Thương Nhớ Bầy Ong ❤️️ Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích ✅ Lưu Lại Các Sơ Đồ Tư Duy, Gợi Ý Soạn Bài, Xuất Xứ Và Hoàn Cảnh.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Hồi Ký Thương Nhớ Bầy Ong
Văn bản Thương nhớ bầy ong sẽ được tìm hiểu trong sách Ngữ Văn lớp 6, thuộc sách Chân trời sáng tạo. Cùng đọc nội dung hồi ký Thương nhớ bầy ong đầy đủ bên dưới.
Ngày xưa ông tôi nuôi nhiều ong; đằng sau nhà có hai dãy đõ ong mật. Sau ngày ông tôi chết, cha và chú tôi còn nuôi một ít đõ, nhưng không “vượng” như xưa nữa.
Sau nhà có hai đõ ong “sây” lắm. Chiều lỡ buổi (khoảng 4 giờ chiều) thì ong bay ra họp đàn trước đõ, và tôi hay ra xem, nhiều khi bị ong đốt nhưng mê xem không thôi. Buồn lắm, cái buồn xa côi vắng tạnh của chiều quê, của không gian mà tôi cảm nghe từ buổi ấy. Nhất là những lúc cả nhà đi vắng thì tôi buồn đến nỗi khóc một mình, nghe lòng bị ép lại, như trời hạ thấp xuống. Và bầy ong thì vù vù không thôi. Buồn nhất là mấy lần ong “trại”, nghĩa là một phần đàn ong rời xa, bỏ tổ nhà, mang theo một ong chúa. Nếu ong “trại” vào buổi trưa thì thường thường chú tôi biết được và hô lên cho cả xóm ném đất vụn lên không, thế là cả bầy ong mệt lử phải đậu lại ở một cây nào đó hay trở về đõ. Ong đậu lại trên cây, chú tôi hay người khác lại trèo lên bắt mang về đõ cũ hoặc cho vào một đõ mới. Nhưng đôi khi ong trại buổi chiều lỡ buổi vào một lúc chú tôi phải ra đồng cày tra (cày ải).
Một lần, ở nhà một mình tôi thấy ong trại mà không thể làm gì được. Tôi cũng ném đất vụn lên không nhưng không ăn thua gì. Ong vù vù lên cao, bay mau và mất hút trong chốc lát. Tôi nhìn theo, buồn không nói được. Cái buồn của đứa bé rộng lớn đến bao nhiêu, các thi sĩ, văn nhân đã ai nói đến chưa? Nhìn ong trại đi, tưởng như một mảnh hồn của tôi đã san đi nơi khác. Nơi xa xôi nào đó đã nhận một phần cốt tuỷ của linh hồn nhà tôi với bầy ong trại?
Một thi sĩ phương Tây ngày trước đã nói đúng lắm: những vật vô tri vô giác đều có một linh hồn nó vương vấn với hồn ta và khiến ta yêu mến. Cái tổ ong sau thềm nhà, cái giá đặt đõ ong, từng chậu nước con con ở chân giá xanh lè vì rêu bám: bao nhiêu vật nhỏ nhẻ, vụn vặt mà đã gom góp cho tôi những cảm giác đầu tiên, những cái nhìn ngó đầu tiên vào ý nghĩa cuộc đời và vũ trụ. Và ý thơ cuộc đời, ý thơ vũ trụ, cái xa xôi vắng vẻ sau này ám ảnh tôi, ngày thơ bé tôi đã nghe rồi, mỗi lần ong trại. Linh hồn của đất đá, có phải là một điều bịa đặt của bọn thi nhân đâu.
Xem bài viết đầy đủ 💌 Lao Xao Ngày Hè 💌 Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích
Tóm Tắt Thương Nhớ Bầy Ong
Mời bạn tham khảo bản tóm tắt Thương nhớ bầy ong ngắn gọn.
Từ ngày ông chết, cha và chú nhân vật tôi chỉ nuôi một ít đõ ong. Nhân vật tôi mê lắm, xem đến khi bị đốt nhưng vẫn không thôi. Buồn nhất là khi mấy lần ong trại, rời tổ. Lúc ấy có chú nhân vật tôi ở nhà thì còn hô cả xóm ném đất vụn để ong mệt quay trở về. Một hôm, khi ấy chú ra đồng, một mình nhân vật tôi không thể làm gì đành nhìn lũ ong bay đi. Nỗi buồn ấy khiến cậu cảm thấy một phần linh hồn ra đi.
Về Tác Giả Huy Cận
Xem thêm một số thông tin chính về tác giả Huy Cận bên dưới.
- Huy Cận (1919-2005) quê ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
- Thuở nhỏ ông học ở quê rồi vào Huế học hết trung học.
- Năm 1939 ra Hà Nội học ở Trường Cao đẳng Canh nông.
- Từ năm 1942, Huy Cận tích cực hoạt động trong mặt trận Việt Minh sau đó được bầu vào uỷ ban dân tộc giải phóng toàn quốc.
- Sau cách mạng tháng 8, giữ nhiều trọng trách quan trọng trong chính quyền cách mạng.
- Sau này ông làm Thứ trưởng Bộ Văn hóa, rồi Bộ trưởng đặc trách Văn hóa Thông tin trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phụ trách các công tác văn hóa và văn nghệ.
- Từ 1984, ông là Chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I, II và VII.
- Tác phẩm chính
- Trước cách mạng tháng 8: Lửa thiêng, Kinh cầu tự, Vũ trụ ca
- Sau cách mạng tháng 8: Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Chiến trường gần đến chiến trường xa…
Gợi ý cho bạn đọc ⚡ Một Năm Ở Tiểu Học ⚡ Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích
Về Tác Phẩm Thương Nhớ Bầy Ong
Về tác phẩm Thương nhớ bầy ong, tác phẩm này của tác giả Huy Cận được viết theo thể hồi ký.
Đoạn trích bày tỏ tình yêu, say mê của nhân vật tôi dành cho bầy ong mà nhà mình nuôi. Và đó cũng là nỗi buồn thương da diết của nhân vật tôi khi chứng kiến bầy ong bỏ tổ bay đi mà không có cách nào níu giữ chúng lại được.
Xuất Xứ Và Hoàn Cảnh Sáng Tác Thương Nhớ Bầy Ong
Cùng khám phá xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác Thương nhớ bầy ong.
- Tác giả đặt tên là Tổ ong “trại” trích từ tập 1 Hồi kí Song đôi.
- “Thương nhớ bầy ong” là hồi ức của nhân vật tôi về những đõ ong mà nhân vật tôi đã từng được nhìn thấy, cảm nhận, mê đắm ngày nhỏ. Kèm theo những hồi ức tươi đẹp ấy là nỗi buồn không dứt, buồn đến phát khóc khi chúng rời xa.
Đón đọc thêm về 🍀 Cô Gió Mất Tên 🍀 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích
Ý Nghĩa Nhan Đề Tác Phẩm Thương Nhớ Bầy Ong
Sau đây là ý nghĩa nhan đề tác phẩm Thương nhớ bầy ong.
Nhan đề “Thương nhớ bầy ong” thể hiện tình cảm sâu sắc, chân thành của tác giả đối với những loài vật bé nhỏ.
Bầy ong không chỉ cho mật, cho ngọt ngào hoa trái mà còn là kí ức tuổi thơ đẹp đẽ của cậu. Những vật nhỏ bé, vô tri vô giác đều gây vương vấn, ám ảnh vào tâm hồn và ảnh hưởng đến thơ ca, nghệ thuật của mỗi người. Đó chính là điều mà nhà thơ muốn gửi gắm đến người đọc.
Bố Cục Văn Bản Thương Nhớ Bầy Ong
Bố cục văn bản Thương nhớ bầy ong được chia làm 2 phần chính như sau:
- Phần 1 (Từ đầu đến …ra đồng cày tra): Gia đình nhân vật tôi nuôi ong
- Phần 2 (Còn lại): Nhân vật tôi chứng kiến đàn ong bay đi
Cập nhật cho bạn đọc tác phẩm ✨ Vừa Nhắm Mắt Vừa Mở Cửa Sổ ✨ Giá Trị Nội Dung Và Nghệ Thuật
Đọc Hiểu Tác Phẩm Thương Nhớ Bầy Ong
Nhất định đừng bỏ qua nội dung đọc hiểu tác phẩm Thương nhớ bầy ong.
1. Kí ức về bầy ong
– Ông nuôi nhiều ong, tận hai dãy đõ ong mật.
– Đõ ong “sây” lắm.
– Chiều lỡ buổi, ong bay ra họp đàn trước ngõ.
– Nhân vật tôi mê xem kể cả bị đốt.
→ Bầy ong trở thành một phần không thể thiếu của tuổi thơ.
2. Nỗi buồn của hiện tại
– Sau khi ông mất, cha và chú nuôi ít đi, không còn “vượng” như xưa.
– Mấy lần ong “trại”: một phần đàn ong rời xa, bỏ tổ nhà, mang theo một ong chúa.
– Một lần ở nhà một mình, thấy ong trại mà không thể làm gì được. Chỉ nhìn theo, buồn không nói được:
+ Cái buồn của đứa trẻ rộng lớn đến bao nhiêu, các thi sĩ, văn nhân đã ai nói đến chưa? → Câu hỏi tu từ.
+ Nhìn trại ong đi, tưởng như một mảnh hồn tôi đã san đi nơi khác. Nơi xa xôi nào đó đã nhận một phần cốt tủy của linh hồn nhà tôi với bầy ong trại? → Câu hỏi tu từ.
→ Buồn bã, nỗi buồn không thôi, buồn đến phát khóc.
➩ Ý nghĩa:
– Những vật vô tri vô giác đều có một linh hồn, nó vương vấn với hồn ta và khiến ta yêu mến.
– Bao nhiêu vật nhỏ nhẻ, vụn vặt đã gom góp cho tôi những cảm giác đầu tiên, những cái nhìn ngó đầu tiên vào ý nghĩa cuộc đời và vũ trụ.
– Ý thơ cuộc đời, ý thơ vũ trụ, cái xa xôi vắng vẻ sau này ám ảnh tôi, ngày thơ bé tôi đã nghe rồi. Linh hồn của đất đá, có phải là một điều bịa đặt của các thi nhân đâu.
Giá Trị Tác Phẩm Thương Nhớ Bầy Ong
Ngay sau đây là những giá trị tác phẩm Thương nhớ bầy ong.
Giá trị nội dung
- Thương nhớ bầy ong là hồi ức của nhân vật tôi về những đõ ong mà nhân vật tôi đã từng được nhìn thấy, cảm nhận, mê đắm ngày nhỏ. Kèm theo những hồi ức tươi đẹp ấy là nỗi buồn không dứt, buồn đến phát khóc khi chúng rời xa.
- Từ đó nêu lên triết lí, những vật nhỏ bé, vô tri vô giác đều gây vương vấn, ám ảnh vào tâm hồn, ảnh hưởng đến thơ ca, nghệ thuật của mỗi người.
Giá trị nghệ thuật
- Hồi kí kết hợp các biện pháp tu từ: so sánh, câu hỏi tu từ, đối lập.
- Thể loại hồi kí có đan xen giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm (kể chuyện với giọng văn thấm đẫm chất trữ tình) giúp diễn tả đầy đủ, sâu sắc chủ đề văn bản.
Chia sẻ cho bạn đọc 🌟 Ai Ơi Mồng 9 Tháng 4 🌟 Khám Phá Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích
Soạn Bài Thương Nhớ Bầy Ong Lớp 6
Lưu lại gợi ý soạn bài Thương nhớ bầy ong lớp 6 nhé.
👉Câu 1. Câu văn nào trong đoạn ăn này giải thích thế nào là ong “trại”?
“Ong trại” có nghĩa là một phần đàn ong rời bỏ tổ nhà, mang theo một ong chúa – con duy nhất trong đàn ong có khả năng sinh sản.
👉Câu 2. Trong hai đoạn cuối, cậu bé đã mấy lần dùng từ “linh hồn? Cách dùng từ “linh hồn” ở đây có gì khác thường?
– Tác giả đã sử dụng 3 lần từ “linh hồn”.
– Từ linh hồn được hiểu là phần tinh thần sâu kín thiêng liêng nhất mang lại sức sống cho con người, sự vật.
– Thế nhưng với cách dùng từ “linh hồn” của tác giả trong đoạn văn có nét khác biệt: những vật vô tri, vô giác, nhỏ nhẹ, vụn vặt như giá đặt đõ ong, chậu nước con ở chân giá… đều có linh hồn khiến cho con người phải nhớ nhung, yêu mến.
Tìm hiểu thêm về 🌷 Cửu Long Giang Ta Ơi 🌷 phân tích đầy đủ nhất
Giáo Án Thương Nhớ Bầy Ong Lớp 6
Chia sẻ cho bạn đọc nội dung giáo án Thương nhớ bầy ong lớp 6.
👉 Khởi động
- Đã bao giờ em phải chia tay mãi mãi với một con vật nuôi, một đồ chơi, một vật dụng… hết sức thân thiết đối với mình? Tâm trạng của em khi ấy thế nào?
- Em hãy tìm hiểu về công việc nuôi ong và tình cảm của người nuôi ong với bầy ong của mình.
I. Nội dung bài học
Dựa vào phần chuẩn bị ở nhà, hãy giới thiệu về tác giả Huy Cận và văn bản Thương nhớ bầy ong?
- Tác giả
– Tên: Cù Huy Cận (1919 –2005)
– Quê quán: Hà Tĩnh
– Ông là nhà thơ nổi tiếng từ trước CMT8/1945
Ngoài làm thơ, Huy Cận còn viết văn xuôi, tiểu luận và phê bình văn học.
Ông từng là Viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới và Chủ tịch Ủy ban Liên hiệp các Hiệp hội Văn học Việt Nam giai đoạn 1984-1995.
- Tác phẩm
– VB được trích từ Hồi kí song đôi.
– Thể loại: hồi kí
Hồi kí Song đôi:
Huy Cận có một tình bạn keo sơn với nhà thơ nổi tiếng Xuân Diệu. Tình bạn thắm thiết này là duyên cớ để Huy Cận viết hồi kí Song đôi.
Nội dung: Những ghi chép quý báu của nhà thơ Huy Cận về cuộc đời của mình và của người bạn thân Xuân Diệu. Cuốn hồi ký đi sát từng chặng đường đời, miêu tả kỹ càng tuổi thơ của hai người
👉Tập 1: Tuổi trẻ và tình bạn Kể về quãng đời thơ ấu cho đến tuổi thanh nhiên của Huy cận và Xuân Diệu.
👉Tập 2: Đổi thay và kiên địnhTiếp tục kể về tình bạn, hoạt động văn học, văn hóa cứu quốc và nhiều hoạt động khác của hai ông thời CM tháng Tám, kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ…
Ngôi kể: ngôi thứ nhất, qua cảm nhận của nhân vật “tôi”.
Phương thức biểu đạt: Tự sự , miêu tả.
👉Bố cục
- P1: từ đầu đến “cày ải”: Giới thiệu về bầy ong
- P2:còn lại: Kể về một lần chứng kiến ong trại và những suy tư, cảm xúc của tác giả.
II. Đọc – hiểu văn bản
Giới thiệu về bày ong
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
+ Tác giả đã kể về sự việc gì trong phần 1 của văn bản?
+ Tác giả đã giải thích về ong “trại” như thế nào?
+ Qua đó, em có nhận xét gì về cách quan sát, những hiểu biết về thiên nhiên của tác giả?
1.Nghề nuôi ong của gia đình nhân vật “tôi”
– Nhân vật nhớ về kí ức khi gia đình còn nuôi ong.
- Nuôi nhiều, từ thời ông nội.
- Khi ông mất, cha và chú tiếp tục nuôi nhưng ít hơn.
- Buổi chiều, ong bay ra họp đàn trước đó.
=> Nhân vật “tôi”: mải mê quan sát, ngắm đàn ong không chán mắt.
=> Tâm trạng: Buồn trước sự quạnh quẽ của chiều quê, nhất là khi cả nhà đi vắng…
2. Nhân vật “tôi” nhạy cảm trước cảnh thiên nhiên.
“Ong trại” có nghĩa là một phần đàn ong rời bỏ tổ nhà, mang theo một ong chúa – con duy nhất trong đàn ong có khả năng sinh sản.
Thể hiện sự hiểu biết quan sát tỉ mỉ, tinh tế, sự am hiểu về đời sống của bầy ong của tác giả.
3. Bầy ong bay đi và tâm trạng nhân vật “tôi”
Tìm trong văn bản một số từ ngữ, câu văn diễn tả nỗi buồn của nhân vật “tôi” khi chứng kiến bày ong bỏ tổ bay đi. Em có nhận xét gì về tình cảm mà cậu bé dành cho bầy ong?
– Khi chứng kiến đàn ong bỏ đi, nhân vật “tôi” khi chứng kiến bày ong bỏ tổ bay đi đã diễn tả nỗi buồn thể hiện qua các câu văn:
- Buồn lắm, cái buồn xa côi vắng tạnh của chiều quê, của không gian.
- Tôi nhìn theo, buồn không nói được.
- Tôi buồn đến nối khóc một mình, nghe lòng bị ép lại.
- Cái buồn của đứa bé rộng lớn đến bao nhiêu, tưởng như một mảnh hồn của tôi đã san đi nơi khác.
4. Tình cảm của nhân vật “tôi”:
- Sự yêu thương, nhớ tiếc bầy ong bằng cả trái tim, thật chân thành, sâu sắc và cảm động.
- Có sự quan sát tỉ mỉ.
- Những hiểu biết về đặc điểm loài ong.
- Cách cảm nhận về thiên nhiên, loài vật vô cùng tinh tế và phát hiện ra những điều sâu sắc: mọi vật đều mang trong nó một linh hồn, gần gũi và thân thuộc với con người.
=> một tâm hồn nhạy cảm, chất chứa nhiều cảm xúc.
III. Tổng kết
+ Hãy tóm tắt nội dung và ý nghĩa của văn bản?
+ Nghệ thuật đặc sắc được thể hiện qua văn bản?
👉 Nội dung
– VB kể về một lần chứng bầy ong bỏ đi và qua đó thể hiện cảm xúc buồn thương da diết, lưu luyến của tác giả với chúng.
– Những vật tưởng chừng như vô tri vô giác cùng đều mang tâm hồn và gắn bó với con người .
👉 Nghệ thuật
– Quan sát tinh tế, lựa chọn chi tiết tiêu biểu, vốn hiểu biết phong phú, miêu tả tự nhiên, và hấp dẫn.
– Lời văn giàu hình ảnh.
👉 Luyện tập
Qua các văn bản Lao xao ngày hè và Thương nhớ bầy ong, em hãy chỉ ra các đặc điểm của thể loại hồi kí?
👉 Đặc điểm hồi kí của đoạn trích
- Người kể chuyện: ngôi thứ nhất, xưng “tôi”.
- Nội dung: Kể lại những sự việc mà người viết trực tiếp tham dự trong quá khứ. Trong văn bản, tác giả đã kể lại sự việc trong quá khứ khi gia đình nuôi ong và chứng kiến cảnh ong trại với tâm trạng buồn bã, chất chứa những suy tư, chiêm nghiệm của mình: những vật vô tri vô giác, nhỏ nhẻ, vụn vặt cũng mang một linh hồn vương vấn với hồn ta và khiến ta yêu mến. Những cảm xúc ngày thơ bé đó cũng đã ảnh hưởng, ám ảnh đến tác giả về sau.
- Hình thức ghi chép: tác giả ghi chép lại những sự việc có thật khi tác giả chứng kiến ong trại và truyện được kể hấp dẫn, sâu sắc, thể hiện những tâm sự, chiêm nghiệm của tác giả.
Đọc câu văn “Và ý thơ cuộc đời, ý thơ vũ trụ, cái xa xôi vắng vẻ sau này ám ảnh tôi, ngày thơ bé tôi đã nghe rồi, mỗi lần ong trại” và trả lời câu hỏi: Có thể bỏ bớt cụm từ “sau này” hoặc “ngày thơ bé” được không? Vì sao? Từ đó nêu tác dụng của việc sử dụng các cụm từ chỉ thời gian trong hồi kí?.
Việc bỏ các cụm từ “sau này” và ‘”ngày thơ bé” sẽ làm cho việc ghi chép kể lại sự việc cùa VB hồi kí trở nên mơ hồ, không thể hiện đúng điều tác giả muốn nói.
Các từ ngữ chỉ thời gian (cũng như chỉ không gian) trong hồi kí có tác dụng: làm cho sự việc, bối cảnh, diễn tiến cùa sự việc cũng như tâm trạng, tình cảm, hành động của người kể chuyện và các nhân vật trờ nên xác đinh, xác thực.
Nên nếu bỏ bớt cụm từ, người đọc sẽ không thể hiểu được ý nghĩa của câu văn.
👉 VẬN DỤNG
Đọc Thương nhớ bày ong, có bạn khẳng định rằng nhân vật cậu bé xưng “tôi”, trong văn bản chính là tác giả Cù Huy Cận, một số bạn khác lại cho là không phải như vậy. Cho biết ý kiến của em về các nhận định trên.
Sơ Đồ Tư Duy Thương Nhớ Bầy Ong
Đừng vội bỏ qua các sơ đồ tư duy Thương nhớ bầy ong.
Đừng vội bỏ lỡ phân tích 💚 Truyện Cổ Nước Mình 💚 Những Mẫu Phân Tích Hay Nhất
5 Mẫu Phân Tích Thương Nhớ Bầy Ong Hay Nhất
Có thể bạn sẽ cần đến 5 mẫu phân tích Thương nhớ bầy ong hay nhất sau đây.
Phân Tích Thương Nhớ Bầy Ong Ấn Tượng – Mẫu 1
Văn bản “Thương nhớ bầy ong” của Huy Cận đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc và gợi ra nhiều suy ngẫm cho mỗi người về những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống.
Dưới dòng hồi ký chân thực, nhẹ nhàng của nhân vật, bầy ong vô tri vô giác đã hiện lên với tất cả linh hồn và vẻ đẹp mà chúng đem lại cho cuộc sống của nhân vật “tôi”.
Đối với cậu bé, bầy ong đó không chỉ đem mật ngọt, chúng còn tạo nên hồi ức tuổi thơ khiến nhân vật háo hức ngắm nhìn và buồn da diết khi chúng bay đi. Qua đó, nhà văn nêu lên triết lí, những vật nhỏ bé, vô tri vô giác đều gây vương vấn, ám ảnh vào tâm hồn, ảnh hưởng đến thơ ca, nghệ thuật của mỗi người.
Cuộc sống của chúng ta có biết bao vật nhỏ bé, vụn vặt mà ta không để tâm, để mắt đến. Đọc văn bản của Huy Cận, rồi nhìn lại cuộc sống chung quanh, ta cảm giác thứ gì cũng mang trong mình một sứ mệnh, một linh hồn riêng.
Và tự đó, ta tự nhủ mình cần phải yêu mến, trân trọng, nâng niu những vật nhỏ bé quanh mình, vì tất thảy đều có những tâm tình riêng.
Phân Tích Thương Nhớ Bầy Ong Chọn Lọc – Mẫu 2
“Thương nhớ bầy ong” trích trong Hồi kí “Song đôi” của Huy Cận đem đến cho bạn đọc thật nhiều cảm xúc. Nhân vật chính là “tôi” – một cậu bé hồi tưởng lại những kỉ niệm xoay quanh việc nuôi ong của gia đình mình.
Đối với “tôi”, bầy ong không chỉ là một loài vật, mà chúng còn làm nên tuổi thơ đẹp đẽ. Tình yêu dành cho chúng, khiến mỗi lần ong “trại” – rời xa, bỏ tổ, là “tôi” lại cảm thấy buồn bã.
Từ sự việc này, tác giả cũng có những chiêm nghiệm: “ Một thi sĩ phương Tây ngày trước đã nói đúng lắm… thi nhân đâu”.
Qua đó, chúng ta hiểu được ý nghĩa mà Huy Cận muốn gửi gắm – cần biết nâng niu, trân trọng những thứ nhỏ bé xung quanh. Đoạn trích gợi ra cho mỗi người một bài học giá trị.
Phân Tích Thương Nhớ Bầy Ong Đặc Sắc – Mẫu 3
Văn bản “Thương nhớ bầy ong” của Huy Cận đã để lại nhiều ấn tượng cho người đọc.
Nhân vật tôi vừa kể về sự việc ong “trại”, vừa bộc lộ tâm trạng buồn bã trước sự việc đó và đồng thời chiêm nghiệm về cuộc đời: “Một thi sĩ phương Tây ngày trước đã nói đúng lắm… thi nhân đâu”.
Từ dòng hồi tưởng nhẹ nhàng của nhân vật “tôi”, một bầy ong vô tri vô giác đã hiện lên đầy sức sống. Đối với cậu, bầy ong không chỉ là một loài vật tạo ra thứ mật ngọt ngào, chúng còn tạo nên kí ức tuổi thơ đẹp đẽ.
Đồng thời, tác giả muốn khẳng định rằng những sự vật nhỏ bé, tưởng như vô tri vô giác lại gây ám ảnh trong tâm hồn. Khi đọc văn bản, chúng ta nhận ra cần phải yêu mến, trân trọng, nâng niu những vật nhỏ bé quanh mình, vì tất thảy đều có những tâm tình riêng.
Phân Tích Thương Nhớ Bầy Ong Tiêu Biểu – Mẫu 4
Nhân vật “tôi” trong văn bản “Thương nhớ bầy ong” của Huy Cận để lại cho người đọc nhiều ấn tượng. Hồi kí được bắt đầu với kí ức về “ngày xưa” thời ông nội còn sống, khi trong nhà có thật nhiều đõ ong.
Nhân vật “tôi” đã say mê bầy ong, nhiều lúc bị ong đốt, nhưng vẫn thích thú ngắm nhìn. Có thể thấy rằng đó chính là tình yêu thương, tấm lòng nhân hậu và sự trân trọng của cậu bé với bầy ong.
Bầy ong không chỉ cho mật, cho ngọt ngào hoa trái mà chúng còn vẽ nên một mảng màu tuổi thơ đẹp đẽ cho cậu bé trong câu chuyện. Khi ong bỏ đi, cậu bé đã buồn đến mức “tưởng như một mảnh hồn tôi đã san đi nơi khác”.
Bầy ong đã trở thành một phần kí ức đặc biệt trong đời sống tinh thần của “tôi”. Từ hồi ức về bầy ong, nhân vật “tôi” đã nêu lên triết lí, những vật nhỏ bé, vô tri vô giác đều gây ám ảnh với mọi người.
Phân Tích Thương Nhớ Bầy Ong Nổi Bật – Mẫu 5
Khi đọc “Thương nhớ bầy ong” của Huy Cận, chúng ta cảm thấy ấn tượng nhất với nhân vật “tôi”. Văn bản là dòng hồi ức của “tôi” – kể lại những kỉ niệm về gia đình của mình khi còn thơ bé, vốn có truyền thống nuôi ong.
Đến khi ông mất, cha và chú vẫn tiếp tục nuôi ong, nhưng không còn được “vượng” như trước. “ Tôi” kể lại sự việc ong “trại” để vừa bộc lộ tâm trạng buồn bã trước sự việc đó, cũng như gửi gắm những chiêm nghiệm về cuộc đời: “Một thi sĩ phương Tây ngày trước đã nói đúng lắm… thi nhân đâu”.
Nhà văn đã xây dựng cho nhân vật của mình có một cách quan sát tỉ mỉ, thể hiện những hiểu biết về đặc điểm loài ong cũng như cách cảm nhận về thiên nhiên, loài vật vô cùng tinh tế.
Từ đó, “tôi” đã gửi gắm một thông điệp sâu sắc: mọi vật đều mang trong nó một linh hồn, gần gũi và thân thuộc với con người.