Con Chào Mào: Nội Dung Bài Thơ + Nghệ Thuật + Phân Tích

Con Chào Mào ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Nghệ Thuật, Phân Tích ✅ Cập Nhật Dàn Ý, Bố Cục, Giáo Án, Sơ Đồ Tư Duy, Ý Nghĩa Nhan Đề.

Nội Dung Bài Thơ Con Chào Mào

Bài thơ “Con chào mào” là một trong những thi phẩm đặc sắc, mới mẻ của Mai Văn Phấn. Ngay sau đây là nội dung bài thơ Con chào mào đầy đủ.

Con chào mào
Tác giả: Mai Văn Phấn

Con chào mào đốm trắng mũ đỏ
Hót trên cây cao chót vót
triu… uýt… huýt… tu hìu…

Tôi vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ
Sợ chim bay đi

Vừa vẽ xong nó cất cánh
Tôi ôm khung nắng, khung gió
Nhành cây xanh hối hả đuổi theo

Trong vô tăm tích tôi nghĩ
Lát nữa chào mào sẽ mổ những con sâu
Trái cây chín đỏ
Từng giọt nước
Thanh sạch của tôi

triu… uýt… huýt… tu hìu…

Chẳng cần chim lại bay về
Tiếng hót ấy giờ tôi nghe rất rõ.

Lưu lại bài phân tích 🌷 Chuyện Cổ Tích Về Loài Người 🌷 những mẫu phân tích đầy đủ nhất

Về Tác Giả Mai Văn Phấn

Mời bạn đọc điểm qua một số thông tin về tác giả Mai Văn Phấn:

  • Mai Văn Phấn sinh năm 1955.
  • Quê hương: Ninh Bình
  • Ông là một nhà thơ và viết tiểu luận phê bình. Ông là hội viên Hội Nhà văn thành phố Hải Phòng, Hội Nhà văn Việt Nam.
  • Thơ Mai Văn Phấn có đề tài phong phú, nội dung và nghệ thuật có những cách tân, một số bài được dịch ra nhiều thứ tiếng.
  • Tác phẩm đã xuất bản:
    • Giọt nắng (thơ, NXB Hải Phòng, 1992)
    • Gọi xanh (thơ, NXB Hội Nhà văn, 1995)
    • Cầu nguyện ban mai (thơ, NXB Hải Phòng, 1997)
    • Nghi lễ nhận tên (thơ, NXB Hải Phòng, 1999)
    • Người cùng thời (trường ca, NXB Hải Phòng, 1999)
    • Vách nước (thơ, NXB Hải Phòng, 2003)
    • Hôm sau (thơ, NXB Hội Nhà văn, 2009)

Về Tác Phẩm Con Chào Mào

Về tác phẩm Con chào mào, đây là bài thơ sáng tác theo thể thơ tự do. Con chào mào là một bài thơ ngắn gọn mà đặc sắc của tác giả Mai Văn Phấn khi viết về thiên nhiên. Cả bài thơ nổi bật với hình ảnh đẹp đẽ của chú chim chào mào trong tự nhiên.

Bài thơ khắc họa hình ảnh con chim chào mào với bút pháp tả thực ngập tràn màu sắc và âm thanh. Đồng thời thấy được sự thay đổi trong ý nghĩ, cảm xúc, tình yêu dành cho thiên nhiên của nhân vật “tôi” khi hiểu rằng con chim chào mào mình yêu quý sẽ chỉ hạnh phúc trong cuộc sống tự do, tự nhiên giữa thiên nhiên.

Tìm hiểu thêm về 🌿 Bài Thơ Bắt Nạt 🌿 Nội Dung, Nghệ Thuật 

Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Con Chào Mào

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Con chào mào như sau:

  • Bài thơ được in trong tập “Bầu trời không mái che”.
  • Bài thơ Con chào mào là tiếng lòng yêu thiên nhiên cùng khao khát tự do của tác giả.

Ý Nghĩa Nhan Đề Bài Thơ Con Chào Mào

Cùng Thohay.vn khám phá ý nghĩa nhan đề bài thơ Con chào mào.

Nhan đề bài thơ “Con chào mào” giúp cho người đọc nhận biết được nhân vật trung tâm của bài thơ là con chim chào mào. Bài thơ miêu tả Con chào mào của tự nhiên, con chào mào trong ý nghĩ, con chào mào trong tâm hồn.

Chia sẻ cho bạn đọc 🌼 Truyện Bánh Chưng Bánh Dày 🌼 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

Giá Trị Tác Phẩm Con Chào Mào

Tiếp theo là các giá trị tác phẩm Con chào mào.

Giá trị nội dung

  • Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của chú chim chào mào.
  • Từ đó ta thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên và tình yêu của con người đối với thiên nhiên.

Giá trị nghệ thuật

  • Thể thơ tự do phù hợp với mạch tâm trạng, cảm xúc;
  • Sử dụng các biện pháp điệp ngữ nhằm miêu tả, nhấn mạnh hình ảnh, vẻ đẹp trong tiếng hót của con chim chào mào. Từ đó làm nổi bật vẻ đẹp thiên nhiên và cảm xúc của chủ thể trữ tình với thiên nhiên.

Bố Cục Bài Thơ Con Chào Mào

Bố cục bài thơ Con chào mào được chia làm 2 phần chính như sau:

  • Phần 1. Ba câu đầu: Hình ảnh con chào mào trong thực tế.
  • Phần 2. Còn lại: Hình ảnh con chào mào trong suy nghĩ

Cập nhật cho bạn đọc tác phẩm 🌱 Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh 🌱 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

Dàn Ý Con Chào Mào

Ngay sau đây là dàn ý Con chào mào chi tiết.

I. Mở bài

Giới thiệu khái quát về Mai Văn Phấn, bài thơ Con chào mào.

II. Thân bài

1. Hình ảnh con chào mào trong thực tế

– Vị trí: trên cây cao chót vót

– Màu sắc: đốm trắng, mũ đỏ

– Âm thanh: tiếng hót “triu… uýt… huýt… tu hìu…”

=> Xuất hiện một cách trực tiếp với những đặc điểm quen thuộc.

2. Hình ảnh con chào mào trong suy nghĩ

– Xuất hiện trong suy nghĩ của nhân vật “tôi”.

– Hành động: vẽ chiếc lồng chim vì sợ nó bay đi, đó là mong muốn được độc chiếm cái đẹp của thiên nhiên.

– Cuộc rượt đuổi giữa hai nhân vật:

  • Nhân vật “tôi” vừa vẽ xong thì chào mào vụt cánh bay đi.
  • Tôi ôm khung nắng, khung gió, nhành cây: ôm trọn không gian thiên nhiên rộng lớn.
  • Hối hả đuổi theo: nhanh chóng, gấp gáp và lo sợ

=> Khao khát mở rộng “chiếc lồng” của ông thành bất tận, để tâm hồn mình bao trùm cả thiên nhiên rộng lớn.

3. Hình ảnh con chim chào mào trong tưởng tượng

– Không gian: vô tăm tích, không biết là ở đâu

– Hành động: nghĩ

– Những hoạt động của chào mào: mổ những con sâu, ăn trái cây chín đỏ, uống từng giọt nước. Đó là những món quà chuộc lỗi khi tôi nhận ra rằng, con chim chào mào mình yêu quý sẽ chỉ hạnh phúc trong cuộc sống tự do, giữa thiên nhiên rộng lớn.

– “Chẳng cần chim bay về/Tiếng hót ấy giờ tôi nghe rất rõ”: Chim chào mào không cần quay về nhưng vẫncó thể cảm nhận được tiếng hót vang lên trong tâm trí. Bởi nhân vật “tôi” đã biết yêu thiên nhiên bằng sự tôn trọng, không còn là sự độc chiếm ích kỉ. Tình yêu ấy khiến cho dù ở bất cứ nơi đâu cũng sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.

III. Kết bài

Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Con chào mào.

Soạn Bài Con Chào Mào

Có thể bạn sẽ cần gợi ý soạn bài Con chào mào.

👉Câu 1 trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Màu lông của chào mào đốm trắng mũ đỏ, không gian tĩnh lặng vang lên tiếng chim hót.

👉Câu 2 trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Nhân vật muốn giam giữ con chim, muốn độc chiếm cái đẹp thiên nhiên làm của riêng. Mang theo nắng gió, cây xanh để níu giữ thế nhưng nhân vật hiểu ra chỉ có tự do khiến con chim thích thú.

👉Câu 3 trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Vì nhân vật hiểu ra cách ứng xử với thiên nhiên bằng sự tôn trọng và tình yêu chứ không phải ích kỉ, hẹp hòi.

👉Câu 4 trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Dòng thơ triu… uýt… huýt… tu hìu… lặp lại hai lần nhằm mạnh tiếng hót trong trẻo của chào mào khi được tự do thỏa thích giữa thiên nhiên.

👉Câu 5 trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Mỗi lần hè đến là hoa phượng lại nở. Là khoảnh khắc chuyển giao năm học cũ sang năm học mới nên lần nào thấy chúng lòng em đều xốn xang. Những bông hoa rực cháy giữa màu xanh tươi mát của lá. Thay vì hái mang về nhà để rồi nhìn chúng lụi tàn dần thì em lựa chọn ngắm nhìn trên cao. Tuy nó ở trên cây cũng sẽ rụng nhưng là để tái sinh thêm những lần sau. Sau này, sẽ có thật nhiều mùa phượng rực rỡ hơn nữa.

Có thể bạn sẽ quan tâm 💚 Hang Én 💚 Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

Giáo Án Con Chào Mào

Tham khảo nội dung giáo án Con chào mào.

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

– Tiếp tục hình thành, phát triển năng lực đọc hiểu tác phẩm thơ (thể loại chính HS được học ở bài 2);

2. Năng lực

a. Năng lực chung

– Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác, v.v…

b. Năng lực riêng biệt:

– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Con chào mào;

– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Con chào mào;

– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản;

– Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản có cùng chủ đề;

3. Phẩm chất:

– Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Yêu thương, chia sẻ không chỉ là tình cảm đẹp đẽ, quý giá giữa con người với con người mà còn là tình yêu, sự trân trọng cái đẹp, ý thức bảo vệ thiên nhiên,… của con người.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

– Giáo án;

– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

– Các phương tiện kỹ thuật, tranh ảnh có liên quan đến văn bản Con chào mào;

– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

– GV đặt câu hỏi gợi dẫn, yêu cầu HS trả lời:

+ Em hãy nêu chủ đề trong các VB Cô bé bán diêm và Gió lạnh đầu mùa ta đã học.

+ Tình yêu thương, sự sẻ chia thường được hiểu là tình yêu thương, sự sẻ chia giữa con người với con người. Vậy, ngoài tình yêu thương giữa người với người, còn có tình yêu thương nào khác không? Con người có cần trân trọng cái đẹp của thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên không?

– HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời về chủ đề của hai VB, chia sẻ suy nghĩ của mình về tình yêu của con người với thiên nhiên.

– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới:Cuộc sống cần có tình yêu thương. Tình yêu thương ấy không chỉ là tình yêu thương giữa con người với con người, mà còn bao gồm cả tình yêu thương, sự trân trọng của con người với vẻ đẹp của thiên nhiên. Con người chính là một phần của tự nhiên, vì vậy ta phải bảo vệ nó. Tiết học hôm nay, thầy/cô trò ta sẽ cùng tìm hiểu về tình yêu thiên nhiên thông qua văn bản Con chào mào của nhà thơ Mai Văn Phấn.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được thông tin về tác giả, tác phẩm.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV yêu cầu HS: đọc và giới thiệu về tác giả và tác phẩm;- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận– HS trả lời câu hỏi;

– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt kiến thức → Ghi lên bảng.
I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

– Tên: Mai Văn Phấn

– Năm sinh: 1955

– Quê quán: Ninh Bình

– Ông sáng tác thơ và viết tiểu luận phê bình. Thơ Mai Văn Phấn rất phong phú về đề tài; có những cách tân về nội dung và nghệ thuật; một số bài thơ được dịch ra nhiều thứ tiếng.

2. Tác phẩm

Bài thơ Con chào mào được trích trong Bầu trời không mái che, NXB Hội nhà văn, 2010.

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được nội dung, nghệ thuật của VB.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV yêu cầu HS dựa vào VB vừa đọc, trả lời các câu hỏi:

+ Thể loại của VB là gì?

+ Bố cục VB gồm mấy phần? Nêu nội dung của các phần.

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

– HS trả lời câu hỏi;- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

NV2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV yêu cầu HS lần lượt trả lời các câu hỏi:

+ Em có thể hình dung, tưởng tượng những gì khi đọc ba dòng thơ đầu?

+ Hãy nêu những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật “tôi” khi “vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ”.

+ Vì sao lúc đầu nhân vật “tôi”“sợ chim bay đi” nhưng kết thúc bài thơ lại khẳng định: “Chẳng cần chim lại bay về/ Tiếng hót ấy giờ tôi nghe rất rõ”?

+ Tiếng hót mà nhân vật “tôi” nghe “rất rõ” vang lên từ đâu (trên cây cao chót vót hay trong tâm hồn)?

Tiếng hót ấy cho thấy trạng thái cảm xúc nào của nhân vật “tôi” (vui hay buồn, hạnh phúc hay đau khổ,…)? Vì sao nhân vật “tôi” có thể cảm thấy như vậy?

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

– HS trả lời câu hỏi;

– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt kiến thức → Ghi lên bảng.
II. Đọc – Hiểu văn bản

1. Tìm hiểu chung

– Thể loại: thơ tự do;

– Bố cục: 3 phần

+ Phần 1: Khổ 1: Hình ảnh và tiếng hót của con chào mào;

+ Phần 2: Khổ 2, 3, 4: Suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật “tôi”muốn giữ con chim ở lại bên mình;

+ Phần 3: Còn lại: hình ảnh và tiếng chim chào mào đã được nhân vật “tôi” lưu giữ trong ký ức.







2. Tìm hiểu chi tiết

2.1. Hình ảnh và tiếng hót của con chào mào

– Màu sắc: đốm trắng màu đỏ → Màu sắc của thiên nhiên;

– Tiếng hót: triu… uýt… huýt… tu hìu… → Tiếng hót dài, trong trẻo;

– “Cây cao chót vót” → Khung cảnh thiên nhiên thoáng đãng, bình yên.

2.2. Cảm xúc của nhân vật “tôi” về tiếng chim

a. Lúc đầu– “Vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ”, “Sợ chim bay đi” → Thích tiếng chim, muốn tiếng chim là của riêng mình (“độc chiếm”), muốn giữ mãi ở bên cạnh

b. Lúc sau

– “Chẳng cần chim lại bay về/ Tiếng hót ấy giờ tôi nghe rất rõ” → Vẫn rất thích tiếng chim, nhưng hiểu chim chào mào là một phần của thiên nhiên → Trân trọng tiếng chim và lưu giữ nó trong ký ức.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

– Thể thơ tự do phù hợp với mạch tâm trạng, cảm xúc;

– Sử dụng các biện pháp điệp ngữ nhằm miêu tả, nhấn mạnh hình ảnh, vẻ đẹp trong tiếng hót của con chim chào mào. Từ đó làm nổi bật vẻ đẹp thiên nhiên và cảm xúc của chủ thể trữ tình với thiên nhiên.

2. Nội dung

Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của chú chim chào mào. Từ đó ta thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên và tình yêu của con người đối với thiên nhiên.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

– GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm hoặc tổ chức cuộc thi kể lại VB thơ vừa được học.

 GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi, trả lời và trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:                               

– GV yêu cầu HS: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) miêu tả một hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp được em lưu giữ trong ký ức.

– GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giáPhương pháp đánh giáCông cụ đánh giáGhi chú
– Hình thức hỏi – đáp;

– Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).
– Phù hợp với mục tiêu, nội dung

– Hấp dẫn, sinh động

– Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

– Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
– Báo cáo thực hiện công việc

.- Phiếu học tập

– Hệ thống câu hỏi và bài tập

– Trao đổi, thảo luận

Sơ Đồ Tư Duy Con Chào Mào

Tổng hợp cho bạn đọc các sơ đồ tư duy Con chào mào.

Sơ Đồ Tư Duy Con Chào Mào Chi Tiết
Sơ Đồ Tư Duy Con Chào Mào Chi Tiết
Sơ Đồ Tư Duy Con Chào Mào Dễ Hiểu
Sơ Đồ Tư Duy Con Chào Mào Dễ Hiểu

Khám phá thêm bài 🔻 Truyện Thánh Gióng 🔻 Nội Dung, Giá Trị, Đọc Hiểu

5 Mẫu Phân Tích Bài Thơ Con Chào Mào Hay Nhất

Đừng bỏ lỡ 5 mẫu phân tích bài thơ Con chào mào hay nhất bên dưới.

Phân Tích Bài Thơ Con Chào Mào Chọn Lọc – Mẫu 1

Mai Văn Phấn là một nhà thơ, nhà phê bình tiểu luận. Một trong những bài thơ của ông là “Con chào mào”.

Đầu tiên, nhà thơ đã khắc họa hình ảnh con chim chào mào trong thực tế:

“Con chào mào đốm trắng mũ đỏ
Hót trên cây cao chót vót
triu… uýt… huýt… tu hìu…”

Con chào mào xuất hiện ở “trên cây cao chót vót” – tính từ “chót vót” xác định vị trí cao, mở rộng biên độ về không gian. Hình ảnh con chim được miêu tả với “đốm trắng, mũ đỏ” cho thấy sự vẻ đẹp rực rỡ của nó. Cùng với âm thanh quen thuộc là tiếng hót “triu… uýt… huýt… tu hìu…”. Xuất hiện một cách trực tiếp với những đặc điểm quen thuộc. Với bút pháp tả thực, nhà thơ đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên ngập tràn màu sắc, âm thanh.

Nhưng hình ảnh con chim chào mào không chỉ đơn thuần mang nét nghĩa như vật:

“Tôi vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ
Sợ chim bay đi

Vừa vẽ xong nó cất cánh
Tôi ôm khung nắng, khung gió
Nhành cây xanh hối hả đuổi theo”

Đến khổ thơ thứ hai, tác giả đã để cho nhân vật “tôi” trong bài thơ vẽ chiếc lồng để nhốt con chim chào mào vì sợ nó bay đi, đó là mong muốn được độc chiếm cái đẹp của thiên nhiên. Chiếc lồng biểu đạt quyền sở hữu thiên nhiên, phô bày cái đẹp của riêng.

Nhưng nhân vật “tôi” vừa vẽ xong thì con chào mào vụt cánh bay đi. Bởi vậy mà “tôi ôm khung nắng, khung gió, nhành cây” – đó là khao khát muốn ôm trọn không gian thiên nhiên rộng lớn. Động từ “ôm” kết hợp với các danh từ “nắng”, “gió”, “nhành cây” thể hiện khao khát được mở rộng “chiếc lồng” của nhân vật tôi thành bất tận, để tâm hồn mình bao trùm cả thiên nhiên.

Cuối cùng là hình ảnh con chim chào mào trong tưởng tượng của “tôi”:

“Trong vô tăm tích tôi nghĩ
Lát nữa chào mào sẽ mổ những con sâu
Trái cây chín đỏ
Từng giọt nước
Thanh sạch của tôi

triu… uýt… huýt… tu hìu…

Chẳng cần chim lại bay về
Tiếng hót ấy giờ tôi nghe rất rõ.”

Khi “hối hả đuổi theo” con chim chào mào, “tôi” mang theo cả không gian đầy “nắng, cây, gió” mong níu giữ con chim và tiếng hót. Nhưng không còn thấy tăm tích của con chim đâu. Không gian “vô tăm tích” dường như chính là sự vô thủy, vô chung của thiên nhiên, vũ trụ. Những hoạt động của chào mào: “mổ những con sâu, ăn trái cây chín đỏ, uống từng giọt nước”.

Đó là những món quà chuộc lỗi khi tôi nhận ra rằng, con chim chào mào mình yêu quý sẽ chỉ hạnh phúc trong cuộc sống tự do, giữa thiên nhiên rộng lớn. Nhưng trong tâm tưởng của nhà thơ, con chim vẫn còn đó: “Chẳng cần chim bay về/Tiếng hót ấy giờ tôi nghe rất rõ”.

Chim chào mào không cần quay về nhưng vẫn cảm nhận được tiếng hót vang lên trong tâm trí. Bởi nhân vật “tôi” đã biết yêu thiên nhiên bằng sự tôn trọng, không còn là sự độc chiếm ích kỉ. Tình yêu ấy khiến cho dù ở bất cứ nơi đâu cũng sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.

Như vậy, bài thơ “Con chào mào” đã cho thấy vẻ đẹp của chú chim chào mào. Nhưng nhà thơ muốn gửi gắm tình yêu thiên nhiên, khao khát tự do của nhà thơ.

Phân Tích Bài Thơ Con Chào Mào Nổi Bật – Mẫu 2

Mai Văn Phấn là một nhà thơ với những tác phẩm có đề tài phong phú về đề tài, có những cách tân về nội dung và nghệ thuật. Điều đó được thể hiện qua bài thơ “Con chào mào”.

Mở đầu bài thơ, hình ảnh con chim chào mào được khắc họa trong thực tế:

“Con chào mào đốm trắng mũ đỏ
Hót trên cây cao chót vót
triu… uýt… huýt… tu hìu…”

Chim chào mào xuất hiện với vị trí “trên cây cao chót vót”. Vẻ đẹp của chim chào mào xuất hiện với màu sắc “đốm trắng, mũ đỏ” cho thấy sự rực rỡ của nó. Cùng với âm thanh quen thuộc là tiếng hót “triu… uýt… huýt… tu hìu…”. Với bút pháp tả thực, nhà thơ đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên ngập tràn màu sắc, âm thanh.

Hình ảnh của chim chào mào còn xuất hiện trong suy nghĩ của nhân vật “tôi” – nhân vật trữ tình trong bài thơ:

“Tôi vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ
Sợ chim bay đi

Vừa vẽ xong nó cất cánh
Tôi ôm khung nắng, khung gió
Nhành cây xanh hối hả đuổi theo”

Nhân vật “tôi” đã vẽ chiếc lồng để nhốt con chim chào mào vì sợ nó bay đi. Hình ảnh “chiếc lồng” được đan dệt bằng trí tưởng tượng. Nhân vật trong bài muốn giam cầm con chim, hay chính là muốn độc chiếm cái đẹp của thiên nhiên.

Nhưng nhân vật “tôi” vừa vẽ xong thì chào mào vụt cánh bay đi. Hành động “tôi ôm khung nắng, khung gió, nhành cây” chính là khao khát muốn ôm trọn không gian thiên nhiên rộng lớn của nhân vật “tôi”.

Động từ “ôm” kết hợp với các danh từ “nắng”, “gió”, “nhành cây” thể hiện khao khát được mở rộng “chiếc lồng” của nhân vật tôi thành bất tận, để tâm hồn mình bao trùm cả thiên nhiên. Giọng thơ hồn nhiên, vui tươi cho với những câu thơ cho thấy tác giả khao khát mở rộng thiên nhiên, muốn tâm hồn mình bao trùm thiên nhiên rộng lớn.

Kết thúc bài thơ là hình ảnh con chim trong tâm tưởng của nhân vật “tôi”:

“Trong vô tăm tích tôi nghĩ
Lát nữa chào mào sẽ mổ những con sâu
Trái cây chín đỏ
Từng giọt nước
Thanh sạch của tôi

triu… uýt… huýt… tu hìu…

Chẳng cần chim lại bay về
Tiếng hót ấy giờ tôi nghe rất rõ.”

Nhân vật “tôi” mang theo cả không gian đầy nắng, cây, gió, mong níu giữ con chim và tiếng hót. Nhưng lại “vô tăm tích” – cụm từ cho thấy sự vô thủy, vô chung của thiên nhiên, vũ trụ. Tôi tự mình tưởng tượng ra những hành động của con chim chào mào: mổ những con sâu, ăn trái cây chín đỏ, uống từng giọt nước. Trí tưởng tượng của nhà thơ dường như bay theo tiếng chim.

Tất cả dịch chuyển sống động đó được thể hiện trong câu thơ: “Thạch sạch của tôi”. Hai từ “của tôi” cho thấy nhà thơ đã dùng hết những gì tinh tú nhất để “nuôi dưỡng” chú chim nhỏ bé của ông. Hai câu thơ cuối cho thấy con chim đã bay xa. Nhưng trong tâm tưởng của nhà thơ, con chim vẫn còn đó: “Chẳng cần chim bay về/Tiếng hót ấy giờ tôi nghe rất rõ”.

Nhân vật “tôi” vẫn cảm nhận được sự hiện diện đâu đó của con chim chào mào. Bởi vì nhân vật “tôi” đã biết yêu thiên nhiên bằng sự tôn trọng, không còn sự độc chiếm ích kỉ nữa. Tình yêu ấy khiến cho dù ở bất cứ nơi đâu ta cũng sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.

Bài thơ “Con chào mào” của Mai Văn Phấn đã cho thấy vẻ đẹp của chú chim chào mào. Qua đó, nhà thơ còn muốn thể hiện tình yêu thiên nhiên, khao khát tự do của nhà thơ.

Phân Tích Bài Thơ Con Chào Mào Đặc Sắc – Mẫu 3

Bài thơ “Con chào mào” của tác giả Mai Văn Phấn đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc.

Trước hết, hình ảnh con chim chào mào đã được nhà thơ khắc họa trong thực tế:

“Con chào mào đốm trắng mũ đỏ
Hót trên cây cao chót vót
triu… uýt… huýt… tu hìu…”

Vẻ đẹp của chim chào mào được miêu tả với “đốm trắng, mũ đỏ” cho thấy sự rực rỡ của nó. Cùng với âm thanh quen thuộc là tiếng hót “triu… uýt… huýt… tu hìu…”. Bức tranh thiên nhiên hiện lên trong bài thơ ngập tràn màu sắc, âm thanh.

Không chỉ dừng lại ở đó, những câu thơ tiếp theo lại giúp người đọc hiểu được nhiều ý nghĩa trong đó:

“Tôi vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ
Sợ chim bay đi
Vừa vẽ xong nó cất cánh
Tôi ôm khung nắng, khung gió
Nhành cây xanh hối hả đuổi theo”

Tác giả đã để nhân vật “tôi” trong bài vẽ chiếc lồng để nhốt con chim chào mào vì sợ nó bay đi. Điều đó thể hiện mong muốn, khao khát của tác giả được độc chiếm thiên nhiên. “Chiếc lồng” biểu đạt quyền sở hữu thiên nhiên, phô bày cái đẹp của riêng. Nhưng khi “tôi” vừa vẽ xong thì chào mào vụt cánh bay đi. Bởi vậy mà “tôi ôm khung nắng, khung gió, nhành cây”.

Nhà thơ mong có thể ôm trọn thiên nhiên rộng lớn vào lòng. Động từ “ôm” kết hợp với các danh từ “nắng”, “gió”, “nhành cây” thể hiện khao khát được mở rộng “chiếc lồng” của nhân vật tôi thành bất tận, để tâm hồn mình bao trùm cả thiên nhiên.

Trong tưởng tượng của nhân vật “tôi”, con chim chào mào lại một lần nữa hiện lên:

“Trong vô tăm tích tôi nghĩ
Lát nữa chào mào sẽ mổ những con sâu
Trái cây chín đỏ
Từng giọt nước
Thanh sạch của tôi
triu… uýt… huýt… tu hìu…
Chẳng cần chim lại bay về
Tiếng hót ấy giờ tôi nghe rất rõ.”

“Tôi” mong muốn có thể níu giữ tiếng hót. Nhưng dường như cái không gian “vô tăm tích” đã khiến cho mong muốn đó không thể. Những hoạt động của chào mào: “mổ những con sâu, ăn trái cây chín đỏ, uống từng giọt nước”.

Đó là những món quà chuộc lỗi khi tôi nhận ra rằng, con chim chào mào mình yêu quý sẽ chỉ hạnh phúc trong cuộc sống tự do, giữa thiên nhiên rộng lớn.

Đến những câu thơ này, người đọc thấy được tác giả đã có được tình yêu thiên nhiên bằng sự tôn trọng, không còn là sự độc chiếm ích kỉ. Tình yêu ấy khiến cho dù ở bất cứ nơi đâu cũng sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.

Với “Con chào mào”, chúng ta có thể thấy được tình yêu thiên nhiên lớn lao của nhà thơ.

Phân Tích Bài Thơ Con Chào Mào Tiêu Biểu – Mẫu 4

Mai Văn Phấn là một nhà thơ có nhiều tác phẩm độc đáo. Một trong số đó là bài thơ “Con chào mào” đã để lại nhiều ấn tượng đối với bạn đọc:

Trước hết, nhà thơ đã giúp người đọc thấy được hình ảnh con chim chào mào được khắc họa trong thực tế:

“Con chào mào đốm trắng mũ đỏ
Hót trên cây cao chót vót
triu… uýt… huýt… tu hìu…”

Những câu thơ mở đầu cho thấy vị trí “trên cây cao chót vót”. Cùng với đó là những đặc điểm của loài chim chào mào – “đốm trắng, mũ đỏ”; tiếng kêu “triu… uýt… huýt… tu hìu…”. Với bút pháp tả thực, nhà thơ đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên ngập tràn màu sắc, âm thanh.

Tiếp đến, Mai Văn Phấn đã xây dựng hình ảnh con chim chào mào trong suy nghĩ của nhân vật trữ tình – “tôi”:

“Tôi vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ
Sợ chim bay đi
Vừa vẽ xong nó cất cánh
Tôi ôm khung nắng, khung gió
Nhành cây xanh hối hả đuổi theo”

Nhân vật “tôi” trong tác phẩm đã vẽ chiếc lồng để nhốt con chim chào mào vì sợ nó bay đi. Hình ảnh “chiếc lồng” được đan dệt bằng trí tưởng tượng. Qua đó, chúng ta mới thấy được cái khao khát muốn độc chiếm cái đẹp của thiên nhiên.

Nhân vật “tôi” vừa vẽ xong thì chú chào mào vụt cánh bay đi. Hành động “tôi ôm khung nắng, khung gió, nhành cây” – đó là khao khát muốn ôm trọn không gian thiên nhiên rộng lớn.

Động từ “ôm” kết hợp với các danh từ “nắng”, “gió”, “nhành cây” thể hiện khao khát được mở rộng “chiếc lồng” của nhân vật tôi thành bất tận, để tâm hồn mình bao trùm cả thiên nhiên. Bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi cho với những câu thơ cho thấy cái lạc quan, yêu đời của nhà thơ.

Cuối cùng là hình ảnh trong tưởng tượng của nhân vật “tôi”:

“Trong vô tăm tích tôi nghĩ
Lát nữa chào mào sẽ mổ những con sâu
Trái cây chín đỏ
Từng giọt nước
Thanh sạch của tôi
triu… uýt… huýt… tu hìu…
Chẳng cần chim lại bay về
Tiếng hót ấy giờ tôi nghe rất rõ.”

Không gian đầy “nắng, cây, gió” hiện lên với mong muốn níu giữ con chim và tiếng hót. Nhưng lại “vô tăm tích” – cụm từ cho thấy sự vô thủy, vô chung của thiên nhiên, vũ trụ. Từ đó mà “tôi” phải tự mình tưởng tượng ra hình ảnh con chim chào mào đang mổ những con sâu, ăn trái cây chín đỏ, uống từng giọt nước. Hai câu thơ cuối cho thấy con chim đã bay xa.

Nhưng trong tâm tưởng của nhà thơ, con chim vẫn còn đó. Nhân vật “tôi” vẫn cảm nhận được sự hiện diện của con chim chào mào. Tác giả đã cho chúng ta hiểu được rằng tình yêu thiên nhiên vẫn hiện hữu dù ở bất cứ nơi đâu.

Bài thơ “Con chào mào” của Mai Văn Phấn đã cho người đọc nhiều cảm nhận. Nhà thơ muốn gửi gắm cho người đọc về tình yêu thiên nhiên, khao khát tự do của nhà thơ.

Phân Tích Bài Thơ Con Chào Mào Ấn Tượng – Mẫu 5

Chim chào mào là một loại chim khá nổi tiếng trong thế giới các loài chim. Nó có vẻ ngoài xinh đẹp cùng với giọng hót vô cùng hay. Có lẽ chính vì lí do này, mà tác giả Mai Văn Phấn đã sáng tác bài thơ Con chào mào chăng?

Bài thơ đã được in trong tập Bầu trời không mái che vào năm 2010, được dịch ra cả tiếng Anh và tiếng Pháp. Ngay từ ba câu thơ đầu của bài thơ, những chú chào mào trong thực tế đã được tái hiện chân thật trước mắt người đọc.

Tác giả Mai Văn Phấn đã giới thiệu chú chào mào một cách trực tiếp trong câu thơ đầu tiên bằng cụm từ “Con chào mào”. Vậy chú chào mào trong thực tế sẽ có hình dáng như thế nào? Những chú chim chào mào xuất hiện trong bài thơ với những đặc điểm đặc trưng nhất của mình, đó là lông có “đốm trắng” và “mũ đỏ”.

Chim chào mào thật xinh đẹp làm sao với vẻ ngoài nhỏ nhắn cùng bộ lông sặc sỡ không lẫn đi đâu được của mình. Bằng cách sử dụng nghệ thuật tả thực, nhà thơ Mai Văn Phấn lại mang tới cho chúng ta một bức tranh vẽ lại cảnh chú chào mào đang đứng hót trên cành cây cao, nhưng không phải cao bình thường mà là “cao chót vót”.

Có lẽ chúng chọn đứng ở độ cao như vậy để tiếng hót của mình có thể bay cao, bay xa hơn, để có cho tất cả mọi vật và mọi người có thể thưởng thức tiếng hót của chúng. Chim chào mào có tiếng hót thánh thót và đầy vui nhộn, như một bản hòa ca độc đáo: “triu…uýt…huýt… tu hìu…”.

Tác giả Mai Văn Phấn thật tài tình làm sao khi có thể dùng ngôn từ để diễn tả lại âm thanh, khiến cho người đọc như cảm nhận được tiếng chim chào mào đang hót vang bên tai mình vậy. Chỉ với ba câu thơ đầu của bài thơ Con chào mào, nhà thơ Mai Văn Phấn đã mang tới cho chúng ta hình ảnh những chú chào mào thật chân thật và sinh động.

Viết một bình luận