Bài Thơ Nghe Lời Cô Giáo [Nội Dung + Hình Ảnh + Giáo Án]

Bài Thơ Nghe Lời Cô Giáo ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án ✅ Bài Thơ Truyền Tải Thông Điệp Các Con Phải Biết Vâng Lời Cô Giáo Dạy.

Nội Dung Bài Thơ Nghe Lời Cô Giáo

Bài thơ Nghe lời cô giáo
Tác giả: Nguyễn Văn Chương

Bé mới được đi học
Khi về hát rất ngoan
Rửa tay trước khi ăn
“Cô giáo con bảo thế”
Ăn thì mời cha mẹ
Nhường em bé phần hơn
Không để vãi rơi cơm
“Cô giáo con bảo thế”
“Cô giáo con bảo thế”
Việc tốt đều nhắc lời
Thế là, bé yêu ơi
Nhớ lời cô giáo đấy

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Bài Thơ Bảy Sắc Cầu Vồng ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Tranh + Hình Ảnh Bài Thơ Nghe Lời Cô Giáo

Trang Thơ nghe lời cô giáo
Trang Thơ nghe lời cô giáo
Tranh Thơ nghe lời cô giáo
Tranh Thơ nghe lời cô giáo
Lời Thơ nghe lời cô giáo
Lời Thơ nghe lời cô giáo
Vần Thơ nghe lời cô giáo
Vần Thơ nghe lời cô giáo
Áng Thơ nghe lời cô giáo
Áng Thơ nghe lời cô giáo
Thơ nghe lời cô giáo
Thơ nghe lời cô giáo

Giáo Án Bài Thơ Nghe Lời Cô Giáo

Giáo Án Bài Thơ Nghe Lời Cô Giáo

Giáo án số 1

I. Mục đích – yêu cầu:

  1. Kiến thức:
    Trẻ nhớ tên bài thơ, tác giả.
    Dạy trẻ thuộc thơ, trẻ hiểu nội dung bài thơ.
    Cảm nhân âm điêu vui tươi của bài thơ.
    Trẻ trả lời các câu hỏi theo nội dung bài thơ.
  2. Kĩ năng:
    Trẻ đọc diễn cảm rõ lời thể hiện tình cảm qua bài thơ.
    Trẻ đọc đúng nhip điệu bài thơ.
    Rèn kĩ năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
  3. Thái độ:
    Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.
    Góp phần giáo dục trẻ biết yêu thương, kính trọng, vâng lời cô giáo.

II. Chuẩn bị:
Tranh minh họa bài thơ.
Giáo án lên lớp.

III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô:

  1. Ổn dịnh tổ chức, gây hứng thú:
    Trẻ hát: Trường chúng cháu là trường Mầm non.
    Các con học tại trường nào?
    Con đang học tại lớp gì?
    Có nhưng cô nào?
    Đến trường cô giáo dạy dỗ chăm sóc các con như thế nào?
    Muốn để cô giáo vui lòng chúng mình phải như thế nào?
    Tác giả Nguyễn Văn Chương đã sáng tác một bài thơ nói về các bạn nhỏ luôn nghe theo lời cô giáo dạy đó là bài thơ “Nghe lời cô giáo” đấy chúng mình cùng nghe cô đọc nhé.
  2. Nội dung:

A. Cô đọc diễn cảm bài thơ:
Đọc lần 1: Đọc diễn cảm
Cô vừa đọc bài thơ “Nghe lời cô giáo” sáng tác Nguyễn Văn Chương.
Nội dung: Bài thơ nói về một bạn nhỏ đến trường. Học rất ngoan nghe lời cô giáo. Bé đã học được nhiều điều hay lẽ phải ở trường mầm non.
Cô đọc lần 2: Qua tranh

B. Trích dẫn dàm thoại:
Cô vừa đọc bài thơ gì?
Của tác giả nào?
Bạn nhỏ học điều gì ở trường mầm non?
Bé đến trường học được nhiều điều hay rửa tay trước khi ăn, khi ăn phải biết nhường em bé phần hơn, khi ăn biết mời cha mẹ..
TĐ: Bé mới được đi học. Cô giáo con bảo thế.
Ai đã dạy em bé những điều hay lẽ phải?
Khi em bé biết những điều đó em bé đã trở thành người như thế nào?
Đến trường bé học được nhiều điều hay việc tốt như vậy bé sẽ là bé ngoan.
TĐ: Cô giáo con bảo thế.. Nhớ lời cô giáo đấy.

C. Dạy trẻ đọc thơ:
Trẻ đọc thơ theo cả lớp 2 đến 3 lần
Thi đua tổ nhóm cá nhân
Đọc nhiều hình thức đọc liên tiếp

  1. Kết thúc:
    Củng cố giáo dục
    Giáo dục trẻ biết nghe lời cô giáo.
    Chuyển hoạt động.
    Hoạt động của trẻ:
    Trẻ hát.
    Trường Mầm non Thanh Tâm, học lớp lá 4.
    Cô Hà và Cô Dung.
    Trẻ trả lời cô.
    Ngoan, nghe lời cô.
    Nghe cô đoc thơ.
    Chú ý lắng nghe.
    Nghe lời cô giáo.
    Sáng tác Nguyễn văn Chương.
    Trẻ trả lời cô
    Chú ý nghe.
    Cô giáo dạy bé.
    Thành em bé ngoan.
    Chú ý nghe.
    Trẻ đọc thơ.
    Đọc thơ dưới nhiều hình thức.
    Trả lời cô.
    Chú ý nghe.
    Chuyển hoạt động.

Giáo án số 2: Đề tài: NGHE LỜI CÔ GIÁO

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Hiểu nội dung bài thơ, đọc thuộc thơ, cảm nhận được âm điệu dịu dàng trong sáng của bài thơ.
Tự tạo ra bức tranh theo ý thích và đặt tên cho bức tranh.
Rèn kỹ năng hát và vận động theo nhạc, củng cố kỹ năng vẽ nét cơ bản, bước đầu tạo bố cục tranh về cảnh vật trên mặt giấy ngang.
Phát triển trí nhớ có chủ định, ngôn ngữ, óc tưởng tượng và sáng tạo thẩm mỹ.
Giáo dục trẻ yêu mến cô giáo và biết vâng lời cô giáo.

II. CHUẨN BỊ:
Cho trẻ làm quen với bài thơ: Nghe cô đọc từng khổ thơ ngắn
Tập tạo hình vui, bút màu cho trẻ

III. TIẾN HÀNH:
Hoạt động 1:

Cho trẻ hát và VĐ theo nhạc bài “Vui đến trường”
Trò chuyện cùng trẻ:
Vì sao đến trường lại vui như thế?
Các bạn đến trường để làm gì nhỉ?
Cô giáo dạy các bạn những điều gì?
Giới thiệu bài thơ “Nghe lời cô giáo” của Nhà thơ Nguyễn Văn Chương! Cô đọc diễn cảm: Nghe lời cô giáo.

Bé mới được đi học
Khi về hát rất ngoan
Rửa tay trước khi ăn
Cô giáo con bảo thế
Ăn thì mời cha mẹ
Nhường em bé phần hơn
Không để vãi rơi cơm
Cô giáo con bảo thế
Cô giáo con bảo thế
Việc tốt đều nhắc lời
Thế là, bé yêu ơi
Nhớ lời cô giáo đấy!

Hoạt động 2:
Cô đọc lần 2 kết hợp đàm thoại dẫn ý
Cô đọc khổ thơ thứ nhất → Cô giáo còn bảo bạn ấy làm những gì nữa?
Cô đọc tiếp khổ thơ thứ hai → Cô giáo bảo bạn ấy làm những điều tốt hay xấu?
Cô đọc tiếp khổ thơ cuối cùng → Đố các bạn biết bạn nhỏ ấy có nhớ lời cô giáo bảo không?
Cô cho trẻ luyện tập đọc thơ cùng với cô, chú ý sửa cách phát âm các từ khó, ngắt giọng ở cuối câu, nhịp điệu lên xuống trong từng khổ thơ theo cảm xúc.
Đàm thoại với trẻ:
Bạn nhỏ nghe lời cô giáo dạy những gì?
Các bạn có thực hiện những điều ấy được không
Ngồi những điều này, cô giáo còn dạy các bạn những điều gì nữa? (cô gợi ý cho trẻ diễn đạt theo ý riêng của trẻ) → giáo dục trẻ lòng biết ơn cô giáo.

Hoạt động 3:
Gợi ý cho trẻ vẽ tranh theo ý thích để tặng cho cô giáo.
Trò chuyện, hỏi ý định của trẻ, nhắc lại các kỹ năng vẽ cơ bản, cách tạo bố cục tranh về cảnh vật.
Có thể cho trẻ hoạt động tiếp trong phần hoạt động vui chơi tiếp theo nếu trẻ chưa hoàn thành.

IV. KẾT THÚC

Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Bài Thơ Bé Đi Cày ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Viết một bình luận