Cửu Long Giang Ta Ơi [Nội Dung Bài Thơ + Nghệ Thuật + Phân Tích]

Cửu Long Giang Ta Ơi ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Nghệ Thuật, Phân Tích ✅ Chia Sẻ Bạn Đọc Về Hoàn Cảnh Sáng Tác, Bố Cục, Dàn Ý, Giáo Án.

Nội Dung Bài Thơ Cửu Long Giang Ta Ơi

Văn bản Cửu Long Giang ta ơi của nhà văn Nguyên Hồng sẽ được giới thiệu đến các bạn học sinh trong sách Ngữ Văn lớp 6, thuộc sách Kết nối tri thức, tập 1. Mời các bạn đón đọc nội dung bài thơ Cửu Long giang ta ơi bên dưới.

Cửu Long Giang ta ơi
Tác giả: Nguyên Hồng

Ngày xưa ta đi học
Mười tuổi thơ nghe gió thổi mùa thu
Mắt ngẩng lên trông bản đồ rực rỡ
Như đồng hoa bỗng gặp một đêm mơ.

Bản đồ mới tường vôi cũng mới
Thầy giáo lớn sao, thước bảng cũng lớn sao
Gậy thần tiên và cánh tay đạo sĩ
Đưa ta đi sông núi tuyệt vời.

Tim đập mạnh hồn ngây không sao hiểu
Mê Kông sông dài hơn hai ngàn cây số mông mênh
Nguồn tự Trung Hoa có Vạn Lý Trường Thành
Có Hy Mã lạp sơn, Động Đình hồ, Tây du, Thuỷ hử
Mê Kông chảy
Cây lao đá đổ
Ngẫm nghĩ voi đi
Thác Khôn cười trắng xoá
Lan hoang dứa mật thông nhựa lên hương
Những trưa hè ngun ngút nắng Trường Sơn
Rừng Lào – Miên rộng quá
Dân Lào – Miên mến yêu
Xôi nếp nước trong sẵn sàng chia bạn đói.

Ta đi… bản đồ không còn nhìn nữa…
Sáng trời thu lại còn bướm với trời xanh
Trúc đào tươi chim khuyên rỉa cánh sương đọng long lanh
Ta cởi áo lội dòng sông ta hát
Mê Kông chảy Mê Kông cũng hát
Rừng núi lùi xa
Đất phẳng thở chan hoà.
Sóng toả chân trời buồm trắng.
Nam Bộ
Nam Bộ
Chín nhánh Mê Kông phù sa nổi váng
Ruộng bãi Mê Kông trồng không hết lúa
Bến nước Mê Kông tôm cá ngập thuyền
Sầu riêng thơm dậy đất Thủ Biên
Suối mát dội trong lòng dừa trĩu quả.

Mê Kông quặn đẻ
Chín nhánh sông vàng
Nông dân Nam Bộ gối đất nằm sương
Mồ hôi vã bãi lau thành đồng lúa
Thành những tên đọc lên nước mắt đều muốn ứa
Những Hà Tiên, Gia Định, Long Châu
Những Gò Công, Gò Vấp, Đồng Tháp, Cà Mau
Những mặt đất
Cha ông ta nhắm mắt
Truyền cháu con không bao giờ chia cắt.

*

Ta đã lớn
Thầy giáo già đã khuất
Thước bản to nay thành cán cờ sao
Những tên làm man mác tuổi thơ xưa
Đã thấm máu của bao hồn bất tử
Những Minh Khai, Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong, Trần Phú
Những bông hoa DÂN TỘC ANH HÙNG
Mười sáu tuổi xanh xanh
Em Đuốc sống đốt mình phá tan kho giặc
Võ Thị Sáu vùng răng cắn chặt
Giữ trung trinh cho đến phút cuối cùng
Đạn giặc xuyên lỗ chỗ ngực măng non
Đỏ thắm nụ cười
Chào Bác Hồ và Việt Nam bất diệt.

Đêm nay
Cửu Long Giang vẫn âm vang sóng cát
Sao khuya lấp lánh
Lửa chài thức sáng, nhịp hát hò ơ
Đồng Tháp xa đưa những tiếng mẹ ru
Hồ Chí Minh thành ca dao bát ngát…

Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm 💚 Truyện Cổ Nước Mình 💚 Những Mẫu Phân Tích Hay Nhất

Về Nhà Thơ Nguyên Hồng

Xem thêm một số thông tin chính về nhà thơ Nguyên Hồng.

  • Nguyên Hồng (1918 – 1982), tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định.
  • Nguyên Hồng sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng, trong một xóm lao động nghèo.
  • Sau cách mạng, ông tiếp tục sáng tác bền bỉ. Các tác phẩm của ông thuộc nhiều thể loại khác nhau: tiểu thuyết, kí, thơ và nổi bật nhất là tiểu thuyết sử thi nhiều tập.
  • Những trang viết của ông tràn đầy cảm xúc chân thành, mãnh liệt với con người và cuộc sống.
  • Tác phẩm chính: Những ngày thơ ấu (hồi kí), Bỉ vỏ (tiểu thuyết), Trời xanh (thơ), Cửa biển (tiểu thuyết), Bước đường viết văn (hồi kí), …

Về Tác Phẩm Cửu Long Giang Ta Ơi

Về tác phẩm Cửu Long giang ta ơi, đây là bài thơ tự do của tác giả Nguyên Hồng in trong tập thơ “Trời xanh” (1960).

Bài thơ bắt đầu từ hình ảnh chật chội của lớp học để đưa đến hình ảnh rộng lớn của dòng sông Mê Kông, đem đến cho người đọc những hiểu biết về dòng sông cùng con người Nam Bộ. Qua đó thấy được tình yêu, niềm tự hào về quê hương, đất nước của tác giả.

Chia sẻ cho bạn đọc 🌼 Con Chào Mào 🌼 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Cửu Long Giang Ta Ơi

Cùng khám phá hoàn cảnh sáng tác bài thơ Cửu Long giang ta ơi.

  • Văn bản Cửu Long Giang ta ơi được trích trong Trời xanh, NXB Văn học, Hà Nội, 1960, tr. 5 – 9.
  • Bài thơ khắc vẻ đẹp trù phú của dòng sông Mê Kông và những con người cực nhọc cùng bùn đất để gây dựng quê hương, đoàn kết giữ gìn đất đai sông núi. Từ đó, ta thấy rõ được niềm tự hào và tình yêu Tổ quốc sâu đậm, da diết.

Ý Nghĩa Nhan Đề Bài Thơ Cửu Long Giang Ta Ơi

Tiếp theo đây là ý nghĩa nhan đề bài thơ Cửu Long giang ta ơi.

Nhan đề bài thơ Cửu Long Giang ta ơi rất đặc biệt:

  • Nhan đề như một tiếng gọi trìu mến. Từ “ơi” đặt ở cuối câu thể hiện tiếng gọi thân tình, như gọi một người thân yêu và thể hiện tình cảm tha thiết của tác giả.
  • Nhan đề nổi bật với phép nhân hóa dòng sông Cửu Long, khiến sự vật hiện lên sinh động, cũng có hơi thở, linh hồn, tình cảm như một con người.
  • Nhan đề còn thể hiện niềm tự hào về dòng sông Cửu Long, ở đó còn có những con người Nam Bộ hiền lành, chất phác.

Có thể bạn sẽ quan tâm tác phẩm 🌷 Chuyện Cổ Tích Về Loài Người 🌷 những mẫu phân tích đầy đủ nhất

Giá Trị Tác Phẩm Cửu Long Giang Ta Ơi

Sau đây là những giá trị tác phẩm Cửu Long giang ta ơi.

Giá trị nội dung

  • Đem đến cho người đọc những hiểu biết về dòng sông cùng con người Nam Bộ
  • Bài thơ thể hiện tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kông, rộng ra là tình yêu với quê hương, đất nước.

Giá trị nghệ thuật

  • Sử dụng các hình ảnh mang tính hình tượng;
  • Lối viết tự sự kết hợp biểu cảm tạo nên cảm xúc trong lòng người đọc;
  • Sử dụng các từ ngữ đắt giá, có tính biểu cảm cao;
  • Các biện pháp tu từ: nhân hóa, so sánh, điệp ngữ, v.v…

Bố Cục Bài Thơ Cửu Long Giang Ta Ơi

Bố cục bài thơ Cửu Long giang ta ơi bao gồm 3 phần chính như sau:

  • Đoạn 1: Từ đầu… hai ngàn cây số mênh mông: Hình ảnh sông Mê Kông trong những ngày đi học;
  • Đoạn 2: Tiếp… không bao giờ chia cắt: Hình ảnh sông Mê Kông gắn liền với những sinh hoạt lao động;
  • Đoạn 3: Còn lại: Chủ thể trữ tình nhìn sự đổi thay hiện tại và nhớ lại kỷ niệm xưa.

Cập nhật cho bạn đọc tác phẩm 🌿 Bài Thơ Bắt Nạt 🌿 Nội Dung, Nghệ Thuật 

Dàn Ý Cửu Long Giang Ta Ơi

Tiếp theo là dàn ý Cửu Long giang ta ơi dành cho bạn đọc.

I. Mở bài

Giới thiệu khái quát về nhà văn Nguyên Hông, bài thơ Cửu Long giang ta ơi.

II. Thân bài

1. Hình ảnh lớp học ở đầu và cuối bài thơ

a. Hình ảnh lớp học ở đầu bài thơ:

– Nhân vật “ta”:

  • Là một học sinh, 10 tuổi.
  • Hành động: “Mắt ngẩng lên trông bản đồ rực rỡ/Như đồng hoa bỗng gặp một đêm mơ” gợi một niềm hứng khởi, mông muốn được khám phá của học trò.
  • Tâm trạng: “Tim đập mạnh hồn ngây không sao hiểu” gợi cảm giác choáng ngợp trước sự rộng lớn của con sông Mê Kông.

– Nhân vật “thầy giáo”:

  • “Thầy giáo lớn sao, thước bảng cũng lớn sao/Gậy thần tiên và cánh tay đạo sĩ”: Hình ảnh người thầy trở nên vĩ đại, thể hiện sự ngưỡng mộ của học sinh với thầy giáo.
  • “Đưa ta đi sông núi tuyệt vời”: thầy đã giúp học sinh khám phá được những bài học bổ ích.

b.  Hình ảnh lớp học ở cuối bài thơ:

– Nhân vật “ta”: đã lớn.

– Nhân vật thầy: đã khuất, “thước bảng to nay thành cán cờ sao” là sự hy sinh cho nền độc lập của dân tộc.

2. Hình ảnh sông Mê Kông qua bài giảng của thầy

– Dòng sông dữ dội:

  • Thời gian: trưa hè ngun ngút.
  • Cảnh vật quanh sông: cây lao đá đổ, bao bọc bởi các loại cây như lan hoang, dứa mật, thông nhựa.
  • Chảy qua dãy Trường Sơn, thác Khôn.

– Dòng sông êm đềm:

  • Thời gian: sáng mùa thu
  • Cảnh vật quanh sông: bướm với trời xanh, chim khuyên rỉa cành, sương đọng long lanh, rừng núi lùi xa, đất phẳng thở chan hòa, sóng tỏa chân trời buồm trắng.
  • Mê Kông: Mê Kông chảy, Mê Kông cũng hát/Chín nhánh Mê Kông phù sa nổi váng/Ruộng bãi Mê Kông trồng không hết lúa/Bến nước Mê Kông tôm cá ngợp thuyền/Mê Kông quặn đẻ/Chín nhánh sông vàng.

=> Con sông cung cấp phù sa màu mỡ cho đất đai, ruộng đồng.

3. Hình ảnh dòng sông gắn bó với con người

– Vai trò của Mê Kông với người dân Nam Bộ:

  • Cung cấp phù sa trồng lúa: Ruộng bãi trồng không hết lúa.
  • Cung cấp lượng thủy hải sản: Bến nước tôm cá ngợp thuyền.
  • Cung cấp đất trồng cây ăn quả: Sầu riêng thơm dậy và dừa trĩu quả.

– Hình ảnh con người Nam Bộ:

  • Chăm chỉ, sương gió: gối đất nằm sương, mồ hôi và bãi lầy thành đồng lúa.
  • Gắn bó với từng mảnh đất: Thành những tên đọc lên nước mắt đều muốn ứa… Cà Mau.
  • Ông cha hy sinh để giữ đất giữ nước cho con cháu: Những mặt đất… chia cắt.

=> Sông Mê Kông gắn bó, đóng góp to lớn cho cuộc sống của con người.

III. Kết bài

Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Cửu Long giang ta ơi.

Soạn Bài Cửu Long Giang Ta Ơi

Chia sẻ cho bạn đọc gợi ý soạn bài Cửu Long giang ta ơi.

👉Câu 1 (trang 121 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):

– Nhan đề “Cửu Long Giang ta ơi”: 

+ Thường nêu bật chủ đề của tác phẩm. 

+ Nhan đề bài thơ lấy tên một đoạn sông Mê Kông chảy trên lãnh thổ của Việt Nam – Cửu Long – như một cách để giới hạn phần lãnh thổ Việt Nam, từ đó biểu thị tình yêu, niềm tự hào về quê hương đất nước. 

+ Từ “ta” ở đây gợi sự thân thiết, ý thức sở hữu. 

→ Nhan đề bài thơ giống như lời gọi tha thiết, thể hiện tình cảm đối với từng tấc đất của cha ông. 

👉Câu 2 (trang 121 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):

– Ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh “tấm bản đồ rực rỡ”: 

+ Tấm bản đồ trong bài giảng của thầy giáo trở nên đẹp đẽ lạ thường bởi nó tượng trưng cho Tổ quốc thiêng liêng. 

+ Tấm bản đồ trong cảm nhận của cậu học trò mười tuổi như mở ra một không gian mới, gợi niềm háo hức, say mệ. Cậu bé ước mơ được ngắm nhìn sông núi tuyệt vời của Tổ quốc thân yêu. 

+ Hình ảnh người thầy trở nên diệu kì như có phép lạ nâng cánh ước mơ của học trò. 

👉Câu 3 (trang 121 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):

– Những chi tiết miêu tả vẻ đẹp của dòng sông Mê Kông : 

+ Mê Kông sông dài hơn hai ngàn cây số mông mênh,

+ Chín nhánh Mê kông phù sa nổi váng 

Ruộng bãi Mê Kông trông không hết lúa

Bến nước Mê Kông tôm cá ngợp thuyền 

Sầu riêng thơm dậy đất Thủ Biên 

Suối mát dội trong lòng dừa trĩu quả. 

+ Mê Kông quặn đẻ 

Chín nhánh sông vàng. 

→ Trong dòng chảy của nó, Mê Kông hiện lên với nhiều vẻ đẹp khác nhau. Khi chảy vào vùng đất Nam Bộ, sông Mê Kông (đoạn này gọi là sông Cửu Long) được đặc tả ở vẻ trù phú. 

👉Câu 4 (trang 121 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):

– Những chi tiết khắc họa hình ảnh người nông dân Nam Bộ: 

Nông dân Nam Bộ gối đất nằm sương
Mồ hôi vã bãi lầy thành đồng lúa 
Thành những tên đọc lên nước mắt đều muốn ứa
Những Hà Tiên, Gia Định, Long Châu 
Những Gò Công, Gò Vấp, Đồng Tháp, Cà Mau 
Những mặt đất 
Cha ông nhắm mắt 
Truyền cháu con không bao giờ chia cắt. 

→ Đó là hình ảnh của những người nông dân mà cuộc sống của họ gắn với ruộng đồng vùng lưu vực sông Cửu Long. Đó không chỉ là hình ảnh những con người cực nhọc cùng bùn đất để gây dựng quê hương mà còn là những con người biết đoàn kết để gìn giữ đất đai sông núi. 

👉Câu 5 (trang 122 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):

– Một số hình ảnh sinh động, giàu sức gợi như: 

+ “tấm bản đồ rực rỡ”: tượng trưng cho Tổ quốc thiêng liêng, mở ra một không gian mới, gợi niềm háo hức, say mê, nâng cánh ước mơ cho cậu học sinh. 

+ “gậy thần tiên và cánh tay đạo sĩ”: “gậy thần tiên” – hình ảnh ẩn dụ chỉ cây thước (đồ dùng dạy học) của thầy giáo trong cái nhìn mơ mộng của học trò; “đạo sĩ” chỉ hình ảnh người thầy được ngưỡng mộ trong mắt học trò. 

+ Hình ảnh dòng sông Mê Kông đoạn chảy vào Việt Nam: còn gọi là sông Cửu Long hiện lên với vẻ đẹp trù phú, … 

👉Câu 6 (trang 122 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):

– Tình yêu của tác giả với dòng sông Mê Kông lớn dần và sâu sắc hơn theo năm tháng: 

+ Thủa học trò: “Mười tuổi thơ …” 

+ Khi lớn khôn: “Ta đi … bản đồ không nhìn nữa” 

+ Khi trưởng thành: “Ta đã lớn…” 

→ Theo năm tháng đời người, nhận hức về dòng sông thay đổi, tình cảm với dòng Mê Kông, với đất nước cũng lớn dần: từ sự tưởng tượng diệu kì qua bài giảng của thầy giáo đến những hiểu biết và trải nghiệm phong phú về địa hình, về thiên nhiên và cuộc sống con người gắn với dòng sông, cuối cùng là những cảm nhận sâu sắc về bề dày lịch sử và truyền thống ông cha.

Lưu lại bài phân tích 🌼 Truyện Bánh Chưng Bánh Dày 🌼 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

Giáo Án Cửu Long Giang Ta Ơi

Đừng bỏ qua nội dung giáo án Cửu Long giang ta ơi.

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt

– HS nhận biết được tình yêu, niềm tự hào về quê hương, đất nước của nhà thơ thể hiện qua ngôn ngữ VB, cụ thể là nhịp điệu thơ, cách dùng biện pháp tu từ, cách sáng tạo hình ảnh,…

2. Năng lực                        

a. Năng lực chung

– Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác, v.v…

b. Năng lực riêng biệt:

– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Cửu Long Giang ta ơi;

– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Cửu Long Giang ta ơi;

– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.

– Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản có cùng chủ đề.

3. Phẩm chất:

– Giúp HS rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Nhân ái, yêu thương gia đình, cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

– Giáo án;

– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

– Các phương tiện kỹ thuật, tranh ảnh liên quan đến chủ đề bài học;

– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

– GV đặt câu hỏi gợi dẫn, yêu cầu HS trả lời: Bằng những kiến thức về địa lý Việt Nam, em hãy cho biết sông Cửu Long bắt nguồn từ con sông nào và sông Cửu Long chảy qua những địa danh nào của Việt Nam?

– HS tiếp nhận nhiệm vụ, nghe và trả lời.

– GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong các tiết học trước, chúng ta đã tìm hiểu các VB về chủ đề Những nẻo đường xứ sở qua những địa danh như Cô Tô, hang Én. Trong tiết học này, thầy/cô trò chúng ta tiếp tục tìm hiểu về hình ảnh sông Cửu Long thông qua VB Cửu Long Giang ta ơi của nhà văn Nguyên Hồng.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được thông tin về tác giả, tác phẩm.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời các câu hỏi:

+ Em hãy nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm của VB;

+ Nêu phương thức biểu đạt và bố cục của VB.

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

– HS báo cáo kết quả;

– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động và thảo luận

– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.
I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

– Tên: Nguyên Hồng;

– Năm sinh – năm mất: 1918 – 1982;

– Quê quán: sinh ra ở Nam Định và sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng;

– Nguyên Hồng sáng tác ở nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, thơ, v.v… Những trang viết của ông tràn đầy cảm xúc chân thành, mãnh liệt với con người và cuộc sống.

2. Tác phẩm

– Các tác phẩm chính: Những ngày thơ ấu (hồi kí), Bỉ vỏ (tiểu thuyết), Trời xanh (thơ), Cửa biển (tiểu thuyết), Bước đường viết văn (hồi kí), v.v…

– VB Cửu Long Giang ta ơi được trích trong Trời xanh, NXB Văn học, Hà Nội, 1960, tr. 5 – 9.

3. Đọc, kể tóm tắt

– Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm;

– Bố cục:

+ Từ đầu… hai ngàn cây số mênh mông: Hình ảnh sông Mê Kông trong những ngày đi học;

+ Tiếp… không bao giờ chia cắt: Hình ảnh sông Mê Kông gắn liền với những sinh hoạt lao động;

+ Còn lại: Chủ thể trữ tình nhìn sự đổi thay hiện tại và nhớ lại kỷ niệm xưa.

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được các đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của VB.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV đặt câu hỏi và yêu cầu HS:

+ Em hình dung như thế nào về “tấm bản đồ rực rỡ”? Nhân vật trong bài thơ có cảm xúc như thế nào khi nhìn tấm bản đồ ấy?

+ Nêu những cảm nhận của em về tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kông.

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

– HS báo cáo kết quả;

– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

NV2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV lần lượt đặt câu hỏi và yêu cầu HS trả lời:

+ Em hãy tìm những chi tiết miêu tả vẻ đẹp của dòng sông Mê Kông.

+ Hình ảnh người nông dân Nam Bộ được tác giả khắc họa qua những chi tiết nào? Những chi tiết đó gợi cho em cảm nhận gì về con người nơi đây?

+ Bài thơ Cửu Long Giang ta ơi có nhiều hình ảnh sinh động, giàu sức gợi. Em thích những hình ảnh nào? Vì sao?

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

– HS báo cáo kết quả;

– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.
II. Tìm hiểu chi tiết1. Nhân vật/chủ thể trữ tình

– “Ngày xưa ta đi học”:

+“Tấm bản đồ rực rỡ”: tấm bản đồ trong bài giảng của thầy giáo trở nên đẹp đẽ lạ thường, không chỉ là hình ảnh sông Mê Kông mà còn tượng trưng cho Tổ quốc thiêng liêng.→ Tấm bản đồ trong cảm nhận của cậu học trò mười tuổi như mở ra một không gian mới, gợi niềm háo hức, mê say.

– Hình ảnh người thầy trở nên kỳ diệu, như có phép lạ: “gậy thần tiên và cánh tay đạo sĩ”;

– “Ta đi… bản đồ không nhìn nữa”: câu thơ mang tính chất tự sự, ngầm bên trong là trữ tình→ So sánh với ngày mười tuổi, nhân vật trữ tình không còn nhìn vào bản đồ mê say; thay vào đó là bắt tay vào lao động, gây dựng đất nước, Tổ quốc, tiếp nối truyền thống ông cha:

“Những mặt đất
Cha ông ta nhắm mắt
Truyền cháu con không bao giờ chia cắt”

→ Ý thức được truyền thống, trân trọng những giá trị, sự tiếp nối các thế hệ trên mảnh đất quê hương.

→ Sự thay đổi của nhân vật trữ tình gắn với sự thay đổi trong hành động: từ nhỏ tuổi sang lớn lên, từ ngồi học sang bước đi, từ nhìn bản đồ mê say đến không nhìn nữa. Nhưng tình cảm đối với quê hương, Tổ quốc càng ngày càng lớn dần, đằm sâu.

– “Ta đã lớn”:

+ “Thầy giáo già đã khuất”: câu thơ tự sự, vừa mang ý nghĩa tả thực, vừa nói lên sự đổi thay của thời gian, và hình ảnh thầy giáo không còn là hình ảnh to lớn như đạo sĩ trước kia. Nhưng hình ảnh thầy lại đọng lại là một kỷ niệm của cậu bé năm mười tuổi. Câu thơ có sự suy niệm, hồi tưởng;

+ “Thước bảng to nay thành cán cờ sao”: hình ảnh mang ý nghĩa hình tượng: những điều thầy dạy đã được các học trò tiếp thu và thực hành, tiếp tục xây dựng quê hương, Tổ quốc. Nhịp thơ 3/5: vế sau dài hơn vế trước tạo giọng điệu kể, thủ thỉ, tạo nên sự xúc động.

+ “Những tên làm man mác tuổi thơ xưaĐã thấm máu của bao hồn bất tử”→ Tiếp tục mạch cảm xúc của khổ cuối bài thơ, khẳng định giá trị vĩnh cửu (“bất tử”) của những người đã cống hiến vì Tổ quốc.

– Tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kông:

Mê Kông chảy, Mê Kông cũng hátChín nhánh Mê Kông phù sa nổi vángRuộng bãi Mê Kông trồng không hết lúaBến nước Mê Kông tôm cá ngợp thuyền

Mê Kông quặn đẻ: quặn đẻ à đau đớn, nhưng cố gắng vô cùng vì tương lai.

+ Đọc lên nước mắt đều muốn ứa

→ Hình ảnh dòng sông Mê Kông đối với tác giả có sự gần gũi, thân thiết, gắn bó sâu sắc như tình cảm với những người thân ruột thịt. Dòng sông Mê Kông chảy cùng với những sinh hoạt của người dân, bồi đắp và tạo nên sản vật trù phú cho người dân, cùng người dân trải qua những lao động vất vả.

→ Tình yêu, sự trân trọng, đồng cảm của tác giả đối với dòng Mê Kông và những người nông dân → Tình yêu đối với quê hương, đất nước.

2. Vẻ đẹp của dòng sông Mê Kông

– Trong dòng chảy của nó, sông Mê Kông hiện lên với nhiều vẻ đẹp khác nhau;

– Khi chảy vào vùng đất Nam Bộ – Việt Nam (đoạn này gọi là sông Cửu Long) được đặc tả ở vẻ trù phú – gắn liền với tính chất của người mẹ:

+ Trúc đào tươi chim khuyên rỉa cánh sương đọng long lanh;

Chín nhánh Mê Kông phù sa nổi vángRuộng bãi Mê Kông trồng không hết lúaBến nước Mê Kông tôm cá ngợp thuyền→ chín nhánh Mê Kông

– cách nói khác ám chỉ sông Cửu Long, nhưng đồng thời còn cho thấy số lượng của những nhánh Mê Kông nhiều, màu mỡ, đầy phù sa. Từ nổi váng ở cuối, kết thúc bằng thanh T, giúp để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc;

→ Thủ pháp liệt kê kết hợp với điệp ngữ: Chín nhánh Mê Kông; Ruộng bãi Mê Kông, Bến nước Mê Kông → Nhấn mạnh, tạo cảm giác nhiều, và khơi lên cảm xúc.

+ Sầu riêng thơm dậy, suối mát dội trong lòng dừa trĩu quả, v.v…

Mê Kông quặn đẻ: quặn đẻ

3. Hình ảnh người nông dân Nam Bộ

– Cuộc sống của người nông dân Nam Bộ gắn với ruộng đồng vùng lưu vực sông Cửu Long: Nông dân Nam Bộ gối đất nằm sương… Truyền cháu con không bao giờ chia cắt.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

– Sử dụng các hình ảnh mang tính hình tượng;

– Lối viết tự sự kết hợp biểu cảm tạo nên cảm xúc trong lòng người đọc;

– Sử dụng các từ ngữ đắt giá, có tính biểu cảm cao;

– Các biện pháp tu từ: nhân hóa, so sánh, điệp ngữ, v.v…

2. Nội dung

Bài thơ thể hiện tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kông, rộng ra là tình yêu với quê hương, đất nước.

C – D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

– GV yêu cầu HS: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu) nêu những cảm nhận của em về tình yêu của tác giả với dòng Mê Kông, với quê hương đất nước được thể hiện trong bài thơ.

– GV hướng dẫn: Nhìn bao quát toàn bộ đoạn trích để thấy những dòng thơ thể hiện từng chặng đường đời của nhân vật trữ tình: Mười tuổi thơTa đi… bản đồ không nhìn nữaTa đã lớn…

 GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giáPhương pháp đánh giáCông cụ đánh giáGhi chú
– Hình thức hỏi – đáp;

– Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).
– Phù hợp với mục tiêu, nội dung

– Hấp dẫn, sinh động

– Thu hút được sự tham gia tích cực của người học- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
– Báo cáo thực hiện công việc.

– Phiếu học tập

– Hệ thống câu hỏi và bài tập

– Trao đổi, thảo luận

Sơ Đồ Tư Duy Cửu Long Giang Ta Ơi

Tổng hợp các sơ đồ tư duy Cửu Long giang ta ơi.

Sơ Đồ Tư Duy Cửu Long Giang Ta Ơi Dễ Hiểu
Sơ Đồ Tư Duy Cửu Long Giang Ta Ơi Dễ Hiểu
Sơ Đồ Tư Duy Cửu Long Giang Ta Ơi Đầy Đủ
Sơ Đồ Tư Duy Cửu Long Giang Ta Ơi Đầy Đủ

Tìm hiểu thêm về 🌱 Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh 🌱 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

5 Mẫu Phân Tích Bài Thơ Cửu Long Giang Ta Ơi Hay Nhất

Chia sẻ cho bạn đọc 5 mẫu phân tích bài thơ Cửu Long giang ta ơi hay nhất.

Phân Tích Bài Thơ Cửu Long Giang Ta Ơi Nổi Bật – Mẫu 1

Nguyên Hồng là một tác giả nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam. Bên cạnh các tác phẩm văn xuôi, ông còn sáng tác thơ. Một trong số đó là bài “Cửu Long giang ta ơi”.

Trước hết, ngay từ nhan đề “Cửu Long Giang ta ơi” đã gợi ấn tượng mạnh mẽ. Nó giống như một tiếng gọi khắc khoải xuất phát từ lòng yêu mến, tự hào dành cho dòng sông của quê hương.

Dòng sông Cửu Long đến với cậu học trò mười tuổi qua lời giảng của người thầy. Từ nơi bản đồ kỳ diệu, cậu bé bắt gặp dòng sông mênh mông:

“Ngày xưa ta đi học
Mười tuổi thơ nghe gió thổi mùa thu
Mắt ngẩng lên trông bản đồ rực rỡ
Như đồng hoa bỗng gặp một đêm mơ.

Bản đồ mới tường vôi cũng mới
Thầy giáo lớn sao, thước bảng cũng lớn sao
Gậy thần tiên và cánh tay đạo sĩ
Đưa ta đi sông núi tuyệt vời”

Nhà thơ đã khắc họa hình ảnh dòng sông hiện lên với vẻ đẹp kì vĩ của “cây lao lá đổ”, “tan hoang dứa mật”:

“Mê Kông chảy
Cây lao đá đổ
Ngẫm nghĩ voi đi
Thác Khôn cười trắng xoá
Lan hoang dứa mật thông nhựa lên hương
Những trưa hè ngun ngút nắng Trường Sơn…”

Không chỉ vậy, sông Cửu Long cũng rất êm đềm, và vô cùng thơ mộng, trữ tình:

“Ta đi… bản đồ không còn nhìn nữa…
Sáng trời thu lại còn bướm với trời xanh
Trúc đào tươi chim khuyên rỉa cánh sương đọng long lanh”

Tiếp đến, dòng sông được nhân hóa với tiếng hát, với âm thanh ngợi ca trong niềm tự hào của con người về thiên nhiên, xứ sở:

“Ta cởi áo lội dòng sông ta hát
Mê Kông chảy Mê Kông cũng hát”

Đặc biệt nhất là hình ảnh con sông Cửu Long mang hơi thở của một người mẹ đã quặn đau và sinh ra “chín nhánh sông vàng”. Nó đã giúp ích cho cuộc sống của người dân Nam Bộ không chỉ trong lao động, sản xuất mà còn trong cuộc sống hằng ngày.

“Mê Kông quặn đẻ
Chín nhánh sông vàng
Nông dân Nam Bộ gối đất nằm sương
Mồ hôi vã bãi lau thành đồng lúa
Thành những tên đọc lên nước mắt đều muốn ứa…”

Đến cuối bài thơ, hình ảnh người thầy giáo lại xuất hiện. Nhân vật “ta” đã trưởng thành, con người thầy đã khuất. Những “thước bảng to nay thành cán cờ sao” cho thấy sự hy sinh cho nền độc lập của dân tộc.

Bài thơ “Cửu Long giang ta ơi” đã thể hiện tình yêu dành cho dòng sông Mê Kông cũng là tình yêu với quê hương, đất nước của tác giả giống như mạch ngầm, thấm vào máu thịt theo thời gian.

Phân Tích Bài Thơ Cửu Long Giang Ta Ơi Chọn Lọc – Mẫu 2

Cửu Long giang ta ơi là bài thơ thấm đượm tình yêu quê hương, đất nước. Bài thơ bắt đầu từ một lớp học chật chội để có được cảm nhận thầy giáo lớn lao, thước bảng cũng lớn lao rồi dài theo dòng sông, mở ra một cách đồng và kết ở từ bát ngát.

Đọc lại toàn bộ bài thơ, thấy hơi thở phóng khoáng như sóng dậy mà tứ thơ lại được tổ chức chặt chẽ từ quá khứ đến hiện tại, từ trong tiềm thức trở về với suy ngẫm. Nhân vật người thầy được tôn vinh ngay từ những dòng đầu, lại không thấy ở những dòng cuối thì đâu phải vì bị bỏ quên, chỉ vì thầy giáo già đã khuất.

Ngay cả những giáo cụ của các cụ giáo cũng chẳng món nào bị quên. Bản đồ đã không nhìn nữa đã nhập vào cương vực quốc gia. Chỉ còn thước và bảng thì thước thành cán mà bảng đã hoá cờ sao.

Phải nói rằng tất cả những chi tiết đã được sắp xếp theo kế hoạch ấy thể hiện một tấm lòng yêu quê hương, đất nước thiết tha của người viết. Tình yêu dòng sông Mê Kông, yêu quê hương đất nước của tác giả như mạch chảy ngầm.

Đó là cảm xúc lâng lâng của một cậu bé mười tuổi, đến lúc cởi áo, thoát xác, nhập vào hào khí núi sông. Bài thơ trữ tình mà sâu lắng, đậm đà cảm xúc tự hào và yêu thương nguồn cội.

Phân Tích Bài Thơ Cửu Long Giang Ta Ơi Ấn Tượng – Mẫu 3

Bài thơ bắt đầu từ một lớp học chật chội để có được cảm  nhận thầy giáo lớn sao, thước bảng cũng lớn sao rồi dài theo dòng sông, mở ra một cách đồng và kết ở từ bát ngát. Cái  từ kết,  ngữ nghĩa  đã mênh mông, ngữ âm lại dào dạt nhờ từ ấy điệp vần at mà gợi ra tiếng sóng.

Đọc lại toàn bộ bài thơ, thấy hơi thơ phóng khoáng như sóng dậy mà tứ thơ lại được tổ chức chặt chẽ. Cách tổ chức của nhà tiểu thuyết Nguyên Hồng giỏi bày binh bố trận. Nhân vật ông thầy được tôn vinh ngay từ những dòng đầu, lại không thấy ở những dòng cuối thì đâu phải vì bị bỏ quên, chỉ vì thầy giáo già đã khuất.

Ngay cả những giáo cụ của các cụ giáo thì cũng chẳng món nào bị quên. Bản đồ nay đã không nhìn nữa đã nhập vào cương vực quốc gia. Chỉ còn thước và bảng thì thước trở thành cán mà bảng đã hoá thành cờ sao. Tình yêu dòng sông Mê Kong, yêu quê hương đất nước của tác giả như mạch chảy ngầm.

Đó là cảm xúc lâng lâng của một cậu bé mười  đến lúc cởi áo, thoát xác, nhập vào hào khí núi sôngHình ảnh dòng sông Cửu Long qua văn bản “Cửu Long Giang tạ ơi” để lại trong em nhiều ấn tượng. Dòng sông xuất hiện với vẻ đẹp kì vĩ, hoang sơ với cây lao lá đổ, dứa mật… đầy trữ tình.

Hơn thế, tác giả đã nhân hóa dòng sông với tiếng hát, tựa như âm vang ca ngợi non sông. Dòng sông ấy mang trái tim của người mẹ, chảy nguồn tới chín nhánh sông vàng. Bằng tình yêu thiên nhiên đất nước, nhà văn đem đến cho chúng ta hình ảnh dòng sông Cửu Long hiền hòa, êm dịu mà đầy ý nghĩa.

Phân Tích Bài Thơ Cửu Long Giang Ta Ơi Đặc Sắc – Mẫu 4

Đi khắp dải đất cong cong hình chữ S, có biết bao dòng sông hội tụ để cất lên câu hát yêu thương, để suy tưởng nguồn cội, để gợi nhớ tuổi thơ êm đềm.

Những dòng sông đã chắp cánh cho các thi nhân bay lên cùng với cảm hứng yêu nước, thương nòi. Dòng sông Cửu Long trong “Cửu Long Giang ta ơi” là một dòng sông như thế.

Sông Mê Kông đến với cậu học trò mười tuổi từ trong lớp học lớn lao, từ nơi bản đồ kì diệu, cậu bé bắt gặp dòng sông mông mênh khiến tim đập mạnh không sao hiểu được. Dòng sông xuất hiện trong vẻ đẹp kì vĩ, hoang sơ của thiên nhiên với “cây lao lá đổ”, “tan hoang dứa mật”.

Dòng sông được nhân hóa với tiếng hát, với âm thanh ngợi ca trong tình yêu thương, niềm tự hào của thiên nhiên, xứ sở. Và dòng sông ấy mang hơi thở, linh hồn của một người mẹ, một người mẹ đã quặn đau và sinh ra “chín nhánh sông vàng”, chính là dòng Cửu Long giang của chúng ta.

Tác giả đã viết về dòng sông bằng tất cả niềm tự hào của người con yêu nước. Cửu Long giang – đó không chỉ là dòng sông bồi đắp phù sacho nhuận màu hoa trái, đó còn là dòng sông của niềm tự hào, của tình yêu nước mãnh liệt và thiết tha, nồng hậu.

Phân Tích Bài Thơ Cửu Long Giang Ta Ơi Tiêu Biểu – Mẫu 5

“Cửu Long Giang ta ơi” của Nguyên Hồng là một bài thơ chứa đựng tinh thần yêu nước. Bài thơ được bắt đầu từ hình ảnh của một lớp học, từ đó mở rộng ra là cả một dòng sông rộng lớn.

Khi đọc lại toàn bộ bài thơ, chúng ta thấy được hơi thở phóng khoáng như sóng dậy mà tứ thơ lại được tổ chức chặt chẽ từ quá khứ đến hiện tại, từ trong tiềm thức trở về với suy ngẫm.

Nhân vật người thầy được tôn vinh ngay từ những dòng đầu, lại không thấy ở những dòng cuối không phải vì bị bỏ quên, mà chỉ vì thầy giáo đã hy sinh cho nền độc lập của dân tộc. Tấm bản đồ đã nhập vào cương vực quốc gia. Chỉ còn thước và bảng thì thước thành cán mà bảng đã hoá cờ sao.

Tất cả những chi tiết đã được sắp xếp thể hiện một tấm lòng yêu quê hương, đất nước thiết tha của người viết. Tình yêu dòng sông Mê Kông, yêu quê hương đất nước của tác giả như mạch chảy ngầm. Bài thơ khiến người đọc say mê trong niềm yêu mến, tự hào về con sông quê hương.

Viết một bình luận