Chuyện Cổ Tích Về Loài Người ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Giá Trị, Phân Tích ✅ Mời Bạn Đọc Xem Thêm Về Ý Nghĩa Nhan Đề, Sơ Đồ Tư Duy, Dàn Ý.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Thơ Chuyện Cổ Tích Về Loài Người
Xuân Quỳnh là một nhà thơ có nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi. Trong đó có bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người”. Thohay.vn xin chia sẻ cho bạn đọc nội dung bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.
Chuyện cổ tích về loài người
Tác giả: Xuân Quỳnh
Trời sinh ra trước nhất
Chỉ toàn là trẻ con
Trên trái đất trụi trần
Không dáng cây ngọn cỏ
Mặt trời cũng chưa có
Chỉ toàn là bóng đêm
Không khí chỉ màu đen
Chưa có màu sắc khác
Mắt trẻ con sáng lắm
Nhưng chưa thấy gì đâu!
Mặt trời mới nhô cao
Cho trẻ con nhìn rõ
Màu xanh bắt đầu cỏ
Màu xanh bắt đầu cây
Cây cao bằng gang tay
Lá cỏ bằng sợi tóc
Cái hoa bằng cái cúc
Màu đỏ làm ra hoa
Chim bấy giờ sinh ra
Cho trẻ nghe tiếng hót
Tiếng hót trong bằng nước
Tiếng hót cao bằng mây
Những làn gió thơ ngây
Truyền âm thanh đi khắp
Muốn trẻ con được tắm
Sông bắt đầu làm sông
Sông cần đến mênh mông
Biển có từ thuở đó
Biển thì cho ý nghĩ
Biển sinh cá sinh tôm
Biển sinh những cánh buồm
Cho trẻ con đi khắp
Đám mây cho bóng rợp
Trời nắng mây theo che
Khi trẻ con tập đi
Đường có từ ngày đó
Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…
Biết trẻ con khao khát
Chuyện ngày xưa, ngày sau
Không hiểu là từ đâu
Mà bà về ở đó
Kể cho bao chuyện cổ
Chuyện con cóc, nàng tiên
Chuyện cô Tấm ở hiền
Thằng Lý Thông ở ác…
Mái tóc bà thì bạc
Con mắt bà thì vui
Bà kể đến suốt đời
Cũng không sao hết chuyện
Muốn cho trẻ hiểu biết
Thế là bố sinh ra
Bố bảo cho biết ngoan
Bố dạy cho biết nghĩ
Rộng lắm là mặt bể
Dài là con đường đi
Núi thì xanh và xa
Hình tròn là trái đất…
Chữ bắt đầu có trước
Rồi có ghế có bàn
Rồi có lớp có trường
Và sinh ra thầy giáo…
Cái bảng bằng cái chiếu
Cục phấn từ đá ra
Thầy viết chữ thật to
“Chuyện loài người” trước nhất
Xem trọn bộ 🍃Thơ Xuân Quỳnh 🍃Tuyển tập thơ
Về Nhà Thơ Xuân Quỳnh
Cùng xem thêm một vài nét chính về nhà thơ Xuân Quỳnh bên dưới.
- Họ tên đầy đủ: Nguyễn Thị Xuân Quỳnh
- Năm sinh – năm mất:1942 – 1988
- Quê quán: La Khê – Hà Đông – Hà Tây, nay là Hà Nội.
- Truyện và thơ viết cho thiếu nhi của bà tràn đầy tình yêu thương, trìu mến, có hình thức giản dị, ngôn ngữ trong trẻo, phù hợp với cách cảm, cách nghĩ của trẻ em.
- Bà là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc của Việt Nam, được mệnh danh là nữ hoàng thơ tình yêu của Việt Nam.
- Thơ của Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị, trong sáng của đời sống gia đình và cuộc sống hàng ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm.
- Xuân Quỳnh được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật vào năm 2011.
- Các tập thơ: Chồi biếc (1963), Hoa dọc chiến hào (1968), Lời ru trên mặt đất (1978), Chờ trăng (1981), Tự hát (1984). Trong đó có một số bài thơ đặc biệt nổi tiếng: Thuyền và biển, Sóng, Tiếng gà trưa, Thơ tình cuối mùa thu…
- Một số tác phẩm viết cho thiếu nhi: Mùa xuân trên cánh đồng (truyện thiếu nhi, 1981), Bầu trời trong quả trứng (thơ văn thiếu nhi, 1982)…
Xem 👉 Chùm Thơ Xuân Quỳnh Về Tình Yêu Và Nổi Nhớ
Về Tác Phẩm Chuyện Cổ Tích Về Loài Người
Về tác phẩm Chuyện cổ tích về loài người, bài thơ này của tác giả Xuân Quỳnh được viết theo thể thơ 5 chữ.
Chuyện cổ tích về loài người kể về sự xuất hiện của loài người, rồi sự trưởng thành, phát triển tiến đến xã hội văn minh. Bài thơ đã bộc lộ tình yêu mến đối với con người nhất là trẻ em. Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. Mọi sự sinh ra trên đời này là vì trẻ em, vì cuộc sống hôm nay và mai sau của trẻ em.
Xem bài thơ nổi tiếng 👉 Sóng [Xuân Quỳnh]
Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Chuyện Cổ Tích Về Loài Người
Giới thiệu cho bạn đọc hoàn cảnh sáng tác bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.
- Chuyện cổ tích về loài người là bài thơ được rút ra từ tập thơ Lời ru trên mặt đất, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1978, tr. 49 – 52.
- Bài thơ kể lại một cách sinh động về sự ra đời của loài người. Qua đó bài thơ đã bộc lộ tình yêu mến đối với con người nhất là trẻ em. Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho tuổi thơ.
TẶNG BẠN👉 Những Bài Thơ Hay Về Mẹ Của Xuân Quỳnh
Ý Nghĩa Nhan Đề Bài Thơ Chuyện Cổ Tích Về Loài Người
Cùng khám phá ý nghĩa nhan đề bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.
Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ nhưng nhan đề lại nhắc tới từ “chuyện” như đang muốn dùng nhiều cảm xúc về một câu chuyện kể cho trẻ em nghe thật tình cảm, nhẹ nhàng như câu chuyện mẹ, bà, bố… thủ thỉ với em.
Bài thơ có nhan đề “Chuyện cổ tích về loài người” gợi cho người đọc liên tưởng tới những câu chuyện tưởng tượng về sự xuất hiện của loài người trong vũ trụ dưới hình thức cổ tích, suy nguyên, giải thích nguồn gốc của loài người mang một màu sắc hoang đường, kì ảo.
Có thể bạn sẽ quan tâm 🌱 Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh 🌱 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích
Giá Trị Tác Phẩm Chuyện Cổ Tích Về Loài Người
Tiếp theo là những giá trị tác phẩm Chuyện cổ tích về loài người.
Giá trị nội dung
- Bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh thể hiện tình yêu thương, trân trọng của tác giả đối với trẻ em.
- Qua bài thơ tác giả muốn gửi đến thống điệp: Trẻ em là trung tâm của cuộc sống, là nguồn hạnh phúc lớn lao đối với mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, … Bởi vậy hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em.
Giá trị nghệ thuật
- Thể thơ 5 chữ
- Cách nói ngộ nghĩnh, trí tưởng tượng phong phú, độc đáo với những hình ảnh thơ kì lạ, bay bổng.
- Kết hợp các biện pháp tu từ điệp ngữ, so sánh, nhân hóa, … sinh động, hấp dẫn.
- Ngôn ngữ cô đọng, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, cấu trúc nói ngược làm cho bài thơ có một diện mạo riêng: ý vị hóm hỉnh, vui tươi, hồn nhiên mà vẫn đầy chất thơ.
Bố Cục Bài Thơ Chuyện Cổ Tích Về Loài Người
Bố cục bài thơ Chuyện cổ tích về loài người gồm 3 phần chính như sau:
- Phần 2 (Khổ 2): Sự ra đời của thiên nhiên.
- Phần 3 (Khổ 3, 4, 5): Sự ra đời của gia đình.
- Phần 4 (Khổ 6): Sự ra đời của xã hội.
Khám phá thêm bài 💚 Hang Én 💚 Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích
Dàn Ý Bài Thơ Chuyện Cổ Tích Về Loài Người
Tham khảo ngay dàn ý bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.
I. Mở bài
– Giới thiệu khái quát về nhà thơ Xuân Quỳnh, tác phẩm Chuyện cổ tích về loài người.
– Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.
II. Thân bài
1. Sự ra đời của loài người
– Sinh ra trước nhất: toàn là trẻ con
– Khung cảnh thuở sơ khai:
- Không dáng cây ngọn cỏ.
- Chưa có mặt trời, toàn là bóng đêm.
- Không có màu sắc khác.
2. Sự ra đời của thiên nhiên
- Mặt trời: giúp trẻ con nhìn rõ.
- Cây, cỏ, hoa: giúp trẻ con nhận rõ màu sắc, kích thước.
- Tiếng chim, làn gió: giúp trẻ con cảm nhận được âm thanh.
- Sông: giúp trẻ con có nước để tắm
- Biển: giúp trẻ con suy nghĩ, cung cấp thực phẩm và là nơi tìm hiểu, khám phá.
- Đám mây: đem đến bóng mát.
- Con đường: giúp trẻ con tập đi.
=> Thiên nhiên không chỉ là nơi sinh sống, mà những sự vật trong thiên nhiên sẽ phục vụ cho cuộc sống của con người.
3. Sự ra đời của gia đình
- Mẹ: mang đến tình yêu thương và lời ru, sự chăm sóc.
- Bà: mang đến những câu chuyện cổ tích, dạy dỗ những giá trị văn hóa tốt đẹp.
- Bố: dạy dỗ những kiến thức, giúp trẻ em hiểu biết.
=> Gia đình là nơi luôn che chở và yêu thương cho con người.
4. Sự ra đời của xã hội
- Chữ viết, bàn ghế, cục phấn, cái bảng, trường học… đều là những đồ dùng học tập của con người.
- Thầy giáo, cô giáo là người dạy dỗ, cung cấp kiến thức.
=> Giáo dục có vai trò quan trọng đối với con người.
III. Kết bài
Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Chuyện cổ tích của loài người.
Soạn Bài Chuyện Cổ Tích Về Loài Người
Chia sẻ cho các bạn gợi ý soạn bài Chuyện cổ tích về loài người.
👉Câu 1 trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1:
Những căn cứ để xác định Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ:
– Mượn tự sự bộc lộ cảm xúc, tình cảm yêu thương dành cho trẻ.
– Mỗi dòng có 5 tiếng, sắp xếp theo khổ và không giới hạn.
– Sử dụng vần chân.
– Ngắt nhịp 3/2 hoặc 2/3, tạo âm điệu nhịp nhàng.
👉Câu 2 trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1:
Trong tưởng tượng của nhà thơ, thế giới đã biến đổi sau khi trẻ con ra đời:
– Có ánh sáng mặt trời, cây cỏ, hoa lá, chim, sông biển,…
– Xuất hiện màu sắc: xanh, đỏ, trắng,…
– Có âm thanh: chim hót, làn gió, tiếng hát, câu chuyện kể,…
– Có mẹ, bà, bố, trường lớp,…
→ Nâng đỡ, nuôi dưỡng trẻ con về thể chất, tâm hồn.
👉Câu 3 trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1:
Chỉ có mẹ mới đem đến được cho trẻ tình yêu thương của mẹ thông qua chăm sóc ân cần, qua lời ru. Nhắn nhủ về cách sống đẹp: biết yêu thương, chia sẻ, nhân ái, thủy chung,…
👉Câu 4 trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1:
Bà đã kể:
– Tấm Cám, Thạch Sanh: ước mơ về công bằng, người hiền gặp lành, kẻ ác bị trừng trị.
– Cóc kiện trời: sức mạnh đoàn kết.
– Nàng tiên ốc, Ba cô tiên: Lạc quan, tin tưởng điều tốt đẹp.
→ Bài học triết lí sống nhận hậu, bồi đắp tâm hồn trẻ thơ.
👉Câu 5 trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1:
Theo cách nhìn của trẻ thơ, điều bố dành cho trẻ có gì khác so với điều bà và mẹ dành cho trẻ là sự hiểu biết về cuộc sống, trưởng thành về trí tuệ.
👉Câu 6 trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1:
Trong khổ thơ cuối, hình ảnh trường lớp và thầy giáo hiện lên qua những điều thân thương, bình dị như chữ viết, ghế, bàn, lớp học, bảng, phấn… mang đến những bài học giúp trẻ thơ trưởng thành.
👉Câu 7 trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1:
Nhan đề gợi cho em việc khai thác yếu tố tự sự, những câu chuyện tưởng tượng về sự xuất hiện của loài người để suy nguyên, giải thích mang màu sắc hoang đường.
👉Câu 8 trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1:
– Giống ở chỗ là có nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo. Khác ở chỗ trẻ con được sinh ra trước, là trung tâm của vũ trụ, còn những người, sự vật còn lại sinh ra để che chở, bảo bọc, yêu thương giúp trẻ con trưởng thành.
– Sự khác biệt ấy đem lại lời nhắn nhủ tới mọi người hãy yêu thương nhau, trẻ con là tương lai nền cần được chăm sóc, dậy dỗ nuôi dưỡng để trưởng thành, còn trẻ thơ phải trân trọng, yêu thương những người thân.
Tìm hiểu thêm 🔻 Truyện Thánh Gióng 🔻 Nội Dung, Giá Trị, Đọc Hiểu
Giáo Án Chuyện Cổ Tích Về Loài Người
Đừng bỏ lỡ nội dung giáo án Chuyện cổ tích về loài người.
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
– Xác định được chủ đề của bài thơ;
– Nhận biết được số tiếng trong một dòng thơ, số dòng trong bài, vần của bài thơ Chuyện cổ tích về loài người;
– Nhận biết được những đặc điểm cơ bản làm nên đặc trưng của thể loại thơ: thể thơ; ngôn ngữ trong thơ; nội dung chủ yếu của thơ; yếu tố miêu tả, tự sự trong thơ, v.v…
– Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua yếu tố tự sự mang màu sắc cổ tích suy nguyên, những từ ngữ, hình ảnh , biện pháp tu từ độc đáo.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
– Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác, v.v…
b. Năng lực riêng biệt:
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Chuyện cổ tích về loài người;
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Chuyện cổ tích về loài người;
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.
– Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
– Hình thành và phát triển ở HS những phẩm chất tốt đẹp: tình cảm, trách nhiệm với những người thân yêu trong gia đình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
– Giáo án;
– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
– Các phương tiện kỹ thuật, những đoạn phim ngắn (ngâm thơ, đọc thơ), tranh ảnh liên quan đến chủ đề bài học;
– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
– GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:
+ Nêu tên một truyện kể về nguồn gốc loài người trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam hoặc văn học nước ngoài mà em biết. Trong truyện kể đó, sự ra đời của loài người có điều gì kỳ lạ? (GV có thể gợi ý một số truyện như chuyện về Lạc Long Quân – Âu Cơ, Bàn Cổ khai thiên lập địa và Nữ Oa sáng tạo con người, truyện trong Kinh Thánh – Jehova sáng tạo ra con người, v.v… );
+ Đọc một bài thơ hoặc đoạn thơ viết về tình cảm gia đình mà em biết.
– HS tiếp nhận nhiệm vụ, nêu tên truyện kể về nguồn gốc và nói về sự ra đời kỳ lạ của loài người trong truyện kể đó;
– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Chúng ta ai cũng được cha mẹ sinh ra. Cha mẹ chúng ta cũng vậy, đều được ông bà của ta sinh ra. Đến lượt ông bà và bậc tổ tiên của ta cũng đều như vậy. Con người từ đời này sang đời khác tạo thành những dòng chảy, truyền thống.
Vì thế, khi sống hôm nay, ta phải biết được về nguồn cội của bản thân mình. Mình là ai, mình từ đâu đến, mình được sinh ra từ đâu, v.v… Lý giải những câu hỏi đó bằng con mắt thơ ca, nữ thi sĩ Xuân Quỳnh đã viết nên bài thơ Chuyện cổ tích về loài người. Hôm nay thầy/cô và các em sẽ cùng tìm hiểu về nguồn gốc của loài người qua văn bản thơ này.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được thông tin chính về tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV yêu cầu HS: đọc và giới thiệu về tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ Chuyện cổ tích về loài người. – GV hướng dẫn cách đọc diễn cảm, lưu loát, giọng kể chậm. GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó yêu cầu HS thay nhau đọc thành tiếng từng đoạn cho đến hết VB. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS nghe, thảo luận. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày sản phẩm thảo luận; – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng GV bổ sung: – Xuân Quỳnh có thơ đăng báo năm 19 tuổi, trở thành nhà thơ chuyên nghiệp sau khi qua lớp bồi dưỡng những người viết văn trẻ khoá đầu tiên của Hội Nhà Văn Việt Nam (1962-1964). – Xuân Quỳnh được coi là nhà thơ nữ hàng đầu của nửa cuối thế kỷ 20. – Chủ đề thơ Xuân Quỳnh thường là những vấn đề nội tâm: kỷ niệm tuổi thơ, tình yêu gia đình… Thơ bà là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường. Hiện thực xã hội trong thơ Xuân Quỳnh như một bối cảnh cho tâm trạng. Do vậy thơ Xuân Quỳnh hướng nội, rất tâm trạng cá nhân nhưng không là thứ tháp ngà xa rời đời sống. | I. Tác giả, tác phẩm 1. Tác giả – Họ tên đầy đủ: Nguyễn Thị Xuân Quỳnh; – Năm sinh – năm mất: 1942 – 1988; – Quê quán: La Khê – Hà Đông – Hà Tây, nay là Hà Nội. – Truyện và thơ viết cho thiếu nhi của bà tràn đầy tình yêu thương, trìu mến, có hình thức giản dị, ngôn ngữ trong trẻo, phù hợp với cách cảm, cách nghĩ của trẻ em. – Những tác phẩm truyện và thơ viết cho thiếu nhi tiêu biểu: Lời ru mặt đất, Bầu trời trong quả trứng, Bến tàu trong thành phố,… 2. Tác phẩm – Chuyện cổ tích về loài người là bài thơ được rút ra từ tập thơ Lời ru trên mặt đất, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1978, tr. 49 – 52. |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản Chuyện cổ tích về loài người;
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời các câu hỏi: + Nhân vật chính trong VB là ai? + Phương thức biểu đạt của VB là gì? Có sự kết hợp nào ở đây không? – GV yêu cầu HS xác định bố cục của VB; – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày sản phẩm thảo luận;- GV gọi HS khác nhẫn xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức. NV2: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Thế giới trước và sau khi có sự xuất hiện của trẻ em đã có sự thay đổi. Em hãy nêu những sự thay đổi đó? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. – GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: + Sự thay đổi về thế giới từ tối tăm sang có ánh sáng chỉ xuất hiện trong bài thơ của Xuân Quỳnh hay còn xuất hiện ở những câu chuyện khác? Nếu có, hãy kể tên những chuyện đó. + Vì trẻ em mà thế giới đã thay đổi, điều đó nói lên ý nghĩa gì của trẻ em đối với thế giới? Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi; – Dự kiến sản phẩm: + Thế giới đã có sự thay đổi khi trẻ em xuất hiện. Từ tối tăm sang có ánh sáng. Điều này cho thấy ý nghĩa to lớn của trẻ em đối với thế giới, trẻ em là trung tâm của thế giới, là tương lai của thế giới. + Thế giới từ tối tăm chưa có gì đến có ánh sáng, màu sắc, muôn loài giống với nhiều truyện kể nguồn gốc khác trên thế giới. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi; Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức. NV3:Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV lần lượt đặt câu hỏi: + Trong VB, món quà tình cảm nào mà chỉ có mẹ mới đem đến được cho trẻ? + Bà đã kể cho trẻ nghe những câu chuyện gì? Điều bà muốn gửi gắm trong những câu chuyện đó là gì? + Điều bố dành cho trẻ có gì khác so với điều bà và mẹ dành cho trẻ? + Bố và bà có yêu thương bé như mẹ yêu thương bé không? + Mỗi thành viên trong gia đình cho trẻ những điều khác nhau. Từ đây, em rút ra được điều gì? + Câu chuyện về nguồn gốc của loài người qua lời thơ của tác giả Xuân Quỳnh có gì khác so với những câu chuyện nguồn gốc loài người mà em biết? Sự khác biệt ấy có ý nghĩa như thế nào? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi; – Dự kiến sản phẩm: + Chỉ có mẹ cho bé tình yêu và lời ru, bế bồng chăm sóc; + Bà cho bé những câu chuyện ngày xưa và câu chuyện ngày sau; + Bố cho bé hiểu biết, kiến thức. + Sự khác biệt giữa VB của nhà thơ Xuân Quỳnh và những chuyện kể khác ở chỗ, VB của nhà thơ Xuân Quỳnh tập trung vào trẻ em, trẻ em là trung tâm, trẻ em có trước, rồi mọi thứ mới có sau. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện và thảo luận – HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức → Ghi lên bảng. NV4: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV đặt câu hỏi: + Em hãy nêu căn cứ để xác định Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ. + Nhan đề Chuyện cổ tích về loài người gợi cho em suy nghĩ gì? Tại sao một bài thơ là có nhan đề là chuyện cổ tích? Điều này có gì mâu thuẫn hay đặc biệt không? Bước 2: HS trao đổi, thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi; – Dự kiến sản phẩm: + Các yếu tố để xác định VB Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ: vần, nhịp điệu, chia thành các khổ. + Nhan đề Chuyện cổ tích về loài người là sự kết hợp giữa biểu cảm và tự sự. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện và thảo luận – HS trình bày sản phẩm thảo luận; – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức. | II. Đọc – hiểu văn bản 1. Tìm hiểu chung – Nhân vật chính: trẻ em; – Phương thức biểu đạt: trữ tình kết hợp tự sự và miêu tả; – Bố cục: 2 phần + Phần 1: Khổ 1: Thế giới trước khi trẻ con ra đời; + Phần 2: Thế giới sau khi trẻ con ra đời Khổ 2: Những thay đổi về thiên nhiên đầu tiên khi trẻ con sinh ra; Khổ 3: Sự xuất hiện của mẹ để cho trẻ tình yêu và lời ru Khổ 4: Sự xuất hiện của bà để kể cho trẻ nghe những câu chuyện cổ Khổ 5: Sự xuất hiện của bố và tình yêu thương của bố để cho trẻ có nhận thức về thế giới Khổ 6: Sự xuất hiện của trường lớp và thầy giáo để cho trẻ được đi học và có kiến thức. 2. Tìm hiểu chi tiết 2.1. Thế giới trước khi trẻ con ra đời – Trời được sinh ra đầu tiên. Thế giới lúc này chưa có gì cả, chưa có cây cối, ánh sáng, màu sắc. Tất cả mới chỉ là một màu đen. 2.2. Thế giới sau khi trẻ con ra đời a. Sự biến đổi: + Thiên nhiên: Mặt trời bắt đầu nhô cao à ánh sáng xuất hiện và bắt đầu có màu sắc và sự sống của muôn loài: Màu sắc: màu xanh của cỏ cây, màu đỏ của hoa Loài vật: chim hót Sự vật: gió, sông, biển, đám mây, con đường Sông cần đến mênh mông/ Biển có từ thuở đó – tư duy thơ của Xuân Quỳnh. Có thể liên hệ với bài thơ Sóng: Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể → KL1: Tưởng tượng có nét tương đồng với các truyện kể nguồn gốc khác trên thế giới như: truyện Bàn Canh khai thiên lập địa và Nữ Oa sáng tạo con người; truyện trong Kinh Thánh về Jehova sáng tạo ra thế giới và con người trong 7 ngày. → KL2: Theo VB, mỗi sự thay đổi trên thế giới đều bắt nguồn từ sự sinh ra của trẻ con. Các sự vật, hiện tượng xuất hiện đều để nâng đỡ, nuôi dưỡng, góp phần giúp trẻ con trưởng thành cả về vật chất và tâm hồn. b. Vai trò của sự xuất hiện các thành viên trong gia đình đối với trẻ em – Món quà tình cảm chỉ mẹ mới có thể đem đến được cho trẻ: + Tình yêu và lời ru Tình yêu: bế bồng chăm sóc;Lời ru: những lời ru quen thuộc, gắn liền không gian sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Việt (đã xuất hiện nhiều trong văn học dân gian như truyện cổ tích, ca dao, v.v…):cái bống cái bang, cái hoa: không dùng là “con cá bống” hay “bông hoa” mà dùng chỉ từ “cái” – cách nói mộc mạc, giản dị, gần gũi;cánh cò, vị gừng, vết lấm, cơn mưa, bãi sông cát vắng, v.v… – Những câu chuyện bà kể cho trẻ và những điều bà muốn gửi gắm: + Chuyện bà kể cho trẻ: Chuyện ngày xưa, ngày sau Chuyện ngày xưa: Chuyện cổ: con cóc, nàng tiên, cô Tấm, Lý Thông, v.v…Chuyện ngày sau: chuyện ngày sau này là trong đối sánh với ngày xưa, nó có thể vẫn là những câu chuyện cổ hoặc là chuyện mà với một người nhiều tuổi, có nhiều trải nghiệm như bà có thể đoán định được. + Điều bà muốn gửi gắm qua câu chuyện: Chuyện cô Tấm ở hiền/ Thằng Lý Thông ở ác – Cách gọi: “cô” Tấm, “thằng” Lý Thông à cách gọi thể hiện thái độ, mang tính chất nhận xét. → sống có đạo lý, ở hiền gặp lành, được mọi người quý mến, ở ác gặp ác, bị mọi người khinh ghét. Những câu chuyện cổ tích đó là suối nguồn trong trẻo nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn trẻ thơ. + Bà kể đến suốt đờiCũng không sao hết chuyện→ Bà là người nhiều tuổi nhất so với bố, mẹ, thầy giáo à am tường nhiều vấn đề của quá khứ, có thể đoán định tương lai và là người sống tình cảm. – Điều bố dành cho trẻ: khác với điều mà mẹ và bà dành cho trẻ + Bà và mẹ: tình cảm, sự yêu thương chăm sóc, lơi ru, câu chuyện cổ tích Mẹ cho tình yêu, mẹ bế bồng chăm sóc, mẹ hát Bà cho thỏa mãn khao khát nghe những câu chuyện + Bố cho hiểu biết, bố là biểu hiện của lý trí, thay vì tình cảm. Bố không bế bồng, không kể như mẹ, như bà mà bố dạy à vừa nghiêm khắc vừa yêu thương. → Mỗi thành viên trong gia đình đều yêu thương, quan tâm đến trẻ. Nhưng mỗi người lại có cách thê thiện tình yêu và vai trò riêng đối với trẻ. + Hình ảnh trường lớp và thầy giáo:Hiện lên với các hình ảnh: chữ viết, ghế, bàn, lớp học, bảng, phấn và thầy giáo → Những hình ảnh thân thương, bình dị nhưng đã mang đến cho trẻ thơ những bài học về đạo đức, tri thức, nuôi dưỡng những ước mơ đẹp, v.v… giúp trẻ trưởng thành. c. Sự giống và khác nhau giữa câu chuyện của nhà thơ Xuân Quỳnh với những câu chuyện nguồn gốc khác – Giống: đều có những yếu tố hoang đường, kỳ ảo; đều nói về nguồn gốc của loài người; – Điểm khác biệt của nhà thơ Xuân Quỳnh: + Không phải người lớn được sinh ra trước mà là trẻ con à Tư tưởng: trẻ con chính là trung tâm của vũ trụ, là những thế hệ mầm non, tương lai và Cần được nâng niu, hướng dẫn; + Cách kể mang nét độc đáo, gần gũi với ca dao, tưởng phi lý nhưng lại rất đúng: Có trẻ con rồi người lớn mới trở thành bậc ông bà, cha mẹ: Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu rồi mới sinh bà sinh ông. → Sự khác biệt đó thể hiện điều nữ nhà thơ muốn nhắn gửi: + Tới trẻ em: Yêu thương những người thân trong gia đình từ những cử chỉ, hành động nhỏ nhất, giản dị, gần gũi nhất; + Tới các bậc làm cha mẹ: yêu thương, chăm sóc và dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất vì các em chính là tương lai của gia đình, đất nước. III. Tổng kết 1. Giá trị nghệ thuật – Nhan đề và thể loại: + Thể loại: thơ → phương thức biểu đạt: biểu cảm Mỗi dòng thơ có năm tiếng, các dòng được sắp xếp theo khổ và không giới hạn số lượng dòng trong một bài; Sử dụng vần chân ở hầu hết các dòng thơ (Từ cánh cò rất trắng/ Từ vị gừng rất đắng/ […]/ Từ bãi sông cát vắng); Mỗi dòng đều được ngắt nhịp 3/2 hoặc 2/3 à tạo âm điệu nhịp nhàng như thủ thỉ, tâm tình, gần gũi với trẻ em: Trời sinh ra trước nhất Chỉ toàn là trẻ con[…] Màu xanh bắt đầu cỏ Màu xanh bắt đầu cây Yếu tố tự sự trong thơ: phương thức biểu cảm kết hợp tự sự; nhan đề chuyện cổ tích gợi liên tưởng tới những câu chuyện tưởng tượng về sự xuất hiện của loài người trong vũ trụ dưới hình thức cổ tích suy nguyên, giải thích nguồn gốc của loài người mang màu sắc hoang đường, kỳ ảo. → Thơ trữ tình kết hợp yếu tố tự sự và các màu sắc hoang đường, kỳ ảo. – Mạch thơ tuyến tính; 2. Nội dung Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ với sự tưởng tượng hư cấu về nguồn gốc của loài người hướng con người chú ý đến trẻ em. Bài thơ tràn đầy tình yêu thương, trìu mến đối với con người, trẻ em. Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. Tất cả những gì tốt đẹp nhất đều được dành cho trẻ em. Mọi vật, mọi người sinh ra đều dành cho trẻ em, để yêu mến và giúp đỡ trẻ em. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
– GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm hoặc tổ chức cuộc thi kể lại VB thơ vừa được học.
– GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi, trả lời và trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
– GV yêu cầu HS: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.
GV gợi ý có thể lựa chọn một trong các đoạn thơ: đoạn thơ nói về sự thay đổi của thế giới khi trẻ em xuất hiện; đoạn thơ thể hiện tình yêu thương, chăm sóc của mẹ; đoạn thơ bà kể chuyện và những điều bà muốn nhắn gửi; đoạn thơ bố dạy cho sự hiểu biết; đoạn thơ về trường lớp và thầy giáo, v.v…
– GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương phápđánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
– Hình thức hỏi – đáp; – Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình). | – Phù hợp với mục tiêu, nội dung – Hấp dẫn, sinh động – Thu hút được sự tham gia tích cực của người học – Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học | – Báo cáo thực hiện công việc. – Phiếu học tập – Hệ thống câu hỏi và bài tập – Trao đổi, thảo luận |
Sơ Đồ Tư Duy Chuyện Cổ Tích Về Loài Người
Cập nhật cho bạn đọc các sơ đồ tư duy Chuyện cổ tích về loài người.
Chia sẻ cho bạn đọc 🌿 Bài Thơ Bắt Nạt 🌿 Nội Dung, Nghệ Thuật
5 Mẫu Phân Tích Bài Thơ Chuyện Cổ Tích Về Loài Người Hay Nhất
Cuối cùng là 5 mẫu phân tích bài thơ Chuyện cổ tích về loài người hay nhất.
Phân Tích Bài Thơ Chuyện Cổ Tích Về Loài Người Đặc Sắc – Mẫu 1
Xuân Quỳnh là một nhà thơ hường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị, trong sáng của đời sống gia đình và cuộc sống hàng ngày. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của chị là bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người”.
Để lý giải về nguồn gốc của loài người cho trẻ em thật khóa. Nhưng Xuân Quỳnh lại có cách giải thích đầy khéo léo, mà hài hước. Ở khổ thơ đầu, nhà thơ đã lí giải sự ra đời của loài người:
“Trời sinh ra trước nhất
Chỉ toàn là trẻ con
Trên trái đất trụi trần
Không dáng cây ngọn cỏ
Mặt trời cũng chưa có
Chỉ toàn là bóng đêm
Không khí chỉ màu đen
Chưa có màu sắc khác”
Trái đất lúc này vẫn còn trần trụi, không có dáng cây hay ngọn cỏ. Ngay đến cả mặt trời để sưởi ấm muôn loài cũng chưa xuất hiện. Trái đất chỉ toàn một màu đen, không hề có bất cứ một sắc màu khác. Và mọi vật sinh ra trên đời đều vì trẻ em. Đôi mắt của trẻ em rất sáng nhưng chưa thể nhìn thấy gì, vì vậy mặt trời xuất hiện cho trẻ con nhìn rõ.
Màu xanh của cây cỏ, màu đỏ bông hoa giúp cho trẻ con nhận biết màu sắc. Cây cối, lá cỏ đã giúp trẻ con cảm nhận về kích thước. Còn tiếng chim hót, tiếng gió thổi cho trẻ con cảm nhận âm thanh. Dòng sông ra đời giúp trẻ con có nước để tắm.
Biển xuất hiện để trẻ con suy nghĩ, cung cấp thực phẩm và là nơi tìm hiểu, khám phá. Khi trẻ con bắt đầu chập chững những bước đi đầu tiên, cũng là lúc con đường xuất hiện.
Nhưng trẻ con vẫn còn cần có tình yêu thương, vì thế mà người mẹ đã xuất hiện:
“Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…”
Đoạn thơ được mở đầu với sự có mặt của người mẹ trong thế giới này. Lý do mẹ có mặt trên đời thật đơn giản nhưng vô cùng ý nghĩa. Đó là trẻ con cần có bàn tay dịu dàng chăm sóc, lời hát ru ngọt ngào của người mẹ. Chính vì thế mà mẹ xuất hiện để đem đến tình yêu thương bao la.
Những câu thơ được bắt đầu bằng chữ “từ” nhằm khẳng định nguồn gốc ra đời của lời ru. Lời ru được sinh ra từ những thứ thật giản dị, dễ tìm và dễ thấy. “Từ cái bống, cái bang, từ bông hoa rất thơm, từ vị gừng rất đắng, từ vết lấm chưa khô, từ đầu nguồn cơn mưa, từ bãi sông cát vắng…”.
Tiếp đến, Xuân Quỳnh đã lý giải sự xuất hiện của bà. Bà chính là người đem đến cho trẻ con:
“Biết trẻ con khao khát
Chuyện ngày xưa, ngày sau
Không hiểu là từ đâu
Mà bà về ở đó
Kể cho bao chuyện cổ
Chuyện con cóc, nàng tiên
Chuyện cô Tấm ở hiền
Thằng Lý Thông ở ác…
Mái tóc bà thì bạc
Con mắt bà thì vui
Bà kể đến suốt đời
Cũng không sao hết chuyện”
Chắc hẳn tuổi thơ của mỗi chúng ta đều sẽ in đậm hình ảnh người bà nhân hậu với những truyện cổ tích quen thuộc như: con cóc, nàng tiên, chuyện cô Tấm ở hiền, thằng Lý Thông ở ác…
Qua những câu chuyện này, điều mà người bà muốn gửi gắm đó chính là cội nguồn và văn hóa của dân tộc, hướng đến cách sống hiền lành, lương thiện.
Có mẹ mang đến tình thương, có bà dạy dỗ đạo đức, trẻ em còn cần có bố. Bố dạy cho trẻ em những hiểu biết của loài người. Nhờ “bố bảo”, “bố dạy” mà trẻ em “ biết ngoan”, “biết nghĩ”. Con người mở rộng tầm hiểu biết, ngày một khám phá mọi sự vật, mọi hiện tượng xung quanh:
“Rộng lắm là mặt bể
Dài là con đường đi
Núi thì xanh và xa
Hình tròn là trái đất”
Khi cuộc sống ngày càng phát triển, con người được học hành. Trường học được mở ra để dạy trẻ em học, thầy cô giáo chính là người cung cấp kiến thức, dạy dỗ trẻ em nên người. Dưới ánh sáng mặt trời, loài người được sống trong ánh sáng của khoa học, của giáo dục, ánh sáng của văn minh:
“Chữ bắt đầu có trước
Rồi có ghế có bàn
Rồi có lớp có trường
Và sinh ra thầy giáo”
Như vậy, bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” đã đem đến một cách lý giải độc đáo về nguồn gốc của loài người. Qua đó, Xuân Quỳnh muốn bộc lộ lòng yêu thương trẻ em sâu sắc.
Đón đọc ❤️️Bài Thơ Mẹ Của Anh [Xuân Quỳnh] ❤️️Nội dung, ý nghĩa
Phân Tích Bài Thơ Chuyện Cổ Tích Về Loài Người Tiêu Biểu – Mẫu 2
“Chuyện cổ tích về loài người” là một trong những bài thơ hay của Xuân Quỳnh. Với bài thơ này, Xuân Quỳnh đã lí giải cho người đọc về nguồn gốc của loài người một cách độc đáo mà thú vị.
“Trời sinh ra trước nhất
Chỉ toàn là trẻ con
Trên trái đất trụi trần
Không dáng cây ngọn cỏ
Mặt trời cũng chưa có
Chỉ toàn là bóng đêm
Không khí chỉ màu đen
Chưa có màu sắc khác”
Khi trái đất vẫn còn trần trụi, không có một dáng cây hay một ngọn cỏ. Ánh sáng của mặt trời cũng chưa xuất hiện, chỉ toàn là bóng đêm. Trời đã sinh ra trẻ em đầu tiên – đây là cách giải thích nguồn gốc có phần trái ngược với thực tế, nhưng được xuất phát từ tình yêu thương sâu sắc của tác giả dành cho con trẻ.
Mọi vật trên trái đất xuất hiện đều vì trẻ em. Đôi mắt của trẻ em rất sáng nhưng chưa thể nhìn thấy gì, vì vậy mặt trời xuất hiện cho trẻ con nhìn rõ. Để giúp trẻ con nhận biết màu sắc thì cây mới có màu xanh, hoa mới có màu đỏ.
Tiếp đến, Xuân Quỳnh lí giải nguồn gốc ra đời của gia đình, đầu tiên là sự xuất hiện của mẹ:
“Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…”
Những câu thơ được mở đầu bằng chữ “từ” nhằm khẳng định nguồn gốc ra đời của lời ru. Lời ru được sinh ra từ những thứ thật giản dị, dễ tìm và dễ thấy. “ Từ cái bống, cái bang, từ bông hoa rất thơm, từ vị gừng rất đắng, từ vết lấm chưa khô, từ đầu nguồn cơn mưa, từ bãi sông cát vắng…”.
Tất cả những điều đó đều ở xung quanh trẻ em, gần gũi và quen thuộc. Trong lời ru đó đã gửi gắm âm thanh, mùi vị, hương sắc, hình dáng… của thiên nhiên để con trẻ cảm nhận. Lời ru cũng như tình yêu của mẹ đều có nhiều sắc thái, cung bậc khác nhau, tự nhiên như trời đất vốn có. Tình yêu của mẹ cũng lớn lao, mênh mông như thế và được gửi gắm vào trong những lời hát ru.
Sau đó, người bà đã đến với thế giới để giúp trẻ con hiểu hơn về những nét đẹp của đất nước, văn hóa:
“Biết trẻ con khao khát
Chuyện ngày xưa, ngày sau
Không hiểu là từ đâu
Mà bà về ở đó
Kể cho bao chuyện cổ
Chuyện con cóc, nàng tiên
Chuyện cô Tấm ở hiền
Thằng Lý Thông ở ác…
Mái tóc bà thì bạc
Con mắt bà thì vui
Bà kể đến suốt đời
Cũng không sao hết chuyện”
Chắc hẳn tuổi thơ của mỗi người đều sẽ in đậm hình ảnh người bà nhân hậu với những truyện cổ tích quen thuộc như: con cóc, nàng tiên; chuyện cô Tấm ở hiền; thằng Lý Thông ở ác… Qua những câu chuyện đó, điều mà bà muốn gửi gắm đó chính là cội nguồn và văn hóa của dân tộc, hướng đến cách sống hiền lành, lương thiện.
Nhưng trẻ con cũng cần phải có hiểu biết, bởi vậy mà người bố đã ra đời:
“Muốn cho trẻ hiểu biết
Thế là bố sinh ra
Bố bảo cho biết ngoan
Bố dạy cho biết nghĩ
Rộng lắm là mặt bể
Dài là con đường đi
Núi thì xanh và xa
Hình tròn là trái đất…”
Nhờ “bố bảo”, “bố dạy” mà trẻ em “ biết ngoan”, “biết nghĩ”. Con người mở rộng tầm hiểu biết, ngày một khám phá mọi sự vật, mọi hiện tượng xung quanh. Không chỉ vậy, khi cuộc sống ngày càng phát triển, trường học đã ra đời. Đó chính là biểu hiện của một xã hội văn minh.
Lớp, trường, bàn, ghế, cái bảng, cục phấn, chữ viết, ông thầy… là những biểu tượng thể hiện sự thay đổi kỳ diệu cuộc sống loài người trên trái đất ngày một văn minh.
Với “Chuyện cổ tích về loài người”, Xuân Quỳnh đã bộc lộ tình yêu thương sâu sắc dành cho trẻ em. Đồng thời gửi gắm thông điệp rằng hãy chăm sóc và nâng niu trẻ em.
Hướng dẫn đọc hiểu bài 🔰Tiếng Gà Trưa [Xuân Quỳnh] 🔰Nội Dung Bài Thơ, Phân Tích
Phân Tích Bài Thơ Chuyện Cổ Tích Về Loài Người Nổi Bật – Mẫu 3
Xuân Quỳnh là một nhà thơ viết nhiều cho thiếu nhi. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của chị dành là bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người”.
Mở đầu, nhà thơ đã hình dung được cuộc sống trên trái đất khi mới có loài người “chỉ toàn là trẻ con”. Trái đất vẫn còn hoang sơ “trụi trần”, chưa có màu xanh, “không dáng cây ngọn cỏ”:
“Trời sinh ra trước nhất
Chỉ toàn là trẻ con
Trên trái đất trụi trần
Không dáng cây ngọn cỏ
Mặt trời cũng chưa có
Chỉ toàn là bóng đêm
Không khí chỉ màu đen
Chưa có màu sắc khác”
Đó là khi trái đất vẫn còn trần trụi, ánh sáng của mặt trời cũng chưa xuất hiện, toàn bộ chỉ toàn là bóng đêm. Trời đã sinh ra trẻ em đầu tiên – đây chính là cách lý giải nguồn gốc có phần trái ngược với thực tế.
Sau đó, tác giả lại lí giải cho người đọc về sự ra đời của mọi vật. Tất cả bắt nguồn từ trẻ em. Đôi mắt của trẻ em rất sáng nhưng chưa thể nhìn thấy gì, vì vậy mặt trời xuất hiện cho trẻ con nhìn rõ. Để giúp trẻ con nhận biết màu sắc thì cây mới có màu xanh, hoa mới có màu đỏ.
Không chỉ màu sắc mà còn có âm thanh được trẻ con cảm nhận khi loài chim được sinh ra với tiếng hót. Dòng sông, biển cả, đám mây, con đường ra đời cũng là để phục vụ cuộc sống của trẻ con. Qua việc lí giải này, người đọc thấy được tình yêu thương sâu sắc của nhà thơ dành cho trẻ em.
Tiếp đến, tác giả đã lí giải sự ra đời của người mẹ trong mối liên hệ với trẻ em:
Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
…
Từ bãi sông cát vắng”
Tình mẫu tử vốn là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống. Người mẹ đã dành cho trẻ con sự chăm sóc từ khi mới sinh ra, cho đến khi lớn lên, trưởng thành. Người mẹ nâng niu con trong bàn tay, chăm sóc con từ cái ăn đến giấc ngủ với lời ru, tiếng hát.
Những lời ru đã mở ra cho trẻ con những hiểu biết về thế giới xung quanh. Tác giả đã liệt kê ra các hình ảnh, màu sắc, hương vị xuất hiện từ lời ru của mẹ. Chỉ bằng những câu thơ ngắn gọn, Xuân Quỳnh đã giúp cho người đọc hiểu được ý nghĩa của người mẹ đối với trẻ con thật là sâu sắc.
Không chỉ có mẹ, người bà cũng xuất hiện trong thế giới loài người để đem đến cho trẻ con:
Biết trẻ con khao khát
Chuyện ngày xưa, ngày sau
Không hiểu là từ đâu
Mà bà về ở đó
Kể cho bao chuyện cổ…”
Trẻ em cần có thêm hiểu biết. B ố đã xuất hiện và là người giúp trẻ em biết suy nghĩ và ngoan ngoãn hơn. Nhờ sự dạy dỗ của bố mà trẻ em trở nên trưởng thành hơn. Bố còn là người dạy cho trẻ biết khám phá những điều mới mẻ trong cuộc sống: đâu là mặt bể, đâu là con đường, núi như thế nào và trái đất ra sao…
Khi đã có nói, rồi có chữ viết, có nền giáo dục. Con người được học hành và cuộc sống con người ngày một văn minh: biết mở trường dạy trẻ em học, biết đào tạo, biết “sinh ra thầy giáo” để dạy dỗ trẻ em.
Tóm lại, bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” là một cách lí giải thú vị về nguồn gốc của con người. Những hình ảnh thơ gần gũi, giọng thơ hóm hỉnh và ngôn ngữ hồn nhiên đã góp phần làm nên thành công của bài thơ.
Chia sẽ bạn bài thơ hay của Xuân Quỳnh 👉 Nói Cùng Anh
Phân Tích Bài Thơ Chuyện Cổ Tích Về Loài Người Ấn Tượng – Mẫu 4
Chuyện cổ tích về loài người là một trong những bài thơ nổi tiếng của Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi. Bài thơ in đậm phong cách sáng tác của nhà thơ Xuân Quỳnh.
Mở đầu bài thơ, Xuân Quỳnh đã lí giải nguồn gốc của loài người một cách độc đáo:
“Trời sinh ra trước nhất
Chỉ toàn là trẻ con
Trên trái đất trụi trần
Không dáng cây ngọn cỏ
Mặt trời cũng chưa có
Chỉ toàn là bóng đêm
Không khí chỉ màu đen
Chưa có màu sắc khác”
Hình ảnh trái đất lúc này còn chưa có sự sống. Khắp mọi nơi bao trùm bởi một màu đen. Trẻ em được sinh ra đầu tiên. Đôi mắt của trẻ em rất sáng nhưng chưa thể nhìn thấy. Vậy nên mặt trời xuất hiện cho trẻ con nhìn rõ. Màu xanh của cây cỏ, màu đỏ bông hoa giúp trẻ con nhận biết màu sắc.
Cây cỏ hoa lá đã giúp trẻ con cảm nhận về kích thước. Tiếng chim hót, tiếng gió thổi cho trẻ con cảm nhận được âm thanh. Dòng sông ra đời giúp trẻ con có nước để tắm. Biển cũng xuất hiện để trẻ con suy nghĩ. Con đường hình thành để trẻ con tập đi. Mọi sự vật hiện tượng ra đời để đáp ứng nhu cầu của trẻ con.
Ngay cả những người thân trong gia đình cũng xuất hiện bởi trẻ con cần tình yêu, hiểu biết:
“Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…”
Người mẹ ra đời đem đến cho trẻ tình yêu thương. Chẳng thể nào phủ nhận tình mẫu tử – thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Mẹ đã đem đến lời ru cho trẻ con. Trong lời ru đó gửi gắm âm thanh, mùi vị, hương sắc, hình dáng… của thiên nhiên để cho con trẻ cảm nhận. Lời ru cũng như tình yêu của mẹ đều có nhiều sắc thái, cung bậc khác nhau, tự nhiên như trời đất vốn có.
Lớn hơn một chút, trẻ con thích thú tìm hiểu về thế giới truyện cổ tích. Bà xuất hiện để kể cho trẻ con nghe:
“Biết trẻ con khao khát
Chuyện ngày xưa, ngày sau
Không hiểu là từ đâu
Mà bà về ở đó
Kể cho bao chuyện cổ
Chuyện con cóc, nàng tiên
Chuyện cô Tấm ở hiền
Thằng Lý Thông ở ác…
Mái tóc bà thì bạc
Con mắt bà thì vui
Bà kể đến suốt đời
Cũng không sao hết chuyện”
Nhưng trẻ con còn cần phải học hỏi thêm những kiến thức. Vậy là bố đã xuất hiện. Nhờ “bố bảo”, “bố dạy” mà trẻ em “ biết ngoan”, “biết nghĩ”. Con người mở rộng tầm hiểu biết, ngày một khám phá mọi sự vật, mọi hiện tượng xung quanh:
“Rộng lắm là mặt bể
Dài là con đường đi
Núi thì xanh và xa
Hình tròn là trái đất”
Trẻ con lớn dần lên, và cần biết thêm nhiều kiến thức. Vậy là trường học được mở ra để dạy trẻ em học, thầy cô giáo chính là người cung cấp kiến thức, dạy dỗ trẻ em nên người. Lớp, trường, bàn, ghế, cái bảng, cục phấn, chữ viết, thầy giáo là những hình ảnh thể hiện sự thay đổi kỳ diệu cuộc sống loài người trên trái đất ngày một văn minh.
Với giọng thơ hồn nhiên, Xuân Quỳnh đã đem đến một lí giải thú vị về nguồn gốc loài người. Nhà thơ cũng gửi gắm tình yêu thương sâu sắc dành cho trẻ em của mình.
Tuyển tập thơ hay của Xuân Quỳnh:
- Bài Thơ Con Yêu Mẹ Của Xuân Quỳnh
- Bài Thơ Có Một Thời Như Thế
- Bài Thơ Lời Ru Của Mẹ
- Bài Thơ Vì Sao
- Lời Ru Trên Mặt Đất
- Bài Thơ Trời Xanh Của Mỗi Người
- Bài Thơ Ngày Em Vào Đội
- Bài Thơ Con Chả Biết Được Đâu
Phân Tích Bài Thơ Chuyện Cổ Tích Về Loài Người Chọn Lọc – Mẫu 5
Xuân Quỳnh là một nhà thơ có nhiều sáng tác viết cho thiếu nhi. Một trong số đó phải kể đến là “Chuyện cổ tích về loài người”. Bài thơ đã lí giải về nguồn gốc của loài người một cách rất thú vị:
“Trời sinh ra trước nhất
Chỉ toàn là trẻ con
Trên trái đất trụi trần
Không dáng cây ngọn cỏ
Mặt trời cũng chưa có
Chỉ toàn là bóng đêm
Không khí chỉ màu đen
Chưa có màu sắc khác”
“Chuyện cổ tích về loài người” được viết theo hình thức một bài thơ, nhưng lại giàu tính tự sự, giống như một câu chuyện được kể lại về nguồn gốc loài người. Đó là khi trái đất vẫn còn trần trụi, không có một dáng cây hay ngọn cỏ. Ánh sáng của mặt trời cũng chưa xuất hiện, chỉ toàn là bóng đêm.
Không khí có duy nhất một màu đen, những màu sắc khác chưa xuất hiện. Trời đã sinh ra trẻ em đầu tiên – đây chính là cách lý giải nguồn gốc có phần trái ngược với thực tế. Nhưng qua việc lí giải này, người đọc thấy được sự quan tâm, cũng như tình yêu thương dành cho trẻ con của Xuân Quỳnh.
“Mắt trẻ con sáng lắm
Nhưng chưa thấy gì đâu!
Mặt trời mới nhô cao
Cho trẻ con nhìn rõ
Màu xanh bắt đầu cỏ
Màu xanh bắt đầu cây
Cây cao bằng gang tay…”
Và rồi, mọi vật xuất hiện để đáp ứng những nhu cầu của trẻ con. Đôi mắt của trẻ con rất sáng nhưng chưa thấy gì. Bởi vậy, mặt trời đã nhô cao, chiếu sáng vạn bật để có thể giúp trẻ con nhìn rõ. Cây, cỏ ra đời giúp trẻ con có thể phân biệt được màu sắc. Chim chóc ra đời giúp trẻ con cảm nhận được âm thanh. Dòng sông, đám mây, biển cả giúp trẻ con biết cảm nhận về giá trị cuộc sống. Còn con đường xuất hiện là giúp trẻ con tập đi…
Không chỉ vậy, trẻ em cũng cần có tình yêu thương. Bởi vậy mà những người thân như bà, mẹ, bố đã xuất hiện:
“Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…”
Trước tiên là mẹ, đó là người quan trọng nhất đối với trẻ con. Mẹ đã nuôi lớn, chăm sóc và dạy dỗ trẻ con. Lời hát ru ngọt ngào của mẹ đưa trẻ con vào giấc ngủ bình yên. Bàn tay mẹ bồng bé trẻ con, nâng niu với tình yêu thương vô bờ. Trong lời ru đó của mẹ gửi gắm âm thanh, mùi vị, hương sắc, hình dáng của cuộc sống. Tình yêu của mẹ bao la, lớn lao đến vô cùng.
Tiếp đến, trẻ con cũng khao khát được nghe những câu chuyện ngày xửa ngày xưa. Vậy là người bà đã xuất hiện:
“Biết trẻ con khao khát
Chuyện ngày xưa, ngày sau
Không hiểu là từ đâu
Mà bà về ở đó
Kể cho bao chuyện cổ
Chuyện con cóc, nàng tiên
Chuyện cô Tấm ở hiền
Thằng Lý Thông ở ác…
Mái tóc bà thì bạc
Con mắt bà thì vui
Bà kể đến suốt đời
Cũng không sao hết chuyện”
Những câu chuyện bà kể giúp trẻ con biết hiểu thêm về truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Những truyện cổ tích về con cóc, nàng tiên; chuyện cô Tấm ở hiền; thằng Lý Thông ở ác… qua giọng kể của bà trở nên hấp dẫn, sinh động hơn.
Không chỉ vậy, bà còn gửi gắm cả bài học quý giá về nét đẹp của cội nguồn và văn hóa của dân tộc, hướng trẻ con đến lối sống tốt đẹp hơn.
“Muốn cho trẻ hiểu biết
Thế là bố sinh ra
Bố bảo cho biết ngoan
Bố dạy cho biết nghĩ
Rộng lắm là mặt bể
Dài là con đường đi
Núi thì xanh và xa
Hình tròn là trái đất…”
Trong quá trình trưởng thành, trẻ con sẽ không ngừng học hỏi, khám phá. Bởi vậy mà người bố đã xuất hiện để dạy cho trẻ con nhiều kiến thức thú vị. Bố dạy cho trẻ con “biết ngoan, biết nghĩ” – uốn nắn để trẻ con nên người. Bố còn là kho tàng tri thức, giải đáp cho trẻ con mọi thắc mắc về cuộc sống.
Dù vậy, bố cũng không thể mãi đồng hành cùng trẻ con, vậy là trường học ra đời:
“Chữ bắt đầu có trước
Rồi có ghế có bàn
Rồi có lớp có trường
Và sinh ra thầy giáo…
Cái bảng bằng cái chiếu
Cục phấn từ đá ra
Thầy viết chữ thật to
“Chuyện loài người” trước nhất”
Chữ xuất hiện để lưu lại kiến thức. Rồi có trường học xuất hiện, ở đó có thầy cô là những người truyền đạt tri thức cho trẻ em. Từ đó, trẻ con biết thêm nhiều kiến thức hơn. Có thể nói rằng, sự ra đời của trường học chính là biểu hiện về một cuộc sống văn minh của con người.
Như vậy, với “Chuyện cổ tích về loài người”, Xuân Quỳnh đã lí giải về sự ra đời của mọi vật một cách độc đáo, đồng thời đã bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của nhà thơ dành cho trẻ con.
Tặng bạn chùm🌱 Thơ Lưu Quang Vũ Viết Cho Xuân Quỳnh 🌱lãng mạn nhất