Bài Thơ Mùa Thu Của Em [Nội Dung + Cảm Nhận]

Bài Thơ Mùa Thu Của Em ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án + 5 Mẫu Cảm Nhận Bài Thơ Mùa Thu Của Em ✅ Khám Phá Vẻ Đẹp Mùa Thu Qua Những Vần Thơ Hay Bên Dưới Nhé.

Nội Dung Bài Thơ Mùa Thu Của Em

Bài thơ Mùa thu của em
Tác giả: Quang Huy

Mùa thu của em
Là vàng hoa cúc
Như nghìn con mắt
Mở nhìn trời êm.

Mùa thu của em
Là xanh cốm mới
Mùi hương như gợi
Từ màu lá sen

Mùa thu của em
Rước đèn họp bạn
Hội rằm tháng tám
Chị Hằng xuống xem.

Ngôi trường thân quen
Bạn thầy mong đợi
Lật trang vở mới
Em vào mùa thu.

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Bài Thơ Cả Nhà Đi Học ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Tranh + Hình Ảnh Bài Thơ Mùa Thu Của Em

Hình ảnh bài thơ mùa thu của em lớp 3:

Trang thơ hay mùa thu của em
Trang thơ hay mùa thu của em
Áng thơ hay mùa thu của em
Áng thơ hay mùa thu của em
Vằng thơ hay mùa thu của em
Vằng thơ hay mùa thu của em
Vần thơ hay mùa thu của em
Vần thơ hay mùa thu của em
thơ hay mùa thu của em
thơ hay mùa thu của em
thơ hay nhất mùa thu của em
thơ hay nhất mùa thu của em

2+ Mẫu Cảm Nhận Về Bài Thơ Mùa Thu Của Em

Những mẫu cảm nhận về bài thơ mùa thu của em của Quang Huy hay nhất:

Bài Văn Cảm Nhận Về Bài Thơ Mùa Thu Của Em Hay

Bài thơ Mùa Thu Của Em là một trong những thi phẩm đặc sắc của nhà thơ Quang Huy. Ông là một nhà thơ nổi tiếng được nhiều bạn đọc mến mộ với những tác phẩm giàu ý nghĩa và sâu sắc về cảm thức nghệ thuật.

Bài thơ Mùa thu của em được tác giả viết vào khoảng năm 1980 để tặng con trai đầu của ông là Quang Anh mới lên 7 tuổi, bắt đầu chập chững vào lớp 1. Bài thơ với lời thơ mộc mạc nhưng để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả.

Mùa thu đến thật nhẹ nhàng tình cảm mùa thu đến đem theo không khí mát lành của đất trời cây cỏ mùa thu là thế đấy. Chỉ có những người yêu mùa thu mới có thể cảm nhận được sự ấm áp tình yêu thương tôi yêu mùa thu yêu những gì thuộc về mùa thu.

Mỗi lứa tuổi, người ta yêu mùa thu theo những cách khác nhau. Người nước ngoài thường được khuyên hãy đến Hà Nội vào mùa thu, rất đơn giản vì mùa thu là mùa đẹp nhất ở miền Bắc. Thi nhân yêu mùa thu vì mùa thu là mùa của thi ca.

Mùa thu gợi cảm hứng cho bao nghệ sĩ sáng tác những tác phẩm thi ca nhạc hoạ. Người lớn yêu mùa thu theo cách của người lớn và trẻ con lại yêu mùa thu bằng đôi mắt trong sáng, ngây thơ của mình… Nhan đề bài thơ Mùa thu của em đã nói với chúng ta điều đó.

Bài thơ được viết theo thể thơ 4 chữ, ngôn từ trong sáng, dung dị, biểu cảm ; nhạc điệu dịu êm, nhẹ nhàng, tha thiết. Điệp khúc “Mùa thu của em” được lặp lại ở 3 khổ thơ đầu như để khẳng định, xác nhận : đó là mùa thu của trẻ thơ, mùa thu của những em nhỏ biết yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống tươi vui, náo nức.

Hai khổ thơ đầu tác giả miêu tả vẻ đẹp thanh cao, hương sắc đẹp đẽ và tinh khiết của mùa thu. Có điều vẻ đẹp rất riêng của mùa thu xứ sở lại được cảm nhận qua con mắt của trẻ thơ, qua cách nói hồn nhiên, nhí nhảnh của trẻ thơ :

” Mùa thu của em
Là vàng hoa cúc…
Mùa thu của em
Là xanh cốm mới…”

Cấu trúc câu “A là B” như một định nghĩa về đối tượng miêu tả. Bằng lối nói quen thuộc này, “Mùa thu của em” được cụ thể hoá bằng những hình ảnh chân thực, sống động, tiêu biểu. Mùa thu dần hiện ra lung linh sắc màu tươi tắn : màu vàng của hoa cúc, màu xanh non của cốm mới; thoảng hương cốm quyện trong mùi hương thanh nhã và tinh khiết của lá sen già.

Khổ thơ đầu, tác giả đặc tả sắc vàng của mùa thu qua hình ảnh so sánh bông cúc vàng “Như nghìn con mắt – Mở nhìn trời êm”. Những bông cúc vàng với những cánh hoa nhỏ và dài xếp chồng lên nhau, ken dày, êm mượt đều đặn được ví với nhũng con mắt trong sáng, ngây thơ đang ngắm nhìn tấm thảm nhung xanh ngắt của bầu trời thu. Hai sự vật quen thuộc được đặt bên cạnh nhau, đi sóng đôi với nhau, làm nổi bật vẻ đẹp đặc trưng của từng sự vật.

Khổ thơ thứ hai, tác giả dành để tả sắc xanh của mùa thu, nhưng không phải là xanh trời, xanh cây lá mà là màu xanh của cốm, của lúa non. Màu xanh, mùi hương cốm được gợi ra từ sắc màu và hương thơm của lá sen.

Nếu hai khổ thơ đầu khiến ta hình dung ra cảnh tượng một em bé đang mở to mắt nhìn lên trời, em bé khám phá ra nhiều điều kì diệu của mùa thu thì hai khổ thơ sau lại khiến ta náo nức, hân hoan chờ đón đêm hội trăng rằm và tiếng trống trường rộn rã mở đầu cho năm học mới. Với trẻ thơ, mùa thu là mùa bắt đầu cho những niềm vui, những cuộc hội ngộ, sum vầy với bạn bè, trường lớp, thầy cô. Biết bao điều để kể, để nói, biết bao mong đợi, tin yêu. Em sẽ đến trường, sẽ lật những trang vở đầu tiên để năm học mới chính thức bắt đầu.

Ba khổ thơ trên đều được bắt đầu bằng điệp khúc “mùa thu của em”. Bằng những câu thơ mang giai điệu thiết tha, nhà thơ vẽ ra toàn cảnh mùa thu trong mắt trẻ thơ. Đến khổ thơ cuối có sự thay đổi, nhân vật chính không còn chỉ thưởng thức hương sắc mùa thu nữa mà thật phấn khởi, tự tin bước vào mùa thu.

Nếu như ở những khổ thơ trên, nhà thơ Quang Huy chỉ tả thì đến cuối bài thơ nhà thơ đã nói hộ em bé những cảm xúc, tâm trạng qua các từ “thân quen”, “mong đợi”. Nhà thơ không chỉ khẳng định đó là mùa thu của em nữa, mà “em” đã bước hẳn vào mùa thu, đã học những bài học đầu tiên trong ngôi trường thân yêu của mình.

Mùa thu của em không chỉ là màu sắc, hương vị ; không chỉ là vui chơi đêm rằm Trung thu, ngắm chị Hằng xinh đẹp ; mùa thu của em còn hiện lên thật sống động và thiêng liêng trong tình thầy trò, tình bè bạn dưới mái trường. Mùa thu đã mang đến cho em niềm vui học tập của những ngày đầu tiên đến trường.

Mùa Thu Của Em là một thi phẩm nổi tiếng được nhiều bạn đọc biết đến nhất là lứa tuổi thiếu nhi của nhà thơ Quang Huy. Bài thơ mở ra một thế giới mới đầy vui tươi và mới lạ với biết bao nhiêu điều tươi đẹp ở phía trước.

Xem thêm một bài thơ hay của nhà thơ Quang Huy 👉 Bài Thơ Quyển Vở Của Em

Đoạn Văn Cảm Nhận Về Bài Thơ Mùa Thu Của Em Ngắn Gọn

Bài thơ Mùa Thu Của Em gợi cho ta cảm giác nhẹ nhàng, thanh thoát và tươi vui của mùa thu. Tác giả sử dụng những hình ảnh quen thuộc, gần gũi và đẹp đẽ để diễn tả mùa thu, như hoa cúc vàng, cốm xanh, lá sen già, trăng rằm và tiếng trống trường. Những hình ảnh này không chỉ mang lại sắc màu và hương vị cho bài thơ, mà còn phản ánh được nét văn hóa và truyền thống của dân tộc Việt Nam

Bài thơ cũng là một bức tranh tình cảm gia đình, cha con. Tác giả đã chia sẻ niềm vui và tự hào khi nhìn thấy con trai mình lớn lên từng ngày, bước vào cuộc sống mới. Tác giả cũng đã dạy cho con trai mình biết yêu quý thiên nhiên, con người và cuộc sống. Bài thơ là một lời nhắn nhủ và khích lệ cho con trai mình luôn vững bước trên con đường học tập và phấn đấu

Bài thơ còn là một bài học về sự sống. Tác giả đã chỉ ra sự khác biệt giữa hai loại lá: lá sen già và lá non xanh. Lá sen già đã héo úa, rụng xuống nước, nhưng vẫn để lại hương thơm cho cốm mới. Lá non xanh lại được ví với tiếng trống trường rộn rã, mang lại niềm hy vọng và hứng khởi cho năm học mới. Đây là sự so sánh giữa hai giai đoạn của cuộc sống: tuổi già và tuổi trẻ, qua đó khuyên nhủ chúng ta hãy biết trân trọng và sống hết mình trong từng khoảnh khắc

Giáo Án Bài Thơ Mùa Thu Của Em Lớp 3

Giáo Án Bài Thơ Mùa Thu Của Em

I. Mục tiêu
1 Kiến thức

  • Trẻ 3 tuổi: Nhớ tên thơ “Mùa thu của em”, tác giản Quang huy. Trẻ hiểu được mùa thu là có ngày tết trung thu cho thiếu nhi
  • Trẻ 4,5 tuổi: Nghe hiểu nội dung bài thơ “Mùa thu của em”: Bài thơ nói về vẻ đẹp của mùa thu có hoa cúc vàng, món cốm gói lá sen món ăn đặc biệt của mùa thu, ngoài ra mùa thu còn có ngày tết trung thu của thiếu nhi

2 kĩ năng

  • Trẻ 3 tuổi: Trẻ đọc to, rõ, tròn câu
  • Trẻ 4,5 tuổi: Đọc thơ diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp

3 Thái độ

  • Trẻ tích cực tham gia hoạt động, chú ý và lắng nghe cô đọc

II. Chuẩn bị

  • Cho cô: Cô thuộc và đọc diễn cảm thơ “Mùa thu của em” tác giả: Quang Huy

Mùa thu của em
Mùa thu của em
Là vàng hoa cúc
Như nghìn con mắt
Mở nhìn trời đêm

Mùa thu của em
Là xanh cốm mới
Mùi hương như gợi
Từ màu lá sen.
Mùa thu của em
Rước đèn họp bạn
Hội rằm tháng tám
Chị Hằng xuống xem.

Ngôi trường thân quen
Bạn thầy mong đợi
Lật trang vở mới
Em vào mùa thu.

  • Tranh minh họa nội dung thơ “Mùa thu của em”
  • Cho trẻ
  • 4 tranh chữ to thơ “Mùa thu của em”
  • 3 bộ tranh lô tô: hoa cúc, mắt, cốm, lá sen, đèn lồng, chị hằng, ngôi trường

III. Tiến hành

  • Ổn định, gây hứng thú
    • Cho trẻ xem tranh về ngày tết trung thu với các hoạt động: Múa lân, Rước đèn, phá cỗ
    • Các con nhìn xem tranh vẽ gì? (tranh vẽ múa lân, rước đèn, phá cỗ) (3,4,5 tuổi)
    • Các hoạt động múa lân, rước đèn, phá cỗ là ngày gì? (Này tết trung thu) (4 tuổi)
    • Các con có biết ngày tết trung thu diễn ra trong mùa nào không?
    • Để biết lễ hội trung thu diễn ra trong mùa nào thì cô mời các con cùng lắng nghe cô đọc bài thơ “Mùa thu của em” tác giả Quang Huy sáng tác nhe
  • Dạy trẻ đọc thơ “Mùa thu của em”
    • Cô đọc lần 1: Diễn cảm, giải thích nội dung thơ nói về vẻ đẹp của mùa thu có hoa cúc vàng, món cốm gói lá sen món ăn đặc biệt của mùa thu, ngoài ra mùa thu còn có ngày tết trung thu của thiếu nhi nữa.
    • Cô đọc lần 2 tranh minh họa
    • Cô dạy trẻ đọc thơ: Cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân
    • Cô giới thiệu tranh bài thơ chữ to, giới thiệu cho trẻ biết bài thơ có mấy phần
    • Hướng dẫn trẻ đọc từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dưới
    • Cho trẻ đọc thơ; 2-3 lần
    • Đàm thoại, trích dẫn
    • Các con vừa đọc bài thơ gì? (bài thơ mùa thu của em), tác giả? (Quang Huy)
    • Bài thơ có mấy phần?(3 phần)gồm những phần nào? (tên bài thơ, nội dung bài thơ, tên tác giả)(5 tuổi)
    • Mùa thu được tả với màu của hoa gì (màu vàng hoa cúc)(4 tuổi)
      Cô đọc lại khổ thơ 1
      Mùa thu của em
      Là vàng hoa cúc
      Như nghìn con mắt
      Mở nhìn trời đêm
    • Mùa thu còn có món ăn gì đặc biệt? (màu xanh cốm mới)(5 tuổi)
      Cô đọc lại khổ thơ 2
      Mùa thu của em
      Là xanh cốm mới
      Mùi hương như gợi
      Từ màu lá sen.
    • Các bạn làm gì trong mùa thu?(Rước đèn tháng tám)
      Mùa thu của em
      Rước đèn họp bạn
      Hội rằm tháng tám
      Chị Hằng xuống xem.
    • Ngôi trường như thế nào?(ngôi trường thân quen)
    • Cô đọc lại khổ thơ 4
      Ngôi trường thân quen
      Bạn thầy mong đợi
      Lật trang vở mới
      Em vào mùa thu.
  • Trò chơi: “Đính tranh thay từ còn thiếu”
    • Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi
    • Cho trẻ chơi cô quan sát
    • Nhận xét

Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Bài Thơ Lời Ru Của Mẹ ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Viết một bình luận