Mong Ước Của Ngựa Con: Nội Dung Truyện + Ý Nghĩa + Giáo Án

Mong Ước Của Ngựa Con ❤️️ Nội Dung Truyện, Ý Nghĩa, Giáo Án ✅ Nếu Bố Mẹ Chưa Biết Đọc Truyện Gì Cho Bé Nghe Vậy Thì Có Thể Tham Khảo Câu Chuyện Bên Dưới.

Nội Dung Truyện Mong Ước Của Ngựa Con

Cùng Thohay.vn tìm hiểu thêm câu chuyện Mong Ước Của Ngựa Con dưới đây nhé.

Ngựa con sống yên bình bên cha ở một thung lũng có nhiều cỏ non. Một hôm, ngựa con nói với ngựa cha:

– Ở đây buồn chán quá, chẳng có gì vui. Con muốn đi nơi khác.

Ngựa cha đáp:

– Nếu con muốn như vậy, thì ta sẽ rời khỏi đây.

Hôm sau, hai cha con nhà ngựa lên đường. Đi ròng rã suốt ngày, vượt qua những dãy núi cao, hai cha con đi đến một nơi chỉ toàn nhà cửa, phố xá. Trời đã tối, nhưng hai cha con vẫn chưa tìm được cỏ để ăn, nước để uống. Cả hai đều mệt, đói và khát.

Ngựa cha bèn dẫn ngựa con theo đường tắt mà đi. Đến khuya thì cả hai cha con đến nơi ấy. Ngựa con ngửi thấy mùi cỏ non thơm ngát. Cậu vừa gặm cỏ, vừa nói với cha:

– Con muốn ở lại đây, cha ạ.

Trời hửng sáng, ngựa con lúc này mới nhận ra nơi đây chính là quê nhà mà mình đã rời bỏ. 

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Bữa Cơm Gia Đình Lớp 1 ❤️️Nội Dung, Giáo Án, Soạn Bài Tập

Tranh Minh Họa + Hình Ảnh Câu Chuyện Mong Ước Của Ngựa Con

Mong ước của ngựa con lớp 1
Mong ước của ngựa con lớp 1

Giáo Án Kể Chuyện Mong Ước Của Ngựa Con

Giáo Án Kể Chuyện Mong Ước Của Ngựa Con.

I MỤC TIÊU

1. Năng lực

–    Phát triển năng lực đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một VB tự sự ngân và đơn giản, kể lại một trải nghiệm của người kể ở ngôi thứ ba ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB ; quan sát , nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát ,
–    Phát triển năng lực viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện của dựa vào những từ ngữ cho sản và viết lại đúng cầu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn .
–    Phát triển năng lực nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

2. Phẩm chất

Phát triển ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường thiên nhiên, khả năng làm việc nhóm, khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi .

II .CHUẨN BỊ

–   SGK, vở bài tập

–  máy tính có phần mềm phù hợp, màn hình tivi.

–  Tranh câu chuyện 

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh

1.Luyện tập nghe và nói:

* Mục tiêu: Phán đoán được tên câu chuyện dựa vào tên truyện Mong ước của ngựa con, tên chủ đề Làng quê yên bình và tranh minh họa.
* Cách tiến hành:

– Mời HS đọc tên truyện.
– GV cho HS quan sát tranh minh họa, từ ngữ trong tranh để thảo luận với bạn về nội dung câu chuyện:
+ Truyện có những nhân vật nào?
+ Ngựa con muốn làm gì?
+ Ngựa con đã đi đến đâu?
+ Chuyện gì đã xảy ra với ngựa con?
+ Kết thúc câu chuyện thế nào?
– GV giới thiệu bài mới.

2.Luyện tập nghe kể chuyện và kể chuyện:

* Mục tiêu: Kể từng đoạn của câu chuyện, thực hành đóng vai để kể toàn bộ câu chuyện.
* Cách tiến hành:

– GV kể mẫu lần 1 toàn bộ câu chuyện.
– GV kể mẫu lần 2 theo từng đoạn.
– GV nhắc HS dùng cụm từ gợi ý dưới mỗi tranh để ghi nhớ nội dung truyện.
– GV cho HS kể từng đoạn theo nhóm đôi.
– Sau đó mời đại diện nhóm kể trước lớp.
– GV là người dẫn truyện, cho HS đóng vai ngựa con, ngựa cha.
– GV hỏi:
+ Theo các em, cuối cùng ngựa con có ở lại quê mình không? Vì sao?
+ Em học được điều gì qua câu chuyện trên?
– GV nhận xét.

3. Hoàn thiện câu và viết câu vào vở.

–  Hình thức: Cả lớp, nhóm, cá nhân.
–  Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp; Động não; Hoạt động nhóm.
–  Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; Chia nhóm;
–  GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.

4. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh.

Hình thức: Cả lớp, nhóm, cá nhân.

– Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp; Động não; Hoạt động nhóm.
– Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; Chia nhóm;

*Nhận xét đánh giá kỹ năng quan sát, kỹ năng hợp tác nhóm, giải quyết vấn đề

5. Viết chính tả

–  Hình thức: cá nhân.
–  Phương pháp: Thực hành
–  Kĩ thuật dạy học:Trình bày
–  GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.

6. Củng cố,dặn dò

–   Nhận xét, đánh giá sự tiến bộ của HS trong quá trình tiếp thu bài học.         
–   Mục tiêu: Ôn lại kiến thức cũ
–  HS đọc lại bài  đọc: vừa mới học 
–  Mời HS nhận xét tiết học
–  GV nhận xét, khen ngợi HS. Dặn dò HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi.      

Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Cả Nhà Đi Chơi Núi ❤️️ Nội Dung, Giáo Án, Soạn Bài Tập

Viết một bình luận