Bài Thơ Lời Chào Của Nguyễn Khoa Điềm [Nội Dung + Ý Nghĩa]

Bài Thơ Lời Chào Của Nguyễn Khoa Điềm ❤️️ Nội Dung, Ý Nghĩa ✅ Chia Sẻ Những Bài Văn Cảm Nhận, Phân Tích Về Tác Phẩm Hay Nhất.

Nội Dung Bài Thơ Lời Chào Của Nguyễn Khoa Điềm

Bài thơ: Lời chào
Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm

Ta đã đi qua những năm tháng không ngờ
Vô tư quá để bây giờ xao xuyến
Bèo lục bình mênh mang màu mực tím
Nét chữ thiếu thời trôi nhanh như dòng sông…

Ta lớn lên bối rối một sắc hồng
Phương cứ nở hoài hoà như đếm tuổi
Như chiều nay, một buổi chiều dữ dội
Ta nhận ra mình đang lớn khôn…

Biết ơn những cánh sẻ nâu đã bay đến cánh đồng
Rút những cọng rơm vàng về kết tổ
Đá dạy ta với cánh diều thơ nhỏ
Biết kéo về cả một sắc trời xanh
Biết ơn mẹ vẫn tính cho con thêm một tuổi sinh thành

“Tuổi của mụ” con nằm trong bụng mẹ
Để con quý yêu tháng ngày tuổi trẻ
Buổi mở mắt chào đời, phút nhắm mắt ra đi…

Biết ơn trò chơi tuổi nhỏ mê ly
“Chuyền chuyền một…” miệng, tay buông bắt
Ngôn ngữ lung linh, quả chuyền thoăn thoắt
Nên một đời tiếng Việt mãi ngân nga…

Biết ơn dấu chân bấm mặt đường xa
Những dấu chân trần, bùn nặng vết
Ta đi học quen dẫm vào không biết
Dáng cuộc đời xin mãi sáng ta đi…

Biết ơn dòng sông dựng dáng kiếm uy nghi
Trong tâm trí một nhà thơ khởi nghĩa
Cao Bá Quát ngã mình trên chiến địa
Trăm năm rồi sông vẫn sáng màu gươm…

Trăm năm rồi ta đếm bước sông Hương
Vẫn soi thấy niềm đau và nổi giận
Khuôn mặt trẻ bỗng già trên lớp sóng
Ngẩng đầu lên, ta thấy mặt quân thù!

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Bài Thơ Mẹ Và Quả ❤️️ Nội Dung, Phân Tích

Ý Nghĩa Bài Thơ Lời Chào Của Nguyễn Khoa Điềm

Ý nghĩa bài thơ thấy nhận thức được sự lớn khôn của chính bản thân mình là dấu hiệu của sự trưởng thành. Và người trưởng thành thường hay suy tư về quá khứ. Vậy nên, xúc cảm tiếc nuối về một thời học trò vẫn thường ùa về náo nức, vẹn nguyên trong tâm trí những người đã trải qua quãng thời gian đẹp đẽ đó..

Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Lời Chào Hay Nhất

Cảm nhận, phân tích bài thơ lời chào hay nhất.

Chương thơ có nhan đề là “Lời chào” như tiếng lòng thân thương của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Đó có thể là lời chào tiễn biệt những năm tháng ấu thơ đã trôi qua. Đó cũng có thể là lời chào đến những tháng ngày tương lai sắp tới. Nhan đề là sự giao thoa hai lớp nghĩa, chào tạm biệt quá khứ, chào tương lai đang đến gần.

Hai khổ thơ đầu mênh mang những xúc cảm bồi hồi, xao xuyến của nhà thơ khi nghĩ về những năm tháng tuổi thơ. Lời thơ nhẹ nhàng như chút giật mình khe khẽ trước sự biến thiên của cuộc đời.

Ai chẳng có những tháng ngày thơ ấu. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng vậy. Đó là những ngày còn cắp sách đến trường, hồn nhiên, vô tư với màu mực tím, với nét chữ thiếu thời, với sắc hồng hoa phượng.. Đó là những năm tháng hồn nhiên vô tư nhất. Và cũng bởi vô tư, hồn nhiên nên khi tất cả đã trôi qua, nhà thơ có chút giật mình tiếc nuối:

Bèo lục bình mênh mang màu mực tím

Nét chữ thiếu thời trôi nhanh như dòng sông..

Một thời mực tím đã xa, một thời cắp sách đến trường chỉ còn là hoài niệm, tất cả để lại những dư âm bồi hồi trong lòng nhà thơ. Phép tu từ ẩn dụ trong hai câu thơ gợi lên những liên tưởng độc đáo thú vị. Tuổi học trò giống như một dòng sông và những nét bút tím như màu hoa lục bình. Tất cả, theo thời gian, theo tuổi “phượng”, tuổi đời cứ lặng lẽ trôi đi..

Một ngày kia, ta chợt nhận ra mình đã lớn khôn. Nhận thức được sự lớn khôn của chính bản thân mình là dấu hiệu của sự trưởng thành. Và người trưởng thành thường hay suy tư về quá khứ. Vậy nên, xúc cảm tiếc nuối về một thời học trò vẫn thường ùa về náo nức, vẹn nguyên trong tâm trí những người đã trải qua quãng thời gian đẹp đẽ đó..

Không dừng lại ở những hoài niệm tiếc nuối, mạch thơ Nguyễn Khoa Điềm hướng ta đến những điều lớn lao hơn.

Hàng loạt cụm từ “biết ơn” đứng đầu mỗi khổ thơ thể hiện lòng biết ơn của nhà thơ đến những điều bình dị trong cuộc sống. Nhà thơ biết ơn những “cánh sẻ nâu” bay đến cánh đồng, rút rơm vàng về kết tổ mang lại cho tuổi thơ biết bao trải nghiệm thú vị của những chiều rong ruổi tìm bắt tổ chim. Nhà thơ biết ơn những cánh diều đã kéo về “cả một sắc trời xanh” để bao ánh mắt tuổi thơ đắm nhìn lên đó.

Nhà thơ biết ơn người mẹ của mình, không quên tính tuổi con từ những ngày vừa hoài thai trong bụng. Nhà thơ biết ơn những trò chơi thuở nhỏ – gắn liền với những lời đồng dao dân dã góp phần làm nên một đời tiếng Việt ngân nga.

Từ những điều bình dị, nhà thơ hướng lòng biết ơn của mình đến những điều lớn lao hơn: Biết ơn “dấu chân bấm mặt đường”, “dấu chân trần” – của những người lao động nhọc nhằn lam lũ để cho ta được cắp sách đến trường; biết ơn những anh hùng hi sinh vì đất nước:

Đôi Nét Về Tác Giả Nguyễn Khoa Điềm

Cùng thohay.vn điểm qua đôi nét về tiểu sử của tác giả Nguyễn Khoa Điềm

– Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15-3-1943 tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

– Năm 1955: Nguyễn Khoa Điềm ra Bắc học tại trường học sinh miền Nam.

– Năm 1964: ông tốt nghiệp khoa Văn của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Sau đó, ông về Nam hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên Huế; xây dựng cơ sở cách mạng, viết báo, làm thơ… cho đến năm 1975.

– Năm 1975: ông trở thành hội viên hội nhà văn 1975.

– Năm 1994 Nguyễn Khoa Điềm ra Hà Nội, làm Thứ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin.

– Năm 1995: Ông được bầu làm Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam khóa V.

– Năm 1996: Ông là Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá X và là Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin.

– Năm 2001: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX, ông trở thành Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2001 – 2006)

– Hiện nay, ông đã nghỉ hưu và sống tại Thành phố Huế.

Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Khúc Hát Ru Những Em Bé Lớn Trên Lưng Mẹ ️❤️️ Nguyễn Khoa Điềm

Viết một bình luận