Thơ Trần Hữu Thung ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ ✅ Gửi Đến Bạn Các Thông Tin Về Cuộc Đời, Sự Nghiệp Tác Giả Trần Hữu Thung.
NỘI DUNG CHÍNH
Tiểu Sử Cuộc Đời Tác Giả Trần Hữu Thung
Nhắc đến các nhà thơ trưởng thành từ Cách mạng thì không thể nào không nhắc đến Trần Hữu Thung. Hãy cùng tìm hiểu về tiểu sử cuộc đời tác giả Trần Hữu Thung ngay sau đây nhé!
- Trần Hữu Thung sinh ngày 26/7/1923, mất ngày 31/7/1999.
- Quê gốc: xã Diễn Minh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
- Từ 1944 đến 1948, Trần Hữu Thung hoạt động cách mạng tại quê, tham gia giành chính quyền, Chủ tịch Ủy ban hành chính xã, Trưởng ban quân sự xã.
- ừ 1948 – 1952, ông là Cán sự văn hóa văn nghệ của Tiểu ban văn hóa văn nghệ Liên khu IV.
- Từ 1952 đến 1953, ông là cán bộ tuyên truyền ở Thanh Hóa. 1954 – 1956, ông công tác tại Sở tuyên truyền Liên khu IV, phụ trách Chi hội văn nghệ Liên khu IV.
- Từ 1957 – 1959, ông là Ủy viên BCH Hội nhà văn Việt Nam. 1960 – I961, ông học trường Đảng Nguyễn Ái Quốc.
- Từ 1962 – 1965 : cán bộ Vụ văn nghệ Ban tuyên giáo TW.
- Từ 1965 – 1986: ông là Hội trưởng Hội văn nghệ Nghệ Tĩnh.
Chia sẻ thêm về🌿Thơ Hoàng Trung Thông 🌿 Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ
Sự Nghiệp Sáng Tác Nhà Thơ Trần Hữu Thung
Tổng hợp một số thông tin quan trọng về sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Trần Hữu Thung.
- Ông tham gia Cách mạng từ năm 1944 và bắt đầu làm thơ từ thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Là một nhà thơ trưởng thành sau Cách mạng tháng Tám, Trần Hữu Thung luôn hăng hái, nhiệt tình trong lao động sáng tạo phục vụ cách mạng. Nhà thơ bắt đầu sự nghiệp sáng tác của mình từ việc làm những bài ca dao, hò, vè để tuyên truyền vận động quần chúng ở nông thôn.
- Thơ Trần Hữu Thung thời kháng chiến có nhiều bài được phổ biến rộng rãi. Tiêu biểu là bài thơ Thăm lúa, một bài thơ diễn tả thành công tình cảm, nỗi nhớ nhung của một người vợ trẻ hậu phương hướng về người chồng đang chiến đấu ở tiền tuyến.
- Các tác phẩm tiêu biểu: Dặn con (1955), Gió Nam (1962), Đất quê mình (1971), Tiếng chim đồng (1975), Anh vẫn hành quân (1983)…
Giải thưởng:
- Giải nhất văn học tại Đại hội Liên hoan Thanh niên và sinh viên Thế giới năm 1953 (bài thơ Thăm lúa).
- Giải nhì thơ, giải thưởng văn học Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955 (bài thơ Đồng tháng Tám, bài ca dao Dặn con).
- Giải nhất cuộc thi ký do báo Văn nghệ và Đài THVN tổ chức năm 1986 (Ký ức đồng chiêm).
- Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, đợt I, năm 2001.
Phong Cách Sáng Tác Của Trần Hữu Thung
Tổng kết các nét chính trong phong cách sáng tác của Trần Hữu Thung.
- Gắn mình trong công tác kháng chiến, những sáng tác của Trần Hữu Thung ngay từ buổi đầu đã mang những tình cảm thật chân thành, cảm động. Những cảm xúc ấy được thể hiện bằng một ngôn ngữ thơ trong sáng, giản dị, gần với cách cảm, cách nghĩ của quần chúng nhân dân.
- Nhìn chung, Trần Hữu Thung có phong cách một nhà thơ dân gian, thơ ông thể hiện sự mộc mạc, dân dã, chân chất, hồn nhiên của người dân quê.
- Thơ của ông chứa chan tình cảm chân thành và lòng tin tưởng ở tương lai, mang những nét tươi mát và hãng say của tuổi trẻ.
Tìm hiểu chi tiết về ❤️️Thơ Nguyễn Khoa Điềm ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ
Tuyển Tập Các Tác Phẩm Của Nhà Thơ Trần Hữu Thung
Tuyển tập các tác phẩm của nhà thơ Trần Hữu Thung không nên bỏ qua.
Tuyển Tập Thơ
*Thơ vụn vặt (1996)
- Không đề 1
- Không đề 2
- Không đề 3
- Không đề 4
- Không đề 5
- Không đề 6
- Không đề 7
- Không đề 8
- Không đề 9
- Không đề 10
- Không đề 11
- Không đề 12
- Không đề 13
- Không đề 141
- Không đề 15
- Không đề 16
- Không đề 17
- Không đề 18
- Không đề 19
- Không đề 20
- Không đề 211
*Các tác phẩm khác
- Anh vẫn hành quân
- Đón tin hoà bình
- Em hát nữa đi
- Khó ngủ
- Không đề
- Dặn con
- Lời của cây
- Sen quê Bác
- Đất quê mình
- Ngày thu ấy: Khúc ca Cách mạng tháng 8
- Tiếng chim đồng
- Lời sáo mách
- Gió nam
- Đồng tháng tám
- Thăm lúa
- Ký ức đồng chiêm
- Hai Tộ hò khoan
- Việt Nam ly khúc
- Mặt đường mặt đồng
- Chị Nguyễn Thị Minh Khai (truyện thơ)
- Tuyển tập Trần Hữu Thung 1997
- Chị Minh Khai
Văn Xuôi
- Ký ức Vinh rực lửa (ký, 1969)
- Ngày ấy bên sông Lam (kịch bản phim truyện, 1980)
- Ký ức đồng chiêm (ký, 1988)
- Hồi ức về săn bắn (1996)
Tiểu Luận
- Tôi làm ca dao (1959)
- Tiếng hát ru (1975)
- Sưu tầm văn học: Ca dao về Bác Hồ; Giai thoại văn học ở Nghệ Tĩnh.
Giới thiệu cho bạn đọc tập 🌸Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ 🌸Tìm hiểu chi tiết
10 Bài Thơ Hay Nhất Của Trần Hữu Thung
Đừng bỏ lỡ nội dung 10 bài thơ hay nhất của Trần Hữu Thung vừa được Thohay.vn sưu tầm dưới đây.
Anh Vẫn Hành Quân
Anh vẫn hành quân
Trên đường ra chiến dịch
Mé đồi quê anh bước,
Trăng non ló đỉnh rừng
Anh vẫn hành quân
Như ngày em có nhớ
Đứng bên cầu xóm nhỏ
Nón che em dặn thêm
Anh vẫn hành quân
Lưng đèo qua bãi suối
Súng ngang đầu anh gối,
Súng kề tay anh cầm
Trời lại mưa lâm thâm
Gió xoay chiều rét dữ
Bên cầu em thấy chứ
Anh vẫn hành quân
Và tiếng hát vang ngân
Như đường lên Cao Lạng
Trời Điện Biên mây trắng
Cờ chiến thắng oai hùng
Anh vẫn hành quân
Như chín năm kháng chiến
Năm nay tròn thêm chín
Anh vẫn hành quân
Em ơi Mỹ điên cuồng
Có thêm nhiều chất độc
Súng tay anh cầm chắc
Anh vẫn hành quân
Ai trở bước lùi chân
Ai tình quên hẹn lại
Thì lòng anh em hỡi
Càng nóng bỏng tình em
Dù còn đó bóng đêm
Dù xa em xa má
Đã sáng bừng hai ngả
Em ơi ta thẳng đường
Ngoài này hỡi em thương
Trên cánh đồng hợp tác
Trên giàn giáo công trường
Trên tuyến đường anh đặt
Lòng anh mang Ấp Bắc
Anh vẫn hành quân
Em ơi anh càng gần
Bên cầu xưa em nhớ
Trong lời thơ giấc ngủ
Anh vẫn hành quân
Đón Tin Hoà Bình
Này con, loa gọi bốn bề
Ra đình cùng mẹ ta nghe tin này
Thật vàng trăm lạng cầm tay
Không bằng được một tin này con ơi
Cầm vàng còn sợ vàng rơi
Tin này nắm được đời đời ấm no
Cầm vàng còn nghĩ ai cho
Tin này tạc dạ bác Hồ tóc sương
Gian lao mấy chục năm trường
Gian lao tranh đấu dẫn đường cho dân
Tin này là nghĩa tương thân
Liên Xô, Trung Quốc ân cần giúp ta
Tin này công mẹ, công cha
Công anh, công chị, công bà con chung
Công bao chiến sĩ anh hùng
Đổ bao nhiêu giọt máu hồng mới nên
Thật cầm trăm lạng vàng nguyên
Không vui, không sướng bằng tin hoà bình
Thăm Lúa
Mặt trời càng lên tỏ
Bông lúa chín thêm vàng
Sương treo đầu ngọn gió
Sương lại càng long lanh.
Bay vút tận trời xanh
Chiền chiện cao cùng hót
Tiếng chim nghe thánh thót
Văng vẳng khắp cánh đồng
Đứng chống cuộc em trông
Em thấy lòng khấp khởi
Bởi vì em nhớ lại
Một buổi sớm mai ri
Anh tình nguyện ra đi
Chiền chiện cao cùng hót
Lúa cũng vừa sẫm hột
Em tiễn anh lên đường
Chiếc xắc mây anh mang
Em nách mo cơm nếp
Lúa níu anh trật dép
Anh cúi sửa vội vàng
Vượt cánh đồng tắt ngang
Đến bờ ni anh bảo
“Ruộng mình quên cày xáo
Nên lúa chín không đều
Nhớ lấy để mùa sau
Nhà cố làm cho tốt”
Xa xa nghe tiếng hát
Anh thấy rộn trong lòng
Sắp đến chỗ người dông
Anh bảo em ngoái lại
Cam ba lần ra trái
Bưởi ba lần ra hoa
Anh bước chân đi ra
Từ ngày đầu phòng ngự
Bước qua kì cầm cự
Anh có gửi lời về
Cầm thư anh mân mê
Bụng em giừ phấp phới
Anh đang mùa thắng lợi
Lúa em cũng chín rồi
Lúa tốt lắm anh ơi
Giải thi đua em giật
Xoè bàn tay bấm đốt
Tính cũng bốn năm ròng
Ai cũng bảo đừng mong
Riêng em thì vẫn nhớ
Chuối đầu vườn đã lổ
Cam đầu ngõ đã vàng
Em nhớ ruộng nhớ vườn
Không nhớ anh răng được
Mùa sau kề mùa trước
Em vác cuốc thăm đồng
Lúa sây hạt nặng bông
Thấy vui vẻ trong lòng
Em mong ngày chiến thắng.
Em Hát Nữa Đi
Giữa bãi cỏ xanh
Gió chiều lộng mát
Trên lưng bò em hát
Những lời ca hoà bình…
Em phất ngọn cờ xinh
Gài ngang vào cổ áo
Cờ thắm mái tóc xanh
Em mải nhìn đôi sáo
Đang ríu rít trên cành…
Em ơi, lòng anh
Tủi mừng một nhịp
Xưa anh lứa tuổi em
Anh không được hát
Xưa anh lứa tuối em
Không được cầm cờ
Ngắm em bây giờ
Lòng anh man mác
Trên môi em hát
Trong lòng anh say
Ruộng vườn ta đây
Lá cờ ta đó
Con chim, ngọn gió
Của anh em mình
Tiếng hát hoà bình
Chúng ta đặt lấy
Em hát nữa đi
Anh phải về hội nghị
Ngày mai em nhỉ
Trên cánh đồng này
Ngang qua anh thấy
Em lái máy cày
Sen Quê Bác
Nắng toả đường sen, cây toả xanh
Chim bay chuyền cánh, hót chuyền cành
Gặp mùa sen nở ao quê Bác
Ôi sáng tháng Năm, sáng mát lành
Sen giữa lòng ao, sát mặt đường
Có sen ao bỗng hoá thành gương
Ríu ran đàn cháu quanh soi bóng
Hương trẻ, hương sen, quyện mến thương
Sen đẹp soi mình mặt gương ao
Gợi về một thuở đọng ca dao
Sen từng nhắc nhở người trong, đục
Bông trắng, lá xanh, hương ngọt ngào
Bông sen đẹp nhất hồ Đồng Tháp
Ai đã nâng niu kính tặng Người
Từ độ Thành Sen chung đất nước
Toả khắp nhân gian, mọi cuộc đời
Sáng nay cháu lại về quê nội
Bác ơi! Sen cũng nở trắng ngần
Nắng hè sao lắm bâng khuâng nhớ
Bát ngát đất trời, bát ngát xuân…
Lời Của Cây
Khi đang là hạt
Cầm trong tay mình
Chưa gieo xuống đất
Hạt nằm lặng thinh.
Khi hạt nảy mầm
Nhú lên giọt sữa
Mầm đã thì thầm
Ghé tai nghe rõ.
Mầm tròn nằm giữa
Vỏ hạt làm nôi
Nghe bàn tay vỗ
Nghe tiếng ru hời.
Mầm kiêng gió bắc
Kiêng nhất mưa giông
Nghe mầm mở mắt
Đón tia nắng hồng.
Khi cây đã thành
Nở vài lá bé
Là nghe màu xanh
Bắt đầu bập bẹ.
Rằng các bạn ơi
Cây chính là tôi
Nay mai sẽ lớn
Góp xanh đất trời
Không Đề 1
Tình em thức anh dậy
Hay dậy vì nhớ em
Pháo giặc câu phía ấy
Xé đỏ góc trời đêm
Trời mưa hầm có lở
Em cứ nhớ đắp thêm
Nhớ em thường thế đó
Tỉnh dậy nhiều trong đêm
Không Đề 2
Những điều anh chẳng nói ra
Áy em ơi! Chính anh là của em
Những điều anh đã nói thêm
Cũng nhiều như thể sao đêm nắng ngày
Không Đề 4
Nói nhiều là lúc lặng thinh
Tiếc nhiều là tiếc chúng mình em ơi
Thương nhau chẳng trọn để rồi
Những đêm sâu, ngọn đèn soi ngọn đèn
Không Đề 5
Quên nhau thật khó lắm mà
Nhớ nhau cứ vậy như là ngày đêm
Ngày ơi nắng trải ngang thềm
Đêm ơi chênh chếch nửa rèm vầng trăng
Em ơi phải thú thực rằng
Quên nhau khó lắm chi bằng nhớ nhau
Đừng vội bỏ qua🌱 Thơ Bình Nguyên Trang 🌱Những Bài Thơ Hay Nhất