Đánh Thức Trầu ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Nghệ Thuật, Phân Tích ✅ Mời Bạn Đọc Xem Thêm Về Ý Nghĩa Nhan Đề, Giá Trị Tác Phẩm, Dàn Ý.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Thơ Đánh Thức Trầu
Bài thơ Đánh thức trầu của Trần Đăng Khoa sẽ được giới thiệu đến các bạn học sinh trong sách Ngữ Văn lớp 6, thuộc sách Chân trời sáng tạo, tập 1. Chia sẻ cho bạn đọc nội dung bài thơ Đánh thức trầu bên dưới.
Đánh thức trầu
Tác giả: Trần Đăng Khoa
Trẩu trẩu trầu trầu
Mày làm chúa tao
Tao làm chúa mày
Tao không hái ngày
Thì tao hái đêm
(Câu hát của bà em)
Đã ngủ rồi hả trầu
Tao đã đi ngủ đâu
Mà trầu mày đã ngủ
Bà tao vừa đến đó
Muốn xin mấy lá trầu
Tao không phải ai đâu
Đánh thức mày để hái!
Trầu ơi, hãy tỉnh lại
Mở mắt xanh ra nào
Lá nào muốn cho tao
Thì mày chìa ra nhé
Tay tao hái rất nhẹ
Không làm mày đau đâu…
Đã dậy chưa hả trầu?
Tao hái vài lá nhé
Cho bà và cho mẹ
Đừng lụi đi trầu ơi!
Xem thêm về phân tích 🌻 Thương Nhớ Bầy Ong 🌻 Nội Dung, Nghệ Thuật
Về Nhà Thơ Trần Đăng Khoa
Xem thêm một số thông tin về nhà thơ Trần Đăng Khoa.
- Trần Đăng Khoa sinh năm 1958, quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.
- Từ nhỏ, ông đã được nhiều người cho là thần đồng thơ văn. Lên 8 tuổi, ông đã có thơ được đăng báo.
- Phong cách nghệ thuật: Thơ Trần Đăng Khoa không chỉ hay ở tài quan sát, ở óc tưởng tượng, mà hay ở khả năng cảm thụ “bề sâu, bề xa” của đời sống, ở sự “biết nghĩ” trước những vấn đề lớn gắn bó mật thiết với cuộc sống của cộng đồng, đặc biệt là với những người nông dân chân lấm tay bùn.
- Tác phẩm chính: Từ góc sân nhà em, 1968; Góc sân và khoảng trời, tập thơ, 1968; Đi đánh thần Hạn, trường ca 4 chương, 1970; Trường ca Trừng phạt, trường ca, 1973; Bên cửa sổ máy bay, tập thơ, 1986;…
- Ông ba lần được tặng giải thưởng thơ của báo Thiếu niên Tiền phong (các năm 1968, 1969, 1971), Giải nhất báo Văn nghệ (1982) và Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (năm 2001).
Về Tác Phẩm Đánh Thức Trầu
Về tác phẩm Đánh thức trầu, bài thơ này thuộc thể thơ 5 chữ.
Bài thơ cho thấy tình cảm mến yêu gắn bó của cậu bé với cây trầu, vừa hồn nhiên vừa chân thành. Đồng thời qua đó thể hiện tình cảm và cách ứng xử của những con người thôn quê đối với cây cối trong vườn, gần gũi như đối với những người bạn thâm tình.
Chia sẻ cho bạn đọc 💌 Lao Xao Ngày Hè 💌 Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích
Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Đánh Thức Trầu
Cùng tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đánh thức trầu.
- “Đánh thức trầu” là bài thơ năm chữ của thần đồng thơ Trần Đăng Khoa sáng tác năm 1966 trích từ tập “Góc sân và khoảng trời”.
- Qua bài thơ tác giả muốn nói cho độc giả biết cho dù trầu là vật vô tri vô giác nhưng chúng ta cũng cần biết quý trọng, yêu mến. Thiên nhiên đem lại nhiều lợi ích cho con người, sống hoà hợp với thiên nhiên, con người như cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc hơn.
Ý Nghĩa Nhan Đề Bài Thơ Đánh Thức Trầu
Sau đây là ý nghĩa nhan đề bài thơ Đánh thức trầu.
Qua nhan đề bài thơ Đánh thức trầu, Trần Đăng Khoa đã nhân hóa cây trầu như con người, khắc họa cảnh em bé trò chuyện với trầu như một người bạn, mong được hái trầu cho bà và mẹ cũng như mong trầu sống mãi. Qua đó thể hiện tình yêu bà, yêu mẹ và yêu thiên nhiên, trân trọng thiên nhiên.
Xem bài viết đầy đủ ⚡ Một Năm Ở Tiểu Học ⚡ Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích
Giá Trị Tác Phẩm Đánh Thức Trầu
Tiếp theo là những giá trị tác phẩm Đánh thức trầu.
Giá trị nội dung
- Bài thơ cho thấy tình cảm mến yêu gắn bó của cậu bé với cây trầu, vừa hồn nhiên vừa chân thành.
- Đồng thời qua đó thể hiện tình cảm và cách ứng xử của những con người thôn quê đối với cây cối trong vườn, gần gũi như đối với những người bạn thâm tình.
Giá trị nghệ thuật
- Giọng thơ hồn nhiên, gần gũi với trẻ nhỏ
- Hình ảnh mộc mạc, dễ hiểu, gợi hình gợi cảm
Bố Cục Bài Thơ Đánh Thức Trầu
Bố cục bài thơ Đánh thức trầu bao gồm 2 phần bên dưới:
- Phần 1 (Từ đầu đến …thì tao hái đêm): Lời hát của bà
- Phần 2 (Còn lại): Lời gọi của em bé
Gợi ý cho bạn đọc 🍀 Cô Gió Mất Tên 🍀 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích
Dàn Ý Đánh Thức Trầu
Có thể bạn sẽ cần đến dàn ý Đánh thức trầu chi tiết.
I. Mở bài
Giới thiệu đôi nét về tác giả Trần Đăng Khoa, bài thơ Đánh thức trầu.
II. Thân bài
1. Lời hát của bà
– Cách gọi tên nói lặp: Trẩu trẩu trầu trầu
– Xưng hô: tao – mày
→ Bày tỏ sự thân thiết.
– Mày làm chúa tao/Tao làm chúa mày: Thiên nhiên là một người bạn, không phải vật sở hữu.
– Tao không hái ngày/Thì tao hái đêm: Trân trọng nâng niu.
2. Lời gọi của em bé
– Xưng hô: tao – mày → Bày tỏ sự thân thiết
– Lời hỏi thăm, tâm tình: Đã ngủ rồi hả trầu?, Đã dậy chưa hả trầu?
– Câu cảm thán kết hợp từ ngữ hô gọi: Trầu ơi, hãy tỉnh lại!/ Mở mắt xanh ra nào → Gọi nhẹ nhàng, trân trọng, mong lá mau lớn.
– Lời hứa nhẹ nhàng Tay tao hái rất nhẹ/ Không làm mày đau đâu…. → Nâng niu, bảo vệ, tràn đây yêu thương.
– Mong muốn được hái trầu Tao hái vài lá nhé và ước trầu sống mãi Đừng lụi đi trầu ơi!
→ Bên cạnh tình yêu thương bà và mẹ, đứa bé còn bày tỏ tình cảm với thiên nhiên cùng sự trân trọng, bảo vệ.
III. Kết bài
Đánh giá giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ Đánh thức trầu.
Soạn Bài Đánh Thức Trầu Lớp 6
Chia sẻ cho bạn đọc gợi ý soạn bài Đánh thức trầu lớp 6.
👉Câu 1 (trang 120 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Trả lời:
Cậu bé còn muốn trầu nhìn thấy mình được thể hiện qua các câu thơ: Trầu ơi hãy tỉnh lại/ Mở mắt xanh ra nào/Lá nào muốn cho tao/ Thì mày chìa ra nhé.
👉Câu 2 (trang 120 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Trả lời:
Cách xưng hô gần gũi và lời đánh thức trầu nhẹ nhàng, thân mật, ba lần gọi dậy vì sợ trầu đã ngủ say, thể hiện tình cảm yêu quý thiên nhiên và thân thiết của cậu bé với trầu giống như những người bạn đang nói chuyện cùng nhau.
👉Câu 3 (trang 120 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Trả lời:
– Mỗi khi muốn hái trầu vào ban đêm, cậu bé cùng bà và mẹ mình, phải gọi cho trầu tỉnh ngủ rồi mới xin “hái vài lá” vì hái trầu đêm dễ làm trầu lụi nên phải đánh thức trầu, nói rõ lí do, phải hái rất nhẹ nhàng và chỉ hái vài lá đủ dùng.
– Điều này đã cho thấy những người dân quê rất yêu quý thiên nhiên, họ cho rằng thiên nhiên cỏ cây cũng đáng được yêu thương và trân trọng như con người vậy.
👉Câu 4 (trang 120 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Trả lời:
Từ câu hát của người bà và của cậu bé, em nghĩ rằng con người không hẳn là chúa tể muôn loài mà con người và loài vật là những người bạn, tất cả vạn vật đều sống hòa hợp với nhau. Muôn loài, dù là cỏ cây, hoa lá, động vật cũng đều có suy nghĩ, cảm xúc và tình cảm của riêng nó. Con người nên đối xử tôn trọng, bình đẳng, thân thiết và hoà mình cùng với muôn loài.
Đón đọc thêm về ✨ Vừa Nhắm Mắt Vừa Mở Cửa Sổ ✨ Giá Trị Nội Dung Và Nghệ Thuật
Giáo Án Đánh Thức Trầu Lớp 6
Đừng bỏ qua các giáo án Đánh thức trầu lớp 6.
KHỞI ĐỘNG
Em đã học hoặc đã đọc bài thơ nào của nhà thơ Trần Đăng Khoa viết về thiên nhiên chưa?
Tình cảm của nhà thơ dành cho thiên nhiên trong bài thơ ấy như thế nào?
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Đọc văn bản và chuẩn bị nội dung
- Tác giả
Qua việc đọc sách báo, soạn bài ở nhà, em hãy cho biết những nét cơ bản về tác giả Trần Đăng Khoa?
- Tên: Trần Đăng Khoa
- Năm sinh: 1958
- Quê quán: Nam Sách – Hải Dương
- Ông được mệnh danh là “thần đồng thơ văn”, có nhiều sáng tác thơ hay dành cho thiếu nhi.
- Là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.
- Tác phẩm
– Xuất xứ: bài thơ được trích từ tập Góc sân và khoảng trời (1999)
– Thể thơ: 5 chữ
– Bố cục: 2 phần:
– Lời trò chuyện đánh thức trầu.
– Tình cảm của nhà thơ với thiên nhiên.
II. Đọc hiểu văn bản
- Phần đầu: câu hát của bà
Phần đầu, tác giả có nhắc đến câu hát của ai? Cách vào bài như vậy có gì hấp dẫn?
– Câu hát của bà là câu hát để hái trầu đêm của người lớn.
=> chiếc cầu nối quá khứ vào hiện tại, làm rõ thêm mối quan hệ mới hồn nhiên và thật sự bình đẳng, mến thân của Trần Đăng Khoa với bạn Trầu.
- Cuộc trò chuyện với trầu
Coi trầu như một người bạn
- Cậu bé đánh thức trầu bằng cách nào? Em nhận xét gì về cách đánh thức này?
- Khi “đánh thức trầu”, cậu bé dường như không tin rằng trầu có thể nghe được điều mình nói mà còn muốn trầu nhìn thấy mình nữa. Các chi tiết nào cho em biết như vậy?
- Cách xưng hô “mày”, “tao” và việc lặp lại các lời “đánh thức trầu” ở đầu mỗi đoạn thơ thể hiện tình cảm như thế nào giữa cậu bé với cây trầu
- Cậu bé cất tiếng hỏi trầu: Đã ngủ rồi hả trầu?
- Dường như biết trầu không trả lời nên cậu bé tự đáp luôn: Tao đã đi ngủ đâu/Mà trầu mày đã ngủ.
Câu hỏi tu từ
Cách xưng hô mộc mạc, gần gũi: tao – mày chứa đầy cảm xúc hồn nhiên, chân thành của đôi bạn “tao” – “trầu mày” (Tao không phải ai đâu: khẳng định sự gần gũi với trầu)
- Lí do đánh thức trầu: Bà tao vừa đến đó/Muốn có mấy lá trầu
- Lời đánh thức: Trầu ơi hãy tỉnh lại/ Mở mắt xanh ra nào/Lá nào muốn cho tao/ Thì mày chìa ra nhé.
Cách xưng hô gần gũi và lời đánh thức trầu nhẹ nhàng, ba lần gọi dậy vì sợ trầu đã ngủ say
thể hiện tình cảm thân thiết của cậu bé với trầu giống như những người bạn đang nói chuyện cùng nhau.
2. Dành tình cảm quý mến, tôn trọng trầu
Theo em, vì sao mỗi khi muốn hái trầu vào ban đêm, cậu phải gọi cho trầu tỉnh ngủ rồi mới xin “hái vài lá”? Điều này cho thấy cách đối xử với cây cối trong vườn của cậu bé (nói riêng) và người dân quê (nói chung) như thế nào?
– Cậu bé đánh thức trầu rồi mới hái:
- Vâng theo lời dặn của bà, của mẹ.
- Tôn trọng cây cối.
=> thể hiện sự yêu quý, nâng niu cây cối.
– Lo lắng, mong ước trầu đừng lụi => nét ngây thơ, hồn nhiên, đáng yêu trẻ thơ.
III. Tổng kết
Nội dung
Bài thơ là lời đánh thức trầu để xin hái lá cho bà vào đêm khuya. Qua đó thể hiện sự trân trọng, nâng niu, yêu quý của người dân quê với thiên nhiên và nét hồn nhiên, đáng yêu của trẻ thơ.
Nghệ thuật
– Lời đánh thức trầu, cách trò chuyện rất mộc mạc, chân quê.
– Giọng điệu nhẹ nhàng, thủ thỉ, gần gũi, thân mật.
– Biện pháp tu từ nhân hóa…
LUYỆN TẬP
Câu 1. Tác giả của văn bản Đánh thức trầu?
- Nguyễn Đình Thi
- Đõ Trung Quân
- Trần Đăng Khoa
- Nguyễn Thi
Đáp án C
Câu 2. Tại sao cậu bé khi hái trầu vào đêm, phải gọi cho trầu tỉnh ngủ rồi mới xin “hái vài lá”?
- Vì cậu vâng lời dặn của bà và mẹ
- Vì sợ trầu bị lụi
- Vì tôn trọng cây cối trong vườn
- Tất cả đều đúng.
Câu 3. Lời trong câu hát của bà “mày làm chúa tao/tao làm chúa mày” theo em không mang ý nghĩa nào sau đây?
- Trầu và người bình đẳng
- Hai bên cùng tôn trọng, quý mến nhau
- Con người là chúa tể muôn loài
- Con người và loài vật đều ngang hàng, dựa vào nhau mà sống.
Đáp án C
VẬN DỤNG
Từ câu hát của người bà “Trẩu trẩu trầu trầu/ Mày làm chúa tao/ Tao làm chúa mày”… cũng như lời “đánh thức trầu” của cậu bé trong bài thơ, em nghĩ thế nào về quan niệm “con người là chúa tể của muôn loài”?
Quan niệm “con người là chúa tề cùa muôn loài” không phải là quan niệm cùa người dân quê. Đó là một quan niệm không công bằng, dẫn đến những tác hại đối với các loài cây, loài con và môi trường sống. Con người nói chung và mỗi một chứng ta nên học tập cách úng xử cùa cận bé, bà và mẹ cậu bé cũng như những người dân quê khác, để chung sống bền lâu với thiên nhiên.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học lại bài cũ
- Chuẩn bị bài mới: Thực hành tiếng Việt
Sơ Đồ Tư Duy Đánh Thức Trầu
Chia sẻ cho bạn đọc các sơ đồ tư duy Đánh thức trầu.
Cập nhật cho bạn đọc tác phẩm 🌟 Ai Ơi Mồng 9 Tháng 4 🌟 Khám Phá Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích
5 Mẫu Phân Tích Bài Thơ Đánh Thức Trầu Hay Nhất
Cuối cùng là 5 mẫu phân tích bài thơ Đánh thức trầu hay nhất.
Phân Tích Bài Thơ Đánh Thức Trầu Chọn Lọc – Mẫu 1
Bài thơ “Đánh thức trầu” của Trần Đăng Khoa đã đem đến cho người đọc nhiều ấn tượng. Lời hát của người bà giống như một chiếc cầu nối quá khứ vào hiện tại.
Đó là quan niệm xưa về cách hái trầu – khi hái trầu vào ban đêm, phải gọi cho trầu tỉnh ngủ rồi mới xin “hái vài lá” . Còn lời hát của em bé thể hiện tình cảm dành cho cây trầu.
Cách xưng hô “mày – tao” thật gần gũi, thân thiết. Từ đó, em bé bộc lộ mong muốn được hái trầu “Tao hái vài lá nhé” và hy vọng trầu sống mãi, tiếp tục phát triển: “Đừng lụi đi trầu ơi”.
Bài thơ đem đến cho chúng ta bức tranh mát lành của thôn quê mà còn gửi đến bạn đọc tình yêu thương, trân trọng những điều nhỏ bé trong cuộc đời. Bài thơ tuy ngắn gọn nhưng giàu ý nghĩa.
Phân Tích Bài Thơ Đánh Thức Trầu Nổi Bật – Mẫu 2
Khi đọc “Đánh thức trầu” của Trần Đăng Khoa, mỗi người đều có thêm một bài học quý giá. Bài thơ gồm hai phần: lời hát của người bà và lời hát của người cháu.
Lời hát mở đầu của người bà: “Mày làm chúa tao/Tao làm chúa mày” khẳng định con người nên tôn trọng tự nhiên, chứ không nên coi mình là chúa tể có thể thống trị, điều khiển thiên nhiên.
Tiếp đến “Tao không hái ngày/ Thì tao hái đêm” gợi nhắc về một quan niệm trong dân gian – mỗi khi muốn hái trầu vào ban đêm, phải gọi cho trầu tỉnh ngủ rồi mới xin “hái vài lá”. Điều này cho chúng ta thấy được cách đối xử rất trân trọng, nâng niu của người dân quê với cây cối trong vườn.
Những câu hát của người cháu lại giúp người đọc thấy được tình yêu thương, cũng như sự hòa hợp với thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên. Cách xưng hô “mày – tao” tạo cảm giác gần gũi thân thiết giữa con người và cây trầu. Những lời hỏi han, động viên trầu “Đã ngủ rồi hả trầu?, “Trầu ơi, hãy tỉnh lại/Mở mắt xanh ra nào”, “Đừng lụi đi trầu ơi”… Bài thơ ngăn gọn, nhẹ nhàng nhưng khá sâu sắc.
Phân Tích Bài Thơ Đánh Thức Trầu Ấn Tượng – Mẫu 3
Với quan niệm hồn nhiên của con trẻ, lại từng thuộc làu làu câu hát của bà khi muốn hái trầu đêm, Trần Đăng Khoa đã đánh thức trầu bằng một lối riêng – lối của những chú bé bạn bè đồng trang đồng lứa.
Câu hát của bà em là câu hát để hái trầu đêm của người lớn. Dù có quan hệ bình đẳng (người này là chúa của người kia và ngược lại) thì cái ý thức làm chúa để muốn hái lúc nào thì hái- vẫn là chủ yếu trong mối quan hệ ấy.
Câu hát của bà như là chiếc cầu nối quá khứ vào hiện tại, làm rõ thêm mối quan hệ mới hồn nhiên và thật sự bình đẳng, mến thân của Trần Đăng Khoa với bạn Trầu. Muốn xin mấy lá trầu thì không thể không nói chuyện với chủ nhân. Cái anh bạn Trầu này xem chừng đã ngủ.
Câu hỏi để đánh thức tuy không khẳng định nhưng thiên về ý biết chắc Trầu đã ngủ. Bởi thế nên mới không hỏi. “Đã ngủ chưa hả trầu” mà hỏi “đã ngủ rồi hả trầu” và sau đó còn nhắc lại “mày đã ngủ”. Trong câu hỏi đó vừa thân mật lại vừa có một tí so sánh, một tí lí sự rất trẻ con: Đã ngủ rồi hả trầu? Tao đã đi ngủ đâu Mà trầu mày đã ngủ (Mày và tao cùng là trẻ con, cùng chơi ban ngày, vậy sao mày đi ngủ sớm thế)?
Đánh thức bạn nhưng Trần Đăng Khoa chỉ dùng lời gọi nhẹ nhàng chứ không thò tay giật tóc, véo tay hay hét toáng vào tai. Cái việc đánh thức bạn, làm bạn dở giấc ngủ dẫu sao cũng là bất đắc dĩ, dẫu sao cũng là không hay nên cần phải giải thích, phải thanh minh để bạn thông cảm: Bà tao vừa đến đó Muốn xin mấy lá trầu Đã là bạn bè với nhau thì bà của Khoa cũng là bà của Trầu.
Để cho bà vui lòng thì dù có bị đánh thức đột ngột, mắt có cay xè chắc Trầu cũng không nỡ giận, không nỡ trách. Có lẽ Trầu ngủ say quá, chú bé Trần Đăng Khoa lại phải gọi và nhắc lại yêu cầu: Trầu ơi hãy tỉnh lại Mở mắt xanh ra nào Lá nào muốn cho tao Thì mày chìa ra nhé Kèm theo đó là một lời hứa: Tay tao hái rất nhẹ Không làm mày đau đâu Bàn tay trẻ thơ “như hoa đầu cành.
Hoa hồng hồng nụ cánh tròn ngón xinh” (Huy Cận). Bàn tay ấy sẽ nâng niu “chẳng làm đau một chiếc lá trên cành” (Tố Hữu). Sẽ hái vài lá trầu thôi. Đó là những lá bạn đồng ý cho, đã chìa ra sẵn: Đã dậy chưa hả trầu Phải đến ba lần đánh thức vì có thể bạn ngủ rất say mà cũng còn vì khi tỉnh rồi bạn vẫn có thể ngủ lại ngay. Bởi thế nên phải hỏi thêm một lần này nữa. Do một lẽ Khoa rất quý bà, thương mẹ.
(Có không ít bạn ở tuổi này dễ vin vào lí do trẻ con, sợ tối, hãi ma để khước từ việc ra vườn một mình hái trầu trong đêm tối). Và Khoa cũng rất quí, rất thương trầu: Đừng lụi đi trầu ơi! Hái trầu đêm dễ làm trầu lụi. Vậy nên phải đánh thức, phải nói rõ lí do, phải hái rất nhẹ nhàng, và chỉ hái vài lá vừa đủ cho bà và cho mẹ.
Đừng lụi đi trầu ơi là mong ước, là nguyện cầu của Trần Đăng Khoa đối với trầu. Bài thơ một lần nữa cho thấy tâm hồn trắng trong như lụa của tuổi thơ trong tình bạn – dù là bạn với cỏ cây.
Phân Tích Bài Thơ Đánh Thức Trầu Tiêu Biểu – Mẫu 4
Trong văn bản “Đánh thức trầu” tác giả Trần Đăng Khoa đã hóa thân thành một cậu bé trò chuyện với giàn trầu giống như cuộc trò chuyện giữa hai người bạn. Đó là một cậu bé ngoan, đáng yêu và giàu tình yêu thương. Trước tiên, đó là một cậu bé yêu quý bà và thương mẹ.
Có không ít bạn ở tuổi này dễ vin vào lý do trẻ con, sợ tối, hãi ma để khước từ việc ra vườn một mình hái trầu trong đêm tối. Còn cậu vẫn vui vẻ ra vườn để thực hiện nhiệm vụ. Cậu còn nhớ như in lời của bà hay hát cho cậu. Thứ hai, cậu bé trong bài thơ rất yêu quý và thương trầu. Với tâm hồn phong phú và giàu tình yêu thương, cậu xem trầu như một người bạn, có tình cảm, hơi thở, linh hồn.
Muốn xin mấy lá trầu thì không thể không nói chuyện với chủ nhân. Cái anh bạn Trầu này xem chừng đã ngủ. Câu hỏi để đánh thức tuy không khẳng định nhưng thiên về ý biết chắc Trầu đã ngủ. Bởi thế nên mới không hỏi. “Đã ngủ chưa hả trầu” mà hỏi “đã ngủ rồi hả trầu” và sau đó còn nhắc lại “mày đã ngủ”.
Trong câu hỏi đó vừa thân mật lại vừa có một tí so sánh, một tí lý sự rất trẻ con: Đã ngủ rồi hả trầu? /Tao đã đi ngủ đâu /Mà trầu mày đã ngủ. Cái việc đánh thức bạn, làm bạn dở giấc ngủ dẫu sao cũng là bất đắc dĩ, dẫu sao cũng là không hay nên cần phải giải thích, phải thanh minh để bạn thông cảm: Bà tao vừa đến đó Muốn xin mấy lá trầu Đã là bạn bè với nhau thì bà của Khoa cũng là bà của Trầu.
Để cho bà vui lòng thì dù có bị đánh thức đột ngột, mắt có cay xè chắc Trầu cũng không nỡ giận, không nỡ trách. Trước khi hái, cậu bé còn cất lên lời thì thầm: Đừng lụi đi trầu ơi!. Dù còn nhỏ tuổi, nhưng cậu bé đã hiểu rằng hái trầu đêm dễ làm trầu lụi.
Vậy nên phải đánh thức, phải nói rõ lí do, phải hái thật là nhẹ nhàng, và chỉ hái vài lá vừa đủ cho bà và cho mẹ. Có thể thấy, cậu bé trong truyện vừa hồn nhiên vừa đáng yêu đã khiến bài thơ trở nên sinh động và nhân vật cũng gửi gắm đến chúng ta thông điệp về tình yêu thương và trân trọng thiên nhiên.
Phân Tích Bài Thơ Đánh Thức Trầu Đặc Sắc – Mẫu 5
Trần Đăng Khoa là một nhà thơ nổi tiếng vốn được mệnh danh là” Thần đồng thơ trẻ “. Đánh thức trầu là bài thơ vừa cho thấy lối thơ trong sáng, hồn nhiên chân thành của trẻ thơ vừa thể hiện tình cảm yêu mến, gắn bó và trân trọng cây cối của cậu bé. Với quan niệm hồn nhiên của con trẻ, Trần Đăng Khoa đã đánh thức trầu bằng một lối riêng – câu hát để hái trầu đêm của bà em.
Câu hát của bà như là chiếc cầu nối quá khứ vào hiện tại để làm nổi bật tình cảm hồn nhiên và thái độ đối xử bình đẳng, mến thân của Trần Đăng Khoa với bạn Trầu. Muốn xin mấy lá trầu không thì không thể không đánh thức chủ nhân:” Đã ngủ rồi hả trầu? “.
Trong câu hỏi của cậu vừa thân mật lại vừa có một tí so sánh, một tí lí sự rất trẻ con: Đã ngủ rồi hả trầu? Tao đã đi ngủ đâu/ Mà trầu mày đã ngủ (Mày và tao cùng là trẻ con, cùng chơi ban ngày, vậy sao mày đi ngủ sớm thế) ?
Nhưng có lẽ Trầu ngủ say quá, chú bé Trần Đăng Khoa lại phải đánh thức, phải gọi, phải nhắc lại yêu cầu” Trầu ơi hãy tỉnh lại! “Kèm theo đó là một lời hứa” Tay tao hái rất nhẹ / Không làm mày đau đâu “thể hiện tình cảm trân trọng, nâng niu, yêu và quý loài cây này như một người bạn thân thiết.
Nhưng anh bạn Trầu này cũng như cậu bé Khoa, thường ngủ rất say và có khi tỉnh rồi vẫn có thể ngủ lại ngay nên phải đánh thức đến lần thứ ba” Đã dậy chưa hả Trầu? “Cách xưng hô thân thiết mày – tao của cậu bé với cây trầu – vật vô tri, thể hiện tình cảm gần gũi, gắn bó thân thiết, trân trọng, nâng niu, yêu và quý loài cây này như một người bạn thân thiết.
Đồng thời cũng thể hiện quan niệm của dân gian: Hái trầu đêm dễ làm trầu lụi nên phải đánh thức trầu, nói rõ lí do, phải hái rất nhẹ nhàng và chỉ hái vài lá đủ dùng cho bà và cho mẹ. Câu thơ cho thấy Khoa rất quý bà, thương mẹ bởi không ít bạn ở tuổi này dễ vin vào lí do trẻ con, sợ tối, hãi ma để khước từ việc ra vườn một mình hái trầu trong đêm tối.
Bài thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa (gọi vật như gọi người, trò chuyện với vật như với người, tả vật như tả người) liên tiếp trong các dòng thơ thể hiện tình cảm yêu quý và cách đối xử bình đẳng với câu cối. Cậu bé Khoa cũng rất quí, rất thương trầu nên mong ước” Đừng lụi đi trầu ơi!”, đồng thời cho thấy tâm hồn trắng trong như lụa của tuổi thơ trong tình bạn – dù là bạn với cỏ cây.
Tóm lại, với giọng thơ hồn nhiên, hình ảnh mộc mạc, dễ hiểu, nhân hóa ấn tượng, bài thơ cho thấy tình cảm mến yêu gắn bó của cậu bé với cây trầu, vừa hồn nhiên vừa chân thành. Cậu trân trọng cây cối, yêu quý, coi cây cối như người bạn thân. Đây là bài thơ tiêu biểu thể hiện cách ứng xử của người thôn quê đối với cây cối trong vườn như đối với những người bạn thâm tình.
Hay lắm ạ
Cám ơn bạn nhé. Nhiều bài thơ hay được cập nhật hàng ngày tại đây https://thohay.vn/