Thỏ Và Rùa Lớp 1 ❤️️ Nội Dung Câu Chuyện, Ý Nghĩa, Giáo Án ✅ Dưới Đây Là Nội Dung Câu Chuyện Thỏ Và Rùa Mà Thohay.vn Muốn Chia sẻ Tới Các Bạn Nhỏ.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Truyện Thỏ Và Rùa Lớp 1
Nội Dung Truyện Thỏ Và Rùa Lớp 1.
Trời thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy. Một con Thỏ thấy thế liền mỉa mai:
– Chậm như rùa mà cũng đòi tập chạy à?
Rùa đáp:
– Anh đừng giễu tôi. Anh với tôi thử chạy thi xem ai hơn?
Thỏ ngạc nhiên:
– Chú em mà cũng đòi chạy thi với ta sao? Ta chấp chú em một nửa đường đó.
Rùa không nói gì. Biết mình chậm chạp, nó cố sức chạy thật nhanh. Thỏ nhìn theo, nó nghĩ: “Việc gì mà phải vội, rùa gần tới đích mình phóng cũng thừa sức thắng cuộc.” Vì vậy nó cứ nhởn nhơ nhìn trời, nhìn mây, thỉnh thoảng lại nhấm nháp vào ngọn cỏ non, có vẻ khoan khoái lắm.
Lúc sực nhớ ra cuộc thi, ngẩng đầu lên đã thấy Rùa về gần tới đích, nó bèn vắt chân lên cổ mà chạy. Nhưng đã muộn mất rồi. Rùa đã về đích trước nó.
Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Mưu Chú Sẻ Lớp 1 ❤️️Nội Dung Truyện, Giáo Án, Soạn Bài Tập
Ý Nghĩa Câu Chuyện Thỏ Và Rùa
Ý nghĩa của câu truyện Thỏ Và Rùa chính là khi làm bất cứ một việc gì thì làm chậm và ổn định chắc chắn sẽ chiến thắng. Và cũng đừng giống Thỏ nghĩ mình chạy nhanh nên đã tự cao tự đại coi thường Rùa, kết cục là Rùa đã chiến thắng.
Trả Lời Câu Hỏi Truyện Thỏ Và Rùa Lớp 1
Cùng Thohay.vn trả lời câu hỏi bài học thỏ và rùa nhé
👉 Câu hỏi 1: Rùa đang làm gì? Thỏ nói gì với Rùa?
Câu trả lời:
Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy. Thỏ thấy thế mỉa mai:
Chậm như rùa mà cũng đòi tập chạy à?
👉 Câu hỏi 2: Rùa trả lời ra sao?
Câu trả lời:
Anh đừng giễu tôi. Anh với tôi thử chạy thi xem ai hơn?
👉 Câu hỏi 3: Thỏ làm gì khi Rùa cố sức chạy
Câu trả lời:
Thỏ nhởn nhơ nhìn trời, nhìn mây, thỉnh thoảng lại nhấm nháp vào ngọn cỏ non.
👉 Câu hỏi 4: Cuối cùng ai thắng cuộc
Câu trả lời:
Rùa đã tới đích trước vì Thỏ chủ quan, coi thường Rùa.
Giáo Án Kể Chuyện Thỏ Và Rùa Lớp 1
Giáo Án Kể Chuyện Thỏ Và Rùa Lớp 1
I MỤC TIÊU
1. Năng lực
– Phát triển năng lực đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một VB tự sự ngân và đơn giản, kể lại một trải nghiệm của người kể ở ngôi thứ ba ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB ; quan sát , nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát ,
– Phát triển năng lực viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện của dựa vào những từ ngữ cho sản và viết lại đúng cầu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn .
– Phát triển năng lực nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
2. Phẩm chất
Phát triển ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường thiên nhiên, khả năng làm việc nhóm, khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi .
II .CHUẨN BỊ
– SGK, vở bài tập
– máy tính có phần mềm phù hợp, màn hình tivi.
– Tranh câu chuyện
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Ôn lại kiến thức cũ. Luyện đọc
– GV yêu cầu HS luyện đọc lại bài củ vòng theo nhóm đôi và trả lời các câu hỏi trong SGK.
– Mời một số nhóm đọc trước lớp.
– GV cùng HS nhận xét.
– Mời một số bạn đọc cá nhân cả bài.
– Cả lớp đọc đồng thanh lại 1 lần.
2. Luyện viết
– GV đọc to 4 câu đầu bài Những cánh cò.
– GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết:
– GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.
– GV đọc rõ ràng, chậm rãi từng cụm từ cho HS viết.
– GV đọc lại một lần toàn đoạn viết và yêu cầu HS rà soát lỗi
– HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi.
– GV kiểm tra và nhận xét bài của HS
3. Hoàn thiện câu và viết câu vào vở.
– Hình thức: Cả lớp, nhóm, cá nhân.
– Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp; Động não; Hoạt động nhóm.
– Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; Chia nhóm;
– GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
4. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh.
Hình thức: Cả lớp, nhóm, cá nhân.
– Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp; Động não; Hoạt động nhóm.
– Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; Chia nhóm;
*Nhận xét đánh giá kỹ năng quan sát, kỹ năng hợp tác nhóm, giải quyết vấn đề
5. Viết chính tả
– Hình thức: cá nhân.
– Phương pháp: Thực hành
– Kĩ thuật dạy học:Trình bày
– GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
6. Củng cố,dặn dò
– Nhận xét, đánh giá sự tiến bộ của HS trong quá trình tiếp thu bài học.
– Mục tiêu: Ôn lại kiến thức cũ
– HS đọc lại bài đọc: vừa mới học
– Mời HS nhận xét tiết học
– GV nhận xét, khen ngợi HS. Dặn dò HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi.
Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Du Lịch Biển Việt Nam ❤️️Nội Dung, Giáo Án, Soạn Bài Tập