Bài Thơ Nắng Xuân Hồng Lớp 1 ❤️️ Nội Dung, Giáo Án, Soạn Bài Tập ✅ Thohay.vn Hướng Dẫn Các Bạn Nhỏ Soạn Bài Tập Chi Tiết, Đầy Đủ Ý Nhất.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Thơ Nắng Xuân Hồng Lớp 1
Thohay.vn tặng các bạn nhỏ bài thơ Nắng Xuân Hồng Lớp 1, cùng xem nhé
Nắng xuân hồng
Tác giả: Nguyễn Sư Giao
Qua rét lạnh mùa đông
Xuân lại ấm nắng hồng
Ngàn cây vui hớn hở
Đua hé nhụy khoe bông
Chim gọi bầy xây tổ
Rộn rã dậy từng không
Lúa non ngời lá biếc
Nắng lung linh cầu vồng
Trên đường đi đến lớp
Hồn em vui mênh mông.
Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Loài Chim Của Biển Cả ❤️️ Nội Dung, Giáo Án, Soạn Bài Tập
Hình Ảnh Bài Đọc Bài Thơ Nắng Xuân Hồng Lớp 1
Soạn Bài Tập Bài Thơ Nắng Xuân Hồng Lớp 1
Soạn Bài Tập Bài Thơ Nắng Xuân Hồng Lớp 1.
Câu 1. (trang 178 Tiếng Việt 1 tập 1 Kết nối tri thức)
Đọc:
Voi, hổ và khỉ
Thua hổ trong một cuộc thi tài, voi phải nộp mạng cho hổ. Khỉ bày mưu giúp voi. Khỉ cưỡi voi đi gặp hổ. Đến điểm hẹn, khỉ quát lớn:
– Nó ở đâu?
Voi tỏ vẻ lễ phép:
– Thưa ông, hổ sắp tới rồi ạ.
Hổ ngồi trong bụi cây nhìn ra. Thấy voi to lớn mà sợ một con vật nhỏ bé, hổ sợ quá, liền bỏ chạy.
(Phỏng theo Truyện cổ dân gian Khơ-me)
Câu 2. (trang 178 Tiếng Việt 1 tập 1 Kết nối tri thức)
Trả lời câu hỏi:
a. Vì sao voi phải nộp mạng cho hổ?
b. Những từ ngữ nào chỉ vóc dáng của voi và của khỉ?
c. Trong câu chuyện trên, em thích con vật nào nhất? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời
a. Voi phải nộp mạng cho hổ vì thua trong một cuộc thi tài.
b. Từ ngữ chỉ vóc dáng của voi: to lớn
Từ ngữ chỉ vóc dáng của khỉ: nhỏ bé
c. Gợi ý: Trong câu chuyện trên, em thích khỉ nhất. Vì chú ta rất thông minh và tốt bụng.
Câu 3. (trang 179 Tiếng Việt 1 tập 1 Kết nối tri thức)
Qua rét lạnh mùa đông
Xuân lại ấm nắng hồng
Ngàn cây vui hớn hở
Đua hé nhuỵ khoe bông
Chim gọi bầy xây tổ
Rộn rã dậy từng không
Lúa non ngời lá biết
Nắng lung linh cầu vồng
Trên đường đi đến lớp
Hồn em vui mênh mông.
Câu 4. (trang 179 Tiếng Việt 1 tập 1 Kết nối tri thức)
Viết:
Làng tôi có lũy tre xanh
Có dòng sông nhỏ uốn quanh xóm làng.
(Ca dao)
Hướng dẫn viết:
Làng tôi có lũy tre xanh
Có dòng sông nhỏ uốn quanh xóm làng.
(Ca dao)
Giáo Án Bài Thơ Nắng Xuân Hồng Lớp 1
Giáo Án Bài Thơ Nắng Xuân Hồng Lớp 1.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phát triển năng lực đặc thù
a. Phát triển NL ngôn ngữ:
– Nghe – viết đúng đoạn trích bài thơ ………… Biết trình bày có thẩm mỹ bài thơ .
– Làm đúng bài tập chính tả
b. Phát triển NL văn học:
– Có ý thức thẩm mỹ khi trình bày bài thơ,
– cảm nhận ý nghĩa đẹp của bài thơ đã viết.
2. Phát triển năng lực chung và phẩm chất:
– NL tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác.
– Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái.
– Bài học rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
– Máy tính,
– Ti vi.
2. Đối với học sinh
– SGK,
– Vở bài tập Tiếng Việt
– Bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. HĐ1: Khởi động, (5 phút)
a. Mục tiêu:
– Củng cố nề nếp học tập,
– Rèn luyện tính cẩn thận,
– Kiên nhẫn khi làm BT.
b.Cách tiến hành:
– GV cho cả lớp hát và vận động bài: Đi nhà trẻ.
– Giới thiệu bài và ghi mục bài trên bảng: Bài viết 1: Nghe – Viết: Mai con đi nhà trẻ.
2. HĐ2: Nghe – viết (20 phút)
a. Mục tiêu:
– Viết lại chính xác đoạn trích bài thơ Nắng Xuân Hồng.
– Hiểu cách trình bày một bài thơ 5 chữ
– Chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa
– Lùi vào 3 ô li tính từ lề vở.
b. Cách tiến hành: GV nêu nhiệm vụ.
– GV đọc trong SGK bài thơ HS cần nghe
– Viết: đoạn trích bài thơ …………. yêu cầu cả lớp nhìn SGK, đọc thầm theo.
– GV mời 2 HS đọc lại bài thơ trước lớp.
– GV đặt câu hỏi và hướng dẫn HS nhận xét bài thơ:
– GV gọi một số HS trả lời câu hỏi, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
– GV nhận xét, chốt đáp án, hướng dẫn HS chuẩn bị viết.
– GV đọc cho HS viết những từ ngữ khó trong bài thơ vào bảng con.
d. Đọc cho HS viết
– GV yêu cầu HS nghe GV đọc viết đúng bài vào vở.
– GV theo dõi, uốn nắn, kèm cặp HS viết
e. Chấm chữa bài
– GV chấm, chữa bài
– GV yêu cầu HS đọc lại bài, tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở hoặc vào cuối bài chép.
– GV nhận xét, đánh giá 5 – 7 bài về các mặt: nội dung, chữ viết, cách trình bày; yêu cầu cả lớp lắng nghe, tự sửa bài của mình.
3. Luyện tập theo văn bản đọc.
– Gọi HS đọc lần lượt các yêu cầu sgk
– Cho HS trả lời câu hỏi
– Tuyên dương, nhận xét.
– Yêu cầu 2: HDHS đặt câu với từ vừa tìm được.
– GV sửa cho HS cách diễn đạt.
– Yêu cầu HS viết câu vào bài
– Nhận xét chung, tuyên dương HS.
4. Củng cố, dặn dò:
– Hôm nay em học bài gì?
– GV nhận xét giờ học.
– Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài mới
Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Chúa Tể Rừng Xanh ❤️️ Nội Dung, Giáo Án, Soạn Bài Tập