Bài Thơ Trời Xanh Của Mỗi Người [Nội Dung, Ý Nghĩa, Phân Tích]

Bài Thơ Trời Xanh Của Mỗi Người ❤️️ Nội Dung, Ý Nghĩa, Phân Tích ✅ Chia Sẽ Bài Thơ Viết Về Bầu Trời Của Từng Thành Viên Trong Gia Đình Ý Nghĩa.

Nội Dung Bài Thơ Trời Xanh Của Mỗi Người

Bài thơ: Trời xanh của mỗi người
Tác giả: Xuân Quỳnh

Bầu trời xanh của bà
Vuông bằng khung cửa sổ
Bà nhìn qua mỗi chiều
Nhớ bao là chuyện cũ

Trời xanh của mẹ em
Là vệt dài tít tắp
Khi nhắc về bố em
Mắt mẹ nhìn đăm đắm

Trời xanh của bố em
Hình răng cưa nham nhở
Trời xanh giữa đạn bom
Rách, còn chưa kịp vá

Trời xanh của riêng em
Em chưa nhìn thấy hết
Dài và rộng đến đâu
Ai bảo giùm em biết?

Dài và rộng đến đâu
Lớn rồi em sẽ biết.

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Bài Thơ Con Yêu Mẹ [Xuân Quỳnh] ❤️️ Nội Dung, Ý Nghĩa, Cảm Nhận

Ý Nghĩa Bài Thơ Trời Xanh Của Mỗi Người

Bài thơ gửi đến chúng ta thông điệp về sự khác biệt và đặc trưng của mỗi người trong gia đình, về sự yêu thương và quan tâm giữa các thành viên, về sự tò mò và hồn nhiên của trẻ em.

Những Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Trời Xanh Của Mỗi Người Hay Nhất

Chia sẽ những bài văn mẫu cảm nhận, phân tích bài thơ Trời xanh của mỗi người hay nhất.

☛ Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Trời Xanh Của Mỗi Người Đặc Sắc

Nhắc đến Xuân Quỳnh độc giả thường nhớ đến một nữ thi sĩ với những bài thơ tình nồng nàn, tha thiết, thì với “Trời xanh của mỗi người”, độc giả sẽ được tiếp cận gia tài văn học trọn vẹn của nhà thơ với mảng đề tài viết cho thiếu nhi mà bà đã gửi gắm tình yêu, nhiệt huyết sáng tạo.

Với nhà thơ Xuân Quỳnh, viết cho thiếu nhi đầu tiên là viết cho con, viết vì con, viết về con. Những sáng tác đó trở thành món quà chung dành cho các em nhỏ.

“Trời xanh của mỗi người” được chia làm 3 phần chính gồm Phần truyện với 16 truyện ngắn, Phần thơ với 20 bài thơ và Phần phụ lục rất đặc biệt với những sáng tác của bé Mí – Lưu Quỳnh Thơ và những bài viết về em, tặng em của những người thân yêu.

Xuân Quỳnh rất hợp với câu “Văn là người”, trước hết ở nữ thi sĩ trong cả đời sống lẫn văn chương đó là tình yêu, là sự cống hiến trọn vẹn cho tình yêu và người yêu. Vũ trụ của Xuân Quỳnh xoay quanh những người bà yêu. Lúc là người tình, khi trở thành người vợ, người mẹ, tình yêu đó trong bà vẫn dạt dào dâng hiến.

Xuân Quỳnh được nhiều người biết đến với những bài thơ tình, nhưng viết cho thiếu nhi là mảng đề tài lớn trong sự nghiệp của bà. Xuân Quỳnh viết rất nhiều cho các em và bà viết thử nghiệm trên tất cả các thể loại cổ tích, đồng thoại, đồng dao, thơ, truyện.

Viết cho thiếu nhi Xuân Quỳnh được đặt mình vào đứa trẻ để có thể nhìn ra những ngộ nghĩnh, chất thơ, nét đẹp của những điều đơn giản thường ngày.

Nhân vật trong truyện ngắn Xuân Quỳnh đều là những người rất gần gũi: ông nội, ông ngoại, người bà, người cô, thầy giáo, bà bán bỏng, chú hề… bối cảnh cũng nhỏ gọn trong tầm mức quan sát của các em. Với truyện, Xuân Quỳnh thể hiện khả năng quan sát tỉ mỉ, tinh tế, đọc từ vẻ bề ngoài những sâu sắc bên trong, gạn lọc để thấy được tầng sâu lắng, chìm khuất.

Nhà thơ, TS. Giáo dục học Nguyễn Thụy Anh từng đưa ra lời nhận xét rằng: “Chất thi sĩ trong con người Xuân Quỳnh tồn tại mạnh mẽ bên cạnh bản năng người mẹ làm nên chất thơ bay bổng, tài hoa, thấm đẫm yêu thương mà không nôm na đơn giản, không thật thà minh họa cuộc sống.”.

Theo đó, 20 bài thơ đặc sắc được chọn lọc trong “Trời xanh của mỗi người” là 20 tiếng cười khúc khích, tràn ngập hạnh phúc của mẹ con bà. Vũ trụ thơ của mẹ và con chứa đầy sự tò mò, niềm vui, tình yêu của Xuân Quỳnh dành cho con và tình yêu của con dành cho mẹ Quỳnh.

Xuân Quỳnh đã sống tận hiến trong cả cuộc đời và sáng tạo nghệ thuật. Nhà nghiên cứu văn học Lưu Khánh Thơ có chia sẻ: tên khai sinh bé Mí là Lưu Quỳnh Thơ do ông nội Mí (nhà viết kịch Lưu Quang Thuận) đặt với nghĩa: Bài thơ của Quỳnh. Sau nhiều thăng trầm của cuộc sống Xuân Quỳnh có lẽ đã được hưởng niềm hạnh phúc viên mãn nhất khi là mẹ của bé Mí – cậu bé tài hoa.

“Trời xanh của mỗi người” cũng là dấu mốc dịp kỷ niệm 80 năm ngày sinh thi sĩ Xuân Quỳnh. Với việc tinh tuyển các sáng tác của nữ nhà thơ cho thiếu nhi, cuốn sách góp phần hoàn thiện chân dung văn học Xuân Quỳnh, nhắc nhớ những cống hiến của bà với văn học thiếu nhi.

“Trời xanh của mỗi người” ghi dấu ấn nghệ thuật với hơn 40 bức tranh màu tuyệt đẹp của họa sĩ Vũ Xuân Hoàn. Mỗi bức tranh là một đối thoại của họa sĩ với tác giả, những ý tưởng của Xuân Quỳnh trong truyện, trong thơ tiếp tục được người họa sĩ sáng tạo bằng hình sắc.

Với “Trời xanh của mỗi người”, độc giả đã được ngắm nhìn trời xanh của riêng Xuân Quỳnh và các con của bà. Trời xanh của riêng nhà thơ giờ được gửi đến cho mọi người.

Chia sẽ đến bạn ☛ Bài Thơ Nơi Tuổi Thơ Em

☛ Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Trời Xanh Của Mỗi Người Tiêu Biểu

Nhà thơ nữ Xuân Quỳnh quê ở Phú Lương tỉnh Hải Dương mất năm 1988 khi mới 45 tuổi. Nhà thơ để lại cho đời nhiều tác phẩm văn học có giá trị trong đó có mảng thơ viết cho thiếu nhi của bà. Bài thơ: “Trời xanh của mỗi người” là một trong những bài thơ hay của bà dành cho các cháu. Bài thơ được viết ra khoảng trước năm 1975 khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vào giai đoạn ác liệt nhất.

Như mọi người thường nói với nhau ai cũng có một khoảng trời riêng của mình hay nói cách khác có một nơi để gửi gắm tâm hồn. Những lúc rỗi rãi hay đêm khuy thanh vắng họ lại gửi lòng mình vào khoảng trời riêng đó. Với người bà đã cao tuổi bước đi không còn vững nữa, thường ngày bà chỉ ngồi trên giường nhìn qua ô cửa sổ để hồi tưởng lại tất cả. Với bà sau khung cửa đó là ký ức, đó là những nốt trầm lan tỏa trên mặt sóng thời gian, không gian của cuộc đời.

Khoảng trời qua khung cửa nhỏ nhoi đó chứa đầy những kỹ niệm, những hồi ức buồn vui mà bà đã nếm trải, đã chịu đựng trong suốt cả cuộc đời: “Bầu trời xanh của bà/ Vuông bằng khung cửa sổ/ Bà nhìn qua mỗi chiều/ Nhớ bao là chuyện cũ.” Những chuyện cũ đó luôn như ngọn lửa ấm âm ỉ cháy trong trái tim bà, đồng hành cùng bà giúp bà bước tiếp những tháng ngày còn lại.

Còn khoảng trời xanh của mẹ lại là một “vệt dài tít tắp”. “Trời xanh của mẹ/ Là vệt dài tít tắp.” Một khoảng không gian rông lớn hơn của bà nhiều. Trong cái vệt dài tít tắp đó có thể là hình ảnh người bố của em và cũng là người chồng trăm quý ngàn thương của mẹ đang ở nơi bom rơi đạn nổ, Có thể đó là hình ảnh bịn rịn phút chia tay nhau kẻ đi ra trận người ở lại hậu phương của người mà mẹ em đã gửi gắm cả cuộc đời mình.

Những xúc cảm nội tâm đôt ngột dâng trào “ Khi nhắc về bố em/ Mắt mẹ nhìn đăm đắm.” Cái nhìn đăm đắm không rứt ra được đó hướng về phía xa tít của bầu trời nơi người chồng hay một nửa cuộc đời chị, người chiến sĩ trăm quý ngàn thương đang chiến đấu diệt thù cứu nước ngoài mặt trận. Cái nhìn đăm đắm của mẹ buộc người đọc phải suy tư, phải liên tưởng rộng hơn xa hơn gây ấn tượng mạnh và biểu cảm hơn với người đọc.

Còn khoảng trời xanh của bố em, người chiến sỹ đang chiến đấu ngoài mặt trận giữa nơi bom cày đạn xé: “Trời xanh của bố em/ Màu răng cưa nham nhở”. Màu xanh quen thuộc đó biến mất theo từng tiếng nổ của cuộc giao tranh.

Luồng suy nghỉ duy nhất của bố em lúc này là phải đánh thắng kẻ thù ngay trước mặt để bảo vệ mình bảo vệ tổ quốc. Phải cố gắng hết mình để vá lại bầu trời xanh đó: “Trời xanh giữa đạn bom/ Rách còn chưa kịp vá” . Nó như một lời trăng trối giữa người sống và người chết giữa chiến trường khốc liệt. Người chiến sỹ cầm súng không có một phút thảnh thơi để gửi lòng mình về với hậu phương, về với vợ con yêu dấu của mình.

Khổ cuối của bài thơ được viết ra một cách tự nhiên: “Trời xanh của riêng em/ Em chưa nhìn thấy hết/ Dài và rộng dến đâu/ Ai trả lời em biết.” và cũng tự mình tìm ra câu trả lời thỏa đáng: “Dài và rộng đến đâu/ Lớn rồi em sẽ biết.”

Nhà thơ Xuân Quỳnh đã lựa chọn hình ảnh với sức gợi của ngôn ngữ biểu cảm viết thành công bài thơ thiếu nhi “Trời xanh của mỗi người.” Bốn khổ của bài thơ như bốn mệnh đề riêng biệt, giàu hình tượng được bỏ ngỏ để người đọc suy ngẫm tự tìm lấy câu trả lời cho riêng mình.

Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️Cỏ Dại [Xuân Quỳnh] ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Đọc Hiểu, Cảm Nhận

Viết một bình luận