dị, vừa tráng lệ, hào sảng.

☐ a. Có.

☐ b. Không.

Vì: ……………………………………………………………………………………………………………………………….

3. Hãy tìm và điền những dòng thơ cho phù hợp với các ý nghĩa sau đây.

Ý nghĩaÝ nghĩaDòng thơ
Ca ngợi thiên nhiên, đất nướcTươi đẹp, trù phú, thanh bình:
Ca ngợi con ngườiCần cù, vượt khó:
Anh hùng, bất khuất:
Hiền hòa, đôn hậu, yêu chuộng hòa bình:
Đẹp, thủy chung:
Tài hoa, sáng tạo, giàu truyền thống văn hóa:
Tình nghĩa, giàu lòng yêu thương, trắc ẩn:
Yêu quê hương, đất nước:

4. Đánh dấu  vào  trước từ ngữ thích hợp nhất để điền vào chỗ (…) trong nhận định sau.

Nguyễn Đình Thi đã thể hiện thái độ: …………………………………………………………..

☐ a. ngợi ca, tự hào, yêu thương tha thiết.

☐ b. vui sướng, hân hoan, tự hào.

☐ c. xót xa, nhớ nhung, tiếc nuối.

5. Đọc dòng thơ “Bữa cơm rau muống, quả cà giòn tan”, em nghĩ tới câu ca dao nào?

6. Viết đoạn văn (từ 5 – 7 câu) ghi lại cảm xúc về hình ảnh để lại cho em ấn tượng sâu đậm

– GV mời một số HS trình bày bài làm, sau đó chữa bài, chốt đáp án.

Gợi ý đáp án:

1. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát. Các dòng thơ được sắp xếp thành từng cặp, một dòng 6 tiếng, một dòng 8 tiếng. Đây là thể thơ có thanh luật và vần luật riêng. Nhịp trong thơ lục bát thường là nhịp chẵn. Ngôn ngữ thường giản dị, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân. Đặc điểm đó giúp tác giả thể hiện cảm xúc tự nhiên, giản dị và sâu sắc trước thiên nhiên và con người Việt Nam.

2. Từ ngữ được tác giả sử dụng trong bài thơ đan xen từ ngữ bình dân giản dị và từ ngữ bác học, làm cho hình ảnh đất nước và con người Việt Nam hiện lên dưới ngòi bút tác giả vừa gần gũi vừa tráng lệ.

3. Đáp án

Ý nghĩaÝ nghĩaDòng thơ
Ca ngợi thiên nhiên, đất nướcTươi đẹp, trù phú, thanh bình:– Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
– Việt Nam đất nắng chan hòa
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Ca ngợi con ngườiCần cù, vượt khó:Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn
Anh hùng, bất khuất:Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Hiền hòa, đôn hậu, yêu chuộng hòa bình:– Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa
– Đất trăm nghề của trăm vùng
Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem
Đẹp, thủy chung:Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thủy chung
Tài hoa, sáng tạo, giàu truyền thống văn hóa:Bàn tay như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ
Tình nghĩa, giàu lòng yêu thương, trắc ẩn:Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn
Yêu quê hương, đất nước:Quê hương biết mấy thân yêu

4. a. ngợi ca, tự hào, yêu thương tha thiết.

5. HS có thể viết câu ca dao mà các em nghĩ tới. VD:

Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương

6. GV hướng dẫn HS viết về một hình ảnh mà em ấn tượng. GV gợi ý hình ảnh đó cho em những liên tưởng, tưởng tượng nào, gợi cho em những suy nghĩ gì.

Sơ Đồ Tư Duy Việt Nam Quê Hương Ta

Gửi tặng thêm cho các em học sinh các sơ đồ tư duy bai Việt Nam quê hương ta.

Sơ Đồ Tư Duy Việt Nam Quê Hương Ta Chi Tiết
Sơ Đồ Tư Duy Việt Nam Quê Hương Ta Chi Tiết
Sơ Đồ Tư Duy Việt Nam Quê Hương Ta
Sơ Đồ Tư Duy Việt Nam Quê Hương Ta

Gợi ý cho bạn đọc phân tích 🔻 Đánh Thức Trầu 🔻 Nội Dung, Giá Trị, Đọc Hiểu

5 Mẫu Cảm Nhận Về Bài Thơ Việt Nam Quê Hương Ta Hay Nhất

Tham khảo các mẫu cảm nhận về bài thơ Việt Nam quê hương ta hay nhất.

Mẫu Cảm Nhận Về Bài Thơ Việt Nam Quê Hương Ta Hay – Mẫu 1

Nhà thơ Nguyễn Đình Thi có nhiều tác phẩm viết về quê hương. Trong đó có bài thơ “Việt Nam quê hương ta”:

“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn”

Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát – một thể thơ truyền thống của dân tộc. Với ngôn từ giản dị, hình ảnh gần gũi khiến cho lời thơ đã in sâu vào tiềm thức mỗi người dân Việt Nam. Mở đầu, Nguyễn Đình Thi đã khắc họa một bức tranh thiên nhiên Việt Nam hài hòa. Cánh đồng lúa rộng mênh mông, những cánh cò trắng bay lả rập rờn và đỉnh núi Trường Sơn hùng vĩ.

Những câu thơ tiếp theo, nhà thơ nói về phẩm chất tốt đẹp của người dân Việt Nam. Mảnh đất nghèo khó đã nuôi lớn những bậc anh hùng. Mảnh đất đau thương chìm trong máu lửa chiến tranh nhưng vẫn kiên cường vùng lên đập tan quân thù:

“Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”

Và rồi một đất nước Việt Nam xinh tươi, yên bình đã trở lại. Mảnh đất bốn mùa chan hòa, màu mỡ đã nuôi dưỡng cho ra những hoa thơm cỏ ngọt. Và con người Việt Nam luôn giữ gìn tấm lòng thủy chung, son sắc:

“Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung”

Không chỉ vậy, mảnh đất Việt Nam cũng thật giàu truyền thống. Mỗi vùng đất lại gắn với một nghề truyền thống trăm vùng thì có trăm nghề khiến cho khách phương xa phải tìm đến xem:

“Đất trăm nghề của trăm vùng
Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem
Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ”

Hình ảnh so sánh độc đáo “tay người như có phép tiên” đã cho thấy sự khéo léo, tài năng của con người Việt Nam. Câu thơ cuối gợi ra nghề truyền thống làm nón, với hình ảnh chiếc nón bài thơ độc đáo.

Có thể khẳng định rằng, Việt Nam quê hương ta đã giúp người đọc cảm nhận được về một đất nước Việt Nam thật đẹp đẽ, con người Việt Nam với phẩm chất đáng quý. Từ đó, mỗi người thêm cảm thấy tự hào về quê hương của mình.

Xem thêm 👉 Bài Thơ Về Quê Hương Đất Nước Mầm Non

Cảm Nhận Về Bài Thơ Việt Nam Quê Hương Ta Hay – Mẫu 2

Nhà thơ Nguyễn Đình Thi có rất nhiều tác phẩm hay viết về quê hương, đất nước. Một trong số đó là bài thơ “Việt Nam quê hương ta”:

“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn”

Những câu thơ mở đầu bài thơ giúp hình dung về phong cảnh và con người Việt Nam. Với bốn câu thơ đầu tiên, tác giả đã khắc họa phong cảnh rộng lớn, hùng vĩ nhưng cũng rất nên thơ, trữ tình.

Những hình ảnh tiêu biểu cho đất nước, con người Việt Nam được tác giả khắc họa như: “biển lúa, cánh cò, đỉnh Trường Sơn, áo nâu nhuộm bùn, đất nghèo, hoa thơm quả ngọt”. Cùng với đó là đức tính tốt đẹp của người Việt Nam – sự vất vả, cần cù nhưng vẫn giữ phẩm chất tốt đẹp.

Đến bốn câu thơ sau, nhà thơ đã cho người đọc thấy được truyền thống đánh giặc bảo vệ đất nước. Từ bao đời nay, dân tộc Việt Nam đã phải đối mặt với những kẻ thù xâm lược. Nhưng trong hoàn cảnh đó, nhân dân ta vẫn kiên cường, đoàn kết đấu tranh chống lại kẻ thù. Nhiều anh hùng đã đứng lên lãnh đạo nhân dân bảo vệ đất nước.

Tóm lại, tám câu thơ đầu giúp người đọc hiểu được vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ cũng như vẻ đẹp người lao động cần cù, vẻ đẹp của truyền thống chống giặc ngoại xâm, tấm lòng thủy chung son sắc, sự tài hoa khéo léo của con người.

Khi đọc những câu thơ tiếp theo, người đọc sẽ hiểu hơn về phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam:

“Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa

Việt Nam đất nắng chan hoà

Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung”

Đó là tinh thần kiên cường, bất khuất (chịu nhiều đau thương, chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên, đạp quân thù xuống đất đen) và chịu thương chịu khó (súng gươm vứt bỏ lại hiền hơn xưa). Cùng với tình nghĩa thủy chung – “yêu ai yêu trọn tấm lòng thuỷ chung”. Và cả sự tài hoa, khéo léo của con người – “tay người như có phép tiên”.

Từ những sự vật tưởng chừng như khó nhất cũng có thể tạo nên được những kiệt tác. Nguyễn Đình Thi đã bộc lộ lòng tự hào, tình yêu sâu sắc dành cho con người, đất nước Việt Nam.

Như vậy, bài thơ “Việt Nam quê hương ta” đã để lại cho người đọc nhiều cảm xúc sâu sắc. Đồng thời, chúng ta cũng thêm yêu hơn quê hương, đất nước của mình.

Xem thêm 👉 Thơ 5 Chữ Về Quê Hương

Phân Tích Bài Thơ Việt Nam Quê Hương Ta – Mẫu 3

Nguyễn Đình Thi là một nhà thơ nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Một trong số những tác phẩm của ông khi viết về quê hương, đất nước là bài thơ Việt Nam quê hương ta:

“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn”

Những câu thơ trên đã đi vào tiềm thức mỗi người dân Việt Nam bộc lộ niềm tự hào về quê hương. Nhà thơ đã tinh tế vẽ nên một bức tranh hài hòa màu sắc, cảnh vật của làng quê Việt Nam. Những hình ảnh quen thuộc của làng quê xưa đã đi vào lời thơ. Hình ảnh cánh đồng lúa mênh mông, với những cánh cò trắng bay lả rập rờn cũng từng xuất hiện trong ca dao:

“Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng”

Cùng với đó là đỉnh núi Trường Sơn hùng vĩ hiện lên trong sương mờ. Cảnh thiên nhiên đất nước hiện lên với vẻ thanh bình. Và để có được điều đó, biết bao thế hệ đã phải chịu thật nhiều đau thương. Họ vất vả làm lụng ngày này tháng khác. Hình ảnh “áo nâu nhuộm bùn” đã cho thấy được sự tần tảo của những con người thật thà, chất phác nơi thôn quê.

Từ bức tranh làng quê, tác giả đã gợi lại quá khứ hào hùng của dân tộc Việt Nam:

“Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa

Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung”

Con người Việt Nam phải chịu những đau thương, mất mát từ chiến tranh. Mảnh đất quê hương đã nuôi dưỡng những con người anh hùng dám quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Dù chìm trong máu lửa đau thương, nhưng dân tộc Việt Nam vẫn kiên cường đứng lên đấu tranh để giành lại độc lập, tự do cho đất nước. Không chỉ có vậy, con người Việt Nam trọn vẹn tình nghĩa thủy chung thật đáng ngưỡng mộ.

“Đất trăm nghề của trăm vùng
Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem
Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ”

Ngoài phẩm chất tốt đẹp, con người Việt Nam cũng thật tài năng – “trăm nghề của trăm vùng”. Mỗi mảnh đất đều nổi tiếng với một nghề truyền thống được truyền từ đời ông cha để lại. Việt Nam quả là một đất nước giàu truyền thống. Hình ảnh so sánh “tay người như có phép tiên” cho thấy sự khéo léo, tài năng của con người. Câu thơ cuối gợi cho tôi cảm nhận về hình ảnh chiếc nón bài thơ vốn đã quen thuộc.

Như vậy, bài thơ đã gợi ra một đất nước Việt Nam luôn tươi đẹp, thơ mộng và tràn đầy sức sống. Con người Việt Nam tuy vất vả nhưng khéo léo, kiên cường và thủy chung.

Chia sẻ cho mọi người những bài 🌺 Thơ Về Dòng Sông Quê Hương 🌺 ý nghĩa nhất.

Phân Tích Bài Thơ Việt Nam Quê Hương Ta Chọn Lọc – Mẫu 4

Bài thơ “Việt Nam quê hương ta” của nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã để lại trong em những rung động sâu sắc về bức tranh thiên nhiên và con người Việt Nam.

Khổ thơ đầu gợi lên không gian rộng lớn, trù phú của những cánh đồng lúa trải dài. Nổi bật trên khung cảnh yên bình ấy từng đàn cò trắng đang thấp thoáng bay lượn trên bầu trời xanh. Thiên nhiên đất nước còn được miêu tả qua sự hùng vĩ, nên thơ của dãy Trường Sơn “Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”.

Bốn khổ thơ tiếp theo, tác giả khéo léo gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Ta bắt gặp hình ảnh người nông dân với đức tính cần cù, chịu thương chịu khó từ ngàn đời nay. Màu áo “nâu nhuộm bùn” của bao lớp người, bao thế hệ đã thấm đẫm những giọt mồ hôi nhọc nhằn để góp phần làm nên cuộc sống ấm no.

Trong các cuộc chiến đấu bảo vệ bờ cõi nước nhà, vẻ đẹp phẩm chất của con người Việt Nam càng thêm nổi bật. Họ kiên cường, bất khuất trong đánh đuổi giặc ngoại xâm, thổn thức trong tim tình yêu đất nước. Những con người chất phác ấy còn hiện lên với tấm lòng chung thủy, son sắt.

Bên cạnh đó, nhà thơ Nguyễn Đình Thi không tiếc lời ca ngợi tài năng của nhân dân ta “Đất trăm nghề của trăm vùng”, “Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ”.

Với thể thơ lục bát truyền thống, ngôn từ mộc mạc cùng các biện pháp tu từ đặc sắc, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp cảnh sắc và phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam. Qua đây, em càng thêm tự hào và yêu mến về quê hương, đất nước

Chia sẻ cho bạn chùm 🍟 Thơ Lục Bát Về Quê Hương 🍟 đất nước

Cảm Nhận Về Bài Thơ Việt Nam Quê Hương Ta Ngắn Hay – Mẫu 5

Những câu thơ lục bát trong “Việt Nam quê hương ta” của tác giả Nguyễn Đình Thi như khúc ca trong trẻo, ngọt ngào về vẻ đẹp thiên nhiên cũng như con người Việt Nam.

Mở đầu bài thơ, cảnh sắc quê hương hiện lên thật thanh bình, yên ả. Những cánh đồng lúa rộng lớn, khoáng đạt như “biển” đã nhấn mạnh sự giàu có, trù phú nơi làng quê. Trên nền không gian ấy, đàn cò đang tung đôi cánh trên bầu trời xanh. Thiên nhiên đất trời của nước ta còn hiện lên với dãy núi Trường Sơn hùng vĩ mà thơ mộng. Tất cả đã mở ra trước mắt người đọc bức tranh quê hương hòa hợp sắc màu.

Nổi bật trong bức tranh ấy là hình ảnh con người Việt Nam với những vẻ đẹp, phẩm chất đáng quý. Đó là đức tính cần cù, chăm chỉ của cha ông từ bao đời nay. Đó là ý chí kiên cường, bản lĩnh anh hùng trong các cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc ngoại xâm. Hay còn là tấm lòng yêu thương, chung thủy son sắt khi “Yêu ai yêu trọn tâm tình thủy chung”.

Như vậy, quê hương Việt Nam tươi đẹp không chỉ nhờ những ưu ái từ thiên nhiên mà còn do sự vun đắp, xây dựng của nhân dân. Bàn tay khéo léo, tài năng của họ “Đất trăm nghề của trăm vùng” đã làm nên cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Từ đây, đất nước ngày càng phát triển lớn mạnh và bền vững.

Qua lời thơ mộc mạc, hình ảnh thơ gần gũi cùng các biện pháp tu từ như ẩn dụ “mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”, so sánh “Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”, nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã khẳng định và ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, con người của dân tộc ta trong suốt mấy ngàn năm lịch sử.

Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm ⚡ Một Năm Ở Tiểu Học ⚡ Nội Dung, Giá Trị, Phân Tích

Viết một bình luận