Truyện Cổ Nước Mình Lớp 6 ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Phân Tích ✅ Tổng Hợp Sơ Đồ Tư Duy, Tìm Hiểu Hoàn Cảnh Sáng Tác, Giá Trị Tác Phẩm.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Thơ Truyện Cổ Nước Mình Lớp 6
Chuyện cổ nước mình của Lâm Thị Mỹ Dạ là một tác phẩm hay nằm trong sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Xem nội dung bài thơ Truyện cổ nước mình lớp 6 đầy đủ bên dưới.
Truyện cổ nước mình
Tác giả: Lâm Thị Mỹ Dạ
Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì gặp người tiên độ trì
Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình
Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.
Thị thơm thì giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì
Tôi nghe truyện cổ thầm thì
Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.
Đậm đà cái tích trầu cau
Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người.
Sẽ đi qua cuộc đời tôi
Bấy nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi.
Nhưng bao truyện cổ trên đời
Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm.
Có thể bạn sẽ quan tâm tác phẩm 🌼 Con Chào Mào 🌼 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích
Về Nhà Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ
Tìm hiểu thêm một số thông tin chính về nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.
- Lâm Thị Mỹ Dạ sinh ngày 18 tháng 9 năm 1949.
- Quê quán: huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
- Bà làm việc tại Ty văn hóa Quảng Bình, năm 1978 đến 1983 học Trường viết văn Nguyễn Du. Sau đó bà làm phóng viên, biên tập viên tạp chí Sông Hương (của Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Thừa Thiên – Huế).
- Lâm Thị Mỹ Dạ là ủy viên Ban chấp hành Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên – Huế, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III, ủy viên Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam khóa V.
- Hiện bà đang sống tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Chồng bà – Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng là một nhà văn, nhà thơ có tiếng ở Việt Nam.
- Một số tác phẩm: Trái tim sinh nở (thơ, 1974), Danh ca của đất (truyện thiếu nhi, 1984), Hái tuổi em đầy tay (thơ, 1989), Đề tặng một giấc mơ (thơ, 1998)…
Về Tác Phẩm Truyện Cổ Nước Mình
Về tác phẩm Truyện cổ nước mình, đây là bài thơ được viết theo thể thơ lục bát. Bài thơ ca ngợi kho tàng chuyện cổ của nước ta. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu vừa thông minh, chứa đựng những kinh nghiệm sống vô cùng quý báu của cha ông.
Qua đó thể hiện tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào của nhà thơ về những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc được thể hiện qua tình yêu đối với những câu chuyện cổ.
Cập nhật cho bạn đọc tác phẩm 🌷 Chuyện Cổ Tích Về Loài Người 🌷 những mẫu phân tích đầy đủ nhất
Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Truyện Cổ Nước Mình
Cùng Thohay.vn tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác bài thơ Truyện cổ nước mình.
- Bài thơ “Chuyện cổ nước mình” sáng tác năm 1979.
- Bài thơ “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ đã giúp người đọc hiểu hơn về giá trị của những câu chuyện cổ.
Ý Nghĩa Nhan Đề Bài Thơ Truyện Cổ Nước Mình
Ý nghĩa nhan đề bài thơ Truyện cổ nước mình như sau:
Nhan đề “Truyện cổ nước mình” giúp cho người đọc hình dung được chủ đề của bài thơ nói về những câu chuyện cổ của nước ta.
Nhan đề này góp phần nói lên tình cảm của tác giả dành cho những câu truyện cổ tích Việt Nam. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu vừa thông minh, chứa đựng những kinh nghiệm sống vô cùng quý báu của cha ông.
Lưu lại bài phân tích 🌿 Bài Thơ Bắt Nạt 🌿 Nội Dung, Nghệ Thuật
Giá Trị Tác Phẩm Truyện Cổ Nước Mình
Sau đây là những giá trị tác phẩm Truyện cổ nước mình.
Giá trị nội dung
- Bài thơ đậm chất truyền thống, khẳng định nét đẹp tâm hồn của con người Việt Nam.
- Tác giả ca ngợi kho tàng chuyện cổ của đất nước. Đó là những câu chuyện về lòng nhân hậu, về sự công bằng,… chứa đựng những kinh nghiệm sống quý báu của ông cha ta truyền lại cho đời sau.
Giá trị nghệ thuật
- Thể thơ lục bát nhẹ nhàng, đằm thắm, trong trẻo .
- Hình ảnh thơ độc đáo, sáng tạo, những liên tưởng thú vị, so sánh sinh động.
Bố Cục Bài Thơ Truyện Cổ Nước Mình
Bố cục bài thơ Truyện cổ nước mình bao gồm 2 phần chính:
- Phần 1: Từ đầu đến “đa mang”: Tình cảm của tác giả đối với chuyện cổ, ca ngợi tinh thần nhân hậu, ăn ở hiền lành mà chuyện cổ chứa đựng.
- Phần 2: Đoạn còn lại: Những bài học mà ông cha để lại trong chuyện
Tìm hiểu thêm về 🌼 Truyện Bánh Chưng Bánh Dày 🌼 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích
Dàn Ý Truyện Cổ Nước Mình
Mời bạn tham khảo thêm dàn ý Truyện cổ nước mình.
I. Mở bài
– Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và nội dung chính của tác phẩm Truyện cổ nước mình.
II. Thân bài
– Cảm nhận về bài thơ về nội dung và nghệ thuật, từ đó làm nổi bật những điểm có ý nghĩa mà tác giả muốn truyền tải.
– Nội dung chính của bài thơ Chuyện cổ nước mình
– Đánh giá cao kho báu của những câu chuyện cổ xưa của đất nước chúng ta. Đó là những câu chuyện vừa tử tế vừa thông minh, chứa đựng những trải nghiệm cuộc sống vô cùng quý giá của cha họ.
III. Kết bài
– Cảm nhận riêng của em về bài thơ
Soạn Bài Truyện Cổ Nước Mình
Chia sẻ bạn đọc gợi ý soạn bài Truyện cổ nước mình.
👉Câu 1 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):
– Bài thơ được viết theo thể lục bát.
– Dấu hiệu nhận biết:
+ Số tiếng, số dòng: gồm nhiều cặp lục bát nối tiếp nhau; dòng trên 6 tiếng, dòng dưới 8 tiếng.
+ Về vần: tiếng cuối của dòng sáu tiếng ở trên vần với tiếng thứ sáu của dòng tám tiếng ở dưới, tiếng cuối của dòng tám tiếng lại vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếng tiếp theo.
Ví dụ:
“Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì gặp người tiên độ trì
Mang theo chuyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa” …
Hiền – tiên , trì – đi – thì
+ Về nhịp: ngắt theo nhịp chẵn: 2/2/2, 2/4, 4/4.
Ví dụ:
“Ở hiền / thì lại / gặp hiền
Người ngay thì gặp / người tiên độ trì
Mang theo / chuyện cổ / tôi đi
Nghe trong cuộc sống / thầm thì tiếng xưa” …
+ Về thanh điệu: tiếng thứ sáu của dòng sáu là thanh bằng. Tiếng thứ sáu và thứ tám của dòng tám cũng phải là thanh bằng nhưng nếu tiếng thứ sáu là thanh huyền thì tiếng thứ tám là thanh ngang và ngược lại. Tiếng thứ tư của dòng sáu và dòng tám đều phải là thanh trắc.
Ví dụ:
Ở | hiền | thì | lại | gặp | hiền | ||
T | B | B | T | T | B | ||
Người | ngay | thì | gặp | người | tiên | độ | trì |
B | B | B | T | B | B | T | B |
👉Câu 2 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):
– Các câu chuyện cổ được nhắc đến trong bài thơ:
+ Tấm Cám (Thị thơm thì giấu người thơm / Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà)
+ Đẽo cày giữa đường (Đẽo cày theo ý người ta / Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì)
+ Sự tích trầu cau (Đậm đà cái tích trầu cau / Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người)
👉Câu 3 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):
– Chuyện cổ đã kể với nhà thơ những điều về vẻ đẹp tình người là: nhân hậu, sâu xa, thương người, yêu nhau, độ lượng, đa tình, đa mang, nặng sâu,….
→ Bài thơ thể hiện giá trị nhân văn của những câu chuyện cổ. Dòng thơ nào cũng hướng đến việc ca ngợi ý nghĩa của những câu chuyện cổ trong việc phản ánh những nét đẹp tình người như lòng nhân hậu, sự vị tha, độ lượng, bao dung,… Điều đó cắt nghĩa tình yêu mà nhà thơ dành cho những câu chuyện cổ được bộc lộ trực tiếp ngay trong dòng thơ đầu tiên: “Tôi yêu chuyện cổ nước tôi” .
👉Câu 4 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):
– Nghĩa của hai dòng thơ:
+ “Chỉ còn chuyện cổ thiết tha”: Đó là những tình cảm sâu nặng, thiết tha mà cha ông ta gửi gắm qua những câu chuyện cổ đồng thời cũng chính là những tình cảm thiết tha của nhà thơ với chuyện cổ nước mình.
+ “Cho tôi nhận mặt ông cha của mình” : Nhận ra được, thấu hiểu được thế giới tinh thần của cha ông vẫn còn ghi dấu trong những câu chuyện từ ngàn xưa.
→ Cảm nhận được tình cảm sâu nặng, thiết tha của nhà thơ với thế giới chuyện cổ, cũng là những giá trị tinh thần, giá trị văn hóa được ghi dấu trong những câu chuyện đó. Chính những câu chuyện từ xa xưa, được lưu truyền qua nhiều thế hệ đã giúp người đọc thời nay nhận biết được “gương mặt” của cha ông thời xưa, hiểu được đời sống vật chất và tinh thần, tâm hồn và tính cách, phong tục tập quán và các quan niệm đạo đức, triết lí nhân sinh, … của cha ông.
– Một số câu chuyện cổ trong đó dấu ấn đời sống, phong tục và những quan niệm sống của người xưa được thể hiện rõ, chẳng hạn: Cây tre trăm đốt, Sọ Dừa, Thạch Sanh, …
👉Câu 5 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):
– Hai dòng thơ:
“Tôi nghe chuyện cổ thầm thì
Lời cha ông dạy cũng vì đời sau”
Giúp người đọc cảm nhận được những bài học cuộc sống được gợi ra từ những câu chuyện cổ. Đó là bài học về đạo lí làm người: sống phải chân thành, nhân ái; phải cần cù, siêng năng; phải có trí tuệ, có chính kiến riêng của bản thân, không nghe theo lời người khác một cách thụ động, …
– Những bài học cuộc sống được thể hiện rất rõ qua những dòng thơ:
+ Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì gặp người tiên độ trì.
+ Thị thơm thì giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà.
+ Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì.
👉Câu 6 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):
– Với nhà thơ, những câu chuyện cổ “Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm”:
+ “mới mẻ”, “rạng ngời lương tâm”: Những câu chuyện cổ không cũ. Đó là những viên ngọc vẫn tiếp tục tỏa sáng trong cuộc sống hiện tại. Vẻ đẹp tình người và những bài học về đạo lí làm người ẩn chứa trong đó đến nay vẫn còn nguyên giá trị, vẫn có khả năng giáo dục thế hệ trẻ.
Chia sẻ cho bạn đọc 🌱 Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh 🌱 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích
Giáo Án Truyện Cổ Nước Mình
Cập nhật thêm nội dung giáo án Truyện cổ nước mình.
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
– HS nhận biết được những đặc điểm cơ bản của thể thơ lục bát thể hiện qua bài thơ;
– HS nhận xét, đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ;
– HS cảm nhận được tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào của nhà thơ về những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc được thể hiện qua tình yêu đối với những câu chuyện cổ.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
– Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác, v.v…
b. Năng lực riêng biệt:
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Chuyện cổ nước mình;
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Chuyện cổ nước mình;
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.
– Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của VB với các VB có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
– Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu quê hương, đất nước, tự hào về những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
– Giáo án;
– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
– Các phương tiện kỹ thuật, tranh ảnh có nội dung liên quan đến VB Chuyện cổ nước mình, giới thiệu về các câu chuyện cổ,…
– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
– GV đặt câu hỏi gợi dẫn, yêu cầu HS trả lời: GV chiếu một số hình ảnh về các câu chuyện cổ có xuất hiện/được nhắc đến trong VB Chuyện cổ nước mình, yêu cầu HS trả lời các hình ảnh đó đang nhắc đến chuyện cổ nào.
– HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi;
– GV dẫn dắt vào bài học mới: Chúng ta ai cũng thuộc một vài câu chuyện cổ với những kết thúc có hậu. Vẫn nhắc về những câu chuyện cổ với kết thúc có hậu ấy, nhưng Lâm Thị Mỹ Dạ lại thể hiện nó qua thể thơ lục bát – thể thơ mà chúng ta mới cùng tìm hiểu trong những tiết học trước.
Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu bài thơ Chuyện cổ nước mình của Lâm Thị Mỹ Dạ để thấy được những câu chuyện cổ đã được tái hiện như thế nào và tình yêu quê hương đất nước của nhà thơ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được các thông tin về tác giả, tác phẩm.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV yêu cầu HS: đọc và giới thiệu về tác giả và tác phẩm;- HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ– HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận– HS báo cáo kết quả; – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. | I. Tác giả, tác phẩm 1. Tác giả – Họ tên: Lâm Thị Mỹ Dạ; – Năm sinh: 1949; – Quê quán: Quảng Bình; – Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ nhẹ nhàng, đằm thắm, trong trẻo, thể hiện một tâm hồn tinh tế, giàu yêu thương. 2. Tác phẩm – Rút từ Tuyển tập, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 2011, tr.203. |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản Chuyện cổ tích về loài người;
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV yêu cầu HS: Em hãy cho biết thể loại và phương thức biểu đạt của VB. (gợi ý: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Hãy cho biết những dấu hiệu giúp em nhận ra thể thơ đó). – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận– HS báo cáo kết quả; – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. NV2: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chia lớp thành 3 đội chơi trò Ai nhanh nhất: Dựa vào từ ngữ và các chi tiết được gợi nhắc trong bài thơ, các đội hãy nêu tên những câu chuyện cổ. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận– HS báo cáo kết quả; – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. NV2: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ– GV yêu cầu HS: + Chuyện cổ đã kể với nhà thơ những điều gì về vẻ đẹp tình người? + Chỉ còn chuyện cổ thiết thaCho tôi nhận mặt ông cha của mìnhTình cảm của nhà thơ với những câu chuyện cổ được thể hiện như thế nào qua hai dòng thơ trên? + Tôi nghe chuyện cổ thầm thì Lời ông cha dạy cũng vì đời sau Hai dòng thơ trên gợi cho em những suy nghĩ gì? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – HS báo cáo kết quả hoạt động; – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. NV3: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV yêu cầu HS: – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – HS báo cáo kết quả; – GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. | II. Đọc – hiểu văn bản 1. Tìm hiểu chung – Thể loại: thơ lục bát; – Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp biểu cảm; 2. Tìm hiểu chi tiết 2.1. Những câu chuyện cổ được gợi ra từ bài thơ – Tấm Cám (Thị thơm thì giấu người thơm/ Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà) – Đẽo cày giữa đường (Đẽo cày theo ý người ta/ Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì) – Sự tích trầu cau (Đậm đà cái tích trầu cau/ Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người) 2.2. Ý nghĩa của những câu chuyện cổ đối với tác giả a. Những vẻ đẹp tình người – Lòng nhân hậu, sự vị tha, độ lượng, bao dung,… → Tôi yêu chuyện cổ nước tôi vì vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa, vì rất công bằng, rất thông minh, vừa độ lượng lại đa tình, đa mang. b. Sự tiếp nối, lưu truyền truyền thống, lời căn dặn từ ông cha đến con cháu – “Chỉ còn chuyện cổ thiết thaCho tôi nhận mặt ông cha của mình”→ Chuyện cổ là nhân chứng, sự lưu giữ những lời căn dặn, những suy nghĩ của ông cha → Là cái còn lại, còn mãi dẫu ông cha có đi xa, dẫu đời ông cha với đời tôi/ Như con sông với chân trời đã xa. (Chân trời đã xa: khó để nắm bắt được nữa, con sông: dòng chảy, sự tiếp nối) → Tình yêu chuyện cổ không những là tình yêu sự nhân văn, bao dung, nhân hậu, mà còn là yêu quê hương, tổ tiên, đất nước, yêu những giá trị tinh thần truyền thống. – “Tôi nghe chuyện cổ thầm thì Lời ông cha dạy cũng vì đời sau” + “thầm thì”: thủ thỉ, tâm tình, nói nhỏ nhưng bền bỉ → “chuyện cổ thầm thì”: mạch nguồn âm ỉ, bền bỉ; + “Lời ông cha dạy cũng vì đời sau” → sự yêu thương của thế hệ trước dành cho thế hệ sau. – Những câu chuyện cổ “vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm”: những câu chuyện cổ không bao giờ cũ, là viên ngọc vẫn tiếp tục tỏa sáng trong cuộc sống hiện tại. Những bài học từ những câu chuyện cổ vẫn luôn đúng và vẹn nguyên giá trị. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật – Dùng thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc để nói về những giá trị truyền thống, nhân văn. – Giọng thơ nhẹ nhàng, tâm tình, thể hiện tình yêu quê hương tha thiết, đằm sâu, nhưng đầy tự hào. 2. Nội dung – Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào của nhà thơ về những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc được thể hiện qua tình yêu đối với những câu chuyện cổ. |
C – D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, vận dụng để hoàn thành bài tập.
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
– GV yêu cầu HS: Viết đoạn văn ( 5 – 7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình
– GV gợi ý: Chú ý phân tích thể thơ lục bát có tác dụng như thế nào trong việc biểu hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhà thơ; chú ý đến các từ ngữ, các quan hệ từ, biện pháp tu từ, v.v…
– GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
– Hình thức hỏi – đáp; – Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình). | – Phù hợp với mục tiêu, nội dung – Hấp dẫn, sinh động – Thu hút được sự tham gia tích cực của người học – Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học | – Báo cáo thực hiện công việc. – Phiếu học tập – Hệ thống câu hỏi và bài tập – Trao đổi, thảo luận |
Sơ Đồ Tư Duy Truyện Cổ Nước Mình
Đừng bỏ lỡ các sơ đồ tư duy Truyện cổ nước mình sau đây.
Có thể bạn sẽ quan tâm 💚 Hang Én 💚 Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích
5 Mẫu Phân Tích Bài Thơ Truyện Cổ Nước Mình Hay Nhất
Cuối cùng là 5 mẫu phân tích bài thơ Truyện cổ nước mình hay nhất dành cho bạn đọc tham khảo.
Phân Tích Bài Thơ Truyện Cổ Nước Mình Ấn Tượng – Mẫu 1
Lâm Thị Mỹ Dạ là nhà thơ nữ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Bài thơ “Chuyện cổ nước mình” đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về những câu chuyện cổ.
Mở đầu bài thơ, tác giả đã bộc lộ tình yêu với chuyện cổ của đất nước. Đó là những câu chuyện giàu giàu giá trị nhân văn cao đẹp. Những câu chuyện cổ thể hiện tình người rộng lớn. Đặc biệt là triết lý sống “ở hiền gặp lành” là điều khiến cho nhà thơ phải “yêu” và quý trọng:
“Tôi yêu chuyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật tiên độ trì”
Những câu chuyện cổ còn là sợi dây gắn kết giữa thế hệ trước và thế hệ sau:
“Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình”
Nhân vật trữ tình trong bài thơ lớn lên từ những câu chuyện cổ qua lời kể của bà, của mẹ. Trên hành trình vô tận của cuộc sống, “tôi” có được những câu chuyện cổ là hành trang để khám phá cuộc sống. Không chỉ vậy, những nét phong tục tập quán, phẩm chất đạo đức của ông cha còn được gửi gắm trong mỗi câu chuyện.
Để rồi, “tôi” như hiểu thêm về con người, quê hương và đất nước trong quá khứ. Thời gian qua có thể trải qua hàng thế kỉ, nhưng những câu chuyện cổ thì vẫn còn được kể lại từ đời này qua đời khác. Và đó chính là sợi dây kết nối giữa ông cha với con cháu.
Nhưng không chỉ vậy, những câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ còn gợi nhắc về hình ảnh những nhân vật trong truyện cổ tích:
“Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.
Thị thơm thì giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì”
Đó là anh chàng hiền lành được ông bụt giúp đỡ với câu thần chú: “Khắc nhập! Khắc xuất” để có được vợ đẹp trong Cây tre trăm đốt. Người em cần cù, trung hậu được con chim đền đáp để có được cuộc sống hạnh phúc hay người anh tham lam mà chết chìm xuống đáy biển trong truyện “Cây khế”.
Còn cả chàng Thạch Sanh được thần tiên phù trợ mà trở nên võ nghệ cao cường, giết chết chằn tinh, bắn đại bàng và có đàn thần để lùi giặc; ngược lại Lí Thống độc ác, gian xảo đã bị trừng trong truyện Thạch Sanh. Câu chuyện cô Tấm trải qua biết bao nhiêu lần hóa kiếp, đến cuối cùng từ quả thị bước ra trở lại làm người… Tất cả đã chứng minh cho triết lí sống “ở hiền gặp lành”.
Những câu chuyện cổ đã giúp cho “tôi” hiểu rõ về những lời dạy dỗ của ông cha:
“Tôi nghe truyện cổ thầm thì
Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.
Đậm đà cái tích trầu cau
Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người.
Sẽ đi qua cuộc đời tôi
Bấy nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi.
Nhưng bao chuyện cổ trên đời
Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm”
Chuyện cổ nước mình đã trở thành hành trang tinh thần, giúp cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách gian nan trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ.
Khi đọc thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta mới hiểu rõ vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích chuyện cổ nước mình.
Phân Tích Bài Thơ Truyện Cổ Nước Mình Đặc Sắc – Mẫu 2
Khi đọc bài thơ “Chuyện cổ nước mình”, Lâm Thị Mỹ Dạ đã giúp người đọc hiểu hơn về giá trị của những câu chuyện cổ của đất nước.
Chuyện cổ là những câu chuyện được lưu truyền từ thời xa xưa. Chắc hẳn trong trí nhớ của mỗi người đều văng vẳng lời kể của người bà, người mẹ. Mở đầu bài thơ, tác giả đã bộc lộ trực tiếp tình cảm:
“Tôi yêu chuyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật tiên độ trì”
Những câu chuyện dưới cái nhìn của Lâm Thị Mỹ Dạ chứa đựng những giá trị nhân văn cao đẹp. Đó là tấm lòng nhân hậu, yêu thương của con người. Hay sự thủy chung son sắc trong tình yêu. Cách sống “ở hiền gặp lành”, người sống ngay thẳng, tốt bụng sẽ nhận được sự giúp đỡ của tiên phật. Đó là những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam.
Những câu chuyện cổ quen thuộc đã đem đến bài học được nhà thơ gửi gắm qua hình ảnh:
“Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.
Thị thơm thì giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì”
Đó là chàng Thạch Sanh dũng cảm, trải qua nhiều kiếp nạn đã cưới được công chúa, lên làm vua. Hay cô Tấm hiền lành trải qua biết bao nhiêu lần hóa kiếp, cuối cùng từ quả thị bước ra trở lại làm người, sống hạnh phúc bên nhà vua.
Những câu chuyện cổ còn khuyên nhủ con người về cách sống. Câu thơ “Đẽo cày theo ý người ta” gợi liên tưởng đến thành ngữ “Đẽo cày giữa được” hàm ý chỉ kẻ hành động ngu ngốc, không có chủ kiến, luôn bị động nên hay thay đổi theo ý kiến người khác. Và cuối cùng kết quả nhận được là “sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì”. Thật nhiều bài học ý nghĩa gửi gắm qua chuyện cổ:
“Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.
Đậm đà cái tích trầu cau
Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người.
Sẽ đi qua cuộc đời tôi
Bấy nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi.
Nhưng bao chuyện cổ trên đời
Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm”
Chuyện cổ nước mình đã trở thành hành trang tinh thần giúp nhà thơ vững bước trên hành trình cuộc sống. Nó đã đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách “nắng mưa”trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ.
Bài thơ “Chuyện cổ nước mình” đã gửi gắm thật nhiều bài học ý nghĩa. Đây quả là một trong những bài thơ hay của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.
Phân Tích Bài Thơ Truyện Cổ Nước Mình Tiêu Biểu – Mẫu 3
Một trong những bài thơ đặc sắc của Lâm Thị Mỹ Dạ là “Chuyện cổ nước mình”. Tác phẩm đã đem đến nhiều cảm xúc cho người đọc.
Bài thơ mở đầu bằng lời bộc lộ tình yêu với chuyện cổ của đất nước. Những câu chuyện cổ thể hiện tình người rộng lớn với triết lí sống “ở hiền gặp lành” là điều khiến cho nhà thơ phải “yêu” và quý trọng:
“Tôi yêu chuyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật tiên độ trì”
“Chuyện cổ” là sợi dây gắn kết của thế hệ hôm nay và mai sau. Và trong hành trình của mình, “tôi” có được những câu chuyện cổ là hành trang để khám phá cuộc sống. Những nét phong tục tập quán, phẩm chất đạo đức của ông cha còn được gửi gắm trong mỗi câu chuyện.
“Tôi” như hiểu thêm về con người, quê hương và đất nước trong quá khứ. Thời gian qua có thể trải qua hàng thế kỉ, nhưng những câu chuyện cổ thì vẫn còn được kể lại từ đời này qua đời khác. Và đó chính là sợi dây kết nối giữa ông cha với con cháu.
Những câu thơ của tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ còn gợi nhắc về hình ảnh những nhân vật trong truyện cổ tích:
“Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.
Thị thơm thì giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì”
Câu chuyện về anh chàng hiền lành được ông bụt giúp đỡ với câu thần chú: “Khắc nhập! Khắc xuất” để có được vợ đẹp trong truyện Cây tre trăm đốt. Người em cần cù, trung hậu được con chim đền đáp để có được cuộc sống hạnh phúc hay người anh tham lam mà chết chìm xuống đáy biển trong truyện “Cây khế”.
Còn cả anh chàng Thạch Sanh được thần tiên phù trợ mà trở nên võ nghệ cao cường, giết chết chằn tinh, bắn đại bàng và có đàn thần để lùi giặc; còn ngược lại Lí Thống gian xảo, độc ác đã bị trừng trong truyện Thạch Sanh.
Câu chuyện cô Tấm hiền lành trải qua biết bao nhiêu lần hóa kiếp, cuối cùng từ quả thị bước ra trở lại làm người… Tất cả đã chứng minh cho triết lí sống “ở hiền gặp lành”.
“Tôi” nhờ có “chuyện cổ” mà thêm hiểu rõ về những lời dạy dỗ của ông cha:
“Tôi nghe truyện cổ thầm thì
Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.
Đậm đà cái tích trầu cau
Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người.
Sẽ đi qua cuộc đời tôi
Bấy nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi.
Nhưng bao chuyện cổ trên đời
Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm”
Và “chuyện cổ” nước mình đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách “nắng mưa” trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ.
Thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ nhẹ nhàng mà sâu lắng. Những câu thơ giàu ý nghĩa đem lại những bài học bổ ích.
Phân Tích Bài Thơ Truyện Cổ Nước Mình Nổi Bật – Mẫu 4
Bài thơ “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ đã gợi mở về giá trị của những câu chuyện cổ của đất nước.
Trước hết, khái niệm “chuyện cổ” dùng để chỉ những câu chuyện được lưu truyền từ thời xa xưa. Và mở đầu bài thơ, tác giả đã bộc lộ trực tiếp tình cảm:
“Tôi yêu chuyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật tiên độ trì”
Những câu chuyện này gửi gắm tấm lòng nhân hậu, yêu thương của con người, sự thủy chung son sắc trong tình yêu. Đặc biệt là cách sống “ở hiền gặp lành”, người sống ngay thẳng, tốt bụng sẽ nhận được sự giúp đỡ của tiên phật. Đó là những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam.
“Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.
Thị thơm thì giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì”
Những truyện cổ tích như hiện lên qua những lời thơ giàu ý nghĩa. Chàng Thạch Sanh dũng cảm. Cô Tấm hiền lành nhân hậu. Anh chàng đẽo cày giữa đường… Và rồi chuyện cổ còn trở thành hành trang tinh thần giúp nhà thơ vững bước trên hành trình cuộc sống.
Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.
Đậm đà cái tích trầu cau
Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người.
Sẽ đi qua cuộc đời tôi
Bấy nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi.
Nhưng bao chuyện cổ trên đời
Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm”
Những câu chuyện đó đã để lại những bài học, kinh nghiệm cho nhân vật “tôi” trong cuộc đời.
Tóm lại, bài thơ “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ đã gửi gắm thật nhiều bài học nhân văn sâu sắc. Tác phẩm mang đậm phong cách của nhà thơ.
Phân Tích Bài Thơ Truyện Cổ Nước Mình Chọn Lọc – Mẫu 5
Lâm Thị Mỹ Dạ là một trong những nhà thơ nữ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Một trong những tác phẩm mà tôi cảm thấy yêu thích nhất là “Chuyện cổ nước mình”.
Mở đầu bài thơ, nhà thơ đã khẳng định rằng: “Tôi yêu chuyện cổ nước tôi/Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa/Thương người rồi mới thương ta/Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm”.
Qua lời khẳng định này, tôi cảm nhận được giá trị, ý nghĩa của mỗi câu chuyện cổ. Tất cả đều hướng con người đến lối sống hướng thiện, có tình, có nghĩa. Và từ đó, chuyện cổ đã trở thành hành trang theo mỗi người bước vào cuộc sống: “Mang theo chuyện cổ tôi đi/Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa/Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa/Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi”.
Không dừng lại ở đó, chuyện cổ đã trở thành một sợi dây gắn kết các thế hệ với nhau:
“Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình”
Lâm Thị Mỹ Dạ đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh: “Đời cha ông với đời tôi/ Như con sông với chân trời đã xa” nhằm góp phần diễn tả sự xa cách, khác biệt của thế hệ trước và sau cũng giống như khoảng cách giữa con sông với chân trời.
Và dù có trải qua hàng nghìn năm, thế hệ “người xưa” đã đi xa nhưng những câu chuyện cổ sẽ mãi, trở thành phương tiện để con cháu ngày nay tìm hiểu về phong tục tập quán, đời sống sinh hoạt của cha ông mình.
Khi đọc đến những câu thơ tiếp theo, tôi bỗng nhớ về những truyện cổ tích đã rất quen thuộc:
“Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang
Thị thơm thì giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì
Tôi nghe chuyện cổ thầm thì
Lời cha ông dạy cũng vì đời sau
Đậm đà các tích trầu cau
Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người”
Mỗi câu chuyện lại lồng ghép một bài học giá trị, nhằm khuyên nhủ con người về cách cư xử trong cuộc sống. Khi nhắc đến “thị thơm giấu người thơm”, chúng ta nhớ ngay đến truyện “Tấm Cám” với hình ảnh cô Tấm xinh đẹp, hiền từ. Từ “thơm” muốn nói về những người có phẩm chất tốt đẹp với tấm lòng thảo thơm.
Không những vậy, chuyện cổ còn giáo dục con người về thái độ “ba phải”, không có chủ kiến qua câu “Đẽo cày theo ý người ta/Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì”. Hay lời răn dạy về lối sống tình nghĩa, thủy chung qua tích “trầu cau”.
Đến với những câu thơ cuối cùng, tác giả đã khẳng định một lần nữa giá trị của chuyện cổ:
“Sẽ đi qua cuộc đời tôi
Bấy nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi.
Nhưng bao chuyện cổ trên đời
Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm.”
Bốn dòng thơ muốn khẳng định giá trị của chuyện cổ sẽ còn mãi. Đồng thời, tác giả muốn gửi gắm rằng mỗi người hãy biết lưu giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị đẹp đẽ mà cha ông để lại.
Bài thơ đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc, giúp tôi thêm yêu quý, trân trọng chuyện cổ.