Bài Thơ Hương Nhãn: Nội Dung + Nghệ Thuật + Phân Tích

Bài Thơ Hương Nhãn ❤️️ Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích ✅ Tìm Hiểu Nội Dung, Ý Nghĩa, Nghệ Thuật, Cách Phân Tích Bài Thơ.

Nội Dung Bài Thơ Hương Nhãn

Trần Đăng Khoa được mệnh danh là nhà thơ thiên tài, ông làm thơ từ rất nhỏ, mới 10 tuổi nhưng thiên hướng làm thơ trong ông đã bộc lộ mạnh mẽ, nổi bật nhất là tập thơ Góc sân và khoảng trời. Nhắc đến Góc sân và khoảng trời thì không thể không nhắc đến bài thơ Hương nhãn nổi tiếng, nếu bạn đang quan tâm đến thi phẩm này thì đừng bỏ qua chia sẻ dưới đây nhé!

Hương nhãn
Tác giả: Trần Đăng Khoa

Hàng năm mùa nhãn chín
Anh em về thăm nhà
Anh trèo lên thoăn thoắt
Tay với những chùm xa

Năm nay mùa nhãn đến
Anh chưa về thăm nhà
Nhãn nhà ta bom giội
Vẫn dậy vàng sắc hoa

Mấy ngàn ngày bom qua
Nhãn vẫn về đúng vụ
Cùi nhãn vừa vào sữa
Vỏ thẫm vàng nắng pha

Em ngồi bên bàn học
Hương nhãn thơm bay đầy
Ve kêu rung trời sao
Một trời sao ban ngày

Vườn xanh biếc tiếng chim
Dơi chiều khua chạng vạng
Ai dắt ông trăng vàng
Thả chơi trong lùm nhãn

Đêm. Hương nhãn đặc lại
Thơm ngoài sân trong nhà
Mẹ em nằm thao thức
Nhớ anh đang đi xa…

Đón đọc thêm 🏵Bài Thơ Hương Thầm🏵Hay, Ý Nghĩa

Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Hương Nhãn

Về hoàn cảnh sáng tác thì bài thơ Hương nhãn được Trần Đăng Khoa sáng tác vào năm 1968 và được in trong tập thơ Góc sân và khoảng trời, lúc đó ông mới 10 tuổi.

Ý Nghĩa Bài Thơ Hương Nhãn

Bài thơ Hương nhãn nói lên nỗi nhớ của cậu em trai về những mùa nhãn chín có anh trai về sum vầy bên gia đình, riêng năm nay vào mùa nhãn chín người anh đi xa không về để người mẹ ngày đêm thao thức, ngóng trông, người em nhớ anh da diết. Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình thân thiết gắn bó, rộng hơn là tình yêu quê hương, đất nước.

Chia sẻ thêm 🍃Bài Thơ Mưa Trần Đăng Khoa🍃 Nội Dung, Cảm Nhận

Đọc Hiểu Bài Thơ Hương Nhãn Lớp 7

Gợi ý đọc hiểu bài thơ Hướng Nhãn lớp 7 thông qua trả lời các câu hỏi sau đây.

👉 Câu 1: Bài thơ trên thuộc thể thơ: ……………..

Đáp án: thể thơ 5 chữ

👉 Câu 2: Các PTBĐ có trong bài thơ?

A.   Tự sự, miêu tả     B. MT, nghị luận      C. Biểu cảm, TS,MT     D. Biểu cảm, MT

👉 Câu 3: Yếu tố tự sự được sử dụng trong bài thơ để bày tỏ cảm xúc là:

A.   Kể về người anh hàng năm về thăm nhà

B.   Kể về mùa nhãn năm nay bị bom dội

C.   Kể về người mẹ hàng đêm thao thức nhớ anh

D.   Tất cả các đáp án trên

👉 Câu 4: Bài thơ có số từ láy là:

A.   Một từ                    B. Hai từ                      C. Ba từ                D. Bốn từ

👉 Câu 5: Hình ảnh trong hai dòng thơ “Ai dắt ông trăng vàng/ Thả chơi trong lùm nhãn” sử dụng BPTT:

A.   So sánh            B. Nhân hóa              C. Điệp ngữ              D. Nói giảm nói tránh

👉 Câu 6: Câu thơ: “Ve kêu rung trời sao/ Một trời sao ban ngày” muốn gợi tả:

A.   Những vì sao trên bầu trời

B.   Tiếng ve kêu to làm rung cả sao trời

C.   Ban ngày trên trời vẫn xuất hiện những vì sao

D.   Tiếng ve lay động những chùm hoa nhãn như những chùm sao.

👉 Câu 7: Em hiểu thế nào về câu thơ: “Đêm. Hương nhãn đặc lại”?

A.   Hương nhãn đậm đặc

B.   Buổi đêm mùi hương nhãn không bay được trong không gian

C.   Màn đêm bao trùm mùi hương nhãn

D.   Mùi hương nhãn về đêm nồng nàn như ướp ngọt cả không gian

👉 Câu 8: Nhân vật trữ tình và người mẹ trong bài thơ đều hướng nỗi niềm về:

A.   Hương nhãn đêm                 C. Người anh đi xa nhà đã mấy năm

B.   Mùa nhãn chín                       D. Đêm trăng nơi vườn nhãn

👉 Câu 9: Vì sao người mẹ trong bài thơ lại nằm thao thức không ngủ được?

Đáp án: Vì nhớ người con trai lớn xa nhà.

Giới thiệu tập thơ🌿Góc Sân Và Khoảng Trời 🌿 Tuyển Tập Thơ, Cảm Nhận

Nghệ Thuật Bài Thơ Hương Nhãn

Dưới đây là phần tổng kết các giá trị nghệ thuật trong bài thơ Hương nhãn:

  • Bài thơ được viết theo thể thơ 5 chữ, phương thức biểu đạt chính là biểu cảm kết hợp miêu tả và tự sự.
  • Sử dụng biện pháp nhân hoá “con dơi” – ” thả chơi”, nhân hóa hình ảnh “ông trăng vàng”.
  • Sử dụng nhiều từ láy trong bài như: Thoăn thoắt, thao thức, chạng vạng,… nhằm gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
  • Ngôn ngữ thơ trong sáng, tự nhiên, thể hiện đúng tâm tư của một em nhỏ.

Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Hương Nhãn Hay Nhất

Nếu bạn chưa biết cách phân tích hay nêu cảm nhận về bài thơ Hương nhãn thì có thể tham khảo bài văn mẫu dưới đây.

Bài thơ “Hương nhãn” của nhà thơ Trần Đăng Khoa miêu tả nét đẹp của mùa nhãn quê hương cũng như nỗi nhớ tha thiết của người em dành cho anh trai của mình, đó là một tình cảm vô cùng ấm áp và giản đơn.. Bài thơ gồm 6 đoạn với tổng số 24 câu.

Hàng năm mùa nhãn chín
Anh em về thăm nhà
Anh trèo lên thoăn thoắt
Tay với những chùm xa

Đoạn đầu tiên là sự hồi tưởng của người em trai về những mùa nhãn trước, đó là khoảng thời gian người anh trai về thăm quê nhà. Khung cảnh được tác giả mô tả rất sống động, bao gồm cả hình ảnh người anh trèo lên nhặt những chùm nhãn xa.

Năm nay mùa nhãn đến
Anh chưa về thăm nhà
Nhãn nhà ta bom giội
Vẫn dậy vàng sắc hoa

Ấy vậy mà mùa nhãn năm nay đã đến, những chùm nhãn chín đã bắt đầu đung đưa, những chùm hoa vàng vẫn tỏa hương thơm và khoe sắc nhưng hiện tại lại không có sự hiện diện của người anh. Mùa nhãn năm nay anh trai không về cùng người em hái nhãn, vui đùa, đúng là một cảm xúc buồn bã khó nói thành lời.

Mấy ngàn ngày bom qua
Nhãn vẫn về đúng vụ
Cùi nhãn vừa vào sữa
Vỏ thẫm vàng nắng pha

Ở đoạn thơ này, ta còn thấy tác giả đề cập đến việc bom giội vào cây nhãn nhưng nhãn vẫn khỏe mạnh phát triển, vẫn đơm hoa kết trái như bao mùa, hương nhãn vẫn bay phảng phất đâu đây, đúng là nghị lực phi thường. Hình ảnh cây nhãn nhưng lại gợi lên đâu đây bóng hình của dân tộc Việt Nam, một dân tộc kiên cường, không ngại gian khó để vươn lên giành lấy độc lập.

Em ngồi bên bàn học
Hương nhãn thơm bay đầy
Ve kêu rung trời sao
Một trời sao ban ngày

Vườn xanh biếc tiếng chim
Dơi chiều khua chạng vạng
Ai dắt ông trăng vàng
Thả chơi trong lùm nhãn

Tác giả miêu tả cảm giác đang học bài mà bầu không khí trong lành của mùa nhãn đã lan tỏa khắp nơi. hình ảnh của vườn nhãn xanh biếc, tiếng chim và dơi chiều khua chạng vạng, cùng với hình ảnh ông trăng vàng được thả chơi trong lùm nhãn thật đẹp và yên bình biết bao.

Mùa nhãn vẫn sẽ tiếp diễn, hoa vẫn vàng, cùi vẫn vào sữa, vỏ vẫn thấm vàng màu nắng…như ẩn chứa niềm tin rằng anh đi chiến đấu cũng sẽ về.

Đêm. Hương nhãn đặc lại
Thơm ngoài sân trong nhà
Mẹ em nằm thao thức
Nhớ anh đang đi xa…

Càng về đêm, hương nhãn lại càng thơm hơn, mùi hương như đặc lại, ngọt hơn, lan tỏa khắp không gian từ sân vào nhà. Nếu như những mùa trước thì thật thích biết bao, tuy nhiên mùa nhãn năm nay, hương thơm nhãn về đêm lại khiến người mẹ thao thức cả đêm và nỗi nhớ người anh trong lòng người em lại da diết hơn bao giờ hết.

Người anh vắng nhà vì phải đi chiến đấu nơi xa, đó là nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ tổ quốc nhưng lại không hề an toàn. Người anh trong bài thơ có thể hy sinh bất cứ lúc nào trên chiến trường, vì nỗi lo đó mà người mẹ lại càng thao thức và mong chờ hơn.

Tổng thể, bài thơ “Hương nhãn” mang đến cho người đọc một cảm giác ấm áp, yên bình của cuộc sống quê hương Việt Nam với những nét đẹp tự nhiên và con người hiền hòa. Lời thơ giản dị mà tha thiết, kết lại bằng hình ảnh mẹ già đang thao thức ngóng trông con, thể hiện tình gia đình thân thiết gắn bó, rộng hơn là tình yêu quê hương, đất nước.

Đọc hiểu và phân tích 🍃Đánh Thức Trầu 🍃Chi tiết

2 bình luận về “Bài Thơ Hương Nhãn: Nội Dung + Nghệ Thuật + Phân Tích”

Viết một bình luận