Thơ Đỗ Trọng Khơi: Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ

Thơ Đỗ Trọng Khơi ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ ✅ Xem Ngay Các Chia Sẻ Về Cuộc Đời, Sự Nghiệp, Phong Cách Làm Thơ Của Đỗ Trọng Khơi.

Tiểu Sử Cuộc Đời Tác Giả Đỗ Trọng Khơi

Hãy cùng Thohay.vn tìm hiểu về tiểu sử cuộc đời tác giả Đỗ Trọng Khơi – một nhà thơ tật nguyền với sự nỗ lực và cố gắng đáng ngưỡng mộ.

  • Nhà thơ Đỗ Trọng Khơi tên thật là Đỗ Xuân Khơi, sinh 17-7-1960 ở làng Trần Xá, xã Văn Cẩm, huyện Hưng Hà (Thái Bình).
  • Ông còn có các bút danh khác như Văn Thiện Nhân, Thái Cẩm Hà.
  • Năm lên 8 tuổi, đang học lớp 1 thì bị bệnh viêm đa khớp dạng thấp, dính khớp teo cơ và đến lớp 4 thì phải bỏ học vì bệnh nặng.
  • Bệnh nặng, nằm một chỗ nhưng ông quyết không để tháng ngày trôi uổng phí, Đỗ Trọng Khơi bắt đầu một đời đọc sách
  • Mới “tốt nghiệp” lớp 3 ở trường làng nên kiến thức ông chỉ hết bảng chữ cái, đủ biết đọc, biết viết. Để trở thành nhà thơ có tiếng tăm như ngày hôm nay là cả một quá trình phấn đấu tự học, tự rèn luyện các kỹ năng sống, làm việc của một con người.
  • Ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2001; Hội viên Hội Văn học nghệ thuật Thái Bình.

Tìm hiểu thêm về 🌿Thơ Trần Nhân Tông 🌿 Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ

Sự Nghiệp Sáng Tác Nhà Thơ Đỗ Trọng Khơi

Dưới đây là phần tổng hợp các thông tin quan trọng về sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Đỗ Trọng Khơi.

  • Đỗ Trọng Khơi bắt đầu sáng tác truyện, thơ, ca khúc từ cuối những năm 1980 và được được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam năm 2001.
  • Nằm nghiêng trên cái giường đơn sơ, gối đầu lên những cuốn sách, bên chiếc máy tính cũ kỹ thế mà con người tật nguyền ấy đã cho in 12 tập thơ, truyện ngắn, bình thơ. 
  • Ông đã có hàng chục tác phẩm thơ văn viết về hình tượng người chiến sĩ và các thể tài khác đăng trên các ấn phẩm của Bác Quân đội nhân dân, Tạp chí Văn nghệ Quân đội
  • Các tác phẩm tiêu biểu: Con chim thiêng vẫn bay (năm 1992), Gọi làng (năm 1999), Cầm thu (năm 2002), ABC (năm 2009), Với tay ngắt bóng (năm 2010)… và tập truyện ngắn Ma ngôn (năm 2001), Hành trạng tâm linh (năm 2011); tập bình thơ (năm 2007)…
  • Ông cũng đã có hàng chục tác phẩm thơ văn viết về hình tượng người chiến sĩ và các thể tài khác đăng trên các ấn phẩm của Báo Quân đội nhân dân, Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Giải thưởng:

  • Giải Nhì cuộc thi thơ Tuần báo Văn nghệ năm 1989-1990
  • Giải C của Uỷ ban Trung ương liên hiệp VHNT, 1993 cho tập thơ Con chim thiêng vẫn bay
  • Giải Nhì của Uỷ ban Trung ương liên hiệp VHNT, năm 2003 tập truyện ngắn Ma Ngôn
  • Giải nhì cuộc thơ do nhóm thơ Thanh Xuân Hà Nội tổ chức năm 1992
  • Giải khuyến khích cuộc thi âm nhạc trẻ do nhà hát tuổi trẻ tổ chức năm 1992

Phong Cách Sáng Tác Của Đỗ Trọng Khơi

Phong cách sáng tác của nhà thơ Đỗ Trọng Khơi luôn chứa đầy tính nhân sinh quan, là sự chiêm nghiệm về những gì thân thuộc, gần gũi quanh chúng ta. Thơ của ông là nét chấm phá rất riêng về phong cách nghệ thuật.

Xem thêm về 🌿Thơ Trần Hữu Thung 🌿 Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ

Tuyển Tập Các Tác Phẩm Của Nhà Thơ Đỗ Trọng Khơi

Tuyển tập các tác phẩm của nhà thơ Đỗ Trọng Khơi không nên bỏ lỡ.

Tuyển Tập Thơ

*Tĩnh thì sáng (2014)

  • Âm thanh
  • Dấu vết
  • Độc ẩm
  • Lương tâm
  • Quê
  • Thư online
  • Vô vi

*Ở thế gian (2016)

  • Men dòng nhật nguyệt
  • Thư ngỏ

*Một số tác phẩm khác

  • Ánh trăng
  • Ca dao – em
  • Cầm thu
  • Bến thời gian
  • Chân dung
  • Chiều chiều
  • Chơi cờ
  • Dâng
  • Du ca
  • Đi
  • Đêm thu
  • Ghi ở thôn Trăng
  • Hiên sớm
  • Hỏi bùn đen
  • Hy vọng
  • Hành trang tâm linh
  • Khi tình quá một gang tay
  • Một chiếc bóng
  • Nét thời gian
  • Nếu tôi có mùa thu
  • Ta quê ở xứ chiêm bao
  • Thơ ngày giỗ bà
  • Thơ ngày giỗ cha
  • Thu sang
  • Khúc thương đau
  • Con chim thiêng vẫn bay
  • Tháng mười thương mến
  • Trước ngôi mộ thời gian
  • Gọi làng
  • 90 lần nhật nguyệt
  • Tro hồng
  • Về
  • Vết bóng
  • Về lại cánh đồng
  • Với tay ngắt bóng
  • Vị thế
  • Với cỏ
  • Yêu

Văn Xuôi

  • Ma ngôn (truyện ngắn)
  • Thơ hay – một cách nhìn (tập bình thơ)

Đừng nên bỏ qua các thông tin về 🔰 Thơ Thanh Thảo 🔰 Cuộc đời, sự nghiệp

15 Bài Thơ Hay Nhất Của Đỗ Trọng Khơi

Gửi tặng bạn đọc thân thiết nội dung 15 bài thơ hay nhất của tác giả Đỗ Trọng Khơi. Thưởng thức ngay nhé!

Thu Sang

Đã tràn ngàn nỗi mong manh
Tiếng chim đẩy khoảng ngày xanh sang mùa
Vàng như tự nắng tự mưa
Tự lòng đất, tự trời xưa nhuộm về
Xanh lên đã kiệt sức hè
Nắng nồng theo lối hồn ve lìa ngàn
Vườn chiều rộn lá thu sang
Heo may ngậm mảnh trăng vàng rong chơi.

Ánh Trăng

Ôi ánh trăng non tươi, ánh trăng mỡ màu
Vai mang đầy ánh trăng mà không thấy nặng
Mắt chứa đầy ánh trăng mà không thấy chói
Bến nước chẳng ngại e tràn dù muôn ánh trăng rơi.
Chẳng hề mòn đi, cũng chẳng cỗi già
Trăng mãi mãi non tươi sắc trẻ
Đã bao mùa thu bên đường bao cô bé
Lấy tà áo hứng trăng rồi đêm đêm trong mộng khóc thầm.

Vô Vi

Hoàng hôn xuống da diết
lá vàng lên mênh mông
ngoài năm ngón tay nhỏ
là vô cùng, hư không!

Men Dòng Nhật Nguyệt

Thấy ve lột xác mà kinh
giọt đồng hồ rớt nỗi tình biệt ly
men dòng nhật nguyệt ta đi
bao điều sắc sắc đã về không không

Lương Tâm

Như hương hoa
đêm vẫn thơm

Như tiếng vọng
không thể bắn rụng

Như ánh sáng
không thể đập tan

Như thời gian
không thể cản

Độc Ẩm

Hiên tây mờ vết nắng
chiều sắp vào chiêm bao
trà dậy mùi hương vắng
chim không kêu tiếng nào

Chiều Chiều

Chiều chiều mẹ trồng ngọn khói
thu trời bé lại phương con
trong mùi cơm thơm phưng phức
cõi trần thắm một màu son.
Chiều chiều con trồng nỗi nhớ
dựng bên trời dải núi non
trong bước đá rời đất chuyển
làng xa khuất mấy vẫn còn.
Chiều chiều… trồng một cõi chiều
dạ con chín chiều thắm thiết
trong mong manh làn khói bếp
thời gian lẫm chẫm đi về.

Đêm Thu

Cơn gió lạnh thoảng lay rèm cửa
vài tiếng rơi rụng lá trước thềm
tiếng lay rơi nhẹ như không vậy
mà động lòng người thức trong đêm.

Ta Quê Ở Xứ Chiêm Bao

Ta quê ở xứ chiêm bao
Nghe rằng có một ước ao nơi người
Tìm về tính chuyện lứa đôi
Chỉ e tỉnh mộng ra rồi người đi

Trẻ trung duyên dáng nhường kia
Dễ gì người ở xứ mê cùng mình
Bạc vàng quan chức hiển vinh
Xứ đời thực cũng hữu tình chứ sao

Ta quê ở xứ chiêm bao
Từ lâu đã chẳng thể nào xa quê
Trúc vàng giữ giọng Trương Chi
Chén vàng chưa vỡ câu thề Mị Nương

Hy Vọng

Người ta nói với tôi rằng
Anh không bước qua được dấu chân của mình đâu
Dẫu có đi tới cùng trời cũng thế!
Song tôi vẫn kiên trì,
Bất kể.

Tôi chờ đợi vào phép mầu nhiệm của thời gian,
Con chim sẻ mổ hạt dẻ ven đường,
Con chuồn chuồn chuyển nắng,
Và chờ đợi vào trái tim tôi
Nỗi khổ đau của trái tim có thể làm thay đổi!
Bởi tôi tin vào bản thân nỗi khổ đau
Có bước đi riêng – trong bóng tối.

Lý do để tôi chờ đợi,
Là sự kiếm tìm
Một thứ ánh sáng riêng!

Cầm Thu

Trời đã thấp, đất đã cao
nắng đã mỏng, trăng đã hao sắc rồi

kết mùa ngậm bóng hoa – rơi
mà theo hoa rụng về thời sơ sinh

Mà về thăm thẳm tâm linh
lặng nghe tĩnh vắng xoá hình dáng ta

Mà về hoá giữa dư ba
trùng trùng sương, lá mùa sa kín lòng

Thân một bến, tâm một dòng
một bầu nửa thực nửa không, thu bày…

Năm đơm đã chín trái ngày
cầm thu chói rực bàn tay cội cành.

Yêu

Lửa cháy ngược, nước chảy xuôi
ngược xuôi đảo nghịch để lời tình đau

Ngoài vườn đông mới chớm màu
trong đôi mắt – sắc thu sau đã vàng

Thương yêu đi với phụ phàng
một dòng nước chảy song ngang đôi bờ

Lửa xuôi nước ngược bao giờ
cho chim than bể, cá hờ gọi non

Chơi Cờ

Tặng anh Đức Hậu

Còn thon thả nắng ngoài kia
cờ dăm bảy ván bõ khi chơi bời

Ngày đi hết nắng. Ngày thôi
cờ đi hết nước gặp người tri âm

Đời khi nhóm lửa mặt sông (*)
cờ khi tướng cũng khốn cùng lao đao

Luỵ tình đâu thấp luỵ cao
thua mà được nước là cao tay cờ

Trận bày thực thực hư hư
ngựa xe pháo mã… tít mù dọc ngang

Hiểu người hơn lúc cờ tàn
chí nuôi nước tốt vượt sang bên hà

Vết Bóng

Biết nhau từ độ…chưa buồn
dùng dằng nắng đã thành sương trắng trời
bàn chân nương bóng hình người
cảm thay vết bóng mà nuôi dặm tình

Âm Thanh

Những mái gianh làng đang ngủ sâu
cầm canh gà gác nhịp đôi câu
âm thanh ai lén châm màu sắc
trăng dạt chân sông, nắng thắp cầu

Gửi cho bạn đọc các thông tin thú vị về🌿Thơ Lưu Trọng Lư 🌿 Tuyển tập thơ hay

Viết một bình luận