Chị Sẽ Gọi Em Bằng Tên ❤️️ Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích ✅ Tham Khảo Tóm Tắt, Bố Cục, Giáo Án, Sơ Đồ Tư Duy, Ý Nghĩa Nhan Đề.
NỘI DUNG CHÍNH
Về Tác Phẩm Chị Sẽ Gọi Em Bằng Tên
Về tác phẩm Chị sẽ gọi em bằng tên, tác phẩm này của Giắc Can-Phiu & Mác Vích-To Han-Xen được viết theo thể loại truyện ngắn.
Qua câu chuyện này, các tác giả muốn đưa đến cho độc giả bài học về sự cảm thông, chia sẻ và yêu thương mọi người xung quanh (đặc biệt là những người khiếm khuyết).
Xuất Xứ Và Hoàn Cảnh Sáng Tác Chị Sẽ Gọi Em Bằng Tên
Đôi nét về xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác Chị sẽ gọi em bằng tên giúp bạn hiểu rõ hơn về tác phẩm:
- Trích Tình yêu thương gia đình, bộ sách Hạt giống tâm hồn, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2018.
- Qua tác phẩm, tác giả muốn truyền tải thông điệp chúng ta cần phải biết yêu thương, trân trọng, chia sẻ và thấu hiểu với những người thân trong gia đình. Bởi họ là những người luôn sẵn sàng dang rộng vòng tay mỗi khi chúng ta vấp ngã hay thành công.
Xem thêm về tác phẩm 💌 Lao Xao Ngày Hè 💌 Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích
Nội Dung Truyện Ngắn Chị Sẽ Gọi Em Bằng Tên
Trước khi đi sâu tìm hiểu về truyện Chị sẽ gọi em bằng tên, hãy cùng Thohay.vn đọc nội dung truyện ngắn Chị sẽ gọi em bằng tên đầy đủ sau đây.
Em trai tôi là một cậu bé có đôi mắt to đen láy. Nơi em có một điều gì đó vừa lạ lùng vừa e dè. Em không giống những đứa trẻ khác. Em không hiểu được những câu chuyện đùa, em phải mất rất nhiều thời gian mới học những điều cơ bản, và em hay bật cười chẳng vì lí do gì.
Em là một đứa trẻ khá bình thường cho đến khi em vào lớp Một. Năm đó, cô giáo than phiền rằng em hay cười trong lớp và phạt em ngồi ngoài hành lang. Những lúc bị phạt, em cứ ngồi ngắm nghía các viên gạch hai màu dưới chân mình. Năm tiếp theo, em làm một bài kiểm tra và kết quả cho thấy em cần được chuyển sang lớp giáo dục đặc biệt.
Càng lớn tôi càng ghét em mình. Khi tôi đi cùng em, mọi người đều nhìn chằm chằm vào chúng tôi, không phải vì vẻ ngoài của em khác người mà vì ở em toát lên điều gì đó khiến người ta chú ý. Đôi khi tôi nghiến răng giận dữ và ước em được bình thường như bao đứa trẻ khác.
Tôi thường trừng mắt nhìn em để doạ em sợ. Mỗi khi ánh mắt tôi chạm phải ánh mắt em, tôi hay nói lớn: “Nhìn cái gì?”. Những lúc như vậy em chỉ nhanh chóng quay đi và nói khẽ: “Dạ không có gì”. Tôi cũng hiếm khi gọi em bằng tên mà đặt cho em đủ thứ biệt danh xấu xí.
Bạn bè tôi thường nói rằng tôi đang đối xử tệ với em mình nhưng tôi gạt phắt đi vì nghĩ các bạn cũng đối xử với em mình như thế. […] Đôi khi tôi tỏ ra tốt bụng với em trước mặt bạn bè, và sau khi họ ra về thì mọi chuyện lại đâu vào đấy.
Sự lạnh lùng và ghét bỏ của tôi đối với em mình cứ lớn dần cho đến một ngày hè năm trước. Hôm ấy, cả cha mẹ tôi đều vắng nhà và tôi có một cuộc hẹn khám nha sĩ, thế là tôi đành phải dắt em theo. Đó là một buổi chiều tháng bảy ấm áp. Khi mùa xuân đi không còn nhận thấy hương thơm tươi mát của cỏ cây mà thay vào đó là một cảm giác trống vắng khi hạ về. Khi chị em tôi đang rảo bước trên vỉa hè, tự nhiên tôi muốn nói chuyện với em.
Tôi hỏi mùa hè của em thế nào, kiểu xe yêu thích của em là gì và em có dự định gì cho tương lai. Câu trả lời của em tuy hơi nhàm chán nhưng tôi vẫn lắng nghe chăm chú. Hoá ra tôi có một đứa em trai mê xe Ca-đi-lắc (Cadillac), mơ ước trở thành kĩ sư hoặc doanh nhân và thích nghe loại nhạc mà em gọi là Rap (nhưng sau đó, em lại dẫn chứng nhóm “E-rô-xơ-mít” (Aerosmith) — một ban nhạc Rock). Lần đầu tiên, tôi nhận ra em trai mình là một người đầy hoài bão, tốt bụng, thân thiện, cởi mở và hoạt ngôn.
Trong cái buổi chiều nhạt nắng ấy, hai chị em tôi đã có một cuộc trò chuyện thật đặc biệt – cuộc trò chuyện mở ra một khởi đầu mới cho mối quan hệ của chúng tôi.
Một tuần sau, gia đình tôi có một chuyến đi du lịch. Tôi ngồi ở băng ghế sau, say mê đọc quyển tiểu thuyết yêu thích trong khi cha và em trai tôi ngồi ghế trước trò chuyện. Những lời em nói khiến tôi chú ý và tôi vừa giả vờ chăm chú đọc sách vừa lắng nghe cuộc trò chuyện của hai người. em kể với cha: “Tuần trước con với chị đi bộ ra trạm xe buýt. Tụi con đã nói chuyện với nhau rất vui, và chị tốt với con lắm”.
Những lời em nói thật chân thành và giản dị. Em không những không ghét tôi mà còn nghĩ tôi là một người chị tốt. Tôi gấp sách lại và nhìn chằm chằm vào bìa sách. Gương mặt của tác giả nhòe đi trong nước mắt của tôi.
Tôi không dám nói mối quan hệ hiện tại của chị em tôi là hoàn hảo. Tôi chỉ có thể nói rằng giờ đây tôi không còn trừng mắt nhìn em nữa. Tôi sẽ đi cùng em giữa chốn đông người mà không cảm thấy ngượng ngùng. Tôi sẽ dạy em học và chỉ em cách sử dụng máy vi tính. Tôi sẽ trò chuyện nhiều hơn với em – đó là những cuộc trò chuyện nhàm chán theo một cách dễ thương nhất. Và trên hết, tôi sẽ gọi em bằng cái tên Ê-ríc Ca-rơ-tơ (Eric Carter) cha mẹ đã đặt cho em thay vì những biệt danh xấu xí như trước đây.
Khám phá thêm bài 🔻 Đánh Thức Trầu 🔻 Nội Dung, Giá Trị, Đọc Hiểu
Tóm Tắt Chị Sẽ Gọi Em Bằng Tên
Đọc thêm bản tóm tắt Chị sẽ gọi em bằng tên ngắn gọn.
Nhân vật tôi có cậu em trai đặc biệt, tính cách lạ lùng, e dè, hay cười một mình vì những lý do không đâu. Cậu em trai còn học rất kém và phải chuyển sang lớp giáo dục đặc biệt. Nhân vật tôi rất ghét người em của mình, thường không bao giờ nói chuyện cùng và gọi em bằng những biệt danh xấu xí
Trong một lần đi khám răng tình cờ hai chị em nói chuyện với nhau nhân vật tôi hiểu rằng em mình là cậu bé rất tốt bụng, thân thiện cởi mở và hoạt ngôn. Vào chuyến đi du lịch cùng cả nhà em đã nói với bố rằng chị gái mình là người rất tốt bụng và yêu thương mình. Khi nghe thấy vậy, nhân vật tôi rất xúc động và hứa rằng sau này sẽ quan tâm yêu thương em nhiều hơn và gọi em bằng cái tên Eric Carter của mình.
Về Tác Giả Giắc Can-Phiu & Mác Vích-To Han-Xen
Sau đây là một số thông tin chính về tác giả Giắc Can-Phiu & Mác Vích-To Han-Xen.
a. Mark Victor Hansen
- Mark Victor Hansen sinh vào tháng 1, 1948. Ông là một diễn giả truyền cảm và nhiệt huyết, và còn là cha đẻ bộ sách “Chicken Soup for the Soul” nổi tiếng cùng với Jack Canfield.
- Là một diễn giả tâm huyết, ông đã thực hiện nhiều cuộc nói chuyện ở nhiều quốc gia về đề tài cuộc sống, cách tìm kiếm sức mạnh tinh thần và động lực sống. Ông đã từng trò chuyện trên các chương trình nổi tiếng như Oprah, CNN và The Today Show, ngoài ra còn là gương mặt trang bìa của tạp chí Time, U.S News & World Report, USA Today, The New York Times.
b. Jack Canfield
- Jack Canfield sinh ngày 19/8/1944, là diễn thuyết gia nổi tiếng, tốt nghiệp đại học Harvard, nhận bằng cao học của đại học Massachusetts và học vị tiến sĩ của đại học Santa Monica. Năm 1973, ông được tổ chức Jaycees vinh danh là một trong mười người đàn ông xuất chúng của nước Mỹ.
- Jack là người sáng lập của nhiều tổ chức, tiêu biểu như Hội thảo chuyên đề về nhân phẩm ở Santa Barbara, Quỹ nghiên cứu về nhân phẩm ở Culver City, California và Tổ chức huấn luyện Canfield. Một trong những quyển sách gần đây nhất của ông, The Success Principles (2005) đã chia sẻ 64 bí quyết thành công trong cuộc sống, hay như quyển Law of Attraction (2007), ông đã san sẻ những quan điểm thấu đáo về định luật hấp dẫn, những kinh nghiệm thành công và cuộc sống đời tư của mình.
- Với kiến thức sâu rộng và lời nói đầy thuyết phục lôi cuốn, những buổi hội thảo về khám phá sức mạnh bản thân theo chủ đề sách do ông tổ chức đã thành công lớn mạnh. Vừa là một diễn giả và là một cố vấn huấn luyện, những chỉ dẫn của ông đã giúp rất nhiều người hiểu được giá trị bản thân để theo đuổi ước mơ.
Hai người là đồng tác giả tập Hạt giống tâm hồn (Chicken Soup for the Soul).
Cập nhật cho bạn đọc tác phẩm 🌻 Thương Nhớ Bầy Ong 🌻 Nội Dung, Nghệ Thuật
Ý Nghĩa Nhan Đề Tác Phẩm Chị Sẽ Gọi Em Bằng Tên
Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Chị sẽ gọi em bằng tên cụ thể như sau:
Nhan đề “Chị sẽ gọi em bằng tên” nói lên nhân vật chính trong tác phẩm đó là người chị và người em. Gợi mở lên một sự thay đổi trong thái độ của người chị đối với em. Chị sẽ gọi em bằng tên là câu chuyện về sự thay đổi cách nhìn nhận, đối xử của người chị với đứa em đặc biệt của mình.
Bố Cục Văn Bản Chị Sẽ Gọi Em Bằng Tên
Bố cục văn bản Chị sẽ gọi em bằng tên gồm 3 phần chính như sau:
- Phần 1 (Từ đầu đến … mọi chuyện lại đâu vào đấy): Người chị cư xử lạnh lùng, chán ghét với người em.
- Phần 2 (Tiếp theo đến … mối quan hệ của chúng tôi): Buổi trò chuyện thú vị của hai chị em.
- Phần 3 (Còn lại): Người chị hiểu, nhận ra tình cảm của người em dành cho mình.
Chia sẻ cho bạn đọc ⚡ Một Năm Ở Tiểu Học ⚡ Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích
Đọc Hiểu Tác Phẩm Chị Sẽ Gọi Em Bằng Tên
Nhất định đừng bỏ lỡ nội dung đọc hiểu tác phẩm Chị sẽ gọi em bằng tên.
1. Ấn tượng không tốt của nhân vật tôi và người em trai
– Với nhân vật tôi em mình là đứa trẻ không bình thường (không giống với những đứa trẻ khác)
– Em vừa lạ lùng vừa e dè, không hiểu được những câu chuyện đùa, phải mất nhiều thời gian mới học được những điều cơ bản, em hay cười trong lớp. Em phải chuyển sang lớp giáo dục đặc biệt.
– Càng lớn tôi càng ghét em mình, tôi hay trừng mắt dọa em và gọi em bằng những thứ biệt danh xấu xí.
– Dù bị các bạn nói rằng mình đang đối xử tệ với em nhưng tôi vẫn không nhìn ra lỗi lầm của mình.
→ Nhân vật tôi không hề yêu quý người em của mình chút nào.
2. Khởi đầu mới cho mối quan hệ của hai chị em
– Hoàn cảnh: Bố mẹ đi vắng, tôi có cuộc hẹn nha sĩ nên bắt buộc phải đưa em theo cùng.
– Thời gian: Vào một buổi chiều tháng 7 ấm áp.
– Khi đi trên vỉa hè tự nhiên tôi muốn nói chuyện với em và hai chị em đã chia sẻ với nhau rất nhiều điều.
– Lúc này, tôi mới nhận ra em mê xe Cadillac, ước mơ trở thành kỹ sư hoặc doanh nhân và thích nhạc Rap.
→ Nhận ra em trai mình thật nhiều hoài bão, tốt bụng, thân thiện và cởi mở.
3. Người em trai tốt bụng, đáng yêu và ngoan ngoãn.
– Hoàn cảnh: Trong chuyến đi du lịch cùng gia đình
– Nghe được những lời tâm sự của em trai với bố về mình rằng mình mình rất tốt và hai chị em rất yêu thương nhau. Gương mặt tôi nhòe đi trong nước mắt.
→ Nhận ra tấm lòng sự nhân hậu của em trai, tự hứa với bản thân sẽ đối xử với em thật tốt và gọi em bằng cái tên của em Eric Carter.
Giá Trị Tác Phẩm Chị Sẽ Gọi Em Bằng Tên
Sau đây là những giá trị tác phẩm Chị sẽ gọi em bằng tên.
Giá trị nội dung
- Chị sẽ gọi em bằng tên là câu chuyện về sự thay đổi cách nhìn nhận, đối xử của người chị với đứa em đặc biệt của mình.
- Qua câu chuyện, tác giả muốn đưa đến bài học về sự cảm thông, chia sẻ và yêu thương mọi người (đặc biệt là những người khiếm khuyết).
Giá trị nghệ thuật
- Nghệ thuật tự sự từ ngôi nhất đem lại tính chân thực cho câu chuyện.
Xem bài viết đầy đủ 🍀 Cô Gió Mất Tên 🍀 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích
Soạn Bài Chị Sẽ Gọi Em Bằng Tên Lớp 6
Tham khảo thêm gợi ý soạn bài Chị sẽ gọi em bằng tên lớp 6.
👉1. Vì sao người chị trong câu chuyện lại có thái độ lạnh lùng và ghét em trai mình?
Trả lời:
– Người chị trong truyện có thái độ lạnh lùng và ghét em trai mình vì em trai phải học lớp giáo dục đặc biệt và mỗi lần ra ngoài cùng em, cả hai đều bị người khác nhìn chằm chằm.
👉2. Điều gì đã mở ra một khởi đầu mới cho mối quan hệ của hai chị em?
Trả lời:
– Điều mở ra mối quan hệ mới cho hai chị em là cuộc nói chuyện đầy ngây ngô của người em với chị trên đường ra trạm xe buýt.
👉3. Vì sao người chị lại khóc?
Trả lời:
– Điều mở ra mối quan hệ mới cho hai chị em là cuộc nói chuyện đầy ngây ngô của người em với chị trên đường ra trạm xe buýt.
👉4. Qua câu chuyện trên, em học được cách cư xử với những người thân trong gia đình như thế nào?
Trả lời:
– Qua câu chuyện trên, em rút ra được rằng chúng ta nên đối xử với người thân trong gia đình phải thật tốt, thể hiện sự yêu thương, chia sẻ, không nên có thái độ lạnh lùng hay xa lánh.
Gợi ý cho bạn đọc ✨ Vừa Nhắm Mắt Vừa Mở Cửa Sổ ✨ Giá Trị Nội Dung Và Nghệ Thuật
Giáo Án Chị Sẽ Gọi Em Bằng Tên Lớp 6
Có thể bạn sẽ cần nội dung giáo án Chị sẽ gọi em bằng tên lớp 6.
KHỞI ĐỘNG
Trong gia đình của em, em có anh, chị , em không? Tình cảm của em với anh, chị, em mình như thế nào? Anh chị, em trong gia đình thường thể hiện sự quan tâm nhau bằng những cách nào?
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. TÌM HIỂU CHUNG
- Tác giả
- Mark Victor Hansen sinh vào 1/1948.
- Là một diễn giả tâm huyết, ông đã thực hiện nhiều cuộc nói chuyện ở nhiều quốc gia về đề tài cuộc sống, cách tìm kiếm sức mạnh tinh thần và động lực sống và còn là cha đẻ bộ sách “Chicken Soup for the Soul” nổi tiếng cùng với Jack Canfield.
- Jack Canfiel (19/81944), tại Hoa Kỳ, tốt nghiệp Thạc sĩ ngành tâm lý giáo dục tại Harvard, được công nhận là bậc thầy đào tạo từ trường Đại học Massachusetts Amherst.
- Năm 1973 ông được tổ chức Jaycees vinh danh là một trong mười người đàn ông xuất chúng của nước Mỹ.
- Tác phẩm
- Xuất xứ: In trong tập Tình yêu thương gia đình.
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất, người chị xưng “tôi”.
- Nhân vật chính trong truyện là người chị và em trai.
BỐ CỤC 3 PHẦN
- Phần 1: từ đầu đến “và em hay bật cười chẳng vì lí do gì”: Nhân vật tôi (chị gái) giới thiệu về người em trai.
- Phần 2: tiếp theo đến “nước mắt của tôi”: Thái độ lạnh lùng và ghét em trai mình vì em trai học lớp giáo dục đặc biệt.
- Phần 3: Còn lại: Người chị nhận ra sai lầm và càng yêu thương, quan tâm chăm sóc em trai mình.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
- Nhân vật người chị gái
Thảo luận nhóm
- Vì sao người chị trong câu chuyện lại có thái độ lạnh lùng và ghét em trai mình?
- Điều gì đã mở ra một khởi đầu mới cho mối quan hệ của hai chị em?
- Vì sao người chị lại khóc?
- Người chị có thái độ lạnh lùng và ghét em trai mình vì em trai Eric Carter học lớp giáo dục đặc biệt và mỗi lần ra ngoài cùng em, cả hai đều bị người khác nhìn chằm chằm.
- Điều mở ra mối quan hệ mới cho hai chị em là cuộc nói chuyện đầy ngây ngô của người em với chị trên đường ra trạm xe buýt.
- Người chị khóc vì em trai không những không ghét mà còn nghĩ chị là một người tốt.
- Nhân vật người em trai
THẢO LUẬN NHÓM
- Người em được miêu tả về hình dáng, tính cách như thế nào?
- Mọi người đối xử với cậu bé như thế nào?
- Khi được người chị quan tâm, hỏi han, tâm trạng của cậu bé thay đổi như thế nào?
- Qua các chi tiết trong truyện, em cảm nhận tình cảm của người em dành cho chị như thế nào?
Hình dáng
Đôi mắt to đen láy, thể hiện sự e dè.
Tính cách
Hồn nhiên, đầy hoài bão, tốt bụng, thân thiện, cởi mở và hoạt ngôn.
=> Mọi người đều nhìn chằm chằm vì em khác thường
– Dù bị chị mắng mỏ, quát nạt nhưng người em vẫn rất yêu quý chị.
=> Là người có tình cảm trong sáng, nhân hậu.
III. TỔNG KẾT
NỘI DUNG
Truyện kể về cách cư xử của chị em trong gia đình. Qua đó, truyện gửi gắm ý nghĩa để gia đình gắn kết, yêu thương nhau rất cần sự quan tâm, lắng nghe, chia sẻ của mọi thành viên.
NGHỆ THUẬT
– Ngôi kể thứ nhất tự nhiên, chân thật giúp nhân vật bộc lộ được những tâm trạng, cảm xúc chân thực, gây xúc động cho người đọc.
– Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sắc sảo.
IV. LUYỆN TẬP
Học xong truyện, em tự rút ra cho bản thân những bài học gì?
VẬN DỤNG
Theo em, chúng ta cần làm những gì để có gia đình hạnh phúc?
Về nhà
- Hoàn thành bài tập
- Chuẩn bị bài: Thực hành tiếng việt
Sơ Đồ Tư Duy Chị Sẽ Gọi Em Bằng Tên
Đừng bỏ lỡ sơ đồ tư duy Chị sẽ gọi em bằng tên.
Đón đọc thêm về 🌟 Ai Ơi Mồng 9 Tháng 4 🌟 Khám Phá Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích
4 Mẫu Phân Tích Chị Sẽ Gọi Em Bằng Tên Hay Nhất
Mời các bạn tham khảo 4 mẫu phân tích Chị sẽ gọi em bằng tên hay nhất.
Phân Tích Chị Sẽ Gọi Em Bằng Tên Ấn Tượng – Mẫu 1
Trong văn bản “Chị sẽ gọi em bằng tên”, nhà văn đã xây dựng nhân vật người chị có vai trò là người kể chuyện, bộc lộ những suy nghĩ và tình cảm với em trai.
Người em trong truyện là một cậu bé phát triển không được bình thường như bao đứa trẻ khác. Điều đó khiến cho người chị cảm thấy xấu hổ và chán ghét em trai của mình. Để rồi cô bé đã có những hành động như “nghiến răng giận dữ”, “trừng mắt nhìn em, dọa em sợ” và thậm chí là thường đặt ra những cái tên xấu xí cho em.
Nhưng sau buổi nói chuyện với em trai trên đường ra bến xe buýt, cô bé đã có những thay đổi trong suy nghĩ và hành động của mình. Nhân vật “tôi” nhận ra em trai cũng đầy hoài bão, tốt bụng, thân thiện, cởi mở và hoạt ngôn. Đặc biệt nhất là trong chuyến du lịch cùng gia đình, người chị đã tình cờ nghe được cuộc nói chuyện của em trai và bố.
Cô bé nhận ra tình cảm của em dành cho mình, và thấy cần phải thay đổi: sẽ đi cùng em giữa chốn đông người mà không cảm thấy ngượng ngùng, dạy em học và chỉ cách em sử dụng vi tính hay trò chuyện với em nhiều hơn và gọi em bằng cái tên Ê-ríc Ca-rơ-tơ thay vì những biệt danh xấu xí…
Như vậy, qua câu chuyện, tác giả muốn đưa đến cho chúng ta bài học về sự cảm thông, chia sẻ và yêu thương mọi người, đặc biệt là những người khiếm khuyết, có số phận không may trong cuộc sống.
Phân Tích Chị Sẽ Gọi Em Bằng Tên Đặc Sắc – Mẫu 2
Đến với văn bản “Chị sẽ gọi em bằng tên”, nhân vật người chị đã để lại nhiều ấn tượng. Với vai trò là một người kể chuyện, người chị đã xây đã bộc lộ những suy nghĩ và tình cảm đối với em trai – một cậu bé phát triển không được bình thường như bao đứa trẻ khác.
Điều đó đã khiến cho người chị cảm thấy xấu hổ, thậm chí chán ghét em trai. Những hành động như “nghiến răng giận dữ”, “trừng mắt nhìn em, dọa em sợ” hay “đặt ra những cái tên xấu xí” đã cho thấy sự lạnh lùng và ghét bỏ ngày càng lớn dần trong nhân vật này.
Nhưng nhờ có cuộc trò chuyện với em trai mà cô bé đã có những thay đổi trong suy nghĩ và hành động. Một lần, bố mẹ đều đi vắng, người chị có một cuộc hẹn với nha sĩ và phải dắt em trai đi cùng. Khi hai chị em đang dạo bước trên vỉa hè, người chị đã muốn trò chuyện với em.
Sau cuộc trò chuyện, cô bé nhận ra em trai cũng đầy hoài bão, tốt bụng, thân thiện, cởi mở và hoạt ngôn. Trong một chuyến du lịch với gia đình, người chị còn nghe thấy cuộc trò chuyện của em trai với bố. Người em không những không ghét chị mà còn nghĩ chị của mình rất tốt. Điều đó khiến người chị cảm động trước tình cảm của em trai dành cho mình.
Qua nhân vật người chị, chúng ta nhận ra cần phải biết yêu thương, trân trọng, chia sẻ và thấu hiểu với những người thân trong gia đình. Bởi họ là những người luôn sẵn sàng dang rộng vòng tay mỗi khi chúng ta vấp ngã hay thành công.
Phân Tích Chị Sẽ Gọi Em Bằng Tên Tiêu Biểu – Mẫu 3
Trong văn bản “Chị sẽ gọi em bằng tên”, tác giả đã khắc họa hình ảnh cậu em trai đặc biệt nhưng có nhều tính cách đẹp đẽ và gửi gắm đến mỗi chúng ta bài học về tình yêu thương trong gia đình. Cậu em trai trong câu chuyện là đứa trẻ kém may mắn khi cậu phải học lớp giáo dục đặc biệt và không phát triển bình thường được như những cậu bé khác.
Em thường hay tự cười trong lớp và có những hành động ngô nghê. Thế nhưng, cậu bé chậm phát triển ấy lại có những phẩm chất đáng quý, khiến người chị phải bật khóc hối hận và khiến chúng ta phải suy ngẫm. Đó là một cậu bé giàu lòng vị tha. Khi bị chị lạnh nhạt, ghét bỏ, cáu gắt, giận dỗi vô cớ với mình, cậu bé không ghét chị, những lúc sợ hãi, cậu chỉ nhẹ nhàng đáp “Da, không có gì!”.
Cậu không để tâm đến những ác ý của chị suốt nhiều ngày tháng nhưng lại lưu trữ kí ức đẹp đẽ chỉ thoáng qua phút chốc khi chị em cùng nhau ra bến xe buýt và cậu đã khoe với bố mẹ: “Chị tốt với con lắm”. Cậu bé ấy là cậu bé nhiều mơ ước khi cậu có đam mê với xe và mong ước trở thành kĩ sư hoặc doanh nhân hoặc thích nhạc Rap…
Và khi chị chia sẻ cùng mình, cậu trở nên cởi mở, vui vẻ nói về những khát khao của cậu. Cậu bé với sự hồn nhiên, ngây thơ, yêu thương, vị tha đã khiến người chị của mình nhìn nhận lại bản thân để thay đổi tốt hơn từng ngày. Và cậu bé ấy cũng cho người đọc chúng ta thấy rằng sự sẻ chia, thấu hiểu, vị tha, yêu thương chính là món quà quý giá của cuộc sống này.
Phân Tích Chị Sẽ Gọi Em Bằng Tên Nổi Bật – Mẫu 4
Nhân vật người chị trong văn bản “Chị sẽ gọi em bằng tên” là nhân vật để lại trong em nhiều suy nghĩ và bài học về cách cư xử trong cuộc sống. Người chị với vai trò kể chuyện đã dẫn dắt người đọc đi theo những suy nghĩ và thái độ của chính mình để từ đó, người đọc suy ngẫm và thức tỉnh ra nhiều điều.
Do em trai phát triển không được bình thường như những đứa trẻ khác nên người chị gái đã cảm thấy xấu hổ và càng lớn càng ghét em trai mình. Cô đã có những hành động không phải với em trai mình, cô nghiến răng giận dữ và ước em được bình thường.
Có lúc, cô bé còn trừng mắt nhìn em, dọa em sợ. Hiếm khi cô bé gọi em trai mình bằng tên mà thường đặt những cái tên xấu xí để gọi em mình. Và sau buổi nói chuyện trên đường ra xe buýt, hiểu được những mong ước của em trai và tấm lòng của em, cô bé đã có những thay đổi trong suy nghĩ và hành động của mình.
Mặc dù cậu bé có những câu trả lời hơi nhàm chán nhưng người chị vẫn lắng nghe chăm chú, đây là thái độ thể hiện sự trân trọng đối với em trai của mình. Suốt buổi trò chuyện đó, người chị chịu nói chuyện, chịu lắng nghe và không cáu giận và cô đã thay đổi cách nhìn về người em: đầy hoài bão, tốt bụng, thân thiện, cởi mở và hoạt ngôn.
Sau giọt nước mắt ân hận trên chuyến xe du lịch cùng gia đình, cô bé đã tự hứa mình sẽ đối xẻ tốt và thương yêu em vì cô nhận ra em mình là một cậu bé giàu lòng vị tha. Có thể nói, Chị sẽ gọi em bằng tên là câu chuyện về sự thay đổi cách nhìn nhận, đối xử của người chị với đứa em đặc biệt của mình.
Qua câu chuyện trên, tác giả muốn đưa đến cho độc giả một bài học về sự cảm thông, chia sẻ và yêu thương mọi người, đặc biệt là những người khiếm khuyết, có số phận không may trong cuộc sống.