Du Lịch Biển Việt Nam Lớp 1 ❤️️ Nội Dung, Giáo Án, Soạn Bài Tập ✅ Thohay.vn Chia Sẽ Các Thông Tin Đầy Đủ, Hữu Ích Về Tác Phẩm Dưới Đây Cho Các Bạn Nhỏ Tham Khảo.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Du Lịch Biển Việt Nam Lớp 1
Nội Dung Bài Du Lịch Biển Việt Nam Lớp 1.
Biển nước ta nơi đâu cũng đẹp. Thanh Hóa, Đà Nẵng, Khánh Hòa… có những bãi biển nổi tiếng, được du khách yêu thích. Nhưng suốt chiều dài đất nước cũng có nhiều bãi biển còn hoang sơ.
Đi biển, bạn sẽ được thỏa sức bơi lội, nô đùa trên sóng, nhặt vỏ sò, xây lâu đài cát. Nếu đến Mũi Né, bạn sẽ được ngắm nhìn những đồi cát mênh mông. Cát bay làm cho hình dạng các đồi cát luôn thay đổi. Trượt cát ở dây rất thú vị.
Biển là món quà kì diệu mà thiên nhiên đã ban tặng cho nước ta.
Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Trong Giấc Mơ Buổi Sáng Lớp 1 ❤️️Nội Dung, Giáo Án, Soạn Bài Tập
Hình Ảnh Bài Đọc Du Lịch Biển Việt Nam Lớp 1
Soạn Bài Tập Du Lịch Biển Việt Nam Lớp 1
Soạn Bài Tập Du Lịch Biển Việt Nam Lớp 1.
Câu 1 trang 158 Tiếng Việt 1 tập 2 Kết nối tri thức
Quan sát tranh và cho biết em thấy những gì trong tranh:
Hướng dẫn trả lời
Trong bức tranh là một bãi biển rộng lớn với trời xanh, nước biển trong xanh, bãi cát vàng. Ở đó, có rất nhiều người đang vui chơi.
Câu 2 trang 158 Tiếng Việt 1 tập 2 Kết nối tri thức
Đọc:
Du lịch biển Việt Nam
Biển nước ta nơi đâu cũng đẹp. Thanh Hóa, Đà Nẵng, Khánh Hòa… có những bãi biển nổi tiếng, được du khách yêu thích. Nhưng suốt chiều dài đất nước cũng có nhiều bãi biển còn hoang sơ.
Đi biển, bạn sẽ được thỏa sức bơi lội, nô đùa trên sóng, nhặt vỏ sò, xây lâu đài cát. Nếu đến Mũi Né, bạn sẽ được ngắm nhìn những đồi cát mênh mông. Cát bay làm cho hình dạng các đồi cát luôn thay đổi. Trượt cát ở dây rất thú vị.
Biển là món quà kì diệu mà thiên nhiên đã ban tặng cho nước ta.
(Cẩm Anh)Từ ngữ: hoang sơ, kỳ diệu
Câu 3 trang 159 Tiếng Việt 1 tập 2 Kết nối tri thức
Trả lời câu hỏi:
a. Trong bài đọc, những bãi biển nổi tiếng của nước ta có ở đâu?
b. Chúng ta có thể làm gì khi biển?
c. Vì sao hình dạng của những đồi cát luôn thay đổi?
Hướng dẫn trả lời
a. Trong bài đọc, những bãi biển nổi tiếng của nước ta có ở Thanh Hóa, Đà Nẵng, Khánh Hòa…
b. Khi đi biển, chúng ta có thể thỏa sức bơi lội, nô đùa trên sóng, nhặt vỏ sò, xây lâu đài cát.
c. Cát bay làm cho hình dạng đồi cát luôn thay đổi.
Câu 4 trang 159 Tiếng Việt 1 tập 2 Kết nối tri thức
Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi b và c ở mục 3:
- Đi biển, chúng ta có thể (..)
- Hình dạng những đồi cát luôn thay đổi vì (…)
Hướng dẫn trả lời
- Đi biển, chúng ta có thể thỏa sức bơi lội, nô đùa trên sóng, nhặt vỏ sò, xây lâu đài cát.
- Hình dạng những đồi cát luôn thay đổi vì cát bay.
Hướng dẫn viết
- Đi biển, chúng ta có thể thỏa sức bơi lội, nô đùa trên sóng, nhặt vỏ sò, xây lâu đài cát.
- Hình dạng những đồi cát luôn thay đổi vì cát bay.
Câu 5 trang 160 Tiếng Việt 1 tập 2 Kết nối tri thức
Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở:
nổi tiếng | thay đổi | mênh mông | đồi cát | chiều dài |
a. Dọc bờ biển nước ta có nhiều khu du lịch đẹp (…)
b. Miền Nam nước ta có những cánh đồng lúa rộng (…)
Hướng dẫn trả lời
a. Dọc bờ biển nước ta có nhiều khu du lịch đẹp nổi tiếng.
b. Miền Nam nước ta có những cánh đồng lúa rộng mênh mông.
Hướng dẫn viết
a. Dọc bờ biển nước ta có nhiều khu du lịch đẹp nổi tiếng.
b. Miền Nam nước ta có những cánh đồng lúa rộng mênh mông.
Câu 6 trang 160 Tiếng Việt 1 tập 2 Kết nối tri thức
Quan sát tranh và nói về những điều em thích khi đi biển:
Thích nhất làm chơi cát và tắm biển
Câu 7 trang 161 Tiếng Việt 1 tập 2 Kết nối tri thức
Nghe viết:
Hướng dẫn viết
Đi biển, bạn sẽ được thỏa sức bơi lội, nô đùa trên sóng, nhặt vỏ sò, xây lâu đài cát. Biển là món quà kì diệu mà thiên nhiên đã ban tặng cho nước ta.
Câu 8 trang 161 Tiếng Việt 1 tập 2 Kết nối tri thức
Tìm trong hoặc ngoài bài đọc Du lịch biển Việt Nam từ ngữ có tiếng chứa vần anh, ach, ươt, ươp.
Hướng dẫn trả lời
Trong bài đọc | Ngoài bài đọc | |
anh | Thanh, Khánh | cái bánh, quả chanh, bức tranh, cành cây, màu xanh, đánh đu, vành mũ… |
ach | khách | quyển sách, thử thách, xà lách, áo rách, viên gạch, bạch mã, trách móc… |
ươt | trượt | ướt áo, thướt tha, thi trượt, rượt đuổi, vượt qua, lần lượt… |
ươp | x | kẻ cướp, quả mướp, nườm nượp… |
Câu 9 trang 161 Tiếng Việt 1 tập 2 Kết nối tri thức
Đặt tên cho bức tranh dưới đây:
Gợi ý:
Các tên cho bức tranh là: Bình minh trên biển, Buổi sáng sớm ở bãi biển, Biển và bình minh, Đón bình minh trên biển…
Giáo Án Du Lịch Biển Việt Nam Lớp 1
Thohay.vn chia sẽ các quý thầy cô giáo án Du Lịch Biển Việt Nam, cùng tham khảo nhé.
I. MỤC TIÊU:
1,Phát triển kỹ năng:
– Phát triển kỹ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một văn bản thông tin ngắn và đơn giản, có yếu tố miêu tả; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
– Phát triển kỹ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong bài; hoàn thiện dựa vào những từ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện, nghe – viết một đoạn văn
– Phát triển kỹ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung bài và nội dung được thể hiện trong tranh.
– Hiểu và trả lời đúng câu hỏi liên quan đến nội dung bài Du lịch biển Việt Nam.
– Nắm được nghĩa của các từ ngữ khó trong bài: hoang sơ, kì diệu.
2, Phát triển năng lực và phẩm chất
– Phát triển phẩm chất và năng lực chung về khả năng làm việc nhóm.
– Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.
– Biết yêu quý những gì mà thiên nhiên đã ban tặng cho đất nước mình
II. CHUẨN BỊ:
1. Kiến thức ngữ văn:
– Nắm được đặc điểm văn bản thông tin và nội dung của bài Du lịch biển Việt Nam.
– Nắm được nghĩa của các từ khó trong văn bản và cách giải thích nghĩa của những từ này.
2. Kiến thức đời sống:
– Biết được những bãi biển đẹp có những khu du lịch nổi tiếng và những bãi biển còn hoang sơ dọc chiều dài đất nước.
– Biết được một số cảnh quan kỳ thú của đất nước, biết được đặc điểm của những đồi cát bay.
3. Phương tiện dạy học:
– Tranh minh hoạ trong SHS được phóng to
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. TIẾT 1
I. ÔN VÀ KHỞI ĐỘNG:
1. Ôn: GV yêu cầu HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được.
– GV nhận xét, đánh giá.
2. Khởi động:
– GV yêu cầu HS QS thảo luận nhóm
– Em thấy trong tranh nói về những gì?
– GV chốt chuyển sau đó dẫn vào bài học Du lịch biển Việt Nam Ghi tên bài học.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
Hoạt động 1: Đọc:
1. GV đọc mẫu toàn bài.
+ HD đọc từ khó: nổi tiếng, bơi lội, nô đùa,…
+ GV hướng dẫn HS đọc câu dài: Nhưng suốt chiều dài đất nước/ cũng có nhiều /bãi biển còn hoang sơ//
3. Luyện đọc đoạn:
– GV chia đoạn: 3 đoạn
a. Luyện đọc đoạn lần 1:
– GV giải nghĩa từ:
+ hoang sơ: hoàn toàn tự nhiên, chưa có tác động của con người
+ kì diệu: Có gì đó rất lạ lùng, làm cho người ta phải ca ngợi, khâm phục.
b. Luyện đọc đoạn lần 2:
– GV tổ chức cho HS luyện đọc nhóm đôi trong 2 phút.
– Đọc toàn bài
– GV nhận xét
III. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
– GV khen ngợi, động viên HS, lưu ý HS ôn lại các nội dung đã ôn.
– Nhận xét, kết thúc tiết học
động viên HS
– HS nhắc lại và nêu.
– HS lắng nghe.
– HS quan sát và trao đổi.
– Cho 2, 3 HS trả lời:
– HS nhận xét.
– HS lắng nghe.
– HS đọc đề
– HS theo dõi.
– HS đọc nối tiếp từng câu lần 1.
– HS đọc CN đồng thanh các từ khó
– HS đọc nối tiếp câu lần 2.
– 2 HS đọc câu dài theo cô hướng dẫn.
– HS theo dõi.
– HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt.
– HS lắng nghe.
– HS luyện đọc nhóm.
– HS thi đọc đoạn theo nhóm
– HS nhận xét
– Cho 1,2 HS đọc toàn bài.
– Cả lớp đọc đồng thanh
– HS nêu lại.
– HS lắng nghe.
– HS lắng nghe.
B. TIẾT 2
I. KHỞI ĐỘNG:
– GV tổ chức trò chơi nội dung liên quan đến tiết học trước.
– GV chốt và dẫn vào bài hôm nay.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi:
– GV cho 1 – 2 HS đọc cả bài.
– GV yêu cầu thảo luận nhóm và TLCH:
+ Trong bài đọc, những bãi biển nổi tiếng của nước ta có ở đâu?
+ Chúng ta có thể làm gì khi đi biển?
– Vì sao hình dạng của những đồi cát luôn thay đổi?
– GV chỉ tránh, chốt ND:
– GV nhận xét, chốt ý, tuyên dương một số HS thể hiện được cảm nhận và suy nghĩ chân thành hay thú vị.
Hoạt động 2: Viết vào vở câu trả lời câu hỏi b và c
– GV nêu yêu cầu của hoạt động.
– GV yêu cầu HS nhắc lại câu trả lời đúng.
– GV hướng dẫn HS viết cầu TL vào vở.
– GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu, đặt dấu chấm, dấu phẩy đúng vị trí.
– GV kiểm tra bài HS.
– GV nhận xét, đánh giá.
III. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
– GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung tiết học.
– GV tóm tắt nội dung chính.
– GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS
– HS tham gia trò chơi.
– HS lắng nghe.
– 1 – 2 HS đọc bài.
– HS thảo luận và TLCH.
– HS trình bày kết quả.
– HS lắng nghe.
– HS đọc.
– HS lắng nghe.
b.Chúng ta có thể bơi lội, nô đùa trên sóng, nhặt vỏ sò, cây lâu đài cát. cHình dạng đồi cát luôn thay đổi .vì cát bay.
– HS viết bài vào vở
– HS nêu lại.
– HS lắng nghe.
C. TIẾT 3
I. KHỞI ĐỘNG:
– GV tổ chức trò chơi nội dung liên quan đến tiết học trước.
– GV chốt và dẫn vào bài hôm nay.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
Hoạt động 1: Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu:
– GV nêu yêu cầu HĐ.
– GV yêu cầu HS đọc các từ cho trước.
– GV chia lớp thành các nhóm 4 để thảo luận.
– GV yêu cầu HS chọn từ phù hợp để hoàn thiện câu.
a. Dọc bờ biển nước ta có nhiều khu du lịch đẹp nổi tiếng.
b. Miền Nam nước ta có những cánh đồng lúa rộng mênh mông.
– GV yêu cầu đại diện 1 số nhóm trình bày.
– GV yêu cầu HS viết câu vào vở.
– GV mới HS nhận xét, chia sẻ.
– GV nhận xét, đánh g
Hoạt động 2: Quan sát tranh và nói những điều em thích khi đi biển.
– GV cho HS quan sát tranh.
– GV mời HS nói về bức tranh về các hoạt động trên bãi biển, xác định những trò chơi trên biển mà em thích.
– GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm.
– GV mời đại diện nhóm trình bày.
– GV nhận xét, đánh giá.
III. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
– GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung tiết học.
– GV tóm tắt nội dung chính.
– GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS
– HS tham gia trò chơi.
– HS lắng nghe.
– HS viết câu.
– HS nhận xét.
– HS quan sát.
– HS thảo luận.
– HS trình bày.
– HS lắng nghe.
– HS nêu lại.
– HS lắng nghe.
D. TIẾT 4
I. KHỞI ĐỘNG:
– GV tổ chức trò chơi Mảnh ghép bí ẩn. Đưa ra các câu hỏi để HS khám phá bức tranh.
– GV chốt và đưa nội dung bài viết.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
Hoạt động 1: Nghe – viết:
– GV đọc đoạn cần viết.
– GV lưu ý khi viết:
+ Viết lùi đầu dòng. Viết hoa chữ cái đầu câu, cuối câu có dấu chấm.
+ Các chữ dễ viết sai: trên sóng, kì diệu
– GV đọc từng câu cho HS viết.
– GV đọc lại toàn đoạn để HS soát lỗi.
– GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS
Hoạt động 2: Tìm trong hoặc ngoài bài đọc những từ ngữ có tiếng chứa vần anh, ach, ươt, ươp
– GV lưu ý HS có thể tìm trong hoặc ngoài bài.
– GV yêu cầu HS , làm bút chì vào sách.
– GV nhận xét bổ sung.
Hoạt động 3: Đặt tên cho bức tranh.
– GV yêu cầu HS làm việc nhóm để trao đổi về nội dung bức tranh: Bình minh trên biển.
– GV nhận xét, đánh giá.
III. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
– GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung tiết học.
– GV tóm tắt nội dung chính.
– GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS
– HS tham gia.
– HS lắng nghe.
– HS viết từ khó vào bảng con
– HS viết bài vào vở
– HS đổi vở cho bạn cùng bàn soát lỗi.
– HS nêu yêu cầu của bài.
– HS thảo luận.
– HS đọc từ CN- đồng thanh.
– HS nêu yêu cầu của bài.
– HS thảo luận.
– 2 – 3 HS trình bày.
– HS chia sẻ.
– HS lắng nghe.
– HS nêu lại.
– HS lắng nghe.
Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Cây Liễu Dẻo Dai Lớp 1 ❤️️Nội Dung, Giáo Án, Soạn Bài Tập