Cây Bàng Và Lớp Học Lớp 1 ❤️️ Nội Dung , Giáo Án, Soạn Bài Tập✅ Thohay.vn Chia Sẽ Các Thông Tin Đầy Đủ, Hữu Ích Về Bài Thơ Cây Bàng Và Lớp Học Cho Các Bạn Nhỏ.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Thơ Cây Bàng Và Lớp Học Lớp 1
Bài Thơ: Cây bàng và lớp học
Tác giả: Minh Tâm
Bên cửa lớp học
Có cây bàng già
Tán lá xòe ra
Như ô xanh mướt.
Bàng ghé cửa lớp
Nghe cô giảng bài
Mỗi buổi sớm mai
Quên ngày mưa nắng.
Cuối tuần lớp vắng
Không thấy tiếng cô
Không bạn vui đùa
Tán bàng ngơ ngác.
Thứ hai trở lại
Lớp học tưng bừng
Tán xanh vui mừng
Vẫy chào các bạn.
Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Truyện Cỏ Và Lúa ❤️️ Nội Dung Câu Chuyện, Ý Nghĩa, Giáo Án
Hình Ảnh Bài Thơ Cây Bàng Và Lớp Học
Soạn Bài Tập Cây Bàng Và Lớp Học Lớp 1
Soạn Bài Tập Cây Bàng Và Lớp Học Lớp 1.
Câu 1. (trang 54 SGK Tiếng Việt 1 tập 2, Kết nối tri thức)
Quan sát cây trong tranh dưới đây:
a. Tranh vẽ cây gì?
b. Em thường thấy cây này ở đâu?
Hướng dẫn trả lời:
a. Tranh vẽ cây bàng.
b. Em thường thấy cây này trên sân trường.
Câu 2. (trang 54 SGK Tiếng Việt 1 tập 2, Kết nối tri thức)
Đọc
Cây bàng và lớp học
Bên cửa lớp học
Có cây bàng già
Tán lá xòe ra
Như ô xanh mướt.
Bàng ghé cửa lớp
Nghe cô giảng bài
Mỗi buổi sớm mai
Quên ngày mưa nắng.
Cuối tuần lớp vắng
Không thấy tiếng cô
Không bạn vui đùa
Tán bàng ngơ ngác.
Thứ hai trở lại
Lớp học tưng bừng
Tán xanh vui mừng
Vẫy chào các bạn.
(Minh Tâm)Từ ngữ: tán lá, xanh mướt, tưng bừng
Câu 3. (trang 55 SGK Tiếng Việt 1 tập 2, Kết nối tri thức)
Tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vần với nhau: già – ra
Hướng dẫn trả lời:
bài – mai ; nắng – vắng ; bừng – mừng
Câu 4. (trang 55 SGK Tiếng Việt 1 tập 2, Kết nối tri thức)
Trả lời câu hỏi:
a. Trong khổ thơ đầu, cây bàng như thế nào?
b. Cây bàng ghé cửa lớp để làm gì?
c. Thứ hai lớp học như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
a. Trong khổ thơ đầu, cây bàng đã già những vẫn xanh mướt.
b. Cây bàng ghé cửa lớp để nghe cô giáo giảng bài.
c. Thứ hai lớp học tưng bừng.
Câu 5. (trang 55 SGK Tiếng Việt 1 tập 2, Kết nối tri thức)
Học thuộc hai khổ thơ đầu.
Bên cửa lớp học
Có cây bàng già
Tán lá xòe ra
Như ô xanh mướt.
Bàng ghé cửa lớp
Nghe cô giảng bài
Mỗi buổi sớm mai
Quên ngày mưa nắng.
Câu 6. (trang 55 SGK Tiếng Việt 1 tập 2, Kết nối tri thức)
Trò chơi: Ngôi trường mơ ước: Nhìn hình nói tên sự vật.
Hướng dẫn trả lời:
Ngôi trường có sân đá bóng, có lớp máy tính, có phòng vẽ tranh, có hồ bơi, có lớp học rộng rãi, có vườn cây xanh tốt.
Giáo Án Cây Bàng Và Lớp Học Lớp 1
Giáo Án Cây Bàng Và Lớp Học Lớp 1.
I. Mục tiêu
1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một bài thơ , hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ ; nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau , củng cố kiến thức về vần ; thuộc lòng hai khổ thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ ; quan sát , nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận tử tranh được quan sát .
2. Phát triển kỹ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh .
3. Phát triển phẩm chất và năng lực chung : tình yêu đối với trường lớp , thầy cô và bạn bè ; khả năng làm việc nhóm ; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi .
II CHUẨN BỊ
1. Kiến thức ngữ văn GV nắm được đặc điểm văn , nhịp và nội dung của bài thơ Cây bàng và lớp học , nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài thơ tán lá , xanh mướt , tưng bừng ) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này .
2. Phương tiện dạy học Tranh minh hoạ có trong SGK được phóng to hoặc máy tính phần mềm phù hợp , máy chiếu , màn hình , bảng thông minh
III .HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
1.Ôn và khởi động
Ôn : HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đỏ
Khởi động :
+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi.
a. Tranh vẽ cây gì ?
b. Em thường thấy cây này ở đâu ? .
+ GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời , sau đó dẫn vào bài thơ Cây bàng và lớp học . HS nhắc lại
+ Một số ( 2 – 3 ) HS trả lời câu hỏi . Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa thấy đủ hoặc có câu trả lời khác …
2. Đọc
GV đọc mẫu toàn bài thơ . Chú ý đọc diễn cảm , ngắt nghỉ đúng nhịp thơ .
HS đọc từng dòng thơ
+ Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1. GV hướng dẫn HS luyện đọc một số tử ngữ có thể khó đối với HS ( xoe , xanh mướt , quản , buổi , tưng bừng ) .
+ Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2. GV hướng dẫn HS cách đọc , ngắt nghỉ dùng dòng thơ , nhịp thơ
HS đọc từng khổ thơ
+ GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ .
+ Một số HS đọc nối tiếp từng khổ , 2 lượt
+ GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài thơ ( tán lá : là cây tạo thành hình như cái thân ( GV nên trình chiếu hình ảnh minh hoạ ) : xanh mướt ; rất xanh và trông thích mắt , tưng bừng : nhộn nhịp , vui vẻ ) .
+ HS đọc từng khổ thơ theo nhóm .
+ Một số HS đọc khó thở , mỗi HS đọc một khổ thơ . Các bạn nhận xét , đánh giá .
HS đọc cả bài thơ
+1 – 2 HS đọc thành tiếng cả bài thơ .
+ Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ .
HS đọc từng dòng thơ
HS đọc từng khổ thơ
HS đọc cả bài thơ
3. Tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vần với nhau
– GV hướng dẫn HS làm việc nhóm , cùng đọc lại bài thơ về tim những tiếng cùng vần với nhau ở cuối các dòng thơ . HS viết những tiếng tìm được vào vở .
– GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả . GV và HS nhận xét , đánh giả .
– GV và HS thống nhất câu trả lời ( giả – ra , bài – mai – lại , nắng – vắng , bừng – mừng) HS làm việc nhóm , cùng đọc lại bài thơ về tim những tiếng cùng vần với nhau ở cuối các dòng thơ . HS viết những tiếng tìm được vào vở
TIẾT 2
4. Trả lời câu hỏi
GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi
a . Trong khổ thơ đầu , cây hàng như thế nào ?
b . Cây hàng ghé cửa lớp để làm gì ?
c . Thứ hai , lớp học như thế nào ?
– GV và HS thống nhất câu trả lời . ( a . Cây bàng trồng đã lâu năm ( già ) , nhưng vẫn xanh tốt ( Tán lá xoè ra /Như ô xanh mướt ) ; b . Cây bàng ghé cửa lớp để nghe cô giáo giảng bài ; c . Thứ hai , lớp học nhộn nhịp và vui vẻ ( tưng bừng ) . – HS làm việc nhóm ( có thể đọc to từng câu hỏi ) , cùng nhau trao đổi và trả lời từng câu hỏi . GV đọc từng câu hỏi và gọi một số HS trình bày câu trả lời . Các bạn nhận xét , đánh giá .
5. Học thuộc lòng
GV treo bảng phụ hoặc trình chiếu hai khổ thơ đầu ,
– GV hướng dẫn HS học thuộc lòng hai khổ thơ đầu bằng cách xõa chế cần một số từ ngữ trong hai khổ thơ này cho đến khi xoi / che hết . HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá / chế dân , Chủ ý để lại những từ ngữ quan trọng cho đến khi HS thuộc lòng cả hai khổ thơ .
– Một HS đọc thành tiếng hai khổ thơ đầu .
HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xóa / che dần
6. Trò chơi Ngôi trường mơ ước : Nhìn hình nói tên sự vật
– Mục tiêu : mở rộng và tích cực hoá vốn từ theo chủ đề trường học .
– Nội dung : GV sử dụng những hình ảnh không gian trường học trên slide hoặc tranh vẽ ,
Chia nhóm để chơi , nhóm nào đoán nhanh và trung nhiều nhất là thẳng
HS nhìn hình ảnh để gọi tên không gian của trường học
7.Củng cố
– GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học .
– GV tóm tắt lại những nội dung chính .
– GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học
– GV nhận xét , khen ngợi , động viên HS .
+ HS nhắc lại những nội dung đã học .
+ HS nêu ý kiến về bài học ( hiểu hay chưa hiểu , thích hay không thích , cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào )
Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Truyện Các Bạn Của Mèo Con ❤️️ Nội Dung, Ý Nghĩa, Giáo Án