Cặp Sừng Và Đôi Chân Lớp 1 [Nội Dung Câu Chuyện + Ý Nghĩa

Cặp Sừng Và Đôi Chân Lớp 1 ❤️️ Nội Dung Câu Chuyện, Ý Nghĩa ✅ Thohay.vn Chia Sẽ Mẫu Chuyện Ngắn Đầy Ý Nghĩa Dành Cho Các Bạn Nhỏ.

Nội Dung Truyện Cặp Sừng Và Đôi Chân

Thohay.vn chia sẻ mẫu chuyện hay cặp sừng và đôi chân bên dưới, các bạn cùng xem nhé.

Mỗi ngày, Hươu đều tự soi mình dưới nước và tự nhủ: “Với cặp sừng lung linh, mình là con hươu đẹp nhất khu rừng”. Nhưng nó lại chẳng hề thích đôi chân chút nào vì cho rằng chúng trông thật xấu xí.

Một ngày, khi đang tha thẩn trong rừng, Hươu phát hiện một con Sói lớn đang lao về phía mình. Nó vô cùng hoảng sợ liền có chân, chạy một mạch. Đôi chân khỏe mạnh giúp Hươu chạy thật nhanh. Tuy nhiên, cặp sừng lại bị kẹt trong các nhánh cây làm nó cảm thấy vô cùng vướng víu.

Sau khi chạy một hồi lâu, Hươu cảm thấy mình đã thoát khỏi con Sói. Nó nằm dài dưới một bóng cây. “Thật là nguy hiểm! Mình gần như không thể trốn thoát được với cặp sừng này. May sao đôi chân đã cứu mình. Thì ra, cái gì cũng có giá trị riêng của nó.” – Hươu nghĩ thầm.

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Truyện Nữ Thần Lúa ❤️️ Nội Dung Câu Chuyện, Tóm Tắt, Ý Nghĩa

Ý Nghĩa Câu Chuyện Cặp Sừng Và Đôi Chân

Cặp sừng và đôi chân là câu chuyện ngụ ngôn ngắn vô cùng ý nghĩa, có ý khuyên các bạn nhỏ hãy biết trân quý tất cả những gì đang có, cho dù nó xấu hay đẹp. Bên cạnh đó còn lên án về một thực tế, về những tật xấu của con người.

Trả Lời Câu Hỏi Truyện Cặp Sừng Và Đôi Chân Lớp 1

Phương pháp giải: Em quan sát kĩ các bức tranh và trả lời các câu hỏi tương ứng phía dưới mỗi tranh. 

👉 Câu 1: Hươu cảm thấy như thế nào về cặp sừng và đôi chân của mình?

Lời giải chi tiết: Hươu cảm thấy sừng của mình rất đẹp. Nó rất tự hào về sừng của mình nhưng lại không thích bốn chân chút nào vì nó xấu xí.

👉 Câu 2: Khi tha thẩn trong rừng, Hươu gặp phải chuyện gì?

Lời giải chi tiết: Khi tha thẩn trong rừng, hươu phát hiện một con sói lớn đang lao về phía mình

👉 Câu 3: Cặp sừng hay đôi chân giúp Hươu thoát nạn?

Lời giải chi tiết: Chân giúp hươu thoát nạn

👉 Câu 4: Thoát nạn, Hươu nghĩ gì?

Lời giải chi tiết: Thoát nạn, hươu nghĩ mình thật may vì có bốn chân. Hươu nhận ra cái gì cũng có giá trị riêng của nó 

Giáo Án Kể Chuyện Cặp Sừng Và Đôi Chân Lớp 1

Chia sẽ giáo án kể chuyện Cặp sừng và đôi chân lớp 1 bên dưới.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức
– Nắm vững cách đọc các vần uân, uât ,uyên, uyêt, oan, oăn, oat, oăt, oai, uê, uy ;cách đọc các tiếng, từ ngữ, cầu, đoạn có các vần uân, uât ,uyên, uyêt, oan, oăn, oat, oăt, oai, uê, uy; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
2. Kỹ năng
– Phát triển kỹ năng viết thông qua viết câu có từ ngữ chứa một số vần đã học.
– Phát triển kỹ năng nghe và nói thông qua hoạt động nghe kể chuyện Cặp sừng và đôi chân. Qua câu chuyện, HS còn được rèn luyện bước đầu kỹ năng ghi nhớ chi tiết, xử lí vấn để trong các tình huống… và góp phần giúp HS có ý thức về giá trị của mỗi bộ phận trên cơ thể.
3. Thái độ
– Thêm yêu thích môn học

II. CHUẨN BỊ

– Nắm vững đặc điểm phát âm các vần uân, uât ,uyên, uyêt, oan, oăn, oat, oăt, oai, uê, uy; nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này. Chú ý vận dụng cách giải thích nghĩa bằng các hình ảnh trực quan.
– Lạc Long Quân: nhân vật trong truyền thuyết Việt Nam, được coi là ông tổ sinh ra dân tộc Việt Nam theo truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên. Thánh Gióng: nhân vật trong truyền thuyết Việt Nam, là người có công giết giặc Ân cứu nước. Hồ Hoàn Kiếm: còn gọi là Hồ Gươm, nằm ở trung tâm Hà Nội. Tên gọi Hoàn Kiếm gắn với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả lại gươm báu đã mượn của rùa than sau khi chiến thắng giặc Minh.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động
– HS viết uân, uât ,uyên, uyêt, oan, oăn, oat, oăt, oai, uê, uy
2. Đọc âm, tiếng, từ ngữ
– Đọc vần: HS (cá nhân, nhóm) đánh vần các vần . Lớp đọc trơn đồng thanh.
– Đọc từ ngữ: HS (cá nhân, nhóm) đọc thành tiếng các từ ngữ. Lớp đọc trơn đồng thanh. GV có thể cho HS đọc một số từ ngữ; những từ ngữ còn lại, HS tự đọc ở nhà.
3. Đọc đoạn
– GV yêu cầu HS đọc thầm cả đoạn, tìm tiếng có chứa các vần đã học trong tuấn.
– GV đọc mẫu.
– GV yêu cầu HS đọc thành tiếng cả đoạn (theo cá nhân hoặc theo nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV.
– GV hỏi HS một số câu hỏi về nội dung đã đọc:
Hà thường được nghe bà kể chuyện khi nào? Hà đã được bà kể cho nghe những truyện gì?
Giọng kể của bà thế nào?
 Hà có thích nghe bà kể chuyện không?
Câu văn nào nói lên điều đó?
– GV và HS thống nhất câu trả lời.
4. Viết câu
– GV hướng dẫn viết vào vở Tập viết 1, tập một câu “Xuân về, đào nở thắm, quất trĩu quả” (chữ cỡ vừa trên một dòng kẻ). Số lần lặp lại tuỳ thuộc vào thời gian cho phép và tốc độ viết của HS.
– GV quan sát và sửa lỗi cho HS.

-Hs viết


-Hs đọc
– HS đọc



– HS đọc
-Hs lắng nghe
-Một số (4-5) HS đọc sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần.

-Hs trả lời
-Hs trả lời
-Hs trả lời
-Hs trả lời
-Hs lắng nghe

-HS viết

-Hs lắng nghe

TIẾT 2

5. Kể chuyện
a. Văn bản
CẶP SỪNG VÀ ĐÔI CHÂN
Mỗi ngày, hươu đều tự soi mình dưới nước và tự nhủ: “Với cặp sừng lung linh, mình là con hươu đẹp nhất khu rừng”. Nhưng nó lại chẳng hề thích đôi chân chút nào vì cho rằng chúng trông thật xấu xí. Một ngày, khi đang tha thẩn trong rừng, hươu phát hiện một con sói lớn đang lao về phía mình. Nó vô cùng hoảng sợ liền co chân, chạy một mạch. Đôi chân khoẻ mạnh giúp hươu chạy thật nhanh. Tuy nhiên, cặp sừng lại bị kẹt trong các nhánh cây làm nó cảm thấy vô cùng vướng víu. Sau khi chạy một hồi lâu, hươu cảm thấy mình đã thoát khỏi con sói. Nó nằm dài dưới một bóng cây. “Thật là nguy hiểm! Mình gần như không thể trốn thoát được với cặp sừng này. May sao đôi chân đã cứu mình. Thì ra, cái gì cũng có giá trị riêng của nó”, hươu nghĩ thầm.
b. GV kể chuyện, đặt cầu hỏi và HS trả lời
Lần 1: GV kể toàn bộ cầu chuyện.
Lần 2: GV kể từng đoạn và đặt câu hỏi.
Đoạn 1: Từ đầu đến trông thật xấu xí. GV hỏi HS:
1. Vì sao hươu nghĩ nó là con hươu đẹp nhất khu rừng?
2. Hươu có thích đôi chân của mình không?
Đoạn 2: Từ Một ngày đến cảm thấy vô cùng vướng víu. GV hỏi HS:
3. Khi tha thẩn trong rừng, hươu gặp phải chuyện gì?
4. Khi gặp sói, cặp sừng hay đôi chân giúp hươu thoát nạn?
Đoạn 3: Tiếp theo cho đến hết. GV hỏi HS:
5. Thoát nạn, hươu nghĩ gì?
 – GV có thể tạo điều kiện cho HS được trao đổi nhóm để tìm ra câu trả lời phù hợp với nội dung từng đoạn của câu chuyện được kể
c. HS kể chuyện
-GV yêu cầu HS kể lại từng đoạn theo gợi ý của tranh và hướng dẫn của GV. Một số HS kể toàn bộ câu chuyện. GV cần tạo điều kiện cho HS được trao đổi nhóm để tìm ra câu trả lời phù hợp với nội dung từng đoạn của câu chuyện được kể. GV cũng có thể cho HS đóng vai kể lại từng đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện và thi kể chuyện. Tuỳ vào khả năng của HS và điều kiện thời gian để tổ chức các hoạt động cho hấp dẫn và hiệu quả,
6. Củng cố
– GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. GV khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà; kể cho người thân trong gia đình hoặc bạn bè cầu chuyện












-Hs lắng nghe
-Hs lắng nghe
-Hs trả lời
-Hs trả lời
-Hs trả lời
-Hs trả lời
-Hs trả lời
-HS kể
-HS lắng nghe

Viết một bình luận