Thohay.vn chia sẻ những nội dung liên quan đến bài Chùm ca dao trào phúng trong chương trình học lớp 8. Xem ngay nhé!
NỘI DUNG CHÍNH
Ca Dao Trào Phúng Là Gì?
Ca dao trào phúng là một thể loại ca dao sử dụng tiếng cười để phê phán, châm biếm những thói hư, tật xấu trong xã hội. Thông qua những câu từ dí dỏm, hài hước, ca dao trào phúng không chỉ mang lại tiếng cười mà còn gửi gắm những thông điệp sâu sắc về đạo đức và lối sống.
Ví dụ, một câu ca dao trào phúng có thể châm biếm những người lười biếng hoặc những thói quen xấu trong cộng đồng. Tiếng cười trong ca dao trào phúng thường là tiếng cười suy ngẫm, giúp người nghe nhận ra và sửa đổi những hành vi chưa đúng.
Tìm hiểu thêm 👉 Thơ Trào Phúng Là Gì ?
Nội Dung Chùm Ca Dao Trào Phúng Lớp 8
Xem ngay nội dung chùm ca dao trào phúng lớp 8 được chia sẻ dưới đây nhé.
1. Chập chập rồi lại cheng cheng
Con gà sống lớn để riêng cho thầy
Đơm xôi thì đơm cho đầy
Đơm mà vơi đĩa thì thầy không ưa.
2. Con mèo mà trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
Chú chuột đi chợ đường xa
Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo.
3. Anh là con trai học trò
Em mà thách cưới thế anh lo thế nào?
Em khoe em đẹp như sao
Để anh lận đận ra vào đã lâu
Mẹ em thách cưới cho nhiều
Thử xem anh nghèo có cưới được không
Nghèo thì bán bể bán sông
Anh cũng cố cưới lấy công ra vào
Cưới em trăm tám ông sao
Trăm tấm lụa đào mươi cót trầu cau
Cưới em một trăm con trâu
Một nghìn con lợn, bồ câu tám nghìn
Cưới em tám vạn quan tiền
Để làm tế lễ gia tiên ông bà
Cưới em một chĩnh vàng hoa
Mười chum vàng cốm bạc là trăm nong
Cưới em ba chum mật ong
Mười thúng mỡ muỗi ba nong quýt đầy…
Cập nhật thêm thông tin về 👉 Thơ Trào Phúng Hiện Đại
Xuất Xứ Và Hoàn Cảnh Sáng Tác Chùm Ca Dao Trào Phúng
Chùm ca dao trào phùng trích trong Ca dao người Việt, quyển 3, Nguyễn Xuân Kính (Chủ biên), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2015). Ca dao trào phúng có nguồn gốc từ cuộc sống dân gian đời thường, là một trong các dạng của thơ ca Việt Nam.
Tác Giả Tác Phẩm Chùm Ca Dao Trào Phúng
Tham khảo thêm thông tin về tác giả tác phẩm chùm ca dao trào phúng được Thohay.vn biên soạn chi tiết.
Tác Giả
Chùm ca dao trào phúng gồm 3 bài ca dao được các tác giả dân gian sáng tác và để lại.
Tác Phẩm
1. Bài ca dao số 1: Bài ca dao nói về những người thầy bói rởm, hành nghề mê tín.
– Âm thanh: chập chập, cheng cheng → Âm thanh của tiếng trống, tiếng chiêng mê tín, hư ảo.
– Sự vật: con gà trống thiến, xôi. → Những lễ vật để cúng bái.
– Con người (cách xưng hô): thầy → Hành nghề mê tín, dị đoan.
=> Bài ca dao trên là những lời mỉa mai, châm biếm với những người bói toán dởm. Đó là những lời dụ dỗ, mê tín mạng tính chất lừa người và chuộc lợi về bản thân của tên thầy bói. Qua đây, ta thấy rõ sự mỉa mai, khinh bỉ và chế giễu của người xưa đối với những người hành nghề mê tín này. Không chỉ thế, đó còn là lời cảnh báo và khuyên nhủ những người tin vào những thứ mê tín như bài ca dao trên.
2. Bài ca dao số 2: Nói về sự giả tạo của con mèo và sự khôn ngoan của chú chuột.
– Hình ảnh mèo – chuột (cách xưng hô: chú chuột và con mèo) à sự tương phản đối lập. (mèo giả tạo, gian trá >< chuột khôn ngoan, khéo léo).
– Cách dùng từ “hỏi thăm”, “chú chuột” nói lên sự dối trá, tinh quái của mèo. Nhưng chú chuột tinh khôn, láu lỉnh không dễ bị đánh lừa, lại nói kháy mèo cho bõ ghét, cho hả giận “giỗ cha chú mèo”.
– “Đi chợ đàng xa”, nghĩa là chuột muốn nói với mèo rằng mình đã cao chạy xa bay rồi, không tóm được đâu. Mèo tinh quái nhưng chuột còn tinh ranh hơn. Kết cuộc là cảnh chú chuột nhỏ bé tinh khôn đã thắng lão mèo to xác hung dữ – một kết thúc có hậu.
=> Bài đồng dao mách nước cho kẻ yếu cách ứng xử với kẻ mạnh; chuột khôn khéo, mềm mỏng đáp lại sự “ân cần hỏi han” của mèo để cầu sự bình an theo phương châm “Mạnh dùng sức, yếu dùng chước”.
3. Bài ca dao số 3
– Chủ đề: Tục lệ thách cưới → đây là một chủ đề quen thuộc trong ca dao.
– Hoàn cảnh của anh học trò: Gia cảnh khó khăn, không có tiền bạc, không có khả năng mua sính lễ theo sự thách cưới “Em mà thách cưới anh lo thế nào?”.
– Anh học trò đem bán bể, bán sông để có tiền dẫn cưới. à Cách nói phóng đại.
– Những đồ dẫn cưới: trăm tám ông sao, trăm tấm lụa đào, một trăm con trâu, một nghìn con lợn, bồ câu tám nghìn, tám vạn quan tiền, một chĩnh vàng hoa, mười chum vàng cốm bạc, ba chum mật ong, mười thúng mỡ muỗi. Những điều đó là phi thực tế, đó là cách anh học trò nghèo chế giễu cô gái khi thách cưới.
=> Bài ca dao số 3 lên án hủ tục: Thách cưới. Cách lên án đó có phần hài hước, dí dỏm.
Xem thêm 👉 Ca Dao Hài Hước Châm Biếm
Ý Nghĩa Chùm Ca Dao Trào Phúng
Chùm ca dao trào phúng không chỉ thể hiện vẻ đẹp văn hóa của người Việt Nam mà còn phản ánh những sự mâu thuẫn, chỉ trích những thói hư, tật xấu của xã hội.
Bố Cục Văn Bản Chùm Ca Dao Trào Phúng Lớp 8
Dưới đây là bố cục văn bản chùm ca dao trào phúng lớp 8, cùng tham khảo ngay nhé.
- Phần 1 (bài ca dao 1): Phê phán những kẻ hành nghề mê tín dị đoan, trục lợi.
- Phần 2 (bài ca dao 2): Phê phán những con người gian dối, không ngay thẳng trong cuộc sống.
- Phần 3 (bài ca dao 3): Phê phán tục lệ thách cưới trong xã hội.
Đón đọc thêm 👉 Những Câu Ca Dao Châm Biếm Người Phụ Nữ
Đọc Hiểu Tác Phẩm Chùm Ca Dao Trào Phúng
Thohay.vn chia sẻ phần đọc hiểu tác phẩm Chùm ca dao trào phúng dưới đây:
👉 Câu 1: Hãy trình bày hiểu biết của em về bài học Chùm ca dao trào phúng (tác giả, thể loại, nội dung,…)
Đáp án:
– Tác giả: đây là văn học dân gian nên không có tác giả cụ thể.
– Thể loại: ca dao trào phúng / châm biếm với hình thức như thể thơ lục bát (câu sáu chữ câu tám chữ)
– Nội dung: Với ngôn từ dân dã, vần nhịp rõ ràng, những bài ca dao dễ nhớ dễ thuộc này đã phê phán, lên án những hạng người xấu xa và hủ tục.
👉 Câu 2: Bài ca dao số 1 nói về hoạt động nào của con người? Em căn cứ vào đâu để nhận biết điều đó?
Đáp án: Bài ca dao số 1 nói về chuyện bói toán, mê tín dị đoan. Cụ thể như:
- Chập chập, cheng cheng: tiếng kêu phát ra lúc thầy bói dùng các dụng cụ bói toán của mình.
- Con gà nuôi để dành cho thầy, bát xôi phải đầy: hàm ý chỉ yêu cầu của những tay thầy bói dởm, luôn đòi hỏi người xem bói kiểu “tiền càng nhiều thì quẻ càng linh”.
👉 Câu 3: Hãy xác định nội dung và ngụ ý của bài ca dao số 2.
Đáp án: Ta có thể dễ dàng nhận ra nội dung của bài ca dao là dựa vào mối quan hệ giữa mèo và chuột và ngụ ý là nói về con người tuy nhiên xoay quanh bài ca dao này có nhiều ý kiến về ngụ ý của nó.
👉 Câu 4: Bài ca dao số 3 lên án hủ tục gì? Cách lên án có tạo ra sự căng thẳng không? Vì sao?
Đáp án:
– Bài ca dao số 3 lên án hủ tục thách cưới.
– Cách lên án phần nào tạo ra sự căng thẳng:
+ “Anh là con trai học trò / Em mà thách cưới thế anh lo thế nào?”: sự phàn nàn.
+ “Em khoe em đẹp như sao / Để anh lận đận ra vào đã lâu”: bày tỏ sự khổ sở vì yêu em
+ “Mẹ em thách cưới cho nhiều / Thử xem anh nghèo có cưới được không?”: chỉ trích sự đòi hỏi cao của mẹ em. Từ “nghèo” thể hiện rõ sự bất lực.
+ Một loạt câu về đồ dẫn cưới cho thấy rằng anh không thể đạt được yêu cầu thách cưới. Ở đây, ta chú ý thấy là mẹ em thách cưới nhiều nhưng anh còn chuẩn bị sính lễ nhiều hơn thế. Ý muốn nói là nhà em thách cưới không hợp tình, hợp lí, đã thế thì anh chỉ cho nhà em những thứ “trên trời” đó thôi.
Chia sẻ trọn bộ chùm 🌱 Thơ Châm Biếm Người Nhiều Chuyện 🌱
Giá Trị Chùm Ca Dao Trào Phúng
Đón đọc ngay phần chia sẻ về giá trị chùm ca dao trào phúng dưới đây nhé.
Giá Trị Nội Dung
- Bài ca dao số 1: Ý chỉ những lời nói châm biếm, mỉa mai đối với những người thầy bói rởm, hành nghề mê tín.
- Bài ca dao số 2: Bài ca dao phản ánh sự giả tạo của con mèo và sự khôn ngoan của chú chuột. Ý hàm ngôn là trong xã hội còn kẻ mạnh ức hiếp người yếu và kẻ mạnh thường nguỵ trang tinh vi bằng bộ mặt giả nhân giả nghĩa.
- Bài ca dao số 3: Bài ca dao lên án hủ tục thách cưới trong xã hội xưa. Cách lên án này có phần hài hước, dí dỏm
Giá Trị Nghệ Thuật
- Sử dụng lời thơ ngắn gọn, thể lục bát.
- Ngôn ngữ giản dị.
- Tác phẩm giàu hình ảnh ẩn dụ.
Đón đọc thêm những bài 👉 Thơ Trào Phúng Của Tú Xương
Sơ Đồ Tư Duy Ca Dao Trào Phúng Lớp 8
Xem thêm mẫu sơ đồ tư duy ca dao trào phúng lớp 8 được chia sẻ sau đây:
Soạn Bài Ca Dao Trào Phúng
Tiếp theo sẽ là phần gợi ý soạn bài ca dao trào phúng được biên soạn cụ thể dưới đây:
👉 Câu 1 (trang 112 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Bài ca dao số 1 nói về hoạt động gì của con người? Em có thể nhận biết điều đó dựa trên điều gì?
Đáp án:
– Trong bài ca dao số 1, những người thầy bói rớt được mô tả là những người mê tín.
– Dựa vào: Phần mở đầu của câu ca dao, tác giả đã phác họa những chi tiết mê tín và hư ảo thông qua những từ ngữ như tiếng trống, tiếng chiêng ‘ chập chập ‘, ‘ cheng cheng ‘.
👉Câu 2 (trang 112 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Bài ca dao số 1 chỉ trích đối tượng nào? Tại sao đối tượng đó bị chỉ trích?
Đáp án:
– Bài ca dao số 1 chỉ trích những người thầy bói toán mê tín.
– Đối tượng này bị chỉ trích vì họ sử dụng lời dụ dỗ, mê tín để lừa đảo và lợi dụng người khác về mặt tài chính.
👉 Câu 3 (trang 112 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Bài ca dao số 2 tạo ra sự tương phản, đối nghịch dựa trên yếu tố gì? Bài ca dao này thể hiện tính cách nào của mèo và quan hệ giữa mèo với chuột như thế nào?
Đáp án:
– Bài ca dao số 2 tạo ra sự tương phản, đối nghịch dựa trên yếu tố: mèo và chuột.
– Tính cách của mèo: giả tạo, tinh quái, mượn cớ hỏi thăm nhưng thực chất là để bắt chuột.
– Mối quan hệ giữa mèo và chuột: Mèo là kẻ thù truyền kiếp, không đội trời chung với chuột, có tập tính bắt chuột để ăn thịt. Mối quan hệ giữa chúng là mối quan hệ loại trừ.
👉 Câu 4 (trang 112 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Bài ca dao số 3, anh học trò bán những vật gì để có tiền dẫn cưới? Hãy đánh giá về vật phẩm dẫn cưới của anh học trò nghèo. Có thể thấy điều này trong thực tế không?
Đáp án:
– Trong bài ca dao số 3, anh học trò bán đi bể, bán đi sông để có tiền dẫn cưới.
– Đồ dẫn cưới của anh học trò nghèo: một trăm tám ông sao, trăm tấm lụa đào, một trăm con trâu, một nghìn con lợn, bồ câu tám nghìn, tám vạn đồng, một chĩnh vàng hoa, mười chum vàng cốm bạc, ba chum mật ong, mười thúng mỡ muỗi.
= > Những điều này không thực tế, là cách anh học trò nghèo châm chọc cô gái khi thách cưới.
👉 Câu 5 (trang 112 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Bài ca dao số 3 chỉ trích phong tục gì? Cách chỉ trích này có tạo ra căng thẳng không? Vì sao?
Đáp án: Bài ca dao số 3 chỉ trích phong tục thách cưới trong xã hội xưa. Cách chỉ trích này mang phong cách hài hước, dí dỏm. Anh học trò này rất tinh quái và can đảm, không ngại giảm bớt mà lại giữ vững và bình tĩnh. Thậm chí, lễ vật của anh còn lớn hơn cả yêu cầu của cô gái. Bằng lòng yêu, anh không sợ, không để những lễ vật trở thành rào cản, mà còn hiểu và đáp lại tâm lí của cô gái một cách hoàn hảo. Việc mang nhiều hơn số lễ vật mà cô gái đòi cũng thể hiện sự trân trọng và đồng cảm của anh đối với người yêu.
Xem thêm chùm 👉 Thơ Trào Phúng Hồ Xuân Hương
Giáo Án Ca Dao Trào Phúng
Mẫu giáo án ca dao trào phúng chuẩn nhất được chia sẻ dưới đây để bạn có thể tham khảo.
I. MỤC TIÊU
1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt
– Nhận biết được đối tượng trào phúng của từng bài ca dao.
– Hiểu được ý nghĩa của những bài ca dao.
– Nắm được nghệ thuật phóng đại, đối lập, chơi chữ của chùm ca dao trào phúng.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung
– Hình thành năng lực làm việc nhóm, năng lực gợi mở,…
– Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.
– Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.
b. Năng lực đặc thù
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến thể loại ca dao và chùm ca dao trào phúng.
– Năng lực nhận biết, phân tích một số yếu tố của ca dao trào phúng.
3. Về phẩm chất
– Có ý thức tránh những việc làm kệch cỡm, lố lăng; hướng đến cách ứng xử phù hợp.
– Chăm chỉ, tự giác học tập, tìm tòi và sáng tạo
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
– Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
– Phiếu học tập, trả lời câu hỏi
– Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
– SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, sự hứng khởi cho HS vào học bài, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Hãy nêu một vài câu ca dao trào phúng mà em biết. Các câu ca dao ấy nhằm lên án, phê phán điều gì?
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– HS hoạt động cá nhân, kết nối với thực tế, trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo thảo luận
– Yêu cầu khoảng 4 HS trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận định
– GV nhận xét.
– GV khơi gợi những vấn đề để nêu nhiệm vụ cho bài học mới: Đả kích thói hư tật xấu của con người, ông bà ta xưa đã mượn ca dao để thể hiện tiếng cười hài hước châm biếm, trào lộng. Tiếng cười làm vui cửa, vui nhà, vui anh, vui em cho quên đi nỗi vất vả cực nhọc của đời sống. Để thấy được điều đó, hãy tìm hiểu chùm ca dao chùm ca dao trào phúng.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN | |
a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản, hướng dẫn đọc và rèn luyện các chiến thuật đọc. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS | |
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV tổ chức cho HS tìm hiểu về thể loại ca dao: Hãy trình bày hiểu biết của em về ca dao trào phúng? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi. Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm – HS trình bày sản phẩm thảo luận. – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. | Ca dao trào phúng tập trung trí tuệ, nghệ thuật trào lộng dân gian như tạo ra mâu thuẫn, cách nói phóng đại, chơi chữ để bật lên tiếng cười mang nhiều sắc thái khác nhau. |
Chia sẻ bạn những 💛 Mẫu Phân Tích Thơ Trào Phúng 💛 nổi tiếng nhất
Những Bài Ca Dao Trào Phúng Hay Nhất
Tổng hợp những bài ca dao trào phúng hay nhất để các bạn độc giả có thể tham khảo thêm:
Lỗ mũi mười tám gánh lông
Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho
Đêm nằm thì ngáy o o
Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà
Đi chợ thì hay ăn quà
Chồng yêu chồng bảo về nhà đỡ cơm
Trên đầu những rác cùng rơm
Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu.
Chồng người đánh giặc sông Lô
Chồng em ngồi bếp rang ngô cháy quần
Chồng người cưỡi ngựa bắn cung
Chồng em ngồi bếp cầm thun bắn ruồi.
Bà Bảy đã tám mươi tư
Ngồi trông cửa sổ gửi thư kén chồng.
Chồng người đi ngược về xuôi,
Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo.
Ăn rồi nằm ngả nằm nghiêng
Có ai lấy tớ thì khiêng tớ vào.
Chú tôi hay tửu hay tăm
Hay uống chè đặc hay nằm ngủ trưa
Ban ngày thì muốn trời mưa
Ban đêm thì muốn cho thừa trống canh.
Rung rinh nước chảy qua đèo
Bà già tập tễnh mua heo cưới chồng.
Hòn đất mà biết nói năng
Thì thầy Địa lý hàm răng chẳng còn.
Tử vi xem số cho người
Số thầy thì để cho ruồi nó bâu.
Cây cao bóng mát không ngồi
Ra ngồi chỗ nắng trách trời không mây
Còn duyên, anh cưới ba heo
Hết duyên, anh cưới con mèo cụt đuôi.
Còn duyên, kén cá chọn canh
Hết duyên, ếch đực cua kềnh cũng vơ.
Lỡ duyên em phải ưng anh
Tiếc con tôm bạc nấu canh rau dền.
Trọc đầu mang tiếng bất lương
Kìa như có tóc cũng phường gió trăng.
Sông bao nhiêu nước cho vừa,
Trai bao nhiêu vợ cũng chưa bằng lòng.
Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói gieo quẻ nói rằng,
Lợi thì có lợi, nhưng răng chẳng còn.
Con cò chết rũ trên cây,
Cò con mở lịch xem ngày làm ma.
Cà cuống uống rượu la đà,
Chim ri ríu rít bò ra lấy phần,
Chào mào thì đánh trống quân
Chim chích cởi trần,vác mõ đi rao.
Học hành ba chữ lem nhem
Thấy gái thì thèm như chửa thèm chua.
Cái bống cõng chồng đi chơi
Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng
Chị em ơi, cho tôi mượn cái gàu sòng
Để tôi tát nước múc chồng tôi lên
Làm trai cho đáng sức trai,
Khom lưng chống gối, gánh hai hạt vừng.
Số cô chẳng giàu thì nghèo
Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà.
Số cô có mẹ có cha
Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông
Số cô có vợ có chồng
Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai.
Hai tay cầm hai quả hồng,
Quả chát phần chồng, quả ngọt phần trai.
Chỉ đâu mà buộc ngang trời
Thuốc đâu mà chữa con người lẳng lơ.
Gái đâu có gái lạ lùng,
Chồng chẳng nằm cùng, ném chó xuống ao.
Đêm đến chồng lại lần vào,
Vội vàng vác sọt đi trao chó về.
Nhà cô có con chó đen
Người lạ nó cắn, người quen nó mừng
Một hôm uống rượu lâng lâng
Người quen nó cắn, nó vồ gãy tay
Làm trai cho đáng nên trai
Một trăm đám cỗ chẳng sai đám nào.
Buồn buồn ngồi đốt đống rơm
Khói bay nghi ngút chẳng thơm chút nào
Khói bay lên tận thiên tào
Ngọc Hoàng phán hỏi: thằng nào đốt rơm?
Trên trời có vảy tê tê
Có ông bảy vợ không chê vợ nào
Một vợ tát nước bờ ao
Phải trận mưa rào đứng núp bụi tre
Một vợ thì đi buôn bè
Cơn sóng cơn gió nó đè xuống sông
Một vợ thì đi buôn bông
Chẳng may cơn táp nó vồng lên trên …
Than rằng đất hỡi trời ơi
Trời cho bảy vợ như tôi làm gì.
Đàn bà chẳng phải đàn bà
Thổi cơm cơm khét, muối cà cà ôi.
Sống thì cơm chẳng cho ăn
Chết thì xôi thịt, làm văn tế ruồi.
Xem thêm chùm 👉 Thơ Trào Phúng Nguyễn Khuyến