Bài Thơ Tâm Sự Của Cái Mũi ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án ✅Qua Bài Thơ Bố Mẹ giúp Bé Hiểu Được Tác Dụng Của Cái Mũi Và Biết Cách Giữ Vệ Sinh Sạch Sẽ.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Thơ Tâm Sự Của Cái Mũi
Bài thơ Tâm sự cái mũi
Tác giả: Phạm Hổ
Tôi là chiếc mũi xinh
Giúp bạn biết bao điều
Ngửi hương thơm của lúa
Hương ngạt ngào của hoa
Như vậy đã hết đâu
Giúp bạn thở nữa đấy
Chúng ta cùng giữ sạch
Để chiếc mũi thêm xinh
Thohay.vn Chia sẽ ✨ Bài Thơ Chổi Ngoan ✨ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án A-Z
Tranh Và Hình Ảnh Bài Thơ Tâm Sự Của Cái Mũi
Tặng Bạn 👋 Bài Thơ Mèo Con 👋 Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án
Giáo Án Bài Thơ Tâm Sự Của Cái Mũi
Giáo Án Bài Thơ Sự Của Cái Mũi
1. Mục đích yêu cầu
– Kiến thức: Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả sáng tác, hiểu được nội dung thơ.
– Kỹ năng: Trẻ đọc thuộc thơ diễn cảm, biết bắt nhịp và thay đổi giọng điệu phù hợp với nội dung bài thơ.
– Thái độ: Giáo dục trẻ biết bảo vệ cái mũi và luôn giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ.
2. Chuẩn bị môi trường hoạt động:
– Máy vi tính, giáo án điện tử có nội dung minh hoạ bài thơ.
– Câu hỏi đàm thoại.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động
* Hoạt động 1: Hát và trò chuyện về chủ đề.
– Cho cả lớp hát và vận động bài “Cái mũi” và hỏi trẻ:
+ Các con vừa hát bài gì? Bài hát nói về cái gì? Mũi để làm gì?
* Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ.
– Không những chỉ có bài hát nói về cái mũi đâu các con ạ. Mà còn có nhiều bài thơ, câu đố viết về cái mũi này đấy các con ạ. Hôm nay, cô sẽ cho cả lớp mình cùng cô đọc bài thơ nói về cái mũi này nhé. Đó là bài thơ “Tâm sự của cái mũi”.
– Cô đọc diễn cảm bài thơ lần 1: Sau đó hỏi trẻ Cô vừa đọc bài thơ gì?
– Bài thơ nói về cái gì?
– Cô đọc bài thơ lần 2 kết hợp cho trẻ xem tranh minh hoạ.
– Cô cho cả lớp đọc cùng cô 3 – 4 lần.
– Cô chú ý y sửa sai và động viên trẻ đọc.
* Hoạt động 3: Đàm thoại, trích dẫn làm rõ ý.
– Bài thơ nói về cái gì các con? Cái mũi nằm ở đâu?
– Mũi để làm gì? Trong bài thơ những câu nào nói lên tác dụng của cái mũi ?
– “Ngạt ngào” là nói về một mùi hương rất là thơm đấy.
– Để giữ cho mũi luôn sạch sẽ thì chúng ta phải làm gì?
– Cho trẻ đọc lại dưới hình thức thi đua nhau giữa các tổ, nhóm, cá nhân (trong quá trình đọc cô chú ý sửa sai cho trẻ)
* Cho trẻ chơi trò chơi: Giọng đọc to – giọng đọc nhỏ.
– Cô đưa tay lên cao thì trẻ đọc to còn khi cô hạ tay xuống thấp thì trẻ đọc nhỏ.
– Trong quá trình chơi cô có thể thay đổi hình thức là đưa tay Cao – Vừa – Thấp thì trẻ đọc tương ứng với To – Vừa – Nhỏ.
* Hoạt động 4: Kết thúc. Cho trẻ đứng dậy chơi t/c ngửi hoa.
Giáo án bài thơ âm Sự của cái mũ cho các cô và mẹ cung tham khảo
1. Mục đích – yêu cầu :
* Kiến thức:
-Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả.
– Hiểu nội dung của bài thơ
– các từ khó trong bài thơ.
* Kỹ năng:
– Trẻ đọc diễn cảm, cảm nhận được vần điệu của bài thơ.
– Rèn cho trẻ khả năng chú ý và ghi nhớ.
– Biết trả lời câu hỏi theo nội dung bài thơ.
* Thái độ:
– Trẻ hứng thú nghe đọc thơ.
– Qua nội dung bài thơ giáo dục trẻ biết mục đích ý nghĩa
2. Chuẩn bị :
* Đồ dùng của cô:
– Hình ảnh minh họa bài thơ.
– Hình ảnh biểu tượng để thay thế một số từ.
– Tranh vẽ của bài thơ
– Ti vi, đĩa nhạc.
* Đồ dùng của trẻ :
– Trang phục gọn gàng.
* Địa điểm:
– Trong lớp
3. Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : Ổn định tổ chức
– Cô mở nhạc bài hát liên quan đến thơ trên
– Trò chuyện :
– Các con vừa hát bài gì?
– nội dung thơ có ích lợi gì?
– Qua thơ trên giúp các được điều gì?
* Giáo dục:
– giáo dục các cháu hiểu biết mục đích của bài thơ trên.
– dạy các cháu học và làm theo những điều tốt đẹp của thơ
* Giới thiệu bài :
– Có một bài thơ nói về cái gì ,
– Hôm nay cô sẽ đọc cho các con nghe bài thơ âm Sự Của Cái Mũi
– Cô cho trẻ hát bài liên quan đến thơ đang học, về ngồi theo tổ để nghe đọc thơ.
Hoạt động 2:
– Cung cấp kiến thức
a.Cô đọc thơ :
– Cô đọc lần 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ.
– Cô đọc lần 2 kết hợp cho trẻ xem tranh minh họa.
*Trích dẫn, đàm thoại:
Tôi là chiếc mũi xinh
Giúp bạn biết bao điều
Ngửi hương thơm của lúa
Hương ngạt ngào của hoa
……………
– Cô vừa đọc bài thơ gì?
– Các em sẽ trả lời tên bài thơ
– Bài thơ do ai sáng tác?
– Các em sẽ trả lời tên tác giả bài thơ
– Giảng nội dung bài thơ: Bài thơ muốn nhắc đến hình ảnh của những ý nghĩa gì ?
– Giáo dục trẻ biết yêu quý những hình ảnh ý nghĩa trong bài thơ.
– Giải thích từ khó :
b.Trẻ đọc thơ:
– Cả lớp đọc.
– Đọc theo nhóm nam, nhóm nữ.
– Đọc nối tiếp.
– Nhóm 4-6 trẻ
– Đọc cá nhân.
– Đọc theo nội dung bài thơ có hình ảnh thay thế từ. (Chú ý sửa sai cho trẻ cách phát âm).
c. Trò chơi: “Gắn nhân vật tạo nội dung bài thơ”
– Cách chơi : Cô chia lớp làm 3 đội, mỗi đội có một bộ tranh vẽ nội dung bài thơ và các nhân vật rời. Khi cô đọc đến câu thơ nào có nhân vật đúng nội dung tranh thì trẻ chạy lên lấy nhân vật gắn vào tranh. Kết thúc bài thơ đội nào gắn đúng nội dung tranh là thắng.
– Cho trẻ đọc lại bài thơ theo nội dung tranh trẻ vừa gắn.
* Củng cố:
– Các con vừa đọc bài thơ gì?
– Các con đã hiểu nội dung thơ nói gì không ?
* Hoạt động 3 : Kết thúc hoạt động
– Nhận xét
– tuyên dương.
– Dặn cho các em về nhà nhờ ba mẹ đọc lại bài thơ cho em nghe.
– Cô cho trẻ chơi trò chơi sau buổi học.
Thohay.vn Tặng Bạn 😎 Bài Thơ Năm Ngón Tay Ngoan 😎 Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án