Gấu Con Chân Vòng Kiềng [Nội Dung Bài Thơ + Nghệ Thuật + Phân Tích]

Gấu Con Chân Vòng Kiềng ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Nghệ Thuật, Phân Tích ✅ Tìm Hiểu Chi Tiết Về Ý Nghĩa Nhan Đề, Hoàn Cảnh Sáng Tác, Giá Trị Tác Phẩm.

Nội Dung Bài Thơ Gấu Con Chân Vòng Kiềng

Bài thơ Gấu con chân vòng kiềng kể lại việc một lần chú gấu bị ngã, bị trêu chọc vì chân vòng kiềng nên cậu xấu hổ. Gấu trở về nhà kể cho mẹ, được mẹ khuyên nhủ nên đã lấy được tự tin không hề thấy xấu hổ. Dưới đây là nội dung bài thơ:

Gấu con chân vòng kiềng
Tác giả: U-xa-chốp

Gấu con chân vòng kiềng
Gấu con chân vòng kiềng
Đi dạo trong rừng nhỏ,
Nhặt những quả thông già,
Hát líu lo, líu lo.

Đột nhiên một quả thông
Rụng vào đầu đánh bốp…
Gấu luống cuống, vướng chân
Và ngã nghe cái bộp!

Có con sáo trên cành
Hét thật to trêu chọc:
– Ê gấu, chân vòng kiềng
Giẫm phải đuôi à nhóc!

Cả đàn năm con thỏ
Hét thật to trêu chọc:
– Gấu con chân vòng kiềng!
Hét thật to – đến xấu.

Thế là ai cũng biết
Tất cả đều chê bai:
– Gấu con chân vòng kiềng
Đi dạo trong rừng nhỏ…

Gấu con chân vòng kiềng
Vội chạy về mách mẹ:
– Vòng kiềng thật xấu hổ
Con thà chết còn hơn.
Nó nấp sau cánh tủ,

Tủi thân khóc thật to:
– Cả khu rừng này chê
Chân vòng kiềng xấu, xấu!

Ngạc nhiên lắm, mẹ gấu
Nói với con thế này:
– Chân của con rất đẹp,
Mẹ luôn thấy tự hào!

Chân mẹ vòng kiềng nhé,
Cả chân bố cũng cong,
Vòng kiềng giỏi nhất vùng
Chính là ông nội đấy!

Gấu con nghe mẹ nói
Bình tâm trở lại ngay.
Ra rửa sạch chân tay,
Rồi ngồi ăn bánh mật.

Và bước ra kiêu hãnh,
Vui vẻ hét thật to:
– Chân vòng kiềng là ta
Ta vào rừng đi dạo!

Tham khảo thêm tác phẩm 🔰Và Tôi Nhớ Khói 🔰 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

Về Tác Giả U-Xa-Chốp

Tổng hợp một số thông tin về tác giả U-Xa-Chốp:

  • Tác giả U-xa-chốp sinh năm 1958 tại Mát-xcơ-va. 
  • Ông là nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch cho thiếu nhi
  • Từ khi thiếu niên, ông đã bắt đầu làm thơ. Sau trung học, Andrey Usachev đi học đại học tại Moscow để nghiên cứu kỹ thuật điện tử, nhưng sau 4 khóa học bỏ học.
  • Sau khi rời quân đội, nhà thơ đã được đăng ký tại Khoa Ngữ văn của Đại học bang Kalinin, tốt nghiệp năm 1987. Luận văn là về đề tài: “Các bài thơ về những bài thơ cho trẻ em Daniila Harmsa”.
  • Năm 1985, U-xa-chốp bắt đầu xuất bản các tác phẩm của mình.
  • Ông có hàng trăm cuốn sách viết về trẻ em được xuất bản tại Nga. Nhiều sách của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới như Nhật Bản, Ba Lan, Serbia.
  • Năm 1994, ông đã viết những cuốn sách thơ “Dreams Petushkova”. Ngoài ra còn có một số tác phẩm khác như “Magic ABC”, “Fairy ABC”, “Planet of mèo” và “Hộp”,…

Về Tác Phẩm Gấu Con Chân Vòng Kiềng

Về tác phẩm Gấu con chân vòng kiềng, bài thơ thuộc thể thơ 5 chữ, nêu lên vấn đề về ngoại hình bên ngoài của con người và cách đánh giá chúng. Qua đó khẳng định ngoại hình không quan trọng và chúng ta không nên đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài.

Sưu tầm các mẫu phân tích🌼 Con Muốn Làm Một Cái Cây 🌼 Hay nhất

Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Gấu Con Chân Vòng Kiềng

Bài thơ Gấu con chân vòng kiềng được in trong sách Ngữ văn 6 bộ Cánh Diều, theo Stihi.ru, bản dịch của Nguyễn Quỳnh Hương. U-Xa-Chốp sáng tác bài thơ này vì muốn nhắn gửi đến mọi người rằng không nên đánh giá người khác qua vẻ ngoài.

Ý Nghĩa Nhan Đề Bài Thơ Gấu Con Chân Vòng Kiềng

Nhan đề bài thơ Gấu con chân vòng kiềng nói đến vẻ ngoài của một chú gấu con bị các loài vật khác trêu chọc về chân vòng kiềng. Tuy nhiên sau khi nghe mẹ giải thích gấu con rất tự tin vào đôi chân của mình.

Chia sẻ thêm ❤️️Bài Thơ Lượm [Tố Hữu] ❤️️ Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

Bố Cục Bài Thơ Gấu Con Chân Vòng Kiềng

Bố cục bài thơ Gấu con chân vòng kiềng có thể chia thành 2 phần:

  • Phần 1 (Từ đầu đến …Đi dạo trong rừng nhỏ…): Gấu con bị các loài vật khác trêu chọc về đôi chân của mình
  • Phần 2 (Còn lại): Gấu con sau nghe mẹ giải thích rất tự tin vào chân vòng kiềng của mình.

Giá Trị Tác Phẩm Gấu Con Chân Vòng Kiềng

Giá trị tác phẩm Gấu con chân vòng kiềng được đúc kết thông qua hai ý chính như sau:

 Giá trị nội dung

  •  Mượn hình ảnh các con vật, bài thơ đã nêu lên vấn đề về ngoại hình của con người.
  • Bài thơ khẳng định ngoại hình không quan trọng và không nên đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài.

Giá trị nghệ thuật

  • Thể thơ năm chữ cùng các biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ, hoán dụ,…
  • Kết hợp linh hoạt giữa phương thức kể, miêu tả và biểu cảm.

Đọc hiểu tác phẩm 🌱 Lẵng Quả Thông 🌱 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

Dàn Ý Gấu Con Chân Vòng Kiềng

Tham khảo ngay dàn ý tác phẩm Gấu con chân vòng kiềng mà Thohay.vn gửi đến bạn sau đây nhé!

I. Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về tác giả U-xa-chốp
  • Giới thiệu về bài thơ

II. Thân bài:

1. Cách đối xử của các loài vật khác với gấu con

– Hoàn cảnh gặp gỡ: 

  • Gấu con đi dạo trong rừng nhỏ, nhặt những quả thông.
  • Đột nhiên bị một quả thông rụng vào đầu, vấp chân ngã.

– Thái độ của các loài vật:

  • Con sáo: Hét thật to trêu chọc. “Ê gấu, chân vòng kiềng/ Giẫm phải đuôi à nhóc!”.
  • Cả đàn 5 con thỏ: Núp trong bụi hùa theo, hét thật to “Đến xấu!”.
  • Tất cả: đều chê bai “Gấu con chân vòng kiềng/ Đi dạo trong rừng nhỏ…”

→ Số lượng động vật chê bai tăng dần: một con sáo → 5 con thỏ → Tất cả khu rừng. 

→ Điệp ngữ: “Gấu con chân vòng kiềng” nhấn mạnh đặc điểm của gấu con là có đôi chân vòng kiềng.

– Dấu ba chấm cuối câu tạo độ mở, dư âm của tiếng trêu đùa còn theo mãi cho đến khi gấu về nhà.

=> Nếu như một người có suy nghĩ ác ý thì sau đó sẽ lan ra rất nhiều người. Sự ác ý xuất phát từ những điều nhỏ nhất.

2. Diễn biến tâm lí của gấu con

* Khi vừa đi dạo: rất vui vẻ, yêu đời “Hát líu lo, líu lo.” → Từ láy, điệp từ thể hiện sự hồn nhiên, yêu đời của gấu con.

* Khi gặp tai nạn: “luống cuống, vướng chân”, “ngã nghe cái bộp” → Từ láy, câu cảm thán thể hiện sự luống cuống, bối rối của chú gấu.

* Khi bị trêu chọc về ngoại hình: 

  • Chạy về mách mẹ “Vòng kiềng thật xấu hổ/ Con thà chết còn hơn” → Chạy về với tình thương yêu, với gia đình.
  • Nấp sau cánh tủ, tủi thân khóc to “Cả khu rừng này chê/ Chân vòng kiềng xấu, xấu!”

→ Sự tủi thân, uất ức, xấu hổ của gấu con về ngoại hình của mình.

* Sau khi nghe mẹ gấu giải thích: 

Mẹ gấu giải thích: 

  • Khen chân đẹp “Chân của con rất đẹp,/ Mẹ luôn thấy tự hào!”
  • Không chỉ có mình con chân vòng kiềng, đây là nét di truyền “Chân mẹ vòng kiềng nhé/ Cả chân bố cũng cong” và cả ông nội.
  • Nhấn mạnh việc chân vòng kiềng không ảnh hưởng đến tài năng vì: Hoán dụ “Vòng kiềng giỏi nhất vùng/ Chính là ông nội đấy!”

– Tâm trạng gấu con:

  • Bình tâm trở lại ngay.
  • Ăn bánh mật.
  • Kiêu hãnh bước ra hét to “Chân vòng kiềng là ta/ Ta vào rừng đi dạo!”

→ Thái độ: tự hào, không quan tâm lời người khác phê bình về ngoại hình. Nhận thấy rằng vòng kiềng không có gì là xấu.

=> Khẳng định ngoại hình không quan trọng bằng tài năng, tâm hồn.

III. Kết bài:

  • Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ
  • Nếu cảm nhận về bài thơ

Soạn Bài Gấu Con Chân Vòng Kiềng

Bạn có thể dựa vào gợi ý sau đây để soạn bài Gấu con chân vòng kiềng.

➡️Trong khi đọc

👉Câu hỏi trang 38 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Tại sao ngoài con sáo, tác giả còn đưa thêm chi tiết “Cả đàn năm con thỏ” cùng nhận xét về “chân vòng kiềng” của gấu con?

Đáp án: Tác giả muốn người đọc thấy được rằng dường như ai cũng chê bai, cười nhạo đôi chân vòng kiềng ấy khiến cho gấu con xấu hổ gấp bội, khiến cậu tự chê trách bản thân nhiều hơn.

👉Câu hỏi trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Tại sao gấu mẹ lại nói với gấu con về chân của mình, chân của gấu bố và khẳng định: “Vòng kiềng giỏi nhất vùng/ Chính là ông nội đấy!”?

Đáp án: Gấu mẹ nói như vậy là để cậu thấy rằng không phải một mình cậu như vậy, cả nhà gấu đều giống cậu vì đây là di truyền. Tuy là chân vòng kiềng nhưng ông nội là người giỏi nhất vùng nên gấu con không phải xấu hổ hay tự ti về bản thân.

➡️Sau khi đọc:

👉Câu 1 trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Kể lại câu chuyện trong bài thơ theo diễn biến tâm trạng của gấu con trong khoảng 7 dòng.

Đáp án: Gấu con đang đi dạo nhặt những quả thông già dưới mặt đất. Bỗng một quả thông rơi xuống đầu gấu con khiến cậu vướng chân và ngã. Thấy thế, con sáo liền chọc cậu là đồ chân vòng kiềng giẫm phải đuôi. Đàn thỏ thấy vậy liền hùa theo và trêu chọc gấu con. Vì quá xấu hổ, cậu liền về nhà mách mẹ. Cậu tủi thân khóc to vì mọi người chê cậu xấu xí. Sau khi được mẹ gấu giải thích rõ ràng cậu liền cảm thấy bản thân tuyệt vời vì những đặc điểm riêng của giống loài.

👉Câu 2 trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Ngoại hình của gấu con trong cảm nhận của sáo và thỏ như thế nào? Điều này có ảnh hưởng gì đến gấu con?

Đáp án:

  • Ngoại hình của gấu con trong cảm nhận của sáo và thỏ: Chân vòng kiềng rất xấu.
  • Điều này khiến gấu con cảm thấy xẩu hổ, tự ti về bản thân mình.

👉Câu 3 trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Tại sao ở hai dòng số 43 và 44, gấu con kiêu hãnh nhắc đến chân vòng kiềng của mình và tự tin vào rừng đi dạo?

Đáp án:

Vì cậu nhận ra chân vòng kiềng không phải một đặc điểm xấu xí, hơn nữa dù là chân vòng kiềng nhưng ông nội của cậu là ngưởi giỏi nhất vùng. Cậu tự hào về gia đình, về chân vòng kiềng của bản thân.

👉Câu 4 trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Theo em, ngoại hình của một người có quan trọng không? Chúng ta có nên trêu chọc người khác về ngoại hình không? Vì sao?

Đáp án:

  • Theo em, ngoại hình của một người không quan trọng lắm, nó không phải thứ quyết định nên bản chất của mỗi con người.
  • Chúng ta không nên trêu chọc người khác về ngoại hình vì điều đó khiến họ cảm thấy buồn, không hòa nhập được cộng đồng. Dần dần họ sẽ trở nên tự ti và cảm thấy chán ghét bản thân mình.

Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm 💚 Chị Sẽ Gọi Em Bằng Tên 💚 Nội Dung, Nghệ Thuật

Giáo Án Gấu Con Chân Vòng Kiềng

Cập nhật ngay mẫu giáo án giảng dạy tác phẩm Gấu con chân vòng kiềng chi tiết nhất.

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: Củng cố, khắc sâu kiến thức về văn bản Gấu con chân vòng kiềng.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

  • Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về văn bản đã học
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề  để hiểu về văn bản đã học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

b. Năng lực riêng:

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Gấu con chân vòng kiềng.
  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Gấu con chân vòng kiềng.
  • Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.
  • Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của bài thơ với các văn bản khác có cùng chủ đề.

c. Phẩm chất

  • Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
  • Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  • Học liệu: Ngữ liệu/ Sách giáo khoa, phiếu học tập.
  • Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. Khởi động:
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
  3. Nội dung: HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ.
  5. Tổ chức hoạt động:

– GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Theo em, con người giống nhau hay khác nhau?

– HS chia sẻ, trả lời câu hỏi.

– GV dẫn vào bài học: Mỗi người đều có điểm giống và khác nhau. Sự khác biệt tạo thành dấu ấn riêng. Không vì thế mà chúng ta ghét sự khác biệt hay có cái nhìn không thiện cảm về nó. Bài học hôm nay cô và các em sẽ cùng tìm hiểu bài thơ Gấu con chân vòng kiềng để xem bạn Gấu con có gì khác với các bạn nhé!

HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC

  1. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững những nội dung chính của VB Gấu con chân vòng kiềng.
  2. Nội dung: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– GV yêu cầu HS nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm.
2: Thực hiện nhiệm vụ
– HS chuẩn bị để trả lời
.Bước 3: Báo cáo kết quả
– GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
NV2:Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận theo bàn:
+ Các loài vật khác đã đối xử với gấu con như thế nào? (Nêu cụ thể từng loài).
+ Gấu con có tâm trạng thế nào khi bị đối xử như vậy?
+ Mẹ của gấu con đã nói gì? Sau đó gấu con cảm thấy như thế nào?Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– HS thực hiện nhiệm vụ. GV hỗ trợ khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả
– GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
NV3:Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– GV yêu cầu HS tổng kết về nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật của văn bản.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– HS thực hiện nhiệm vụ. GV hỗ trợ khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả
– GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
– U-xa-chốp (1958), quê quán: Mát-xcơ-va, Nga
– Là nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch cho thiếu nhi.
2. Tác phẩm
– Thể thơ: 5 chữ.
– Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả.
– Bố cục: 2 phần.
+ Phần 1 (5 khổ đầu): Gấu con bị loài vật khác trêu chọc về chân vòng kiềng.
+ Phần 2 (Còn lại): Gấu con sau nghe mẹ giải thích rất tự tin vào chân vòng kiềng của mình.
II. Kiến thức trọng tâm
1. Cách đối xử của các loài vật khác với gấu con chân vòng kiềng
– Hoàn cảnh gặp gỡ:
+ Gấu con đi dạo trong rừng nhỏ, nhặt những quả thông.
+ Đột nhiên bị một quả thông rụng vào đầu, vấp chân ngã.
– Thái độ của các loài vật:
+ Con sáo: Hét thật to trêu chọc. “Ê gấu, chân vòng kiềng/ Giẫm phải đuôi à nhóc!”.
+ Cả đàn 5 con thỏ: Núp trong bụi hùa theo, hét thật to “Đến xấu!”.
+ Tất cả: đều chê bai “Gấu con chân vòng kiềng/ Đi dạo trong rừng nhỏ…”
– Nhận xét: Số lượng động vật chê bai tăng dần
=>Suy nghĩ ác ý cảu một người đã lan ra rất nhiều người, sự ác ý xuất phát từ những điều nhỏ nhất.
2. Diễn biến tâm lí của gấu con
– Diễn biến tâm trạng hợp lý: vui vẻ, yêu đời => tủi thân, uất ức, xấu hổ =>bình tâm, kiêu hãnh, tự hào, nhận thấy vòng kiều không có gì là xấu
.- Lời nói của mẹ đã động viên, giúp gấu con hiểu ra và tự hào về bản thân  sự ấm áp của tình yêu thương gia đình.
– Nghệ thuật:
+ Tác giả sử dụng các từ láy “líu lo”, “luống cuống” góp phần làm nổi bật tâm trạng, cảm xúc của gấu con.
+ Biện pháp tu từ hoán dụ  “Vòng kiềng giỏi nhất vùng/ Chính là ông nội đấy!”
III. Tổng kết
1. Nội dung – Ý nghĩa
Gấu con chân vòng kiềng nêu lên vấn đề về ngoại hình của con người. Bài thơ khẳng định ngoại hình không quan trọng và không nên đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài.
2. Nghệ thuật
– Thể thơ năm chữ cùng các biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ, hoán dụ,…

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

  1. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
  2. Nội dung: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  4. Tổ chức thực hiện:

– GV phát đề cho HS, yêu cầu HS tự hoàn thành BT.

I. Trắc nghiệm

1. Những sự việc sau có được kể trong bài thơ hay không? Khoanh tròn vào có (C) hoặc không (K) với từng trường hợp.

Sự việcCó hay không
1. Gấu con đi dạo vui vẻ trong khu rừng.C – K
2. Gấu con gặp tai họa khi đi chơi.C – K
3. Các bạn trong khu rừng chê cười gấu con.C – K
4. Gấu con buồn tủi vì biết mình xấu xí.C – K
5. Gấu con đã hiểu vấn đề sau khi nghe mẹ nói.C – K

2. Dòng thơ nào thể hiện rõ tâm trạng của gấu con khi đi dạo trong rừng?

A. Gấu con chân vòng kiềng.B. Đi dạo trong rừng nhỏ,
C. Nhặt những quả thông già,D. Hát líu lo, líu lo.

3. Em hiểu như thế nào về lời chê “chân vòng kiềng”?

A. Chân bị cong nên bước đi không đẹp

B. Chân bị to tròn nên bước đi khó khăn

C. Hai chân dài ngắn không đều nhau

D. Hai chân đều ngắn, chân dài mới đẹp

4. Gấu con có những suy nghĩ, hành động nào thể hiện sự khổ tâm của mình?

(1) Muốn mẹ xử lí những người bạn xấu

(2) Cảm thấy xấu hổ về ngoại hình của mình

(3) Bi quan, không muốn sống nữa

(4) Trốn tránh, tủi thân khóc một mình

A. (1) – (2) – (3)B. (1) – (3) – (4)
C. (1) – (2) – (4)C. (2) – (3) – (4)

5. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Cả khu rừng này chê/ Chân vòng kiềng xấu, xấu!”?

A. Nhân hóa và hoán dụB. Nhân hóa và điệp ngữ
C. Hoán dụ và điệp ngữD. Hoán dụ và liệt kê

6. Lời an ủi và cách giải thích cho thấy mẹ gấu là người như thế nào?

A. Rất hiền hậu và dịu dàngB. Rất yêu con và thông minh
C. Rất lạc quan và hiểu biếtD. Rất hài hước và kho léo

7. Lời giải tích của mẹ gấu về “chân vòng kiềng” của gấu con có ý gì?

A. Vốn rất đẹp nhưng cá bạn chưa nhận ra

B. Là dấu hiệu của những người giỏi giang

C. Cũng bình thường như mọi người trong gia đình

D. Có sự khác biệt nhưng rất nhiều lợi ích.

8. Tâm trạng của gấu con ở khổ thơ cuối chứng tỏ:

A. Gấu con biết tự tạo ra sự vui vẻ cho bản thân

B. Gấu con đã hiểu vấn đề, không còn mặc cảm về mình

C. Gấu con rất vô tư nên dễ quên những việc đã xảy ra

D. Gấu con đã biết bản chất không tốt của những người bạn.

9. Những yếu tố nào góp phần tạo nên sự thú vị của bài thơ?

(1) Bài thơ là một câu chuyện nhẹ nhàng nhưng mang ý nghĩa sâu sắc

(2) Tạo được những chi tiết bất ngờ, cảm động

(3) Lời thơ giản dị, trong sáng, dễ hiểu

(4) Bài thơ đan xen các yếu tố tự sự, miêu tả

A. (1) – (2) – (3)B. (2) – (3) – (4)
C. (1) – (3) – (4)D. (1) – (2) – (4)

10. Bài thơ khuyên chúng ta điều gì? Hãy khoanh tròn vào đúng (Đ) hoặc sai (S) với từng trường hợp sau:

Lời khuyênĐúng hay sai
1. Hãy giúp đỡ bạn bè khi họ gặp khó khănĐ – S
2. Hãy tự tin vào bản thân mìnhĐ – S
3. Cần tôn trọng sự khác biệtĐ – S
4. Cần biết đồng cảm với những người kém may mắnĐ – S

II. Tự luận

1. Giải thích vì sao bài thơ này được cho là bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả.

2. Trong bài thơ có cảnh sáo và thỏ trêu chọc gấu con. Em có nhận xét gì về hành động này?

3. Em có thiện cảm với nhân vật nào trong bài thơ? Vì sao?

4. Khổ thơ cuối mang đến cho em cảm xúc như thế nào? Hãy lí giải cụ thể.

5. Em có điều gì chưa hài lòng về ngoại hình của mình không? Nếu có một người trêu chọc, chê em về điều đó, em nên xử lí thế nào?

👉Gợi ý đáp án:

Trắc nghiệm

Câu23456789
Đáp ánDADABCBC

Câu 1. 1 – C, 2 – K, 3 – C, 4 – K, 5 – C.

Câu 10. 1 – S, 2 – Đ, 3 – Đ, 4 – S.

Tự luận

  1. HS cần lí giải bằng cách đưa ra được một số yếu tố tự sự, mêu tả trong bài thơ. Những yếu tố tự sự thể hiện ở: sự xuấ hiện của các nhân vật gấu con, mẹ gấu con, sáo, thỏ; câu chuyện gấu con dạo chơi vui vẻ trong rừng và bị nhóm bạn chê cười vì đôi chân vòng kiềng. Gấu buồn tủi chạy về mách mẹ rồi khóc một mình. Sau khi được mẹ giải thích, gấu con hiểu ra và vui vẻ trở lại,… Yếu tố miêu tả thể hiện ở: một số câu thơ/ hình ảnh như “Hát líu lo, líu lo/…”, “Gấu luống cuống vướng chân/ Và gã nghe cái bộp”,… đã khắc họa rõ nét tâm trạng, hình dáng của gấu con trong những tình huống cụ thể.
  2. HS có thể đưa ra những nhận xét khác nhau nhưng cần thể hiện được nhận thức đúng về hành động của các bạn sáo và thỏ trong bài thơ. Lấy một đặc điểm khác biệt về ngoại hình của người khác làm cái cớ để trêu chọc họ là không tốt. Điều đó khiến cho họ có thể mặc cảm, xấu hổ. Và điểm khác biệt đó chưa hẳn đã là xấu, vì cách đánh giá nhìn nhận cảu mỗi người có thể khác nhau,… Hơn nữa, nếu đặc điểm đó có đúng là xấu thì cũng không nên trêu chọc họ bởi ngoại hình không quan trọng bằng tính cách, tâm hồn của mỗi người.
  3. HS có thể chọn một trong hai nhân vật gấu con, mẹ gấu con để thể hiện quan điểm của mình và có lí giải phù hợp bằng những dẫn chứng minh họa trong bài thơ. Nếu lựa chọn nhân vật gấu con, cần chỉ ra được những đặc điểm như hồn nhiên, ngây thơ, ngoan ngoãn, được tác giả miêu tả rất sống động (giống hệ tính cách của một em bé),… Nếu lựa chọn nhân vật mẹ gấu cần làm rõ sự gần gũi, thân thiệt (trong khi dỗ dành gấu con), thông minh (khi giải thích cho gấu con hiểu) và trên hết đó là tình yêu thương con rất tự nhiên, rất nồng nàn,…
  4. HS cần xác định đúng cảm xúc tích cực được gợi ra ở khổ thơ cuối của bài thơ. Đó là niềm vui khi thấy gấu con đã bình tâm, hân hoan trở lại. Đặc biệt là gấu con đã rất lạc quan tự tin vào bản thân mình mà không buồn tủi, tự ti như trước đó nữa. Đó cũng có thể là niềm tin mà bài thơ đã gợi ra cho em: niềm tin vào chính bản thân mình, niềm tin vào những người thân yêu luôn bên cạnh mình, hiểu mình và cùng mình vượt qua những lúc buồn tủi trong cuộc sống,…
  5. HS nên chia sẻ một cách cởi mở về câu hỏi này. Thường thì ai cũng sẽ có một vài điều gì đó chưa hài lòng về ngoại hình của mình (chưa cao, còn hơi béo, mũi tẹt, mắt cận,…). Và tập giải quyết tình huống như gấu con trong bài thơ đã học theo hướng tích cực: không đau khổ, tủ thân mà tự tin, khéo léo, hài hước ứng đáp để thể hiện rằng: những hạn chế đó là bình thường, không có gì quá quan trọng, mình vẫn vui vẻ chấp nhận,…

Sơ Đồ Tư Duy Gấu Con Chân Vòng Kiềng

Sưu tầm các mẫu sơ đồ tư duy Gấu con chân vòng kiềng, xem ngay bạn nhé!

Sơ Đồ Tư Duy Gấu Con Chân Vòng Kiềng Chi Tiết
Sơ Đồ Tư Duy Gấu Con Chân Vòng Kiềng Chi Tiết
Sơ Đồ Tư Duy Gấu Con Chân Vòng Kiềng Dễ Hiểu
Sơ Đồ Tư Duy Gấu Con Chân Vòng Kiềng Dễ Hiểu
Sơ Đồ Tư Duy Gấu Con Chân Vòng Kiềng
Sơ Đồ Tư Duy Gấu Con Chân Vòng Kiềng

Đọc hiểu bài thơ🔻 Đánh Thức Trầu 🔻 Nội Dung, Giá Trị, Đọc Hiểu

5 Mẫu Cảm Nhận Bài Thơ Gấu Con Chân Vòng Kiềng Hay Nhất

Chia sẻ cho bạn 5 mẫu cảm nhận bài thơ Gấu con chân vòng kiềng hay hất.

Mẫu Cảm Nhận Bài Thơ Gấu Con Chân Vòng Kiềng Hay – Mẫu 1

Bài thơ “Gấu con chân vòng kiềng” của U-xa-chốp đã để lại một bài học ý nghĩa.

Bài thơ viết về chú gấu con đang vào rừng đi dạo. Bỗng nhiên, có quả thông rụng vào đầu kiến gấu con luống cuống và bị ngã. Bắt gặp cảnh đó, con sáo đang đậu trên cành cây đã cất tiếng trêu chọc.

Không chỉ vậy, tác giả còn đưa thêm chi tiết cả đang thỏ cũng chê bai đôi chân vòng kiềng thật xấu xí. Điều đó khiến cho gấu con cảm thấy tất cả mọi người đang cười chê mình. Gấu con cảm thấy vô cùng buồn bã, trở về mách mẹ.

Khi nghe con kể lại mọi chuyện, gấu mẹ đã rất ngạc nhiên. Và gấu mẹ đã chứng minh rằng đôi chân vòng kiềng không hề xấu, mà đối với họ nhà gấu đó là một vẻ đẹp, cả ông nội gấu – người giỏi nhất vùng cũng sở hữu đôi chân đó. Nhờ vậy, gấu con có thể cảm thấy tự hào, vui vẻ vì hơn để rồi gấu con lại vào rừng đi dạo, vui vẻ hét thật to: “Chân vòng kiềng là ta/Ta vào rừng đi dạo!”.

Qua câu chuyện về đôi chân vòng kiềng của gấu con, tác giả muốn nhắc đến vấn đề ngoại hình trong cuộc sống – một yếu quan quan trọng, nhưng không phải là yếu tố quyết định tất cả. Mỗi người không nên lấy ngoại hình của người khác để trêu chọc, chê bai.

Con người sinh ra vốn không hoàn hảo, đều sẽ có cái đẹp và cái xấu – điều đó cần nhận được sự tôn trọng của mọi người xung quanh. Những lời trêu chọc cũng sẽ vô tình gây ra sự tổn thương cho người khác, khiến họ trở nên tự tin hơn. Một bài học rất ý nghĩa trong cuộc sống ngày hôm nay dành cho mỗi người.

Mẫu Cảm Nhận Bài Thơ Gấu Con Chân Vòng Kiềng Hay Đặc Sắc – Mẫu 2

Mỗi lần đọc bài thơ “Gấu con chân vòng kiềng”, em đều cảm thấy đồng cảm sâu sắc với nhân vật gấu con.

Gấu con có một đôi chân vòng kiềng. Đôi chân ấy đã trở thành lí do để sáo và thỏ buông lời chê bai gấu “Ê gấu, chân vòng kiềng/ Giẫm phải đuôi à nhóc!”, “- Gấu con chân vòng kiềng!/ Hét thật to – đến xấu”. Lời nói ấy thỏa mãn được sự hả hê, sung sướng của sáo và thỏ nhưng lại làm tổn thương sâu sắc đến chú gấu tội nghiệp.

Gấu con vô cùng xấu hổ, khóc nức nở và nấp sau cánh tủ, than vãn rằng: “- Cả khu rừng này chê/ Chân vòng kiềng xấu, xấu!”. Gấu con thật tội nghiệp làm sao! Tuy nhiên, gấu nhanh chóng lấy lại được sự tự tin của mình nhờ những lời động viên, an ủi của mẹ: “- Chân của con rất đẹp,/ Mẹ luôn thấy tự hào!/ Chân mẹ vòng kiếng nhé,/ Cả chân bố cũng cong,/ Vòng kiềng giỏi nhất vùng/ Chính là ông nội đấy”.

Chỉ với một dung lượng ngắn cùng sự đan xen giữa yếu tố miêu tả, tự sự, tác giả đã gửi gắm cho chúng ta thật nhiều bài học ý nghĩa.

Qua bài thơ, em nhận thấy được thái độ phê phán của nhà thơ đối với những kẻ chuyên lấy ngoại hình của người khác để mua vui, giễu cợt. Đồng thời, bài thơ còn nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của cách ứng xử, giao tiếp trong cuộc sống. Lời nói có thể chữa lành một người nhưng cũng có thể làm tổn thương ai đó . Chính vì vậy, chúng ta cần phải khéo léo, tránh gây tổn hại đến mọi người.

Mẫu Cảm Nhận Bài Thơ Gấu Con Chân Vòng Kiềng Chọn Lọc – Mẫu 3

Tình cảnh đáng thương, tội nghiệp của chú gấu trong bài thơ “Gấu con chân vòng kiềng” đã để lại cho em nỗi cảm thương, đồng cảm sâu sắc.

Sinh ra với đôi chân vòng kiềng, gấu con luôn bị các loài vật khác cười chê. Chỉ vì không may vấp ngã do quả thông rơi trúng đầu, gấu bị sáo và thỏ trêu chọc không thương tiếc “- Ê gấu, chân vòng kiềng/ Giẫm phải đuôi à nhóc!”, “- Gấu con chân vòng kiềng!/ Hét thật to – đến xấu”.

Hành động của sáo và thỏ chỉ thỏa mãn được cảm xúc nhất thời nhưng không hề biết rằng, lời nói ấy đã khiến cho gấu tủi thân, xấu hổ đến nhường nào.

Không biết phải làm gì, gấu chỉ còn cách trở về nhà mách mẹ rồi nấp sau cánh tủ khóc thật to. Tuy nhiên, những lời nói của mẹ nhanh chóng xoa dịu được cảm xúc đó của gấu. Gấu “bình tâm trở lại ngay./ Ra rửa sạch chân tay,/ Rồi ngồi ăn bánh mật.”.

Câu chuyện trong bài thơ mặc dù đơn giản nhưng lại ẩn chứa nhiều bài học nhân văn, ý nghĩa. Qua tác phẩm, em thấy được thái độ phê phán của tác giả đối với những người chuyên mỉa mai, trêu chọc người khác.

Ngoài ra, bài thơ còn nhắc nhở chúng ta về lòng nhân hậu cùng sự tự tin trong cuộc sống. Khi thấy người khác khó khăn, ta nên lại gần giúp đỡ. Đồng thời, rèn luyện cho mình thái độ bản lĩnh, kiên cường, không bị tác động bởi những lời nhận xét, bàn tán của mọi người.

Bên cạnh nét độc đáo về mặt nội dung, bài thơ còn thu hút em bởi sự hấp dẫn của các yếu tố nghệ thuật. Đó chính là sự đan xen giữa yếu tố tự sự và miêu tả; hình ảnh thơ trong sáng. Tất cả đã tạo nên một tác phẩm đặc biệt, gần gũi với trẻ em.

Mẫu Cảm Nhận Bài Thơ Gấu Con Chân Vòng Kiềng Ngắn Hay – Mẫu 4

Câu chuyện giản đơn nhưng chứa đựng biết bao bài học ý nghĩa trong bài thơ “Gấu con chân vòng kiềng” đã để lại cho em nhiều xúc cảm, suy nghĩ. Để mở ra câu chuyện đầy hấp dẫn, tác giả đã đặt nhân vật gấu con vào một hoàn cảnh tương đối điển hình.

Khi đang thong dong trong rừng, gấu con không may bị quả thông rơi trúng đầu và vấp ngã. Khác với suy nghĩ của em, gấu con không những không nhận được sự trợ giúp của các loài vật xung quanh mà còn bị trêu chọc bởi đôi chân vòng kiềng.

Cả sáo và thỏ đều lấy khuyết điểm của gấu con để giễu nhại, bàn tán. Đây là một hành động vô cùng xấu xí và đáng lên án. Chính điều này đã khiến gấu con xấu hổ mà chạy về mách mẹ rồi nấp sau cánh tủ òa khóc thật lớn.

Thế nhưng, sau khi nghe những lời khuyên nhủ, dỗ dành của mẹ “Chân của con rất đẹp,/ Mẹ luôn thấy tự hào!”, gấu con đã dần bình tĩnh trở lại, “Ra rửa sạch chân tay,/ Rồi ngồi ăn bánh mật”. Gấu bước từng bước đầy kiêu hãnh, không còn bận tâm, ngại ngần.

Như vậy, bằng sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố tự sự và miêu tả cùng thể thơ năm chữ ngắn gọn và hình ảnh thơ quen thuộc, gần gũi, tác giả đã phê phán những kẻ luôn chê bai, dè bỉu ngoại hình của người khác.

Qua bài thơ, em cũng nhận ra được sự quan trọng của việc tự tin. Chỉ khi chúng ta tự tin thì mọi lời chê bai của người khác cũng “nhẹ tựa lông hồng”.

Mẫu Cảm Nhận Bài Thơ Gấu Con Chân Vòng Kiềng Tiêu Biểu – Mẫu 5

Bài thơ “Gấu con chân vòng kiềng” đã đem đến cho người đọc một bài học ý nghĩa.

Tác phẩm kể về việc một chú gấu con trong bài thơ đang vào rừng đi dạo. Bỗng nhiên, một quả thông rụng vào đầu khiến chú luống cuống và bị ngã. Chị sáo tình cờ ngang qua thấy vậy liền trêu chọc. Đàn thỏ cũng nhanh nhảu hùa theo, chê gấu có đôi chân vòng kiềng. Điều đó khiến gấu con cảm thấy xấu hổ, buồn bã trở về nhà mách mẹ.

Sau nghi nghe con kể, gấu mẹ rất ngạc nhiên, và nói với gấu con: “Vòng kiềng giỏi nhất vùng/Chính là ông nội đấy” để chứng minh rằng chân vòng kiềng không xấu, cả bố mẹ và ông nội – người giỏi nhất vùng cũng có đôi chân như vậy.

Chính vì điều đó, gấu con có thể cảm thấy tự hào, vui vẻ vì hơn để rồi gấu con lại vào rừng đi dạo, vui vẻ hét thật to: “Chân vòng kiềng là ta/Ta vào rừng đi dạo!”. Qua đó thấy rằng gấu con đã hiểu được những lời mẹ khuyên, nhận ra đôi chân vòng kiềng không hề xấu mà còn tự hào hơn.

Bài thơ gửi gắm thông điệp về vai trò của ngoại hình trong cuộc sống. Đó là một yếu tố quan quan trọng, nhưng không phải là yếu tố quyết định tất cả. Và chúng ta không nên trêu chọc về ngoại hình của người khác. Bởi không ai sinh ra đã đẹp đẽ, hoàn hảo. Lời trêu chọc sẽ vô tình gây ra sự tổn thương, khiến họ trở nên tự tin hơn.

Tham khảo thêm tác phẩm🌻 Thương Nhớ Bầy Ong 🌻 Nội Dung, Nghệ Thuật

Viết một bình luận